intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Blockchain và ứng dụng trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

11
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của bài viết này là để làm rõ Blockchain là gì, phân tích hoạt động của nó ra sao, ứng dụng Blockchain trong tài chính ngân hàng, thách thức của Blockchain, công nghệ Blockchain tại Việt Nam cuối cùng đưa ra kết luận.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Blockchain và ứng dụng trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng

  1. ICYREB 2021 | Chủ đề 4: Công nghệ tài chính và các chủ đề khác 737 BLOCKCHAIN VÀ ỨNG DỤNG TRONG LĨNH VỰC TÀI CHIÍNH - NGÂN HÀNG Giang Thị Thu Huyền Học viện Ngân hàng Tóm tắt Blockchain là một trong những công nghệ quan trọng trong cách mạng công nghệ lần tư bởi Blockchain cung cấp cho người dùng một hệ thống dữ liệu minh bạch, có thể truy cập, kiểm chứng dễ dàng, giảm chi phí, đảm bảo tính toàn vẹn, hiệu quả cũng như bảo mật. Blockchain có thể ứng dụng mạnh mẽ trong lĩnh vực tài chính ngân hàng và các lĩnh vực khác như y tế, giáo dục, chuỗi cung ứng, bảo hiểm…Tài chính ngân hàng sẽ không phải là ngành duy nhất bị tác động bởi blockchain, nhưng nó hiện đang dẫn đầu trong việc thử nghiệm và triển khai công nghệ này. Mục tiêu của bài báo này là để làm rõ Blockchain là gì, phân tích hoạt động của nó ra sao, ứng dụng Blockchain trong tài chính ngân hàng, thách thức của Blockchain, công nghệ Blockchain tại Việt Nam cuối cùng đưa ra kết luận. Từ khóa: Chuỗi khối, ngân hàng, tài chính, sổ cái phân tán. BLOCKCHAIN AND APPLICATIONS IN FINANCE - BANKING Abstract Blockchain is one of the important technologies in the fourth technological revolution because Blockchain provides users with a transparent, accessible, easily verifiable, reducing costs, ensuring integrity, efficiency as well as security. Blockchain can be strongly applied in banking, finance and other fields such as healthcare, education, supply chain, insurance... Banking and finance will not be the only industry impacted by blockchain, but it is currently leading the field in experimenting and implementing this technology. The goal of this article is to clarify what Blockchain is, how it works, Blockchain applications in banking and finance, Blockchain's challenges, Blockchain technology in Vietnam, and conclusions. Keywords: Blockchain, banking, finance, distributed ledger. 1. Blockchain là gì? Một Blockchain/ Block Chain (chuỗi khối) là một danh sách các bản ghi mở rộng theo thời gian, được gọi là các khối (blocks), các khối này được liên kết và bảo mật với nhau bằng băm mật mã (hash). Mỗi khối thông thường chứa một băm mật mã của khối trước, thời gian và dữ liệu giao dịch. Mỗi khối (block) bao gồm dữ liệu (data), băm (hash) và băm của khối trước khối đó (hash of previous block).
  2. 738 ICYREB 2021 | Chủ đề 4: Công nghệ tài chính và các chủ đề khác - Data: dữ liệu được lưu trữ trong block, nó phụ thuộc vào loại block. Ví dụ: trong Bitcoin thì dữ liệu lưu trữ là thông tin chi tiết về một giao dịch như: người gửi, người nhận và tiền (coin). - Hash (băm): Mỗi block có một hash. Nó giúp cho việc xác thực một block và tất cả các nội dung của block đó. Một hash là duy nhất. Khi một block được tạo ra thì hash bắt đầu được tính toán. Bất kỳ thay đổi nào bên trong block sẽ dẫn đến sự thay đổi của hash. Nói cách khác hash giúp phát hiện thay đổi của block. - Hash of previous block/ previous hash (băm của khối đằng trước): Giúp tạo ra chuỗi các khối (chain of block) và đó chính là công nghệ tạo ra một blockchain. Ta gọi Block số 1 là Genesis block (khối khởi tạo). Theo thiết kế, một Blockchain có khả năng chống lại sự sửa đổi dữ liệu. Đó là một sổ cái mở, phân tán có thể ghi lại các giao dịch giữa hai bên một cách hiệu quả và có thể kiểm chứng được. Để sử dụng như một sổ cái phân tán, một Blockchain thường được quản lý bởi mạng ngang hàng có giao thức đồng thuận giữa các nút và xác thực các khối mới. Dữ liệu trong bất kỳ một khối nào sau khi ghi lại sẽ không thể bị thay đổi nếu không có sự thay đổi của tất cả các khối tiếp theo, nghĩa là đòi hỏi sự đồng thuận của đa số các nút mạng. Một trong những công nghệ Blockchain phổ biến là Bitcoin . Bitcoin cung cấp nền tảng để khai thác, lưu trữ và giao dịch thông qua thuật toán máy tính phức tạp được gắn với mạng phân tán. Blockchains không chỉ có thể được sử dụng cho các giao dịch mà nó có thể được coi là cơ quan đăng ký và kiểm kê cho tất cả các tài sản. 2. Blockchain hoạt động như thế nào? Blockchain là sổ kế toán điện tử ghi lại tất cả các giao dịch theo một hệ thống toán học nhằm ngăn chặn việc can thiệp trái phép, mọi người trong hệ thống đều có thể xem và xác minh tính chính xác của thông tin. Mọi thông tin, mọi giao dịch đều được ghi lại trong các bước còn gọi là Block theo chuỗi thời gian. Blockchain đảm bảo rằng các Block đã ghi rồi thì sẽ không thể giả mạo hay thay đổi bởi bất kì ai dựa vào hash và previous hash, mỗi Block mới xuất hiện thì cả hệ thống sẽ biết được. Tính năng này giúp đảm bảo công bằng và minh bạch cho cả thệ thống. Blockchain lưu trữ dữ liệu trên hệ thống gồm hàng trăm, hàng nghìn thậm chí hàng triệu máy tính phân tán. Điều này có nghĩa là không có máy chủ cũng như chẳng có ai có quyền quản lý và sở hữu hệ thống mà toàn bộ máy tính trên hệ thống có quyền tương đương và giúp vận hành hệ thống. Nếu chỉ có một máy chủ thì chỉ cần tấn công vào máy chủ này là có thể đánh sập toàn bộ hệ thống nhưng với mạng lưới phân tán của Blockchain thì khi một máy bị tấn công thì chỉ máy đó bị ảnh hưởng phần còn lại của hệ thống vẫn được đảm bảo an toàn. Điều này có nghĩa là hệ thống Blockchain an toàn hơn so với các hệ thống lưu trữ thông tin truyền thống. Nếu chỉ dựa vào Hash thì chưa đủ để phòng ngừa gian lận. Các máy tính hiện tại ngày nay có thể rất nhanh chóng tính toán hàng nghìn Hash trong vòng 1 giây. Kẻ xấu có thể gian lận với 1 Block và tính toán lại tất cả các Hash của các Block còn lại để làm cho Blockchain đó là hợp lệ. Để làm giảm gian lận thì Blockchain có cơ chế được gọi là Proof of Work. Đó là
  3. ICYREB 2021 | Chủ đề 4: Công nghệ tài chính và các chủ đề khác 739 cơ chế làm giảm việc tạo ra Block mới. Có thể lấy Bitcoin làm ví dụ, mất chừng 10 phút để tính toán và yêu cầu Proof of Work khi thêm 1 Block mới vào chuỗi. Cơ chế này làm cho việc gian lận khó được thực hiện với Block bởi vì nếu gian lận với một Block thì cần phải tính toán Proof of Work cho tất cả các Block tiếp theo. Ngoài ra, Blockchain có thêm cơ chế để đảm bảo an toàn đó là tính toán phân tán. Thay vì sử dụng việc quản lý tập trung thì Blockchain sử dụng mạng ngang hàng (peer to peer) và bất kì ai đều có thể tham gia vào mạng. Khi một người nào đó tham gia vào mạng thì họ nhận được một bản sao đầy đủ của Blockchain. Các nút mạng có thể sử dụng việc này để kiểm chứng mọi việc vẫn theo thứ tự. Chúng ta sẽ xem điều gì xảy ra nếu một ai đó tạo ra một Block mới. Block mới này được gửi tới mọi người trên mạng ngang hàng. Lúc này mọi nút mạng sẽ kiểm chứng Block vừa được gửi tới để đảm bảo rằng Block đó không có gian lận hay giả mạo. Nếu Block được kiểm chứng là đúng thì tại mỗi nút mạng sẽ thêm Block này vào Blockchain của mình. Nghĩa là tất cả các nút đồng ý rằng Block mới thêm là hợp lệ và cùng đồng thuận (consensus). Trong trường hợp ngược lại thì các nút là không đồng thuận, Block gian lận/ giả mạo sẽ bị loại bỏ bởi các nút khác trong mạng. Vì vậy, để gian lận 1 Block được thành công thì cần gian lận với tất cả các Block trong chuỗi Blockchain, làm lại việc proof of work với từng Block và có sự đồng thuận của các nút mạng trong mạng ngang hàng. Chỉ khi đó thì Block gian lận mới được chấp thuận. Tuy nhiên, điều này rất khó thực hiện bởi Blockchain thì không ngừng phát triển. Kiến trúc Blockchain sau đây sẽ cho ta thấy rõ hơn hoạt động của Blockchain Hình 1. Kiến trúc Blockchain Nguồn: Simanta Shekhar Sarmah (2018)
  4. 740 ICYREB 2021 | Chủ đề 4: Công nghệ tài chính và các chủ đề khác Kiến trúc Blockchain có thể được chia thành ba lớp: + Lớp ứng dụng là lớp trên cùng, chứa phần mềm ứng dụng của Blockchain. Lớp ứng dụng cung cấp giao diện cho người dùng có thể theo dõi các giao dịch của họ.Ví dụ: phần mềm ví Bitcoin tạo và lưu trữ các khóa riêng tư và công khai cho phép người dùng kiểm soát số bitcoin. + Sổ cái phân tán là lớp trung gian. Trong lớp này, các giao dịch có thể được nhóm thành các khối được liên kết mật mã với nhau. Giao dịch có thể trao đổi mã thông báo giữa hai bên tham gia và mọi giao dịch đều trải qua quá trình xác thực trước khi được coi là giao dịch hợp pháp. + Mạng ngang hàng là lớp dưới cùng nơi các node đóng các vai trò khác nhau và các thông điệp khác nhau được trao đổi tới Sổ cái phân tán. 3. Ứng dụng của Blockchain Blockchain có rất nhiều tiềm năng ứng dụng, và dưới đây là một số ứng dụng của nó. 3.1. Hiểu khách hàng (Know Your Customer KYC) Quy trình KYC với thông tin khách hàng và các quy định hiện hành liên tục phát sinh theo thời gian, điều này làm cho quá trình cập nhật hồ sơ và tài liệu liên quan khá khó khăn. Thực hiện KYC lặp đi lặp lại có thể gây lãng phí thời gian, tiền bạc và làm khách hàng không thoải mái. Hơn nữa, khách hàng thường được yêu cầu cung cấp một loạt tài liệu mỗi khi họ được một tổ chức tài chính yêu cầu. Để giảm bớt công việc này, cơ quan có thẩm quyền có thể duy trì tài liệu về khách hàng một cách tập trung (ví dụ: cơ quan quản lý hoặc tổ chức nhà nước). Tuy nhiên, đây là một giải pháp dễ bị tấn công mạng. Các giải pháp chuỗi khối có thể giảm bớt thách thức được liệt kê ở trên, thông qua việc phân cấp và bảo mật quy trình KYC. Đặc biệt, bằng cách lưu giữ dữ liệu khách hàng trong một sổ cái phân tán, những người tham gia chuỗi khối sẽ có thể cập nhật thông tin khách hàng khi cần, đồng thời có thể truy cập vào hình ảnh cập nhật về hồ sơ của khách hàng. Trong bối cảnh này, các giải pháp blockchain cung cấp một số những lợi thế đáng kể, chẳng hạn như: + Phi tập trung (Decentralization): Hồ sơ khách hàng được lưu trữ theo kiểu phi tập trung giúp giảm nguy cơ tấn công mạng, tăng cường bảo mật, bảo vệ dữ liệu và còn tăng tính nhất quán thông tin so với lưu trữ tập trung. + Kiểm soát quyền riêng tư: Thông tin của khách hàng không còn được xử lý bởi một bên thứ ba thay vào đó, nó được xử lý bởi các ứng dụng phi tập trung như hợp đồng thông minh. Các hợp đồng sau này xử lý dữ liệu của khách hàng thay mặt cho toàn bộ hệ sinh thái tài chính. Hơn nữa, việc truy cập thông tin khách hàng cho các mục đích KYC (hoặc mục đích khác) chỉ có thể xảy ra khi có sự đồng ý của khách hàng, điều này tạo cơ sở vững chắc cho việc kiểm soát quyền riêng tư. + Tính bất biến: Sau khi được ghi lại trong chuỗi khối, thông tin khách hàng sẽ tồn tại mãi mãi và không thể thay đổi. Điều này cho phép theo dõi chính xác thông tin khách hàng mọi lúc và dựa trên thông tin có sẵn cho tất cả các tổ chức tài chính tham gia vào blockchain.
  5. ICYREB 2021 | Chủ đề 4: Công nghệ tài chính và các chủ đề khác 741 Tuy nhiên, có thể xóa thông tin khách hàng khi khách hàng bị đóng tài khoản, trong trường hợp đó, khách hàng có quyền được hưởng “quyền được quên” một trong những nguyên tắc cốt lõi của GDPR (General Data Protection Regulation - Quy định chung về bảo vệ dữ liệu). 3.2. Đánh giá rủi ro tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ Ngày nay, hầu hết các ngân hàng đều coi doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) là khách hàng có rủi ro cao, khiến việc cho doanh nghiệp vừa và nhỏ vay càng trở nên khó khăn hơn. Trong bối cảnh này, các ngân hàng yêu cầu các phương pháp tiếp cận để chấm điểm tín dụng các doanh nghiệp vừa và nhỏ, ngoài việc sử dụng dữ liệu tài chính và kế toán thông thường còn có khả năng tận dụng lượng lớn dữ liệu thay thế (ví dụ: dữ liệu từ mạng xã hội, tin tức và các nguồn internet khác). Những cách tiếp cận như vậy có thể thúc đẩy khả năng chia sẻ dữ liệu giữa các ngân hàng và các tổ chức khác. Công nghệ chuỗi khối cho phép chia sẻ an toàn thông tin chấm điểm tín dụng từ nhiều bên (ví dụ: ngân hàng và tổ chức đánh giá rủi ro tín dụng). Mỗi tổ chức tham gia đóng góp thông tin có thể được sử dụng để đánh giá độ tin cậy của doanh nghiệp vừa và nhỏ, điều kiện thuận lợi cho các quyết định cho vay. Hơn nữa, việc chấm điểm rủi ro tín dụng được thực hiện mà không để lộ dữ liệu nhạy cảm. Giá trị của blockchain sẽ tăng lên cùng với số lượng người tham gia và dựa trên khối lượng và giá trị thông tin mà họ đóng góp. Càng nhiều ngân hàng hợp tác như một phần của chuỗi khối như vậy, thì các đánh giá rủi ro tín dụng càng chính xác. Theo Ariana Polyviou (2019) đã có những công ty khởi nghiệp cung cấp các giải pháp dựa trên blockchain để chấm điểm tín dụng. Một ví dụ là Bloom, cung cấp tính năng chấm điểm tín dụng phi tập trung dựa trên Ethereum và IPFS (Inter Planetary File System). Tương tự như vậy, PayPie cung cấp dịch vụ đánh giá rủi ro tín dụng dựa trên kế toán blockchain, cho phép đánh giá rủi ro tín dụng tin cậy và minh bạch. 3.3. Hợp đồng thông minh (Smart contracts) Hợp đồng thông minh là một giao thức đặc biệt nhằm xác minh, kiểm chứng, thực hiện đàm phán hoặc thực hiện hợp đồng. Hợp đồng thông minh cho phép thực hiện các giao dịch đáng tin cậy mà không có bên thứ ba. Các giao dịch này có thể theo dõi và không thể đảo ngược. Hợp đồng thông minh chứa tất cả thông tin về các điều khoản hợp đồng và thực hiện tất cả các hành động dự kiến một cách tự động. Hợp đồng thông minh có thể được lưu trữ trên Blockchain. Lúc đầu, các tài sản và các điều khoản hợp đồng được mã hóa và đưa vào Block của một Blockchain. Hợp đồng này được phân phối và sao chép nhiều lần giữa các nút của nền tảng Blockchain. Sau khi kích hoạt, hợp đồng được thực hiện theo các điều khoản hợp đồng đã kí. Chương trình kiểm tra việc thực hiện các cam kết tự động. Đặc trưng của Blockchain trong hợp đồng thông minh là loại bỏ sự tham gia bên thứ ba và tăng cường an ninh, giảm giả mạo hoặc thay đổi trái phép. 3.4. Các nền tảng giao dịch (Trading Platforms) Một ngân hàng có thể thiết lập một nền tảng giao dịch dựa trên Blockchain. Công nghệ Blockchain cung cấp một môi trường tiềm năng để trao đổi tài sản. Như đã thảo luận,
  6. 742 ICYREB 2021 | Chủ đề 4: Công nghệ tài chính và các chủ đề khác Blockchain có thể loại bỏ mối đe dọa hoặc nguy cơ gian lận và điều này cũng có thể áp dụng cho giao dịch. Hơn nữa, Blockchain cũng sẽ giải quyết các vấn đề như rủi ro hoạt động và chi phí hành chính vì nó có thể được làm minh bạch. Việc truy xuất nguồn gốc và lịch sử hồ sơ có thể tồn tại trên mỗi tài sản/ mặt hàng có giá trị được giao dịch sẽ đảm bảo và xác thực tất cả các cách thức thông qua chuỗi cung ứng. Barclays thực hiện các giao dịch ngoại thương sử dụng công nghệ Blockchain. Ngân hàng đã giảm thời gian xử lý từ 7 – 10 ngày xuống dưới 4 giờ. Tại Việt Nam, ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã trở thành ngân hàng Việt Nam đầu tiên ứng dụng thành công công nghệ blockchain trong giao dịch phát hành thư tín dụng tới một ngân hàng thông báo ngoài hệ thống với việc phát hành thành công thư tín dụng (LC) xác nhận liên ngân hàng trên mạng lưới Contour cho một đơn hàng xuất nhập khẩu. Đây là giao dịch tài trợ thương mại sử dụng công nghệ blockchain đầu tiên tại Việt Nam được thực hiện qua các ngân hàng ngoài hệ thống. Trên thực tế, khi một mặt hàng có giá trị cao được tạo ra lần đầu tiên, một mã thông báo kỹ thuật số tương ứng được phát hành bởi một cơ quan có thẩm quyền nhằm xác nhận điểm xuất xứ của sản phẩm. Sau đó, mỗi khi sản phẩm được mua và bán thì mã thông báo kỹ thuật số được di chuyển để tạo ra một chuỗi quyền sở hữu thực tế. Mã kỹ thuật số hoạt động như một "giấy chứng nhận tính xác thực" ảo mà sẽ có lợi thế là nó khó lấy cắp hoặc giả mạo hơn là một mảnh giấy. Khi nhận được mã số kỹ thuật số, người nhận cuối cùng của sản phẩm đó sẽ có thể xác minh nguồn gốc sản phẩm. Tương tự, tính bất biến và tính duy nhất của kỹ thuật số vốn có trong Blockchain có khả năng cung cấp chuyển giao giá trị an toàn và đưa ra giải pháp cho vấn đề chứng thực tài chính. Thách thức của việc duy trì sự riêng tư của dữ liệu giữa các đối tác với các giao dịch thương mại cũng được khắc phục bằng cách sử dụng công nghệ Blockchain, trong đó mã thông báo dưới dạng mật mã được sử dụng để bảo vệ dữ liệu thương mại với các bên chỉ được phép truy cập thông tin được cấp phép với khoá an toàn. Điều này sẽ cho phép giữ bí mật của giao dịch, đặc biệt là giao dịch tài chính. 3.5. Thanh toán (Payments) Blockchain có thể được sử dụng như là cách khác để trả tiền cho nhau, không phụ thuộc vào SWIFT và các chương trình thanh toán khác. Hệ thống thanh toán hiện tại luôn phải thông qua các ngân hàng và ngân hàng trung ương và đang chịu rất nhiều áp lực trước yêu cầu hiện đại hóa và giải quyết các vấn đề an toàn và an ninh. Ngoài việc tăng tốc độ chuyển tiền, Blockchain cũng có thể giúp các ngân hàng hoạt động liên tục, 24 giờ trong ngày, nhanh hơn và dễ dàng hơn thanh toán. Blockchain có thể được các ngân hàng sử dụng cho cách tiếp cận nguồn mở để thanh toán thay thế cho nhiều trung gian phổ biến trong thanh toán, qua đó tiết kiệm cho các tổ chức đối tác và khách hàng. Do đó Blockchain có thể được sử dụng để thanh toán theo thời gian thực trên toàn cầu, minh bạch, giảm gian lận cũng như chi phí hợp lý. Vấn đề với công nghệ Blockchain tại thời điểm này là kết nối với các hệ thống khác, giao thức giữa các sổ cái sẽ phải được phát triển, thử nghiệm và đưa vào sử dụng như thế nào và thời gian bao lâu cũng như khả năng mở rộng. Ví dụ như các loại tiền điện tử như bitcoin và ether được xây dựng trên các blockchain công khai (tương ứng là Bitcoin và
  7. ICYREB 2021 | Chủ đề 4: Công nghệ tài chính và các chủ đề khác 743 Ethereum) mà bất kỳ ai cũng có thể sử dụng để gửi và nhận tiền. Bằng cách này, blockchain xác minh các giao dịch và cung cấp cho mọi người trên toàn thế giới quyền truy cập vào các khoản thanh toán nhanh, rẻ và không biên giới. Trên thực tế, mạng Ethereum đã trở thành mạng đầu tiên thanh toán một nghìn đô la trong các giao dịch trong năm 2020. 4. Thách thức Blockchain có thể giải quyết một số vấn đề ngành ngân hàng đang phải đối mặt, tuy nhiên, vẫn còn một số thách thức khi Blockchain được triển khai. Liệu rằng Blockchain có đủ tin cậy, có đảm bảo tính riêng tư hay không? Với một hệ thống sổ cái mở thì sẽ khó để đảm bảo sự riêng tư của dữ liệu khách hàng cho dù điều này có thể được giảm bớt bằng cách sử dụng các Blockchain riêng hoặc mã hóa. Bên cạnh đó, người dùng vẫn phải bận tâm về an ninh không gian mạng khi họ ủy thác dữ liệu cá nhân của mình cho một giải pháp Blockchain nào đó. Ngoài ra, câu hỏi về cách thức mà các giải pháp Blockchain có thể tích hợp với các hệ thống thanh toán của ngân hàng hiện tại (đặc biệt là trong hệ thống độc quyền). Để thực hiện chuyển đổi, cần phải có sự hợp tác và nhất trí giữa các bên liên quan và sẽ mất thời gian. Blockchain cũng phải đối mặt với quy định rất khác nhau của các tổ chức tài chính cũng như việc các quy định hoàn toàn có thể thay đổi theo thời gian. Hiện tại chưa có tiêu chuẩn hay tổ chức chịu trách nhiệm giám sát và điều chỉnh các giao thức Blockchain. Các tổ chức cần có thời gian để xây dựng các quy định được quốc tế chấp thuận. Cuối cùng, nếu áp dụng Blockchain thì cũng phải đặt ra thách thức về khả năng mở rộng, tốc độ giao dịch, quá trình xác minh và giới hạn dữ liệu trong việc áp dụng rộng rãi Bockchain. Chris Mager của BNY Mellon cho rằng có thể mất từ 7 đến 10 năm để phát triển một hệ thống thanh toán dựa trên Blockchain cho thanh toán thương mại, thanh toán liên ngân hàng… 5. Công nghệ Blockchain tại Việt Nam Việc phát triển các ứng dụng trên công nghệ Blockchain được Đảng và Nhà nước ta khuyến khích. Thủ tướng đã có Quyết định 2117/QĐ-TTg ngày 16-12-2020 ban hành danh mục công nghệ ưu tiên nghiên cứu, phát triển và ứng dụng để chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, trong đó có công nghệ chuỗi khối (Blockchain). Sau đó, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 942/QĐ-TTg phê duyệt chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Thủ tướng giao Ngân hàng Nhà nước chủ trì để nghiên cứu, xây dựng và thí điểm sử dụng tiền ảo dựa trên công nghệ chuỗi khối (blockchain). Thời gian để Ngân hàng Nhà nước thực hiện là từ 2021-2023. Mặt khác, Công nghệ blockchain đang được nhiều ngân hàng Việt Nam tích cực áp dụng và xem là nền tảng cho chuyển đổi số khi làn sóng cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ. Blockchain giúp cho các giao dịch ngân hàng được hiệu quả hơn bằng cách loại bỏ các quy trình thủ công trên giấy, thay vào đó là các quy trình tự động và được sắp xếp hợp lý. Với những tính năng đột phá, công nghệ Blockchain đã và đang được ứng dụng nhằm thúc đẩy thương mại tăng trưởng bền vững, nâng cao tính minh bạch, loại bỏ sự can thiệp của trung gian, số hóa chứng từ, giảm chi phí giấy tờ và thời gian giao dịch, Blockchain còn là
  8. 744 ICYREB 2021 | Chủ đề 4: Công nghệ tài chính và các chủ đề khác giải pháp hữu hiệu cho các ngân hàng để đổi mới các sản phẩm dịch vụ, mang lại trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng của mình và là nền tảng để nâng cao tính cạnh tranh. Nhiều ngân hàng của Việt Nam thời gian qua đã thử nghiệm, áp dụng thành công mô hình, công nghệ Blockchain như: BIDV, Vietcombank, MBbank, HDBank, HSBC, VietinBank, VIB, TPBank … Kết quả bước đầu thu được đáng khích lệ. BIDV, HDBank, Vietinbank, MBBank, Vietcombank chính thức công bố giao dịch phát hành và thông báo L/C trên nền tảng Blockchain vào năm 2020. Điều này không chỉ đảm bảo tính toàn vẹn, minh bạch thông tin giữa các bên liên quan, mà còn cải thiện rõ rệt thời gian xử lý thủ tục mở LC từ 5 ngày xuống còn chưa đầy 12 giờ) và tiết kiệm chi phí cho toàn bộ chu trình. TPBank là ngân hàng ứng dụng chuyển tiền quốc tế bằng công nghệ Blockchain dựa trên mạng lưới RippleNet. Vietcombank áp dụng công nghệ blockchain với việc ra mắt thành công VCB Rewards trên Ngân hàng số VCB Digibank. Khách hàng chỉ cần đăng ký sử dụng dịch vụ Ngân hàng số VCB Digibank có thể dễ dàng trải nghiệm VCB Rewards. Chương trình VCB Rewards tự động áp dụng với các khách hàng cá nhân hiện hữu đang sử dụng dịch vụ ngân hàng số. Toàn bộ quá trình tích điểm và đổi quà được lưu trữ, cập nhật tự động trên VCB Digibank, khách hàng có thể tra cứu lịch sử tích điểm và đổi quà của mình bất cứ lúc nào. Trên thực tế, công nghệ blockchain còn có thể được ứng dụng ở nhiều lĩnh vực khác như trong giao dịch thanh toán bù trừ, bảo lãnh, cho vay, huy động vốn cộng đồng, trong lĩnh vực chứng khoán (như đăng ký chứng khoán, trong các hoạt động giao dịch…), trong các hoạt động thu thuế, kiểm toán…”, ông Cấn Văn Lực nói tại hội thảo “Công nghệ WBF 2019 tại Việt Nam” do Diễn đàn Blockchain thế giới (WBF) phối hợp với Quỹ OriusCapital tổ chức tại TP.HCM. Ngoài ra, hiện nay có rất nhiều tổ chức, doanh nghiệp quan tâm và đầu tư vào công nghệ Blockchain. Trong tương lai công nghệ Blockchain sẽ còn phát triển hơn nữa. Như vậy, công nghệ blockchain mở ra một tiềm năng rất lớn trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng và trong xu thế phát triển đó, các ngân hàng Việt Nam không chỉ khẳng định sự chủ động phát triển, tăng nguồn thu và lợi nhuận, góp phần đóng góp thế mạnh là hạt nhân của kinh tế, tạo đà tăng trưởng, phát triển cho đất nước. 6. Phần kết luận Công nghệ Blockchain mang lại nhiều lợi ích: KYC ứng dụng blockchain tiết kiệm thời gian, tài nguyên; Hợp đồng thông minh có thể tự động xử lý toàn bộ công việc, bảo vệ các bên tham gia trong hợp đồng; giao dịch thực hiện nhanh hơn, thậm chí trong vài phút thay vì vài ngày, phí giao dịch thấp, minh bạch, an toàn, hiệu quả;…Ước tính rằng các công nghệ Blockchain có thể làm giảm chi phí cơ sở hạ tầng của ngân hàng khoảng 15-20 tỷ đô la một năm vào năm 2022 - như tuyên bố trong "FinTech 2.0 Paper" của Santander InnoVentures. Bloclchain cũng đặt ra thách thức đòi hỏi tất cả các bên liên quan sẽ phải tham gia hợp tác vào sự phát triển trong lĩnh vực này, "sẽ cần phải có một tập thể chung" giữa các ngân hàng, nhà quản lý và các công ty công nghệ, tài chính. Bên cạnh đó, thách thức về sự riêng tư, bảo mật, khả năng mở rộng…cũng là những vấn đề cần xem xét. Blockchain có thể là giải pháp công nghệ tiềm năng tuy nhiên nó còn cần phải tiếp tục được hoàn thiện để phát triển.
  9. ICYREB 2021 | Chủ đề 4: Công nghệ tài chính và các chủ đề khác 745 Tài liệu tham khảo Ariana Polyviou (2019) Blockchain Technology: Financial Sector Applications Beyond Cryptocurrencies, MDPI – Basel – Switzerland. Heba Abdel Monem (2019), Using Blockchain in Financial Services, Arab Monetary Fund. Luc Severeijns (2017), What is blockchain? How is it going to affect Business? Vrije Universiteit Amsterdam. Manav Gupta (2017), Blockchain for dummies, IBM Limited Edition, Published by John Wiley & Sons, Inc. Simanta Shekhar Sarmah (2018), Understanding Blockchain Technology, Computer Science and Engineering, Published by Scientific & Academic Publishing. Valentina Gatteschi et. al (2018), Blockchain and Smart Contracts: Is the Technology Mature Enough?
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2