Biểu hiện Đau chi ma
lượt xem 3
download
Đau chi ma Bị mất chi mà bạn bị đau như thể bạn vẫn còn chi. Đau chi ma, đau mỏm cụt và cảm giác chi ma mô tả cảm giác của những người bị mất một chi hoặc đoạn chi. Đau chi ma là đau có cảm giác như xảy ra ở chi đã bị cắt cụt. Đau mỏm cụt là sự khó chịu ở vị trí phẫu thuật Cảm giác chi ma là cảm giác phần cơ thể bị mất như vẫn còn. Thường bao gồm những cảm giác khó chịu như nóng rát, cảm giác kiến bò và...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Biểu hiện Đau chi ma
- Đau chi ma Bị mất chi mà bạn bị đau như thể bạn vẫn còn chi. Đau chi ma, đau mỏm cụt và cảm giác chi ma mô tả cảm giác của những người bị mất một chi hoặc đoạn chi. Đau chi ma là đau có cảm giác như xảy ra ở chi đã bị cắt cụt. Đau mỏm cụt là sự khó chịu ở vị trí phẫu thuật Cảm giác chi ma là cảm giác phần cơ thể bị mất như vẫn còn. Thường bao gồm những cảm giác khó chịu như nóng rát, cảm giác kiến bò và chuột rút. Trước kia các bác sĩ nghĩ rằng đau chi ma chỉ xảy ra ở những người bị cắt cụt chi. Tuy nhiên, một số người bẩm sinh không có chi có thể cảm thấy kiểu đau này. Cảm giác chi ma hay gặp ở người bị phẫu thuật cắt cụt chi hơn ở người bẩm sinh không có chi. 40% trở lên số người không có 1 chi hoặc một phần chi bị khó chịu ít nhất một thời gian. Đau mỏm cụt xảy ra ở nhiều người bị đau chi ma và có thể liên quan với đau chi ma. Nếu bạn bị đau chi ma, chắc chắn bạn không phải là cá biệt. Dấu hiệu và triệu chứng Triệu chứng của đau chi ma gồm đau, khó chịu hoặc cảm giác ở chi đã mất .
- Người bị đau chi ma thường không biết trước được dạng đau nào sẽ xảy ra, khi nào cơn đau xảy ra, cường độ và thời gian của cơn đau. Một số người thấy một số hoàn cảnh có thể gây đau chi ma: Thời tiết lạnh Gắng sức Căng thẳng Mệt mỏi Đau chi ma thường bắt đầu trong vòng một vài ngày sau phẫu thuật. Một số người thấy đau và cảm giác chi ma giảm theo thời gian, trong khi một số người khác bị nhiều năm. Đau để hơn một năm không điều trị thường khó điều trị hơn. Nguyên nhân Mặc dù các bác sĩ đã biết chút ít về những bệnh cảnh xảy ra đau chi ma, song họ chưa biết đích xác nguyên nhân gây đau. Các nhà nghiên cứu đã đưa ra một số giả thuyết: Trước khi có những xét nghiệm chẩn đoán tiên tiến, nhiều bác sĩ cho rằng đau chi ma là một vấn đề tâm lý hơn là bệnh thực thể. Họ tin rằng đau là do bệnh nhân không muốn hoặc không thể chấp nhận việc mất một chi, hoặc do bệnh nhân nghĩ quá nhiều đến sự mất mát đó. Nghiên cứu sau này thấy rằng sự đau khổ về tâm lý không phải là nguyên nhân duy nhất của đau chi ma và có thể hoàn toàn không liên quan. Nguyên nhân của đau chi ma gồm:
- Đau trước khi cắt cụt. Một số nhà nghiên cứu thấy rằng những người đã bị đau chi trước khi cắt cụt dễ bị đau chi ma về sau hơn, trong khi những nhà nghiên cứu khác lại không thấy như vậy. Những người tìm thấy mối liên quan cho biết cường độ đau trước khi cắt cụt, chứ không phải thời gian, có vẻ liên quan tới đau chi ma về sau. Huyết khối ở chi cắt cụt. Những người phải phẫu thuật do huyết khối ở chi cắt cụt hay khai về tình trạng đau và khó chịu ở chi ma trước và sau khi phục hồi chức năng hơn những người cắt cụt chi do những lý do khác. Các nhà nghiên cứu cho rằng điều này có thể xảy ra vì cục máu đông làm giảm lượng oxy tới chi, gây tổn thương chi. Mô còn lại bị tổn thương có thể lâu liền hơn so với mô bình thường hoặc không bao giờ liền, dẫn đến đau kéo dài. Các yếu tố khác. Đau xảy ra không liên tục nhưng không biểu hiện ngay trước khi cắt cụt có thể ảnh hưởng đến sự xuất hiện của đau chi ma. Đau liên quan đến hoại thư hoặc các nhiễm trùng khác trước khi cắt cụt cũng dễ gây đau chi ma sau phẫu thuật hơn. Sự điều chỉnh của não Khi các nhà nghiên cứu biết nhiều hơn về cơ chế não bộ tự “lập lại đường truyền” sau một chấn thương như phẫu thuật, một số đặt ra giả thuyết rằng những người có cảm giác chi ma ở chi trên khi một phần khác của cơ thể, như mặt, bị kích thích. Một nhóm nghiên cứu thấy rằng lượng “lập lại đường truyền” của não bộ tương
- quan trực tiếp với mức độ đau chi ma. Các nhà nghiên cứu phát hiện thấy sự lập lại đường truyền ở người có các triệu chứng đau chi ma nhiều hơn ở những người không có triệu chứng. Khi não điều chỉnh theo độ dài của chi sau phẫu thuật trong một quá trình gọi là thu gọn, đau chi ma có thể giảm. Điều trị Chưa có xét nghiệm chẩn đoán đau chi ma. Những thông tin mà các bác sĩ sử dụng để chẩn đoán đau chi ma là các dấu hiệu, triệu chứng và bệnh cảnh (như chấn thương hoặc phẫu thuật) xảy ra trước khi đau bắt đầu. Các bác sĩ sử dụng nhiều phương pháp để điều trị đau chi ma. Thuốc Phương pháp đầu tiên thường là thuốc. Không có thuốc đặc trị đau chi ma. Không có thuốc có hiệu quả cho mọi bệnh nhân, và thuốc không giúp ích cho tất cả mọi người. Người bị đau chi ma có thể cần thử nhiều thuốc khác nhau để tìm ra loại thuốc có tác dụng. Các thuốc thường dùng để điều trị đau chi ma gồm: Canxitonin (Miacanxin, Canximar). Truyền tĩnh mạch canxitonin trong tuần sau khi cắt cụt có thể làm giảm đau chi ma. Canxitonin là một hormon do cơ thể sản sinh ra để làm giảm nồng độ canxi và phosphat trong máu và làm chậm tốc độ giáng hóa xương. Các nhà nghiên cứu chưa biết rõ tại sao chất này làm giảm đau chi ma. Thuốc chống trầm cảm. Amtriptylin (Elavil, Endep), một thuốc chống trầm cảm ba vòng (TCA), đôi khi làm giảm đau chi ma. Các bác sĩ kê đơn điều
- trị đau chi ma với liều thấp hơn so với liều điều trị trầm cảm, như vậy mọi tác dụng phụ đều nhẹ hơn. Bạn sẽ cần uống amitriptylin trong 1 đến 2 tuần trước khi thấy có tác dụng, và có thể trong 4 đến 6 tuần thuốc chưa phát huy hết hiệu quả. Amtriptylin có thể gây ngủ, làm bạn cảm thấy dễ chịu hơn. CÁc TCA khác như doxepin (Sinequan, Adapin) và desipramin (Norpramin, Pertofran) cùng làm giảm đau cho một số người. Thuốc chống co giật. Khi thuốc chống trầm cảm không làm giảm đau chi ma, các bác sĩ có thể kê đơn thuốc chống co giật carbamazepin (Carbatrol, Tegretol). Carbamazepin kiểm soát một số loại co giật trong điều trị động kinh và làm giảm đau dây thần kinh tam thoa ở mặt. Các thuốc chống co giật khác có thể làm giảm đau chi ma gồm gabapentin (Neurontin), Lamotrigin (Lamictal), phenytoin (Dilantin, Phenytex) và acid val proic (Depakene). Phenytoin và acid valproic thường được kết hợp với carbamazepin hoặc các thuốc giảm đau khác. Và giống như các thuốc giảm đau khác, chúng không có tác dụng với tất cả mọi người. Chlorpromazin. Các bác sĩ thường dùng thuốc chlopromazin (Sonazin, Thorazin) để điều trị các rối loạn tâm thần như tâm thần phân liệt. Đôi khi thuốc làm giảm đau chi ma. Thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương. Clonazepam (Klonopin) là một benzodiazepin, một thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương. Thuốc có nhiều ứng dụng, gồm điều trị giãn cơ. Clonazepam có thể làm giảm đau chi ma cho một số người.
- Các opioid. Các thuốc opioid, morphin và các thuốc giảm đau cùng họ, có thể là một lựa chọn khác. Dùng với liều thích hợp, chúng có thể kiểm soát được đau chi ma ở mức độ chấp nhập được. Tuy nhiên, các thuốc này không thích hợp cho những người có tiền sử nghiện ma túy hoặc bệnh phổi. Ketamin (Ketalar, Ketaject). Một loại thuốc tê ban đầu được sử dụng cho động vật, ketamin có hiệu quả đối với đau chi ma. Tuy nhiên, ảo giác và mê sảng là hai trong số các tác dụng phụ của ketamin, vì thế các bác sĩ thường không kê đơn thuốc này trừ phi các thuốc khác không có tác dụng. Phương pháp không phẫu thuật Cùng với thuốc, điều trị đau chi ma bằng liệu pháp không phẫu thuật là một vấn đề đang được thử nghiệm và quan sát. Những kỹ thuật sau có thể làm giảm đau chi ma: Kích thích điện dây thần kinh qua da (TENS). Trong phương pháp này, một dòng điện yếu được truyền vào một số điểm đặc hiệu trên đường đi của dây thần kinh. Điện cực đặt trên da có thể truyền dòng điện chính xác đến nơi cần thiết mà không gây đau thêm. Có thể điều trị lặp lại nhiều lần khi cần thiết mà không cần phẫu thuật, và có ít tác dụng phụ hơn so với thuốc. TENS có thể là phương pháp tốt đối với những người thể dùng thuốc giảm đau hoặc thuốc giảm đau không có tác dụng.
- Kích thích từ qua hộp sọ (TS). Trong thủ thuật này, một dòng điện yếu được đưa vào các điện cực trên da đầu. Giảm đau có thể kéo dài 1 tuần hoặc lâu hơn, và sẽ cần điều trị nhắc lại. Kích thích tủy sống (SCS). Bác sĩ luồn những điện cực nhỏ dọc tủy sống. Một dòng điện yếu được truyền vào tủy sống đôi lúc mang lại kết quả giảm đau. Kích thích não sâu. Kích thích não sâu tương tự như kích thích tủy sống, ngoại trừ việc dòng điện được truyền vào não. Bác sĩ sử dụng chụp cộng hưởng từ (MRI) chiếu vào nơi thích hợp để xác định chính xác vị trí điện cực. Liệu pháp sốc điện (ECT). Phương pháp không xâm lấn này bao gồm đưa một dòng điện yếu qua não để gây ra một cơn co giật. Trước khi cho dòng điện chạy, bạn được dùng thuốc để phòng ngừa đau và tổn thương trong cơn co giật. Mặc dù ECT thường được dùng để điều trị trầm cảm hoặc các rối loạn tâm thần khác, nó có thể có hiệu quả đối với đau chi ma. Phẫu thuật Nếu thuốc và thủ thuật không xâm lấn thất bại, phẫu thuật có thể được lựa chọn. Trong thủ thuật DREZ, bác sĩ dùng điện cực để phá huỷ những phần nhỏ của tủy sống. Đặt điện cực rất cẩn thận cho phép bác sĩ chỉ tác động đến vùng tủy sống gây đau chi ma. Phẫu thuật này nhiều khả năng làm giảm đau nhất khi đau là do tổn thương thần kinh ở tủy sống. Tuy nhiên, thủ thuật này có thể gây tê hoặc yếu.
- Phòng ngừa Phần lớn các bác sỹ chuyên điều trị đau nhất trí rằng phòng ngừa đau đem lại kết quả tốt hơn là cố gắng điều trị sau khi đay đã xảy ra hoặc trở thành nặng. Khi bác sĩ thực hiện cắt cụt theo lịch mổ phiên thay vì mổ cấp cứu , họ có thể thực hiện các bước để làm giảm nguy cơ bạn bị đau chi ma. Gây tê vùng sẽ phẫu thuật trước khi mổ sẽ ngăn một số người khỏi bị đau chi ma về sau. Bác sĩ có thể truyền tĩnh mạch dung dịch morphin, bupivacanin và clonidin trong ngày hoặc trong vài ngày trước khi cắt cụt. Tự chăm sóc Bạn có thể không kiểm soát được việc mình có bị đau chi ma sau phẫu thuật hay không, nhưng có nhiều bước để làm giảm sự khó chịu. Một hoặc nhiều phương pháp này giúp bạn chịu đựng qua đợt đau chi ma: Tìm cách quên lãng. Tìm những hoạt động khiến bạn không tập trung vào cơn đau, như đọc sách hoặc nghe nhạc Duy trì hoạt động thể lực. Tập luyện bằng cách tham gia các hoạt động mà bạn thích thú, như làm vườn, đi bộ, bơi hoặc đi xe đạp Uống thuốc. Tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ về sử dụng thuốc giảm đau kê đơn và không kê đơn. Tìm cách thư giãn. Tham gia các hoạt động làm giảm sự căng thẳng về cảm xúc và cơ bắp, như tắm nước ấm hoặc nằm nghỉ.
- Tìm sự giúp đỡ của những người khác. Tham gia các hoạt động đưa bạn xích lại gần với những người khác, như nói chuyện điện thoại hoặc đi chơi với bạn bè Chăm sóc mỏm cụt. Tháo hoặc lắp chi giả, xoa bóp mỏm cụt, và TENS, chườm lạnh hoặc chườm nóng có thể làm giảm đau. Hãy nhớ rằng việc xử trí đau chi ma có thể tạo nên sự khác biết lớn trong cảm nhận của bạn. Nếu một phương pháp không làm giảm đau, hãy thử phương pháp khác thay vì bỏ cuộc. Kỹ năng đối phó Ngoài thuốc và phẫu thuật, các kỹ thuật tâm lý như phản hồi sinh học, thôi miên và thư giãn cơ có thể giúp bạn đối phó với chứng đau chi ma. Phản hồi sinh học. Trong phản hồi sinh học, bạn được học cách điều hoà các chức năng cơ thể như huyết áp và nhiệt độ da, là những yếu tố ảnh hưởng đến chứng đau chi ma. Thôi miên. Trong thôi miên, bạn đi vào trạng thái thư giãn sâu trong đó bạn sẵn sàng đón nhận những gợi ý được xây dựng để làm giảm cảm nhận của bạn về đau và làm tăng khả năng đối phó với đau. Giãn cơ tăng dần. Giãn cơ tăng dần là kỹ thuật trong đó người bệnh căng cơ có ý thức và sau đó giãn cơ, cũng có thể làm giảm đau chi ma. Một số người bị đao chi ma luôn lo lắng về cái đau của mình, khiến họ trở nên
- căng thẳng và càng làm đau tăng lên. Giãn cơ tăng dần cho phép người bệnh giảm đau nhờ làm giảm tình trạng lo âu và căng thẳng gây đau.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Triệu chứng học bệnh khớp (Kỳ 1)
5 p | 171 | 38
-
Dấu hiệu của bệnh ung thư máu
5 p | 323 | 29
-
12 dấu hiệu nhận biết bệnh tim
5 p | 242 | 27
-
Cách phát hiện bệnh qua một số dấu hiệu trên cơ thể
5 p | 109 | 13
-
NHẬN DIỆN “TRẦM CẢM CHE DẤU”
2 p | 129 | 12
-
Những bệnh dễ nhầm với bệnh Viêm xoang: Hội chứng đau nhức sọ mặt (Kỳ 1)
5 p | 135 | 9
-
Đau hố chậu phải, coi chừng bệnh trọng!
6 p | 127 | 9
-
Đau lưng khác đau thắt lưng
5 p | 125 | 8
-
BIỂU HIỆN VÙNG MIỆNG CỦA NHIỄM HIV Ở NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH
23 p | 183 | 8
-
Nhận biết sớm các biểu hiện dị ứng thuốc nguy hiểm
4 p | 114 | 5
-
Những dấu hiệu giúp chị em phát hiện sớm u xơ tử cung
5 p | 73 | 4
-
Những dấu hiệu cho thấy bạn cần phải nghỉ ngơi
5 p | 71 | 4
-
Dược vị Y Học: HẮC CHI MA
4 p | 70 | 3
-
Đau hố chậu phải, coi chừng bệnh trọng
9 p | 78 | 3
-
Cần phát hiện và xử trí kịp thời khi đau khung chậu mạn tính ở phụ nữ
6 p | 79 | 2
-
Biểu hiện dấu ấn sinh học Ki-67 bằng phương pháp nhuộm hóa mô miễn dịch trên bệnh nhân được phẫu thuật cắt tuyến tiền liệt tận gốc tại Bệnh viện Bình Dân
5 p | 20 | 2
-
Hiện tượng đau nửa mặt: Nguyên nhân và chữa trị
6 p | 98 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn