intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

BIỂU HIỆN VIÊM TỤY CẤP

Chia sẻ: My My | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:19

252
lượt xem
128
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khởi đầu cấp tính và đạt mức tối đa sau 510 phút (đau như xé). Tính chất này có thể làm lầm lẫn với một số trường hợp cấp cứu khác như thủng dạ dày. Mức độ đau trung bình nặng, ít khi đau nhẹ. Có thể gập người ra trước bớt đau nhưng khi xoay trở tìm tư thế giảm đau không có kết quả. Đau liên tục. Đau bụng vùng thượng vị, thường lan ra sau lưng(50%) cũng có khi đau lan toàn bụng trên, đôi khi lan ra ngực trái và vai trái....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: BIỂU HIỆN VIÊM TỤY CẤP

  1.                                      VIÊM TỤY CẤP  I.Chẩn đoán viêm tụy cấp:    a.Triệu chứng cơ năng:     ­ Đau bụng: hầu hết bệnh nhân viêm tụy cấp có đau bụng. Cơn đau viêm tụy  cấp thường xảy ra sau bữa ăn thịnh soạn hay sau tiệc rượu.    *  5 đặc điểm đau bụng trong viêm tụy cấp:        ▪Khởi đầu cấp tính và đạt mức tối đa sau 5­10 phút (đau như xé). Tính chất  này có thể làm lầm lẫn với một số trường hợp cấp cứu khác như thủng dạ dày.        ▪Mức độ đau trung bình nặng, ít khi đau nhẹ. Có thể gập người ra trước bớt  đau nhưng khi xoay trở tìm tư thế giảm đau không có kết quả.        ▪Đau liên tục.        ▪Đau bụng vùng thượng vị, thường lan ra sau lưng(50%) cũng có khi đau lan  toàn bụng trên, đôi khi lan ra ngực trái và vai trái.        ▪Đau kết thúc sau 3­5 ngày nếu không có diễn tiến nặng thêm.       Trong viêm tụy cấp gây ra bởi bệnh lý đường mật triệu chứng xảy ra sau một  thời gian ngắn (vài giờ) sau một bữa ăn thịnh soạn. Ngược lại viêm tụy cấp do rượu  đau thường bắt đầu từ 12­24 giờ sau khi uống rượu nhiều.     ­ Nôn  nôn là triệu chứng thường thấy trong viêm tụy cấp, nôn thường xuất hiện     : một thời gian ngắn sau khi đau, nôn nhiều lần hoặc liên tục. Nôn không làm giảm  đau. Chất nôn có thể là thức ăn hoặc dịch vì nôn ngay cả khi dạ dày trống, đặc  biệt không có chất nôn giống như phân trong tắc ruột.
  2.     b. Triệu chứng thực thể:      ­ Bụng chướng: bụng chướng lan toả do liệt ruột. Sự giãn của các quai ruột và  sự phù nề của tụy và các cơ quan quanh tụy đẩy dạ dày ra trước làm cho bụng  chướng đầy và có thể khám thấy một khối vùng thượng vị.      ­ Cảm ứng phúc mạc: dùng các đầu ngón tay ấn nhẹ vào thành bụng, bệnh  nhân rất đau.      ­ Phản ứng thành bụng: khi sờ nắn nhẹ nhàng, thành bụng vẫn mềm. Khi ấn  mạnh dần, tới một lúc nào đó, thành bụng cứng lại ngăn cản bàn tay khám không  cho ấn sâu hơn, vì ấn sâu hơn sẽ đau. Phản ứng thành bụng và cảm ứng phúc  mạc trong viêm tụy cấp tìm thấy ở thành bụng vùng trên rốn. Chỉ khi dịch xuất tiết  nhiều di chuyển xuống vùng hạ vị và lan khắp bụng thì ta mới thấy phản ứng thành  bụng lan toả khắp bụng.      ­ Dấu hiệu Turner: xuất hiện khi viêm tụy cấp nặng có chảy máu, máu và dịch  xuất tiết lan qua cân sau thận ra vùng hông lưng trái, làm đổi màu da vùng hông  lưng trái.       ­ Dấu hiệu Cullen: viêm tụy cấp có xuất huyết máu từ thành bụng chạy theo  dây chằng tròn, dây chằng liềm đến vùng mô mỡ tiền phúc mạc vùng quanh rốn  gây đổi màu da vùng quanh rốn.       ­ Hồng ban ở da       ­ Điểm đau Mayo­Robson: trong viêm tụy cấp khi ấn vào điểm giao nhau của  xương sườn 12 và bờ ngoài khối cơ lưng bên trái bệnh nhân sẽ rất đau.       ­ Tiếng nhu động ruột giảm hoặc mất hẳn
  3.       ­ Vàng da, vàng mắt: một phần do sỏi gây nghẹt mật thường có kèm dãn ống  mật chủ, do phù nề đầu tụy gây nên hẹp phần cuối ống mật chủ, ngoài ra vàng da  cũng có thể do huyết tán        ­ Dấu co rút ngón tay: xảy ra trong viêm tụy cấp có hạ canxi máu nặng        ­ Dấu hiệu suy hô hấp cấp: ít gặp, thể hiện với mạch nhanh, khó thở, tím tái.  Nguyên nhân của SHH cấp có thể do tràn dịch màng phổi trái, xẹp phổi, hay suy  tim ứ huyết.      c.Triệu chứng toàn thân:        ­ Sốt: 90% bn viêm tụy cấp có sốt, thường sốt nhẹ, chỉ sốt cao trong thể viêm  tụy cấp hoại tử.        ­ Mạch nhanh và huyết áp thấp: trong viêm tụy cấp nhẹ, mạch hơi nhanh và  huyết áp có thể bình thường hay chỉ giảm nhẹ. Trong viêm tụy cấp nặng có hội  chứng shock do mất nước, mất máu vào khoang sau phúc mạc và vào ổ bụng. Do  đó mạch sẽ nhanh từ 100­140 lần/phút, huyết áp sẽ thấp, huyết áp tối đa sẽ dưới  80mmHg và bn thở nhanh nông trong viêm tụy hoại tử xuất huyết. Như vậy dấu  hiệu sinh tồn gồm: mạch, huyết áp, nhiệt độ, nhịp thở của bn trong viêm tụy cấp  rất quan trọng trong theo dõi diễn tiến bệnh.        ­ Viêm tụy hoại tử xuất huyết gây shock và thường đưa đến suy thận cấp.        ­ Những triệu chứng thần kinh: trong thể viêm tụy cấp nặng, bn bứt rứt luôn  thay đổi thế nằm hoặc nằm im lìm. Bệnh nhân có thể tỉnh táo hoặc lú lẫn. Có thể  rối loạn phương hướng, kích động, nói nhảm, co cứng hoặc nặng hơn là hôn mê. 
  4.  II.Cận lâm sàng:       1.Sinh hoá:       ­ Amylase máu: tăng cao từ 2­12 giờ đầu và trở lại bình thường sau 3­4 ngày.       ­ Amylase niệu: tăng và tồn tại lâu hơn.       Amylase máu dương tính giả cao chiếm tỷ lệ 1/3 trường hợp.        Amylase  máu còn tăng trong các bệnh: viêm túi mật cấp, sỏi túi mật có hay không kèm tình  trạng viêm mật quản, xoắn ruột non, tắc ruột, ngộ độc rượu, tắc quai đến sau cắt  dạ dày kiểu Billroth II, thai ngoài tử cung vỡ, thủng ổ loét dạ dày tá tràng, suy thận,  ung thư đầu tụy, quai bị. Ngoài ra có 10% viêm tụy cấp nhưng amylase không tăng  cao(âm tính giả)  Tăng amylase niệu đơn thuần không dùng chẩn đoán viêm tụy cấp.       ­ Tỷ lệ thanh thải amylase creatinine: là 1 tỷ lệ có giá trị trong chẩn đoán  viêm tụy cấp:      Amylase niệu/amylase máu * creatinine máu/creatinine niệu * 100 Bình thường tỷ lệ này là 1­4%     >6% là viêm tụy cấp     >12% là viêm tụy cấp nặng.     Tuy nhiên trong viêm tụy cấp cũng có trường hợp tỷ lệ này bình thường và cũng  dương tính giả trong các bệnh suy thận, thủng dạ dày, ung thư tụy, bỏng…       ­ Amylase dịch ổ bụng: thường rất cao từ 6000­10000 đơn vị Somogyi trong  ngày thứ 2 đến ngày thứ 5 của bệnh.       ­ Lipase máu thường tăng.
  5.       ­ Đường huyết tăng.       ­ Nồng độ canxi máu giảm, nếu ít hơn 7.5mg% là viêm tụy cấp nặng.        ♦Trong viê     m tụy cấp do nguyên nhân sỏi mật ta còn thấy:         ­ Bilirubin tăng        ­ Alkaline phosphatase tăng        ­ AST tăng và có rối loạn đông máu.        ­ Bạch cầu thường tăng cao > 10000/mm3        ­ Hct nếu giảm thấp là dấu hiệu bệnh trở nặng có hoại tử xuất huyết.          2.Chẩn đoán hình ảnh: ­X­quang bụng không chuẩn bị: 2/3 số trường hợp viêm tụy cấp có hình ảnh bất  thường: +Quai ruột đơn độc (quai gác cổng) là đoạn hỗng tràng đầu tiên căng giãn ở phần  trên bụng. +Đại tràng ngang chướng và có hơi. +Có thể thấy lắng đọng canxi trong tuyến tụy hay sỏi tụy, sỏi túi mật cản quang. +Thấy rõ bóng cơ thắt lưng do phù nề sau phúc mạc. ­X­quang phổi: có thể thấy tràn dịch màng phổi trái, cơ hoành trái bị đẩy cao lên. ­Siêu âm: Kích thước tụy to ra do phù nề và ranh giới của tụy mờ, thấy hình ảnh ống tụy giãn,  sỏi tụy, dịch quanh tụy và dịch trong ổ bụng, hình ảnh áp­xe tụy, nang giả tụy, sỏi  trong đường mật và trong túi mật, ống mật chủ giãn. ­CT scanning:
  6. Kích thước tụy to do phù nề, đường viền giới hạn quanh tụy bị mờ. Nếu nặng thấy  hình ảnh hoại tử với hoá lỏng lớp nhu mô tụy. Có dịch quanh tụy, chụp cắt lớp còn  giúp phát hiện những biến chứng như áp­xe, nang giả tụy, hoặc hoại tử xuất huyết. ­MRI ­Chụp qua nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP): không có vai trò tiêu chuẩn chính  để chẩn đoán bệnh viêm tụy cấp mà chỉ có mục đích tìm được nguyên nhân của  viêm tụy cấp. ♦Chẩn đoán phân biệt: có nhiều bệnh cần chẩn đoán phân biệt với viêm tụy cấp,  những bệnh này cũng đau bụng và amylase máu cũng tăng. ∙ Thủng dạ dày tá tràng ∙ Sỏi mật ∙ Tắc ruột ∙ Tắc mạc treo ruột II.Nguyên nhân: ∙ Rượu ∙ Sỏi mật: từ túi mật, đường mật, sỏi bùn. ∙ Nguyên nhân khác: ü Tăng lipid máu ü Tăng calci máu ü Yếu tố gia đình ü Chấn thương bụng, trong lúc phẫu thuật hay trong các thủ thuật nội soi và chụp  mật tụy ngược dòng
  7. ü Thiếu máu cung cấp tụy do huyết áp thấp, thuyên tắc mạch, viêm mạch máu. ü Thuốc: Azathioprine, estrogen, Thiazidee diuretics, Furosemide, Sunfonamides,  Tetracycline, corticosteroids… ü Nghẹt ống tụy chính do bướu, trong tụy phân chia, nghẹt bóng vater, lãi đũa lên  tụy gây tổn thương tụy, nghẹt tá tràng, nhiễm siêu vi và những trường hợp không rõ  nguyên nhân. III.Biến chứng: 1. Biến chứng sớm: ∙ Trụy tim mạch: do bệnh nhân bị mất nước và rối loạn điện giải. ∙ Biến chứng ở phổi: có thể là xẹp phổi, tràn dịch màng phổi, viêm phổi và hội  chứng nguy kịch hô hấp cấp (ARDS). ∙ Biến chứng suy thận: mất nước nội mạch trầm trọng và hoại tử ống thận cấp có  thể gây suy thận. ∙ Xuất huyết tiêu hoá: có thể do viêm dạ dày do stress, vỡ túi phình giả động  mạch, dãn vỡ tĩnh mạch tâm vị do huyết khối tĩnh mạch lách. 2. Biến chứng muộn: ∙ Mô tụy hoại tử: Là thể nặng của viêm tụy cấp.  Mô tụy hoại tử có thể nhiễm trùng với các biểu hiện như đau bụng tăng, sốt cao,  tăng bạch cầu nhiều và vi khuẩn máu. Mô tụy hoại tử nhiễm trùng trong viêm tụy  cấp thường xảy ra sau 3­4 tuần ∙ Nang giả tụy: Có hình bầu dục hay hình tròn xuất hiện 4­6 tuần sau khi bị viêm tụy cấp. Nang 
  8. tụy có thể ở trong tụy nhưng thường ở ngoài tụy và nằm ở hậu cung mạc nối. Nang  giả tụy thường có biểu hiện là đau bụng dai dẳng và tăng cao amylase máu.  Biến chứng của nang giả tụy: nhiễm trùng làm thành áp­xe nang giả tụy, xuất  huyết, dịch tụy trong ổ bụng, và tắc nghẽn những cấu trúc kết cận. ∙ Nhiễm trùng:  Những nguyên nhân gây nên sốt cao trong viêm tụy cấp bao gồm: hoại tử mô tụy,  áp­xe, nang giả tụy nhiễm trùng, viêm đường mật, viêm phổi hít. ∙ Túi phình giả động mạch:  Có thể thông vào hệ thống ống tụy gây nang máu tụy gây xuất huyết tiêu hoá qua  nhú tá lớn hay vỡ vào ổ bụng gây xuất huyết trong ổ bụng. ∙ Thuyên tắc tĩnh mạch lách. ∙ Dò tụy vào ống tiêu hoá: ∙ Nang giả tụy hoặc vùng tụy hoại tử có thể ăn mòn dò vào ruột non, tá tràng, dạ  dày, đường mật, đại tràng góc lách. ∙ Biến chứng chuyển hoá: hạ canxi máu, hạ magnesium máu, tăng đường huyết. IV.Tiên lượng của Ranson: Các dấu hiệu đánh giá sớm dự hậu của viêm tụy cấp không do sỏi mật Các dấu hiệu lúc nhập viện Trong 48 giờ đầu Tuổi >55 Bạch cầu > 16000/Cu.mm Đường huyết > 200mg/100ml
  9. LDH > 350 IU/L AST > 250 IU/100ml Hct giảm >10% BUN tăng > 5mg/100ml Calci máu giảm  6L Các dấu hiệu đánh giá sớm dự hậu của viêm tụy cấp do sỏi mật Các dấu hiệu lúc nhập viện Trong 48 giờ đầu Tuổi >70 Bạch cầu > 18000/Cu.mm Đường huyết > 220mg/100ml LDH > 400 IU/L AST > 250 IU/100ml Hct giảm >10% BUN tăng > 2mg/100ml Calci máu giảm 5mEq/L Dịch tụ đọng ước tính > 4L Theo tiên lượng của Ranson:
  10. Số dấu hiệu tiên lượng Cách xử trí Tỉ lệ tử vong 1­2 Điều trị đơn giản 0% 3­4 Một nửa số trường hợp cần điều trị tích cực tại đơn vị săn sóc đặt biệt 15% 5­6 Cần điều trị tích cực tại đơn vị săn sóc đặt biệt 50% >7 Cần điều trị tích cực tại đơn vị săn sóc đặt biệt + can thie65o phẫu thuật >50% Ở những bệnh nhân nặng điều trị tại đơn vị săn sóc đặc biệt có đầy đủ máy theo  dõi huyết động học, bồi hoàn dịch và điện giải. Điều trị kháng sinh để phòng ngừa  biến chứng nhiễm trùng, thẩm phân phúc mạc và serum ribonuclease activity được  gợi ý sử dụng trong trường hợp hoại tử chủ mô tụy. V.Điều trị: Viêm tụy cấp có chỉ định can thiệp ngoại khoa trong 4 trường hợp sau: ∙ Chưa loại được các bệnh ngoại khoa cấp cứu khác 
  11. ∙ Viêm tụy cấp đã có nhiễm trùng thứ phát ∙ Viêm tụy cấp có nguyên nhân sỏi mật ∙ Viêm tụy cấp có diễn tiến xấu dù điều trị nội khoa tích cực. ­Nhiễm trùng thứ phát trong viêm tụy cấp thường gặp là áp xe tụy, nang giả tụy  nhiễm trùng, hoại tử tụy nhiễm trùng. Điều trị bằng phương pháp kết hợp điều trị  kháng sinh với phẫu thuật cắt lọc mô hoại tử và dẫn lưu. ­Viêm tụy do sỏi mật: +Bệnh nhân đã có tiền căn viêm túi mật, có cơn đau quặn mật thì có chỉ định cắt  túi mật. +Bệnh nhân không viêm túi mật, sỏi túi mật không triệu chứng, chỉ có sỏi trong  đường mật gây nhiễm trùng đường mật và gây viêm tụy cấp thì không cần cắt túi  mật, mà làm ERCP để lấy sỏi bằng kĩ thuật cắt mở rộng cơ vòng lấy sỏi. Tuy nhiên  nếu viêm tụy cấp do sỏi túi mật tái diễn thì có chỉ định cắt bỏ túi mật v Điều trị nội khoa: Điều trị tiêu chuẩn gồm: Ø Đặt thông mũi dạ dày: có tác dụng: ∙ Giảm chướng bụng ∙ Bớt nôn mửa ∙ Làm giảm acid ở dạ dày→giảm tiết dịch tụy ∙ Giải quyết tình trạng liệt ruột( dễ đưa đến ói và hít dịch vào đường hô hấp) Ø Bồi hoàn nước, điện giải: Viêm tụy cấp thiếu nước và rối loạn điện giải vì ói, mất nước qua tụ dịch trong 
  12. bụng và bệnh nhân không ăn uống, hậu quả là huyết áp thấp do giảm thể tích, rối  loạn điện giải đưa đến rối loạn kiềm toan, làm Hct tăng. Bồi hoàn nước điện giải qua đường truyền tĩnh mạch và theo dõi áp lực tĩnh mạch  trung tâm. Ø Điều trị giảm đau:  Bệnh nhân đau bụng nhiều cần dùng thuốc giảm đau như Meperidine, hạn chế  dùng Morphin vì có tác dung co thắt cơ vòng Oddi Ø Về dinh dưỡng: Nếu bệnh nhân không thể ăn trong thời kì viêm cấp cần nuôi ăn qua đường tĩnh  mạch các dung dịch đạm, lipid… để tăng cường năng lượng. Ø Dùng các thuốc ngăn chặn tiết ra các men ngoại tiết của tụy như: § Thuốc ức chế H2, thuốc kháng acid dạ dày § Atropin, Somatostatin, Octreotide § Glucagon, Calcitonin Ø Về kháng sinh phòng ngừa:  Qua 3 nghiên cứu độc lập cho thấy kháng sinh rất cần thiết trong viêm tụy nặng có  nhiễm trùng nhưng không cần thiết dùng kháng sinh trong viêm tụy cấp thể nhẹ và  vừa. Ø Về thẩm phân phúc mạc qua các nghiên cứu gần đây cho thấy là không cần  thiết trong viêm tụy cấp thể vừa. v Điều trị biến chứng: Ø Điều trị trụy tim mạch: 
  13. Cần có đường truyền tĩnh mạch trung tâm hay Swan­Ganz monitoring catheter,  theo dõi sát Hct, áp lực tĩnh mạch trung tâm, cung lượng tim qua mornitor, theo dõi  sát mạch, huyết áp và lượng nước tiểu. Ø Biến chứng ở phổi: cần thông tốt đường hô hấp qua hút đàm dãi, hỗ trợ thở bằng  oxy. Nếu nặng cần giúp thở bằng máy thở. Ø Biến chứng suy thận: nếu điều trị lợi tiểu không hiệu quả cần phải chạy thận  nhân tạo. Ø Biến chứng xuất huyết tiêu hóa: dùng thuốc ức chế H2 hay thuốc ức chế bơm  proton, xử trí bằng thủ thuật hay phẫu thuật như các bệnh lí này không phải  nguyên nhân do tụy. Ø Điều trị tụ dịch quanh tụy: ­Tụ dịch quanh tụy không nhiễm trùng thường tự khỏi và không cần điều trị ­Tụ dịch nhiễm trùng tạo dịch mủ có hay không có mô hoại tử cần được mổ mở  hay nội soi để lấy hết mủ và mô hoại tử rồi dẫn lưu. Kháng sinh có chỉ định dùng  phối hợp. Ø Điều trị mô tụy hoại tử:
  14. ­Mô tụy hoại tử không nhiễm trùng: có 2 ý kiến: không cần thiết phải mổ và mổ lấy  mô hoại tử, dẫn lưu. ­Mô tụy hoại tử nhiễm trùng: thường xảy ra sau 3­4 tuần. Phẫu thuật lấy hết mô  hoại tử nhiễm trùng và dẫn lưu kết hợp đưa hỗng tràng ra da để nuôi ăn, có thể mổ  lại để lấy mô hoại tử tiếp sau vài ngày cho đến khi hết mô hoại tử. Kháng sinh có  chỉ định điều trị phối hợp. Một số phương pháp khác được đề xuất như kết hợp  kháng sinh với dẫn lưu bằng catheter qua da. Phẫu thuật lấy mô hoại tử qua nội  soi. Dùng kháng sinh kết hợp lấy mô hoại tử tối thiểu, nhưng các phương pháp này  ít hiệu quả. Ø Điều trị nang giả tụy: Đa số tự khỏi không cần điều trị. Điều trị khi nang có triệu chứng do lớn dần hay có biến chứng, tùy theo vị trí nang: +Nang ở đuôi tụy thì phẫu thuật cắt đuôi tụy chứa nang +Đa số các nang giả tụy lớn và có triệu chứng được điều trị bằng phương pháp  phẫu thuật hay nội soi nối nang với ống tiêu hóa như:
  15. +Nối nang với dạ dày, tá tràng bằng nội soi xuyên nhú tá lớn hay mổ hở nối nang  với dạ dày, nối với tá tràng hay với ruột non bằng phương pháp Roux­en­Y +Những bệnh nhân mổ mở có nguy cơ cao thì thủ thuật nối nang với ống tiêu hóa  qua nội soi được chọn ưu tiên. +Nang giả tuy dính trực tiếp vào dạ dày, tá tràng có thể được chẩn đoán xác định  bằng siêu âm qua nội soi, qua đó cũng xác định không có mạch máu lớn giữa  nang và thành dạ dày hay tá tràng. Có thể dẫn lưu nang qua nội soi bằng đường  rạch từ thành sau của dạ dày hay thành trong của tá tràng xuyên vào nang, có thể  đặt 1 ống thông qua đường rạch thông nối này. +Dẫn lưu qua nhú tá lớn có thể áp dụng cho bệnh nhân với nang ở đầu tụy nhờ sự  trợ giúp của CT Scan hay siêu âm qua nội soi, trong lúc làm ERCP có thể đặt 1  stent từ nang xuyên qua nhú tá lớn. Tuy nhiên dẫn lưu nang qua nhú tá lớn có thể  gây nhiễm trùng ngược dòng từ đường tiêu hóa vào nang. +Nội soi đặt Stent giải áp gián tiếp giữa nang giả tụy với ống tụy kế cận nang. +Mổ mở nối nang với hỗng tràng kiểu Roux­en­Y, nối nang dạ dày bên­ bên hay  nối nang với tá tràng bên­ bên.
  16. +Mổ nối nang với dạ dày, tá tràng có thể thực hiện qua nội soi ổ bụng. Ø Điều trị áp xe tụy: Điều trị áp xe tụy giống như điều trị tụ dịch nhiễm trùng trong viêm tụy cấp, mổ lấy  hết mủ mô hoại tử và dẫn lưu. Ø Điều trị dịch tụy ổ bụng: +Điều trị nội khoa: đặt thông mũi dạ dày kết hợp với thuốc làm giảm tiết dịch tụy  như dùng hormon ức chế tiết dịch tụy Somatostatin, 50­60% điều trị nội khoa có  hiệu quả trong 2­3 tuần. Dịch tụy trong ổ bụng vẫn tồn tại hay tái phát thì áp dụng  phương pháp điều trị bằng nội soi hay phẫu thuật. +Điều trị bằng ERCP, qua nội soi cắt cơ vòng Oddi có thể đặt stent ống tụy chính  xuyên cơ vòng để dẫn lưu dịch tụy vào tá tràng +Điều trị phẫu thuật: qua ERCP nếu xác định ống tụy ở phần thân, đuôi tụy vỡ vào  ổ bụng thì cắt bỏ thân và đuôi tụy hoặc nối tụy ruột non kiểu Roux­en­Y nếu tổn  thương vỡ ống tụy ở đầu và cổ tụy.
  17. Ø Điều trị dò dịch tụy lên phổi: tương tự như trên. Ø Điều trị viêm tụy cấp gây túi phình giả động mạch: bằng phương pháp làm  thuyên tắc mạch, đặc biệt túi phình giả ở đầu tụy. Túi phình giả động mạch ở đuôi  tụy thì mổ cắt bỏ đuôi tụy. Ø Điều trị dò tụy vào ống tiêu hóa: không cần điều trị. Nếu kèm theo chảy máu  hay nhiễm trùng thì phải can thiệp phẫu thuật. Phương pháp điều trị dò tụy vào  ống tiêu hóa tương tự như điều trị bệnh lí dò ống tiêu hóa. Ø Điều trị viêm tụy cấp gây thuyên tắc tĩnh mạch lách: Thuyên tắc tĩnh mạch lách có tỉ lệ 10% gây xuất huyết vào ổ bụng do thuyên tắc  gây trướng mạch vì tăng áp lực và vỡ. Điều trị chỉ phẫu thuật cắt lách cầm máu khi  có biến chứng chảy máu. Cắt lách phòng ngừa trong thuyên tắc tĩnh mạch lách  không thật sự cần thiết. http://www.nhipcauykhoa.net/diendan/index.php?showtopic=6258
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2