intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Biểu hiện một số giá trị sống trong quan hệ xã hội của học sinh trung học phổ thông

Chia sẻ: Y Y | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

40
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết này trình bày kết quả nghiên cứu thực trạng một số biểu hiện giá trị sống trong quan hệ xã hội của học sinh trung học phổ thông. Kết quả khảo sát trên 1080 học sinh ở Hà Nội cho thấy, biểu hiện của học sinh THPT về các giá trị sống trong quan hệ xã hội đạt ở mức trung bình (học sinh chưa chủ động, thường xuyên tham gia vào các mối quan hệ xã hội).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Biểu hiện một số giá trị sống trong quan hệ xã hội của học sinh trung học phổ thông

  1. JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2018-0044 Social Science, 2018, Vol. 63, Iss. 2A, pp. 198-205 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn BIỂU HIỆN MỘT SỐ GIÁ TRỊ SỐNG TRONG QUAN HỆ XÃ HỘI CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Vũ Thị Ngọc Tú Khoa Tâm lý - Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Bài viết này trình bày kết quả nghiên cứu thực trạng một số biểu hiện giá trị sống trong quan hệ xã hội của học sinh trung học phổ thông. Kết quả khảo sát trên 1080 học sinh ở Hà Nội cho thấy, biểu hiện của học sinh THPT về các giá trị sống trong quan hệ xã hội đạt ở mức trung bình (học sinh chưa chủ động, thường xuyên tham gia vào các mối quan hệ xã hội). Đa số học sinh và cha mẹ học sinh, giáo viên đều chỉ ra được các mặt biểu hiện của giá trị sống và những ảnh hưởng của các mặt biểu hiện này trong quan hệ xã hội của học sinh trung học phổ thông. Từ khóa: Giá trị sống, học sinh trung học phổ thông, cha mẹ học sinh, giáo viên, quan hệ xã hội. 1. Mở đầu Giáo dục hướng tới và góp phần vào sự phát triển của mỗi học sinh nhằm phát huy hoàn toàn những năng lực sẵn có của các em là quan niệm giáo dục toàn diện mới và đáp ứng được nhu cầu của xã hội hiện đại. Để làm được điều này ngoài việc đánh giá học sinh qua kết quả học tập thì cần phải đánh giá được các mặt khác của nhân cách thông qua các hoạt động giáo dục giá trị sống, kĩ năng sống để gieo vào lòng học sinh sự tự tin, lòng trung thực, tinh thần trách nhiệm. . . [3; tr.17-26]. Giá trị sống có ý nghĩa đối với sự phát triển nhân cách của học sinh một cách toàn diện và bền vững trong giáo dục hiện nay. Tuổi học sinh trung học phổ thông (THPT) là thời kì biến động to lớn với những thay đổi về cơ thể, sự phát triển nhận thức cũng như đời sống tâm lí xã hội phong phú với những thay đổi trong mối quan hệ với bạn bè, cha mẹ. . . [6; tr.13, 7; tr.60]. Đây cũng là thời kì mà các em khao khát khám phá về bản thân, về ý nghĩa sự tồn tại bản thân, do vậy giai đoạn này quan trọng cho sự hình thành và dần dần ổn định về thế giới quan, về những giá trị làm người, những giá trị về nhân cách, các giá trị sống [9; tr.25, 10; tr.2]. Trong bài báo này chúng tôi tìm hiểu một số biểu hiện giá trị sống trong quan hệ xã hội của học sinh trung học phổ thông nhằm giúp các em củng cố và phát triển định hướng giá trị sống phù hợp với hệ giá trị chung của xã hội trong giai đoạn hiện nay. Ngày nhận bài: 2/2/2018. Ngày sửa bài: 7/3/2018. Ngày nhận đăng: 14/3/2018. Liên hệ: Vũ Thị Ngọc Tú, e-mail: Ngoctu304@yahoo.com.vn 198
  2. Biểu hiện một số giá trị sống trong quan hệ xã hội của học sinh trung học... 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Khách thể và phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện trên học sinh trung học phổ thông, cha mẹ học sinh, giáo viên của thành phố Hà Nội (nội thành, ngoại thành và ven đô). Phân bố mẫu nghiên cứu như sau: 490 học sinh THPT, 490 cha mẹ học sinh, 100 giáo viên và cán bộ quản lí. Công cụ nghiên cứu: Để tìm hiểu một số biểu hiện giá trị sống của học sinh trung học phổ thông qua hoạt động học tập, nghiên cứu đã sử dụng phương pháp anket kết hợp với phương pháp phỏng vấn, phương pháp quan sát, bài tập tình huống, hoạt động trải nghiệm thực tiễn. 2.2. Kết quả nghiên cứu 2.2.1. Nghiên cứu về lí luận Có nhiều quan niệm khác nhau về giá trị sống, quan hệ xã hội của học sinh THPT. Trong khuôn khổ bài báo hai khái niệm này được hiểu như sau: Giá trị sống của học sinh THPT là cái mà chủ thể cho là có ích, có ý nghĩa đối với cuộc sống, là cái trở thành động lực thúc đẩy hoạt động học tập, quan hệ với bản thân, quan hệ xã hội của học sinh THPT được thể hiện qua nhận thức, thái độ, hành vi [11; tr.42]. Quan hệ xã hội của học sinh THPT là mối quan hệ giữa học sinh với những người khác được hình thành từ tương tác xã hội của mỗi chủ thể. Trong nghiên cứu này giá trị sống của học sinh THPT trong quan hệ với người khác được thể hiện như sau: - Trong học tập và cuộc sống hàng ngày của học sinh THPT, các em không chỉ có những quan hệ ở phạm vi nhà trường, mà các em còn có những quan hệ khác như quan hệ trong gia đình, quan hệ với bạn bè và với những người khác trong cộng đồng mà các em sống, cũng như ở ngoài xã hội... Chính thông qua các mối quan hệ này mà các em cũng thể hiện được giá trị sống của mình. + Giá trị sống của học sinh THPT thể hiện trong quan hệ gia đình. - Trong quan hệ gia đình các em tiếp xúc với bố mẹ, anh chị em, cũng như với ông bà (ở một số gia đình). Ở đây, giá trị sống của học sinh THPT thể hiện ở chỗ các em luôn mong muốn khẳng định cái Tôi cá nhân qua nhu cầu độc lập trong nhận thức. Nhu cầu này được thể hiện trong việc các em muốn khẳng định quan điểm, thế giới quan của cá nhân về cuộc sống và xã hội, về nhu cầu vật chất và tinh thần; về tình bạn, tình yêu; về sử dụng thời gian và phương pháp học tập; về phong cách ăn mặc v.v., trước bố mẹ và các thành viên khác của gia đình. Mặt khác, học sinh THPT cũng luôn tự khẳng định bản thân trong việc tham gia các công việc gia đình và cách ứng xử với các thành viên của gia đình. Đây chính là một trong những yếu tố quan trọng để các em khẳng định vai trò và vị thế của mình trong gia đình. + Giá trị sống của học sinh THPT thể hiện trong quan hệ với bạn cùng tuổi Quan hệ với bạn cùng tuổi đối với học sinh THPT ngày càng phát triển mạnh và vượt ra khỏi giới hạn của hoạt động học tập, nổi lên thành một phạm vi độc lập rất quan trọng trong đời sống tinh thần của học sinh THPT. Nếu trong quan hệ với thầy cô, với gia đình các em phải tuân theo vị thế, thứ bậc thì trong quan hệ với bạn bè các em có sự bình đẳng. Mặc dù là quan hệ với bạn của các em là quan hệ bình đẳng, song các em vẫn mong muốn khẳng định cái Tôi của mình ở một số khía cạnh cơ bản sau: Các em mong muốn và khẳng định bản thân với bạn bè về kết quả học tập, về tri thức mà các em thu nhận được. Chúng ta có thể bắt gặp các nhóm bạn không chính 199
  3. Vũ Thị Ngọc Tú thức của các em gồm các em có thành tích học đồng đều nhau chơi với nhau (tất cả đều ở tốp đứng đầu lớp hay đều là học sinh có học lực bình thường...). Trong quan hệ với bạn bè, các em cũng mong muốn thể hiện năng lực tổ chức của cá nhân mình hay hướng tới để trở thành thủ lĩnh của nhóm bạn. Thực tế quan sát cho thấy có không ít em mong muốn và thể hiện sự cạnh tranh về vị trí thủ lĩnh của nhóm không chính thức. Trong quan hệ với bạn bè, nhiều em còn mong muốn khẳng định vị thế về kinh tế, địa vị xã hội của bố mẹ và gia đình mình. Trong trường học, ở các khu dân cư chúng ta có thể bắt gặp các nhóm bạn của những em mà bố mẹ có địa vị xã hội cao chơi với nhau, các em gia đình công chức, các em gia đình lao động... cùng chơi với nhau. Từ hoàn cảnh và điều kiện gia đình của mình, các em xác định vị thế của bản thân trong quan hệ với bạn bè. Tất nhiên trong thực tế cũng có không ít trường hợp các em có thể kết bạn với những bạn có điều kiện gia đình khác mình. Trong quan hệ với bạn bè, học sinh THPT còn mong muốn được các bạn chấp nhận nhu cầu, sở thích, quan điểm cá nhân của mình. Mặt khác, các em cũng mong muốn đồng nhất mình với các bạn, tức là làm cho mình giống với các bạn để các bạn dễ chấp nhận và các em dễ hoà nhập vào nhóm bạn. Tất cả những khía cạnh trên đã phản ánh khuynh hướng đối với các giá trị mà học sinh THPT đã lựa chọn. Các giá trị này không chỉ trở thành động lực, mà còn điều chỉnh hoạt động giao tiếp của các em. Mặt khác, chính các giá trị sống mà các em hướng tới trong quan hệ với người khác lại trở thành động lực và yếu tố trung tâm chi phối hoạt động học tập và quan hệ với bản thân của học sinh THPT. Bởi vì, các em có học tốt, tự điều chỉnh bản thân tốt thì mới có được một hình ảnh tốt trong gia đình và trước mọi người. 2.2.2. Nghiên cứu thực tiễn Giá trị sống được hình thành và phát triển thông qua trải nghiệm [4; tr.64]. Vì vậy, để tìm hiểu các biểu hiện của giá trị sống trong quan hệ bản thân của học sinh trung học phổ thông, chúng tôi tiến hành tìm hiểu qua 3 khía cạnh: (1) nhận thức; (2) thái độ; (3) hành vi được thể hiện qua quan hệ gia đình; quan hệ với bạn cùng tuổi. * Giá trị sống của học sinh trung học phổ thông biểu hiện qua nhận thức trong quan hệ xã hội Để tìm hiểu về nhận thức, thái độ, hành vi giá trị sống của học sinh trung học phổ thông thể hiện trong quan hệ xã hội chúng tôi xem xét trên bình diện: học sinh xác định cái Tôi của mình trong các mối quan hệ với gia đình, bạn bè. Kết quả phân tích ở Bảng 1 cho thấy: Phần lớn học sinh trung học phổ thông đều mong muốn được khẳng định cái Tôi của mình, muốn được mọi người thừa nhận mình trong các mối quan hệ với người thân trong gia đình, trong quan hệ bạn bè. Xu hướng này được thể hiện qua các giá trị: Giá trị trung thực được học sinh trung học phổ thông nhận thức qua quan hệ xã hội như: Hiểu được những điều nên làm và không nên làm trong các mối quan hệ bạn bè, thầy cô giáo và người lớn ĐTB = 1,07. Với nội dung này cha mẹ học sinh và giáo viên đã có quan niệm khác với học sinh, cha mẹ học sinh đánh giá ĐTB = 1,26, giáo viên ĐTB = 0,44. Theo giáo viên lứa tuổi học sinh THPT đôi lúc nhận thức còn chưa được đầy đủ, hoàn thiện còn nặng về cảm tính. Chân thành, cởi mở không gian dối khi thực hiện những công việc của gia đình, nhà trường và xã hội ĐTB = 1,80. Với cha mẹ học sinh và giáo viên cũng đánh giá tương đồng với các em ĐTB = 1,42 (CMHS); ĐTB = 1,70 (GV). 200
  4. Biểu hiện một số giá trị sống trong quan hệ xã hội của học sinh trung học... Bảng 1. Giá trị sống của học sinh trung học phổ thông biểu hiện qua nhận thức trong quan hệ xã hội GTS Nhận thức GTS Ý kiến của HS Ý kiến của CMHS Ý kiến của GV trong quan hệ xã hội (N = 490) (N = 490) (N = 100) ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC 1. Hiểu được những điều nên Trung làm và không nên làm trong 1,07 0,35 1,26 0,35 0,44 0,31 thực các mối quan hệ bạn bè, thầy cô và cha mẹ 2. Chân thành, cởi mở, không gian dối khi thực hiện những 1,80 0,47 1,42 0,51 1,70 0,63 công việc chung của gia đình 3. Tinh thần trách nhiệm Trách được thông qua các mối quan 1,11 0,48 1,30 0,47 1,42 0,44 nhiệm hệ với mọi người trong gia đình, bạn bè, thầy cô. . . 4. Hiểu biết về sự tôn trọng Tôn trong các mối quan hệ với cha 1,09 0,39 1,48 0,25 1,64 0,33 trọng mẹ, bạn bè và thầy cô 5. Đồng tình với cha mẹ, thầy cô về việc hướng dẫn cách 1,64 0,24 1,80 0,46 1,91 0,32 đối xử với người khác ở ngoài xã hội Hợp 6. Làm việc cùng nhau trong 1,97 0,43 1,16 0,18 1,74 0,35 tác các hoạt động xã hội 7. Hiểu giá trị của sự liên quan, sự phụ thuộc lẫn nhau 1,09 0,49 1,84 0,15 1,42 0,31 giữa cha mẹ và con cái, giữa thầy cô và học sinh 8. Cùng bạn bè hướng đến 1,11 0,28 1,13 0,22 1,09 0,59 mục đích chung (Thấp nhất là 1. Cao nhất là 3. Điểm số càng cao thì nhận thức càng rõ) Giá trị Trách nhiệm được học sinh trung học phổ thông nhận thức qua quan hệ xã hội: Tinh thần trách nhiệm được thể hiện qua các mối quan hệ với mọi người trong gia đình, bạn bè. . . ĐTB = 1,11. Ở giá trị này CMHS và GV đã đánh giá cao hơn học sinh ĐTB = 1,30 (CMHS), ĐTB = 1,42 (GV). Giá trị Tôn trọng được học sinh trung học phổ thông nhận thức qua quan hệ xã hội: Hiểu biết sự tôn trọng trong các mối quan hệ xã hội ĐTB = 1,09; Đồng tình với người lớn về việc hướng dẫn cách đối xử với mọi người ngoài xã hội ĐTB = 1,64. Với giá trị này CMHS và GV đã có sự đánh giá cao hơn so với học sinh. Giá trị Hợp tác được học sinh trung học phổ thông nhận thức qua quan hệ xã hội: làm việc cùng nhau trong các hoạt động xã hội ĐTB = 1,97; Hiểu giá trị của sự liên quan, sự phụ thuộc lẫn nhau giữa con người ĐTB = 1,09; Cùng nhau hướng đến mục đích chung ĐTB = 1,11. Với giá trị 201
  5. Vũ Thị Ngọc Tú này cha mẹ học sinh và giáo viên đều cho rằng các em đều nhận thức rất tốt về việc hợp tác, cùng nhau chia sẻ trong các mối quan hệ xã hội. Qua việc nhận thức về các giá trị sống của học sinh trung học phổ thông trong quan hệ xã hội cho thấy đặc điểm tâm lí lứa tuổi có ảnh hưởng rất nhiều đến vấn đề này. Đối với học sinh trung học phổ thông thì tự ý thức và nhu cầu được độc lập, được khẳng định bản thân phát triển mạnh, các em bắt đầu nhận thức được quyền của mình trong các yếu tố của cuộc sống, và trong việc nhận thức về các giá trị sống. Do đó, cha mẹ và những người thân trong gia đình cần biết được đặc điểm tâm lí đặc trưng của lứa tuổi này để có những biện pháp ứng xử phù hợp với các em. Một yếu tố tâm lí rất quan trọng của lứa tuổi này là cảm giác mình là người lớn khiến cho các em muốn được khẳng định bản thân, muốn được độc lập và không bị phụ thuộc ở một mức độ nhất định vào cha mẹ. Vì thế, các em muốn được thể hiện mình một cách trung thực, có trách nhiệm với bản thân, muốn được mọi người tôn trọng và cùng nhau chia sẻ hợp tác. * Giá trị sống của học sinh trung học phổ thông biểu hiện qua thái độ trong quan hệ xã hội Bảng 2. Giá trị sống của học sinh trung học phổ thông biểu hiện qua thái độ trong quan hệ xã hội GTS Thái độ GTS Ý kiến của HS Ý kiến của CMHS Ý kiến của GV trong quan hệ xã hội (N = 490) (N = 490) (N = 100) ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC 1. Chân thật không giả dối Trung trong lối sống, trong gia đình 1,08 0,35 1,36 0,35 1,24 0,31 thực và với bạn bè 2. Cởi mở trách nhiệm với các Trách công việc trong gia đình và 1,80 0,47 1,42 0,51 1,70 0,63 nhiệm ngoài xã hội 3. Đánh giá cao quyền lợi và trách nhiệm của cá nhân 1,20 0,48 1,45 0,47 1,42 0,44 trong xã hội Tôn 4. Tôn trọng mọi người, sự 1,18 0,39 1,38 0,25 1,54 0,33 trọng sống, tài sản, môi trường Hợp 5. Tuân thủ luật lệ chung 1,64 0,24 1,70 0,46 1,81 0,32 tác trong các mối quan hệ xã hội 6. Tin tưởng với những người 1,47 0,43 1,16 0,18 1,54 0,35 cùng làm việc (Thấp nhất là 1. Cao nhất là 3: Điểm số càng cao thì nhận thức càng rõ) Kết quả nghiên cứu thể hiện ở Bảng 2 cho thấy phần lớn học sinh trung học phổ thông hiện nay đều có thái độ tích cực trong các mối quan hệ với cha mẹ, người thân và bạn bè. Điều này được thể hiện ở các giá trị sống sau: Giá trị Trung thực được học sinh trung học phổ thông có thái độ trong quan hệ xã hội: chân thật không giả dối trong lối sống, trong gia đình và với bạn bè ĐTB = 1,08. Điều này cũng được cha mẹ học sinh đánh giá qua kết quả điều tra ĐTB = 1,36 (CMHS), ĐTB = 1,24 (GV). Qua phỏng vấn sâu các em cho biết: Các em luôn có thái độ đúng đắn trong cư xử với mọi người, luôn mong 202
  6. Biểu hiện một số giá trị sống trong quan hệ xã hội của học sinh trung học... muốn được học hỏi từ những người xung quanh. Giá trị Trách nhiệm được học sinh trung học phổ thông có thái độ trong quan hệ xã hội: cởi mở với các công việc trong gia đình và ngoài xã hội ĐTB = 1,80; đánh giá cao quyền lợi và trách nhiệm của cá nhân trong xã hội ĐTB = 1,20. Theo ý kiến của cha mẹ học sinh và thầy cô giáo cho rằng các em luôn có thái độ cởi mở trong công việc ngoài xã hội, đồng thời các em muốn được mọi người bên ngoài xã hội đánh giá và công nhận những kết quả mà các em làm được. Giá trị Tôn trọng được học sinh trung học phổ thông có thái độ trong quan hệ xã hội: tôn trọng mọi người, sự sống, tài sản, môi trường ĐTB = 1,18. Theo ý kiến của cha mẹ học sinh và giáo viên cho rằng ở lứa tuổi này các em có sự trưởng thành, chín chắn hơn trong các quan hệ với mọi người. Biết trân trọng mọi người, trân trọng giá trị của của cuộc sống. Giá trị Hợp tác được học sinh trung học phổ thông có thái độ trong quan hệ xã hội: tuân thủ luật lệ chung trong các mối quan hệ xã hội ĐTB = 1,64; Tin tưởng với những người cùng làm việc ĐTB = 1,47. Theo thầy cô giáo và cha mẹ học sinh các em mong muốn hợp tác, tin tưởng vào những người cùng làm việc, các em có niềm tin tuyệt đối khi cùng mọi người hợp tác. Từ các biểu hiện trên về thái độ cho thấy các em muốn khẳng định giá trị bản thân trong quan hệ với người khác. * Giá trị sống của học sinh trung học phổ thông biểu hiện qua hành vi trong quan hệ xã hội Kết quả nghiên cứu ở Bảng 3 cho thấy đa số học sinh trung học phổ thông có những biểu hiện ở mức độ trung bình cụ thể qua các giá trị: Giá trị Trung thực được học sinh trung học phổ thông biểu hiện trong quan hệ xã hội: rộng lượng chân thành để lắng nghe ý kiến người khác ĐTB = 1,15; giữa việc làm và lời nói phải thống nhất với nhau ĐTB = 1,85. Cha mẹ học sinh và giáo viên cũng đánh giá tương đồng với học sinh, các em luôn mong muốn thể hiện bản thân qua những việc làm cụ thể, trung thực với những kế hoạch, việc làm đã đề ra. Giá trị Trách nhiệm được học sinh trung học phổ thông biểu hiện trong quan hệ xã hội: luôn dành thời gian quan tâm đến mọi người ĐTB= 1,40; có ý thức trách nhiệm trong các công việc được giao ĐTB = 1,45; chia sẻ khó khăn với bạn bè ĐTB = 1,64; luôn giữ đúng lời hứa với mọi người ĐTB = 1,97. Với giá trị này giáo viên cho rằng khi giao nhiệm vụ cho các em, các em luôn có những biểu hiện hành động cụ thể, thể hiện có ý thức trách nhiệm cao, không cần giáo viên nhắc nhở. Giá trị Tôn trọng được học sinh trung học phổ thông biểu hiện trong quan hệ xã hội: Đồng tình, tin tưởng chấp nhận trong các mối quan hệ ĐTB = 1,09. Với giá trị này cha mẹ học sinh cho rằng các em mong muốn được người khác tôn trọng qua việc tin tưởng chấp nhận các em. Giá trị Hợp tác được học sinh trung học phổ thông biểu hiện trong quan hệ xã hội: cùng hướng đến mục đích chung, đưa ra ý tưởng, quan điểm vì mục đích chung ĐTB = 1,11; làm việc cùng nhau trong sự thiện chí, sự tôn trọng, tình thân ái, chân thật với những mong muốn tốt nhất ĐTB = 1,45. Với giá trị này cha mẹ học sinh và giáo viên đều cho rằng trong quan hệ xã hội các em sẵn sàng hợp tác với mọi người để đưa ra các quan điểm, ý kiến đóng góp để hướng đến mục đích chung. 203
  7. Vũ Thị Ngọc Tú Bảng 3. Giá trị sống của học sinh trung học phổ thông biểu hiện qua hành vi trong quan hệ xã hội GTS Hành vi GTS Ý kiến của HS Ý kiến của CMHS Ý kiến của GV trong quan hệ xã hội (N = 490) (N = 490) (N = 100) ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC 1.Rộng lượng, chân thành để Trung lắng nghe ý kiến của người 1,15 0,35 1,28 0,35 1,44 0,31 thực khác 2. Giữa việc làm và lời nói 1,85 0,47 1,32 0,51 1,60 0,63 phải thống nhất với nhau Trách 3. Luôn dành thời gian quan 1,40 0,48 1,30 0,47 1,42 0,44 nhiệm tâm đến mọi người 4. Có ý thức trách nhiệm 1,45 0,39 1,38 0,25 1,24 0,33 trong các công việc được giao 5. Chia sẻ khó khăn với bạn 1,64 0,24 1,80 0,46 1,91 0,32 bè 6. Luôn giữ đúng lời hứa với 1,97 0,43 1,06 0,18 1,34 0,35 mọi người Tôn 7. Đồng tình, tin tưởng chấp 1,09 0,49 1,75 0,15 1,42 0,31 trọng nhận trong các mối quan hệ 8. Cùng hướng đến mục đích Hợp chung, đưa ra ý tưởng, quan 1,11 0,28 1,13 0,22 1,09 0,59 tác điểm vì mục đích chung 9. Làm việc với nhau trong sự thiện chí, sự tôn trọng, tình 1,45 0,2 1,20 0,2 1,15 0,3 thân ái, chân thật và những mong muốn tốt nhất (Thấp nhất là 1. Cao nhất là 3. Điểm số càng cao thì nhận thức càng rõ) 3. Kết luận Kết quả nghiên cứu thực trạng về một số biểu hiện giá trị sống của học sinh THPT trong quan hệ xã hội cho thấy: Phần lớn học sinh nhận thức đúng đắn về trung thực, trách nhiệm, tôn trọng, hợp tác đối với bản thân, muốn được khẳng định bản thân trong các mối quan hệ gia đình, người thân và bạn bè. Đa số học sinh có thái độ mong muốn được người khác thừa nhận, tôn trọng vai trò của bản thân trong các quan hệ xã hội. Tuy nhiên biểu hiện về hành vi của học sinh thông qua các giá trị sống đạt ở mức trung bình, học sinh chưa thực sự chủ động, thường xuyên thể hiện hành vi của bản thân. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đỗ Thị Bình, 1990. Giáo dục giá trị ở Philippine. Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 21. [2] Diane Tillman, 2009. Những giá trị dành cho tuổi trẻ. Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. 204
  8. Biểu hiện một số giá trị sống trong quan hệ xã hội của học sinh trung học... [3] Phạm Minh Hạc, 1994. Phương pháp tiếp cận hoạt động nhân cách trong tâm lí học hiện đại. Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục, số 5, tr. 12-115. [4] Phạm Minh Hạc, 2010. Giá trị học. Cơ sở lí luận góp phần đúc kết, xây dựng giá trị chung của người Việt Nam hiện nay. Nxb Giáo dục Việt Nam, tr. 64. [5] Đặng Xuân Hoài, 2001. Nhân cách và cơ chế tâm lí xã hội của sự hình thành nhân cách. Tạp chí Tâm lí học, số 6, tr.17-25. [6] Lê Hương, 2000. Một số nét tâm lí đặc trưng của lứa tuổi thanh niên. Tạp chí Tâm lí học, số 2, tr.13-21. [7] Lê Văn Hồng (chủ biên), 2001. Tâm lí học lứa tuổi và Tâm lí sư phạm. Nxb Giáo dục, tr. 60-65. [8] Mạc Văn Trang, 1995. Về giá trị và giáo dục giá trị cho học sinh, sinh viên, Tạp chí Phát triển giáo dục số 1, tr. 26-32. [9] Vũ Thị Ngọc Tú, 2013. Nhận thức của sinh viên sư phạm về các giá trị sống. Tạp chí Tâm lý học Xã hội, số 11, tr. 102-114. [10] Vũ Thị Ngọc Tú, 2014. Một số vấn đề lí luận về giá trị sống của học sinh trung học phổ thông. Tạp chí Tâm lí học Xã hội, số 6, tr. 1-11. [11] Vũ Thị Ngọc Tú, 2005. Nghiên cứu giá trị sống của học sinh trung học phổ thông, Luận án Tiến sĩ, Học Viện khoa học Xã hội. ABSTRACT Some values of living in social relations of high school students Vu Thi Ngoc Tu Faculty of Psychology - Education, Hanoi National University of Education This article presents the survey results on current status of some expressions of living values in social relationships of high school students. Survey on 1080 students, parents and teachers in Hanoi shows that expressions of high school students about living values in social relationships is at average level (high school students are not often participating in social relationships). The majority of the students and the parents of students as well as the teachers all pointed out expression aspects of living values and the effects of those expression aspects in social relations. Keyword: Living value, high school students, parents of students, teachers, social relations. 205
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2