intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Biết cách ăn uống để phòng bệnh mắt

Chia sẻ: Nobita Nobita | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

119
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Biết cách ăn uống để phòng bệnh mắt Phần lớn các bệnh thoái hóa hoàng điểm, đục thể thuỷ tinh, glôcôm, mù lòa... đều liên quan đến tuổi đời. Theo các nhà khoa học, có thể phòng chống hay làm chậm lại quá trình này. Bêtacaroten Thiếu vitamin A có thể dẫn đến mệt mỏi thị giác, nặng hơn là mất thị giác ban đêm. Thực tế là thiếu vitamin A sẽ làm mất tính trong suốt của giác mạc, gây ra những tổn hại cho các thành phần vỏ bọc nhãn cầu. Tuy vậy, nếu dùng vitamin A quá nhiều sẽ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Biết cách ăn uống để phòng bệnh mắt

  1. Biết cách ăn uống để phòng bệnh mắt Phần lớn các bệnh thoái hóa hoàng điểm, đục thể thuỷ tinh, glôcôm, mù lòa... đều liên quan đến tuổi đời. Theo các nhà khoa học, có thể phòng chống hay làm chậm lại quá trình này. Bêtacaroten Thiếu vitamin A có thể dẫn đến mệt mỏi thị giác, nặng hơn là mất thị giác ban đêm. Thực tế là thiếu vitamin A sẽ làm mất tính trong suốt của giác mạc, gây ra những tổn hại cho các thành phần vỏ bọc nhãn cầu. Tuy vậy, nếu dùng vitamin A quá nhiều sẽ gây nguy hiểm cho mắt. Ta nên dùng các tiền chất của vitamin A
  2. như bêtacaroten, liều dùng khoảng 500mg/ngày. Các thức ăn giàu bêtacaroten là gấc, cà chua và một loại rong biển. Cà chua là một trong những thực phẩm giàu bêtacaroten rất có lợi cho mắt Astaxanthine Được chiết ra từ rong biển, còn tốt hơn cả bêtacaroten bởi vì nó có khả năng xuyên qua dễ dàng hàng rào máu - não, có khả năng bảo vệ võng mạc chống lại các tác nhân oxy hóa, chống lại sự hao hụt các tế bào cảm thụ quang, có thể làm giảm nguy cơ thoái hóa hoàng điểm. Astaxanthine do bảo vệ được neuron võng mạc nên cũng sẽ bảo vệ được neuron não và tủy sống, chống lại tác hại của các gốc tự do. Các vitamin khác Vitamin B2: Cần thiết cho tính toàn vẹn của da, niêm mạc, mắt và chuyển hóa gluxit. Liều khuyên dùng là khoảng 50-100mg/ngày vitamin E liên tục trong 5 năm có thể làm giảm được 56% nguy cơ xuất hiện đục thuỷ tinh trong khi dùng vitamin C liều 500mg có thể giảm được 70%.
  3. Kẽm: Cần thiết cho nhiều quá trình chuyển dạng vitamin A thành rhodopsine, can thiệp vào các quá trình chuyển hóa và có mặt trong các enzyme. Luteine và zeaxanthine: Rau chân vịt, một số loại quả có màu vàng và màu cam là nguồn cung cấp luteine và zeaxanthine. Tuy nhiên, tính về lượng thì lại không đủ để điều trị các bệnh về mắt. Liều dùng hàng ngày của lutein và zeaxanthine 6mg sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ mắc các bệnh về mắt. Người đang bị bệnh thì luteine sẽ làm chậm lại diễn biến của bệnh. Luteine và zeaxanthine còn có tác dụng phòng ngừa đục thể thủy tinh. Lượng luteine và zeaxan-thin giảm liên quan chặt chẽ đến việc xuất hiện thoái hóa hoàng điểm. Các thực phẩm màu vàng giàu vitamin A như cà rốt cũng rất tốt cho sức khỏe của mắt Phospholitip: Là thành phần cấu tạo cơ bản của màng tế bào võng mạc. Các lớp màng lipit kép này trên nguyên tắc được cơ thể tổng hợp để đảm bảo tính thấm và tự nhân lên của các tế bào. Tuy nhiên sự tổng hợp chúng lại diễn ra rất lâu và khó khăn theo phương thức không sẵn có do sự thiếu hụt một vài enzyme. Do tình trạng này mà màng tế bào trở lên lão hóa, rắn chắc và chức năng của màng không còn được như trước nữa. Mặt khác thì không thể trông chờ vào sự
  4. thiếu hụt phospholipid bằng thức ăn. Tuy nhiên chúng ta có thể bổ sung phosphlipid bằng các sản phẩm dinh dưỡng chức năng. DHA: Là một axít béo đa chức, không bão hòa chuỗi rất dài. Nhưng DHA lại gần như không có mặt trong thức ăn, cơ thể không thể tổng hợp bởi phải trải qua một quá trình tổng hợp phức tạp, cần có nhiều enzyme xúc tác. DHA có dồi dào trong gan các loài cá sống trong nước lạnh. Có thể tăng cường thêm DHA như là một sản phẩm dinh dưỡng bổ sung trong một số bệnh về mắt. Taurine: Taurine có nồng độ cao nhất tại võng mạc. Từ đó người ta thấy taurine nên có mặt tại tất cả các sản phẩm bổ dưỡng dành cho mắt. Chiết xuất của cây một dược (Myrtille): Nhiều nghiên cứu đã cho thấy tác dụng chống oxy hóa của anthocyanoiside và nó đã trở thành sản phẩm dinh dưỡng chức năng được ưa dùng nhất để duy trì chức năng bình thường của hệ vi tuần hoàn tại mắt, cải thiện thị lực ban đêm, giảm mệt mỏi điều tiết. Các chiết xuất chuẩn của cây một dược có hàm lượng anthocyanoside cao nhất. Cây húng chanh: Dẫn xuất của cây húng chanh có khả năng làm giảm tăng áp lực thái quá, nhất là áp lực trong nhãn cầu (nhãn áp). Nhiều nghiên cứu cho thấy tác dụng của chiết xuất này trong điều trị glôcôm. Người Ấn Độ đã chứng minh điều này bằng việc dùng chiết xuất của húng chanh như một yếu tố vi lượng để hạ nhãn áp trong nhiều tháng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2