intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Biện pháp khắc phục hiện tượng khô cháy hoa và nứt vỏ quả non ở vải thiều

Chia sẻ: Tu Oanh02 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

150
lượt xem
21
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mùa hoa vải, hiện tượng khô cháy chùm hoa, xảy ra rất nhiều ở các vườn vải ở Lạng Giang, Lục Ngạn (Bắc Giang), Đông Triều (Quảng Ninh) Chí Linh (Hải Dương) và nhiều nơi khác. Nhiều vườn có tới 100% số chùm hoa bị bệnh, số hoa tự bị khô chết gần hết, hoa chết khô dính chặt trên cuống, tồn tại lâu trên cây. Phần nhiều cuống của các nhánh hoa cũng bị rám nâu và khô chết. Hiện tượng này đã làm giảm tỷ lệ đậu quả, mỗi chùm chỉ có 4-5 quả, rất ít chùm đạt...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Biện pháp khắc phục hiện tượng khô cháy hoa và nứt vỏ quả non ở vải thiều

  1. Biện pháp khắc phục hiện tượng khô cháy hoa và nứt vỏ quả non ở vải thiều
  2. Mùa hoa vải, hiện tượng khô cháy chùm hoa, xảy ra rất nhiều ở các vườn vải ở Lạng Giang, Lục Ngạn (Bắc Giang), Đông Triều (Quảng Ninh) Chí Linh (Hải Dương) và nhiều nơi khác. Nhiều vườn có tới 100% số chùm hoa bị bệnh, số hoa tự bị khô chết gần hết, hoa chết khô dính chặt trên cuống, tồn tại lâu trên cây. Phần nhiều cuống của các nhánh hoa cũng bị rám nâu và khô chết. Hiện tượng này đã làm giảm tỷ lệ đậu quả, mỗi chùm chỉ có 4-5 quả, rất ít chùm đạt trên 10 quả. Đến khi quả non phát triển lại có hiện tượng nứt vỏ làm đôi, tỷ lệ quả bị nứt chiếm 3- 4%, chắc chắn những quả này không cho thu hoạch... Hiện tượng khô chết chùm hoa và nứt vỏ quả non ở vải thiều do hai loại nấm gây ra. - Vải trổ hoa gặp nhiều ngày khô hanh, đêm có sương, rất thuận lợi cho nấm thán thư (Colletotrichum) phát triển. Nấm xâm nhập vào nhánh hoa, cuống gié, hoa tự làm hoa chết khô hàng loạt. Đặc điểm nổi bật của bệnh này là hoa chết khô vẫn còn dính ở cuống, tồn tại trên cây. - Khi vải trổ hoa gặp thời tiết ấm, ẩm hoặc có mưa phùn, là điều kiện thuận lợi cho nấm sương mai (Phytophthora) phát triển. Nấm cũng gây hại như nấm thán thư, nhưng những hoa chết rụng rớt xuống đất, để lại những cuống hoa thâm đen. Còn hiện tượng nứt vỏ quả non, là do nấm xâm nhập vào vỏ quả khi còn nhỏ, làm cho vỏ quả khô cứng, kém phát triển, phía trong quả
  3. vẫn phát triển bình thường, sự không đồng bộ giữa trong và ngoài, gây hiện tượng nứt vỏ. Một số bà con trồng vải có kinh nghiệm ở Bắc Giang, Hải Dương, Hưng Yên đã dùng thuốc Alpine 80 WP pha nồng độ 0,2-0,25% cho vải trước khi nở hoa. Phun 2 lần liền cách nhau 5-7 ngày, cho kết quả tốt, tỷ lệ đậu quả cao, quả có mầu xanh đẹp, rất ít quả bị nứt vỏ. Sở dĩ có hiện tượng này là vì thuốc Alpine 80 WP có chứa 80% hoạt chất Fosetyl Aluminium đặc trị nấm sương mai, nấm thán thư, thuốc còn diệt được cả vi khuẩn dòng Xanthomonas. Thuốc có tác dụng nội hấp hai chiều mạnh, ít bị rửa trôi, thời gian hữu hiệu kéo dài tới 20 ngày. Trong thời kỳ vải nuôi quả, còn bị rụng quả do sinh lý và rụng quả do sâu bệnh gây ra. Để khắc phục hiện tượng này cần tưới đủ ẩm cho cây, dùng phân Multi-k (13-0-46) pha nồng độ 1-2%, hỗn hợp với một trong các loại thuốc trừ bệnh như Alpine 80 WP, Carbenzim 500 FL, Bendazol 50 WP, Zineb 80 WP và một trong các loại thuốc trừ sâu như: Sapen Alpha 5 EC, Sec Saigon 25 EC, Sherpa 25 EC, Dragon 585 EC, gà nòi 95 SP... phun định kỳ 7-10 ngày một lần. Những đợt phun phân phối hợp với thuốc này nhằm hạn chế rụng quả sinh lý, trừ bọ xít, rệp, sâu đục cuống quả, bệnh sương mai, bệnh thán thư, bệnh biến mầu quả... Ngừng phun các loại thuốc trước khi thu hoạch từ 15-20 ngày, để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0