intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Biết lắng nghe - một kỹ năng tối cần thiết trong kinh doanh

Chia sẻ: Hatmit Xinhtuoi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

324
lượt xem
82
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thương trường luôn vận động không ngừng, các thông tin về nhu cầu của khách hàng, giá cả hàng hoá và dịch vụ, phương pháp của đối thủ cạnh tranh, chính sách của chính phủ, những công nghệ mới nảy sinh,... luôn luôn biến động và một nhà quản lý tài ba đến đâu cũng không tài nào nắm bắt được hết. .Do đó, bất kể nhà quản lý nào cũng phải biết dựa vào bộ phận tham mưu, lắng nghe ý kiến cấp dưới và thu lượm qua các phương tiện thông tin đại chúng như sách báo, truyền...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Biết lắng nghe - một kỹ năng tối cần thiết trong kinh doanh

  1. Biết lắng nghe - một kỹ năng tối cần thiết trong kinh doanh Thương trường luôn vận động không ngừng, các thông tin về nhu cầu của khách hàng, giá cả hàng hoá và dịch vụ, phương pháp của đối thủ cạnh tranh, chính sách của chính phủ, những công nghệ mới nảy sinh,... luôn luôn biến động và một nhà quản lý tài ba đến đâu cũng không tài nào nắm bắt được hết.
  2. Do đó, bất kể nhà quản lý nào cũng phải biết dựa vào bộ phận tham mưu, lắng nghe ý kiến cấp dưới và thu lượm qua các phương tiện thông tin đại chúng như sách báo, truyền hình, Internet những phản ứng, mong muốn của khách hàng,... để có đủ thông tin xử lý các công việc hàng ngày, để hình thành các chiến lược dài hạn. Kidtoy, một công ty bán đồ chơi của Mỹ đã in số điện thoại miễn phí lên nhãn hiệu hàng hoá của công ty để thu thập ý kiến khách hàng. Năm 2000, công ty Kidtoy đã nhận được hơn 200 nghìn lượt điện thoại, nhờ đó mà công ty đã cải tiến sản phẩm cho phù hợp với thị hiếu thị trường. Đa số các nhà doanh nghiệp thành đạt trên thế giới đều là những người “biết nghe” trong kinh doanh rất giỏi. Họ biết lắng nghe cấp dưới, lắng nghe ý kiến khách hàng, biết quan sát đối thủ cạnh tranh và những biến động của thị trường. Matsushita là ông chủ hãng National, Nhật Bản là người rất biết “nghe”. Ông thường xuyên hỏi các nhân viên: “Suy nghĩ gì về vấn đề này?”. Khi người ta nói ông cũng vẫn nghe và thỉnh thoảng còn xen vào vài lời tán thưởng những ý kiến đúng để bày tỏ thái độ của mình. Theo Matsushita thì đã là nhà quản lý thì rất bận song càng bận lại càng phải lắng nghe ý kiến cấp dưới.
  3. Hàng trăm các công ty thành đạt của Mỹ cũng đang cố gắng lắng nghe khách hàng, thậm chí họ cho lập các máy tính tự động thu nhận ý kiến khác hàng tại các quầy hàng tự động hay sử dụng các nhân viên thiết kế đứng bán hàng để thu thập các ý kiến khách hàng, lắng nghe cả những lời phàn nàn lẫn những lời khen hay ước muốn của khách hàng về những thứ hàng hoá nào đó, để rồi họ nhanh chóng tung ra thị trường những mẫu hàng phù hợp. Hiện nay tại nhiều thị trường đã có khá nhiều doanh nghiệp biết lắng nghe ý kiến khách hàng, biết thu thập ý kiến của tập thể trong các quyết sách kinh doanh. Tuy nhiên việc đề cao lắng nghe ý kiến cấp dưới, ý kiến khách hàng và các thông tin khác tuyệt nhiên không có ý nghĩa là nhà quản lý phải thụ động mà càng lắng nghe lại càng phải quyết đoán nhanh hơn, chuẩn xác hơn để chớp lấy cơ hội kinh doanh. Theo Matsushita thì khi một nhà doanh nghiệp lắng nghe thì có nhiều cái lợi: - Thu thập được trí tuệ của tập thể - Khuyến khích tính tích cực của nhân viên, quan tâm đến lợi ích của họ - Một cách để đào tạo cấp dưới, tuyển lựa nhân tài qua các ý kiến tư vấn - Biết được diễn biến của kẻ cạnh tranh
  4. - Quan tâm được tới sở thích, nguyện vọng của người tiêu dùng để từ đó đáp ứng họ. Xét đến cùng, kinh doanh là hoạt động nhằm đem lại thuận tiện, lợi ích cho người tiêu dùng. Vì thế mà chừng nào người tiêu dùng được đáp ứng ngày càng tốt hơn thì chừng đó doanh nghiệp của bạn cũng thu được nhiều trận “mưa tiền” hơn nhờ nghệ thuật biết “lắng nghe” một cách khôn ngoan những ý kiến khắt khe của “thượng đế” khách hàng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2