intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bình luận cách nhìn của Nam Cao về người nông dân qua tác phẩm đôi mắt

Chia sẻ: Lan Zhan | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

54
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cách mạng tháng Tám bùng nổ chưa được bao lâu thì cả nước lại bước vào một cuộc trường chinh mới. Bước vào cuộc chiến đấu đầy gian khổ khó khăn này phần lớn là những người nông dân mặc áo lính: "áo anh rách vai quần tôi có vài mảnh vá - miệng cười buốt giá - chân không giày" (Chính Hữu). Họ đã "gặp nhau từ hồi chưa biết chữ" (Hồng Nguyên). Những con người từ "bùn lầy nước đọng "ấy đã "rũ bùn đứng dậy sáng lòa" (Nguyễn Đình Thi). Cách mạng tháng Tám và hiện thực cuộc kháng chiến chống Pháp đã thức tỉnh và buộc những nhà Văn đi theo kháng chiến phải nhận thức lại vai trò cũng như bản chất của người nông dân. Nam Cao đã trình bày sự nhận thức và những thu hoạch của mình về vấn đề ấy bằng truyện ngắn Đôi mắt.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bình luận cách nhìn của Nam Cao về người nông dân qua tác phẩm đôi mắt

Đề bài: Bình luận cách nhìn của Nam Cao về người nông dân qua tác phẩm đôi mắt<br /> <br /> Bài làm<br /> <br /> Cách mạng tháng Tám bùng nổ  chưa được bao lâu thì cả  nước lại bước vào một cuộc  <br /> trường chinh mới. Bước vào cuộc chiến đấu đầy gian khổ  khó khăn này phần lớn là  <br /> những người nông dân mặc áo lính: "áo anh rách vai quần tôi có vài mảnh vá ­ miệng cười  <br /> buốt giá ­ chân không giày" (Chính Hữu). Họ  đã "gặp nhau từ  hồi chưa biết chữ" (Hồng  <br /> Nguyên). Những con người từ  "bùn lầy nước đọng "ấy đã "rũ bùn đứng dậy sáng lòa"  <br /> (Nguyễn Đình Thi). Cách mạng tháng Tám và hiện thực cuộc kháng chiến chống Pháp đã <br /> thức tỉnh và buộc những nhà Văn đi theo kháng chiến phải nhận thức lại vai trò cũng như <br /> bản chất của người nông dân. Nam Cao đã trình bày sự  nhận thức và những thu hoạch <br /> của mình về vấn đề ấy bằng truyện ngắn Đôi mắt.<br /> <br /> Hai nhân vật trung tâm trong truyện ngắn này là Hoàng và Độ. Hai người đại diện cho hai  <br /> cách nhìn về người nông dân. Một người chỉ nhìn thấy cái bề ngoài lố bịch, ngu dốt, đáng <br /> khinh và đáng cười của người nông dân. Người kia biết vượt qua được hình thức bên  <br /> ngoài, nhìn thấy "những nguyên cớ  thật đẹp bên trong" của những người dân cày. Nam <br /> Cao đã làm nổi bật tư tưởng, thái độ  cũng như  quan điểm của mình qua sự  đối lập cách  <br /> nhìn của hai nhân vật này về người nông dân.<br /> <br /> Tuy không hề xuất hiện trực tiếp trong tác phẩm, người đọc vẫn thấy rõ khuynh hướng <br /> tư tưởng của tác giả. Thực ra Hoàng hay Độ cũng là "con đẻ" của nhà văn Nam Cao. Hai  <br /> cách nhìn  ấy rất có thể  có trong bản thân con người Nam Cao hay bất cứ một người tri  <br /> thức tiểu tư sản nào hồi đó. Tác giả cho hai con người ấy đối mặt và cọ xát với nhau như <br /> sự cọ xát giữa hai tư tưởng nhưng người đọc thấy rõ ông đứng về phía nhân vật Độ, phê  <br /> phán cái nhìn lệch lạc của Hoàng. Hoàng xuất hiện trong truyện như một trí thức trưởng <br /> giả, sống an nhàn và ích kỷ giữa một vùng đồng quê đang sục sôi kháng chiến. Riêng điều  <br /> đó đã hàm chứa thái độ phê phán của tác giả đối với nhân vật này.<br /> <br /> Ông còn dùng chính ngôn ngữ  của các nhân vật để  phê phán nó. Không phải ngẫu nhiên  <br /> mà ông đã cho nhân vật Hoàng nói rất nhiều, nói say sưa, đầy hào hứng, về  người nông  <br /> dân với những nhận xét tuy không phải hoàn toàn bịa đặt nhưng hết sức hời hợt, phiến  <br /> diện, đi kèm với một lối diễn đạt có tính phóng đại và một giọng điệu mỉa mai châm  <br /> biếm rất cay độc. Những nhận xét chắc hẳn đã tích lũy và dồn nén lâu ngày, nay được dịp  <br /> tuôn ra thật là hả hê. Nói chung toàn là những chi tiết về "cái ngố", "cái ngớ ngẩn", "cái lố <br /> bịch" của người nông dân. Nào là chuyện hỏi giấy chứng minh của các "bố tự vệ", nào là <br /> chuyện anh thanh niên vác tre "đọc thuộc lòng bài ba giai đoạn", nào là chuyện anh ta chỉ <br /> đường cho Hoàng đi chợ  "lôi thôi rắc rối, nhiều bên phải, bên trái quá", nào là chuyện <br /> "các ông thanh niên, các bà phụ nữ bây giờ lại càng nhố nhăng. Viết chữ quốc ngữ sai vần <br /> mà lại cứ hay nói chuyện chính trị rối rít cả lên".. Đối lập với cách nhìn ấy của Hoàng, tác <br /> giả  đã thể hiện cách nhìn của mình bằng việc cho nhân vật Độ  nhận xét về  Đôi mắt và <br /> con người của Hoàng. Đây là con người chỉ "quen nhìn đời. nhìn người một phía thôi. Anh <br /> trông thấy anh thanh niên đọc thuộc lòng bài "ba giai đoạn", nhưng không trông thấy bó tre  <br /> anh thanh niên vui vẻ vác đi để ngăn quân thù. Việc anh thanh niên đọc thuộc lòng bài báo <br /> như một con vẹt biết nói kia anh cũng chỉ thấy cái ngố bề ngoài của nó mà không thấy cái <br /> nguyên cớ  thật đẹp bên trong. Vẫn giữ  Đôi mắt  ấy để  nhìn đời thì càng đi nhiều, càng <br /> quan sát lắm, ta chỉ càng thêm chua chát và chán nản..." Không cần phân tích nhiều, người <br /> đọc cũng thấy rõ cách nhìn của Nam Cao về người nông dân như  thế  nào. Cách nhìn ấy  <br /> còn được thể hiện  ở  việc miêu tả  sự  chuyển biến trong nhận thức của nhân vật Độ  về <br /> những con người lao động chân đất từ khi anh tham gia cách mạng và kháng chiến. Không <br /> phải trước đây, Độ đã có được cái nhìn đúng đắn về người nông dân. Anh đã thú nhận rất <br /> hồn nhiên và chân thật: trước anh gần như thất vọng vì thấy họ phần đông "dốt nát. nheo  <br /> nhếch, nhát sợ, nhịn nhục một cách đáng thương., vạn kiếp nữa cũng chưa làm được cách <br /> mạng... Phải đến hồi Tổng khởi nghĩa, Độ  mới "ngã ngửa người" nhận ra: "người nông <br /> dân nước mình vẫn có thể làm cách mạng, mà làm hăng hái lắm, tuy bề ngoài chỉ là những <br /> anh "răng đen mắt toét, gọi lựu đạn là "lựu đạn", hát Tiến quân ca như  người buồn ngủ <br /> cáu kỉnh". Sự  chuyển biến này rất tiêu biểu cho sự  giác ngộ  về  vai trò của quần chúng  <br /> cách mạng của phần đông giới trí thức văn nghệ  sĩ yêu nước hồi bấy giờ. Chính vì thế <br /> cách nhìn của Nam Cao về người nông dân có một ý nghĩ hết sức sâu sắc và là một bài  <br /> học lớn. Cần chú ý, tác giả Đôi mắt qua nhân vật Độ, không chỉ thấy mặt mạnh mà còn <br /> thấy cả  mặt yếu của người nông dân. Ông không hề  ca ngợi một chiều. Trong những  <br /> chuyện Hoàng kể về người nông dân, theo Nam Cao cũng chứa một phần sự thật. Ta thấy  <br /> được điều đó bởi Độ phê phán Hoàng là phê phán "thói quen nhìn đời một phía", phía bên <br /> ngoài. Nam Cao hướng bạn đọc đến một cách nhìn khoa học, nghĩa là biết phân biệt bản  <br /> chất với hiện tượng, biết gạt đi cái bên ngoài để nhìn sâu vào "cái nguyên sơ thật đẹp đẽ <br /> bên trong". Ông cũng không hề đơn giản hoá người nông dân mà luôn thấy "họ có nhiều <br /> cái kỳ  lạ  lắm. Người nhà quê dẫu sao thì cũng còn là một bí mật đối với chúng ta" Qua  <br /> nhân vật Độ. Nam Cao thể  hiện cách nhìn của chính mình. Đó là một cái nhìn đây cảm  <br /> thông và trân trọng. Tuy cũng thấy hết các nhược điểm của họ, nhưng không có thái độ dè <br /> bỉu, giễu cợt, xoi mói và đầy định kiến như Hoàng. Qua thực tế nhận thức của bản thân  <br /> mình về  người nông dân, cách nhìn của Nam Cao là một bài học sâu sắc đối với những  <br /> người nghệ sĩ hồi  ấy mới tham gia cách mạng và kháng chiến. Tiếng nói chân thực của <br /> Nam Cao như vang lên  ở  cuối thiên truyện: Hãy sống gần gũi hơn. tìm hiểu kỹ  hơn về <br /> những người nông dân, tự khắc anh sẽ xoá bỏ đi được cách nhìn đầy định kiến và sai lệch  <br /> về họ. Thực ra vấn đề đôi mắt nhìn cuộc đời và nhìn con người thấu vào bản chất của nó  <br /> như  thế, Nam Cao đã trăn trở  day dứt từ trước cách mạng tháng Tám. Trong truyện Lão <br /> Hạc ông viết: ''Chao ôi! Đối với những người quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ,  <br /> thì ta chỉ thấy họ gàn dở  ngu ngốc, bần tiện xấu xa, bỉ  ổi... toàn những cớ  để  cho ta tàn  <br /> nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương, không bao giờ ta thương...".  <br /> Đến thiên truyện này, vấn đề đổi mắt lại được đặt ra. Cách nhìn của Nam Cao không chỉ <br /> là lời tự bạch đầy tâm huyết, quyết rũ bỏ cách nhìn cũ, cách sống cũ, đi sâu vào cuộc sống  <br /> mới để có cách nhìn, cách nghĩ và cách viết mới cho chính minh. Đó còn là một tuyên ngôn  <br /> nghệ thuật của cả một thế hệ nhà văn đi theo cách mạng. Vì nông dân là đội quân chủ lực  <br /> của cuộc kháng chiến, đối tượng chính mà văn nghệ cần phản ánh, cần biểu dương và cổ <br /> vũ.<br /> <br /> Cách nhìn  ấy không chỉ  có ý nghĩa với giới cầm bút, mà còn là bài học sâu sắc về  quan <br /> điểm quần chúng, quan điểm nhân dân rất cần thiết cho tất cả  mọi người. Suy rộng ra  <br /> hơn nữa, vấn đề  "Đôi mắt" mà Nam Cao đặt ra trong thiên truyện của mình còn nói với <br /> độc giả một điều: Cuộc sống luôn luôn đổi thay, vì thế, cách nhìn cuộc đời, cách đánh giá <br /> con người và sự vật. cũng phải luôn luôn đổi mới.<br /> <br /> Nhìn nhận đánh giá một con người, cho dù đó là những con người rất bình thường là một  <br /> việc vô cùng khó khăn, rất nên thận trọng. Trong cuộc đời cầm bút của Nam Cao, dường  <br /> như ông luôn trăn trở, băn khoăn về điều đó. Mỗi thiên truyện của ông đều thể hiện một <br /> cách nhìn và một đề nghị với bạn đọc. Sau cách mạng, Nam Cao mới viết Đôi mắt nhưng <br /> thực ra vấn đề  "đôi mắt" đã được ông đặt ra từ rất lâu trong các tác phẩm viết từ trước  <br /> Cách mạng tháng Tám 1945.<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2