intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

BIỂU HIỆN TÂM THẦN PHÂN LIỆT

Chia sẻ: Nguyen Phong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

101
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thế nào là bệnh tâm thần phân liệt? (What is schizophrenia?) Tâm thần phân liệt là một bệnh loạn thần nặng tiến triển từ từ, có khuynh hướng mãn tính, căn nguyên hiện nay chưa rõ ràng, làm cho người bệnh dần dần tách ra khỏi cuộc sống xung quanh thu dần vào thế giới bên trong, làm cho tình cảm trở nên khô lạnh dần, khả năng làm việc, học tập ngày một sút kém, có những hành vi, ý nghĩ dị kỳ, khó hiểu. Bệnh tâm thần phân liệt là bệnh khá phổ biến ở hầu hết...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: BIỂU HIỆN TÂM THẦN PHÂN LIỆT

  1. TÂM THẦN PHÂN LIỆT Thế nào là bệnh tâm thần phân liệt? (What is schizophrenia?) Tâm thần phân liệt là một bệnh loạn thần nặng tiến triển từ từ, có khuynh hướng mãn tính, căn nguyên hiện nay chưa rõ ràng, làm cho người bệnh dần dần tách ra khỏi cuộc sống xung quanh thu dần vào thế giới bên trong, làm cho tình cảm trở nên khô lạnh dần, khả năng làm việc, học tập ngày một sút kém, có những hành vi, ý nghĩ dị kỳ, khó hiểu. Bệnh tâm thần phân liệt là bệnh khá phổ biến ở hầu hết các n ước trên thế giới, tỷ lệ từ 0,5 – 1,5% dân số. Bệnh thường phát sinh ở lứa tuổi từ 18 – 40 tuổi. Các biểu hiện của bệnh Tâm thần phân liệt (Signs and symptoms of schizophrenia) a) Các rối loạn tư duy (Thinking disorders):
  2. - Người bệnh cho rằng: ý nghĩ của mình vang lên thành tiếng nên mọi người biết được (tư duy bị bộc lộ, tư duy bị phát thanh). - Hoặc có ai đó đọc được ý nghĩ của bệnh nhân mặc dù không nói ra (tư duy b ị đánh cắp), hoặc có ai đó sắp đặt ý nghĩ của họ vào đầu bệnh nhân (tư duy bị áp đặt). b) Các hoang tưởng (Delusions): Hoang tưởng là những ý tưởng phán đoán sai lầm không phù hợp với thực tế mà người bệnh cho là đúng, không thể giải thích đả thông được. Bệnh tâm thần phân liệt thường có hoang tưởng bị kiểm tra, bị chi phối. Người bênh nghĩ rằng có một người nào đó, hay một lực lượng nào đó đang kiểm tra, chi phối hoạt động của bệnh nhân, hoăc đang theo dõi, đầu độc, làm hại bệnh nhân (hoang tưởng bị theo dõi, liên hệ, bị hại, bị đầu độc). c) Bệnh nhân cho mình là một siêu nhân có khả năng làm việc kỳ diệu (điều khiển thế giới, điều khiển được thời tiết, hoặc đang tiếp xúc với người của thế giới khác ...). d) Ảo giác (Hallucinations):
  3. Thường bênh nhân nghe thấy những lời bình luận về hành vi hoặc thảo luận với nhau về bệnh nhân hoặc những tiếng nói khác xuất phát từ một bộ phận nào đó trong cơ thể của người bệnh (ảo thanh giả). e) Bệnh nhân nhìn thấy, ngửi thấy, cảm thấy những gì mà người khác không thấy (ảo thị, ảo khứu...) kết hợp với hoang tưởng liên hệ, ghen tuông, kiện cáo, nghi bệnh... kéo dài nhiều tháng. f) Rối loạn hành vi (Behavioural disorders) như: Kích động vô cớ, đập phá, hò hét hay bất động giữ nguyên tư thế, không nói, không ăn...(căng trương lực - catatonic). g) Các triệu chứng âm tính (Negative symptoms) như: - Cảm xúc cùn mòn, khô lạnh, các đáp ứng cảm xúc không thích hợp, xa lánh, hằn học với mọi người, sống cô độc , đi lang thang hoặc cơn lo sợ giận dữ vô cớ. - Ngôn ngữ nghèo nàn hay gián đoạn, thêm từ khi nói, đi đến tư duy không liên quan hay lời nói không thích hợp hoặc ngôn ngữ bịa đặt, thường dẫn đến cách ly xã hội, giảm hiệu xuất lao động và học tập. - Biến đổi nhân cách, mất thích thú, vô cảm , l ười nhác, thiếu mục đích, khó thích ứng xã hội. Nguyên tắc chỉ đạo chẩn đoán (Diagnostic guideline):
  4. - Có ít nhất một triệu chứng rõ rệt trong các nhóm kể trên (chú trọng vào các nhóm a, b,c,d), nếu không rõ thì phải có hai triệu chứng trở lên. - Các triệu chứng phải tồn tại rõ rệt, kéo dài trong khoảng thời gian một tháng hay lâu hơn. Nếu thời gian ít hơn một tháng thì phải chẩn đoán như một rối loạn loạn thần cấp giống như phân liệt. - Không chẩn đoán bệnh tâm thần phân liệt khi đã có các triệu chứng hưng cảm, hay trầm cảm điển hình. Trừ khi các triệu chứng phân liệt xuất hiện trước các rối loạn cảm xúc. - Không chẩn đoán bệnh tâm thần phân liệt khi đã có những bệnh não rõ rệt, bệnh nhân nghiện và cai nghiện ma tuý, nghiện rượu, chấn thương sọ não, chậm phát triển tâm thần, hoặc có những rối loạn loạn thần là hậu quả của các bệnh nhiễm trùng, nhiễm độc, hoặc bệnh cơ thể nặng. - Không chẩn đoán bệnh tâm thần phân liệt khi bệnh bắt đầu ở tuổi tr ên 40, bởi lẽ ở tuổi này có nhiều rối loạn của các bệnh cơ thể như tim mạch, nội tiết ... a) Đặc điểm của tiến triển mạn tính (Features of chronic course). - Thuyên giảm hoàn toàn tức là người bệnh trở lại bình thường về lời nói, ứng xử, học tập, lao động như trước khi mắc bệnh.
  5. - Thuyên giảm một phần tức là các biểu hiện bệnh (Kích động, hoang tưởng, ảo giác ...) mất đi, song vẫn còn một số thiếu sót như thiếu linh hoạt, thiếu chủ động giao tiếp với người xung quanh. b) Tái phát (Relapse): Tái phát là đặc điểm của bệnh tâm thần phân liệt. *Nhân tố dễ dẫn đến tái phát: - Uống thuốc an thần không đều theo chỉ dẫn của bác sỹ chuy ên khoa tâm thần. - Môi trường không dung nạp: hắt hủi, ngược đãi, bỏ rơi .. - Khó khăn không có chỗ nương thân. c) Vai trò của sang chấn tâm lý đối với bệnh nhân tâm thần phân liệt (The role of stress to schizophrenic patients). - Thái độ giễu cợt, trêu ghẹo, ngược đãi, hành hạ. - Phân biệt đối xử trong giao tiếp xã hội, trong phân công việc làm. - Ly thân, ly hôn. - Yêu cầu đề nghị không được đáp ứng hợp lý. - Các mất mát về tình cảm, danh dự, cái chết của người thân.
  6. Đó đều là những căng thẳng tâm lý làm cho bệnh nhân tâm thần phân liệt dễ tái phát theo những cơ chế sau: - Thúc đẩy sự khởi phát một bệnh tâm thần phân liệt vốn tiềm ẩn ở một người. - Sang chấn làm cho bệnh nặng hơn, biểu hiện rầm rộ hơn. - Sang chấn làm cho các đợt tái phát bệnh mau hơn. Cần biết rằng bệnh nhân tâm thần phân liệt rất dễ nhạy cảm với các sang chấn tâm lý, nhất là các bệnh nhân không dùng thuốc ATK đều đặn. d) Các biểu hiện báo hiệu bệnh tái phát (The early signs of relapse). - Thấy căng thẳng ngày một tăng. - Thấy lo lắng viển vông không thể thư giãn. - Rối loạn giấc ngủ (mất ngủ, rối loạn nhịp thức ngủ ...) - Mệt mỏi. - Dễ kích thích cáu bẳn - Hoảng sợ không có lý do. - Thu mình, từ chối giao tiếp, ăn uống.
  7. - Thờ ơ với mọi người và với bản thân không tự chăm sóc. Điều trị bệnh tâm thần phân liệt (Treatment of schizophrenia) Vì nguyên nhân của bệnh chưa rõ ràng cho nên việc điều trị bệnh tâm thần phân liệt là điều trị triệu chứng và phục hồi chức năng tâm lý xã hội. Do có sự kết hợp giữa các nhân tố sinh học và môi trường trong cơ chế sinh bệnh, nên việc điều trị bệnh tâm thần phân liệt phải kết hợp nhiều liệu pháp khác nhau tuỳ từng giai đoạn phát triển của bệnh. a) Can thiệp về tâm lý (Psychological intervention). Thái độ tốt nhất trong điều trị bệnh tâm thần phân liệt là giúp cho gia đình người bệnh nhận thức được bệnh, chấp nhận bệnh nhân, cảm thông và quan tâm đến người bệnh. b) Can thiệp bằng thuốc chống loạn thần (Intervention with antipsychotics). - Trong các cơn tâm thần phân liệt cấp, thuốc chống loạn thần là xuất phát điểm cần thiết để điều trị bởi vì bước đầu tiên là cần phải nhanh chóng đ ưa bệnh nhân ra khỏi trạng thái loạn thần nặng như kích động, hoang tưởng, ảo giác ... các thuốc chống loạn thần là phương pháp thông dụng nhất và có hiệu quả chống các trạng thái loạn thần cấp, chống tái phát và chống mạn tính hoá. Các thuốc chống loạn thần đều là thuốc có tác động mạnh, cần được chỉ định nghiêm ngặt và thận trọng.
  8. - Chọn thuốc và liều lượng phải phù hợp với trạng thái bệnh hiện tại, từng thể bệnh, từng cá thể. Lúc đầu dùng liều thấp để thăm dò khả năng dung nạp thuốc của từng cá thể, sau đó tăng dần liều cho đến lúc có tác dụng điều trị, duy tr ì liều ổn định, sau đó giảm dần rồi mới cắt thuốc theo hướng dẫn của thầy thuốc. * Tác dụng chính của thuốc (The main effects) - Chống loạn thần (chống hoang tưởng, ảo giác). - Gây an dịu (chống kích động). - Giải ức chế (chống tính ì ) An thần mạnh: - Haloperidol - Aminazine An thần yên dịu: - Tisercin * Tác dụng phụ của một số thuốc ATK (The side effects of neuroleptics). - Chứng ngoại tháp: nét mặt cứng đờ, xoắn vặn cơ thể, bồn chồn, vận động chậm chạp, khó nói, khó nuốt, tăng tiết nước rãi, run đầu chi, tăng tiết mồ hôi, chất nhờn
  9. ở da. Cần báo cho thầy thuốc biết, giảm liều thuốc, chuyển ATK y ên dịu hơn, cho Artan 2 – 6mg/ngày . - Dị ứng: mẩn ngứa, phỏng nước, nổi mề đay ... cắt thuốc, dùng thuốc chống dị ứng, (Pipolphene, Promethazine ...). - Hạ huyết áp khi đứng chóng mặt, sây sẩm, xanh tái. Cho nằm tại chỗ, phần l ưng gần cổ có gối kê cao, đầu ngả về một bên, trợ tim mạch. - Vàng da, vàng mắt (nước tiểu rất vàng) Ngừng thuốc, đi khám lại. - Khi bệnh nhân ngủ lâu, đánh thức không dậy là có biểu hiện dùng thuốc quá liều, nếu kích thích đau bệnh nhân chậm phản ứng là biểu hiện ngộ độc cấp (hôn mê ) cần đưa đi cấp cứu. - Hội chứng ATK ác tính: sốt cao, mạch nhanh, nhịp thở tăng, huyết áp dao động, vã mồ hôi (loại tác dụng phụ này ít gặp, nhất là điều trị ngoại trú ). - Ngừng thuốc ATK, hồi sức tích cực, bồi phụ nước và điện giải, gửi lên tuyến trên. Phục hồi chức năng tâm lý xã hội và nghề nghiệp (Socio-psychological functions and occupation rehabilitation)
  10. Tại sao phải PHCNTLXH (Why should we rehabilitate socio-psychological functions for patients)? - Bệnh nhân tâm thần phân liệt sau khi được điều trị có thể hết các triệu chứng rối loạn tâm thần nhưng họ vẫn không làm việc được, thiếu tự tin, ngại tiếp xúc. - Bệnh nhân tâm thần phân liệt có khuynh hướng tiến triển mạn tính, người bệnh ngày một tách rời, xa lánh xã hội, khó hoà nhập với cộng đồng . - Xã hội cũng có khuynh hướng mặc cảm với bệnh nhân, cho bệnh nhân là người không còn khả năng giúp ích gì cho xã hội. Phục hồi chức năng tâm lý xã hội như thế nào? (How to rehabilitate socio- psychological functions?) - Phải giải thích cho gia đình người bệnh hiểu thế nào là bệnh tâm thần phân liệt. - Chấp nhận bệnh nhân, quan tâm và giúp đỡ bệnh nhân bị bệnh tâm thần phân liệt. - Giải thích tại sao phải uống thuốc, uống thuốc như thế nào? - Hướng dẫn cho họ biết các tác dụng phụ của thuốc. - Giúp cho gia đình người bệnh biết cách ứng xử với những biểu hiện bất thường của bệnh nhân.
  11. * Phục hồi chức năng sinh hoạt: h ướng dẫn bệnh nhân biết tự chăm sóc tắm giặt, vệ sinh cá nhân, trật tự, ngăn nắp nơi ăn, chỗ ở. * Phục hồi chức năng tâm lý xã hội: giúp người bệnh giao tiếp với mọi người, tôn trọng, lắng nghe họ nói, không tranh luận với họ và giúp đỡ họ khi cần thiết. * Phục hồi chức năng lao động nghề nghiệp: cố gắng giúp cho bệnh nhân l àm được những việc như trước khi mắc bệnh, chẳng hạn nh ư làm việc trên ruộng đồng, cấy lúa, trồng hoa, chăn nuôi, làm một việc hợp với khả năng tại công xưởng, nhà máy, lao động thủ công.... - Dạy cho bệnh nhân làm một công việc mới giản đơn. - Cùng làm với bệnh nhân, khuyến khích, giúp đỡ bệnh nhân những khi có khó khăn. Phòng bệnh tâm thần phân liệt (Prevention of schizophrenia) Căn nguyên của bệnh tâm thần phân liệt ch ưa rõ ràng nên phương pháp phòng bệnh tuyệt đối chưa có cơ sở chắc chắn. Tuy nhiên vẫn cần phải phòng bệnh tương đối, chú trọng vào các điểm sau đây: - Rèn luyện cho trẻ em tính tập thể, biết cách thích ứng vớ i môi trường và các điều kiện khó khăn của cuộc sống.
  12. - Theo dõi những người có yếu tố di truyền (bố, mẹ, ông bà, anh chị em, họ hàng gần của bệnh nhân bị bệnh tâm thần phân liệt) để phát hiện bệnh sớm và điều trị sớm. - Tiếp tục theo dõi bệnh nhân sau khi ra viện, kiên trì điều trị củng cố và tích cực chữa các bệnh nhiễm khuẩn, bệnh cơ thể, tránh cho bệnh nhân quá mệt mỏi,lao động quá sức, đề phòng bệnh có thể tái phát.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2