<br />
<br />
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP <br />
<br />
Công nghệ Blockchain và lĩnh vực ngân hàng<br />
Giang Thị Thu Huyền<br />
Ngày nhận: 08/05/2018 <br />
<br />
Ngày nhận bản sửa: 06/06/2018 <br />
<br />
Ngày duyệt đăng: 18/06/2018<br />
<br />
Blockchain là một trong những công nghệ quan trọng trong cách<br />
mạng công nghệ lần thứ tư, nó cung cấp cho người dùng một hệ<br />
thống dữ liệu minh bạch, có thể truy cập, kiểm chứng dễ dàng,<br />
loại bỏ các chi phí không cần thiết, duy trì tính toàn vẹn, hiệu quả<br />
cũng như nâng cao mức độ tin tưởng và bảo mật. Sự xuất hiện của<br />
Blockchain đã mang đến nhiều tiện ích và tăng cường tính bảo mật<br />
cho ngân hàng. Công nghệ Blockchain vẫn đang trong giai đoạn<br />
sáng tạo phát triển, có nghĩa là phạm vi ứng dụng của Blockchain có<br />
thể chưa được khám phá đầy đủ. Mục tiêu của bài báo này là để làm<br />
rõ Blockchain là gì, phân tích hoạt động của nó, thảo luận về một số<br />
trường hợp sử dụng trong ngành ngân hàng, những thách thức của<br />
nó, cũng như đưa ra kết luận.<br />
Từ khóa: blockchain; bitcoin; hợp đồng thông minh; lĩnh vực ngân<br />
hàng<br />
<br />
1. Khái niệm Blockchain và phương thức<br />
hoạt động<br />
<br />
dụng như một sổ cái phân tán, một Blockchain<br />
thường được quản lý bởi mạng ngang hàng có<br />
giao thức đồng thuận giao tiếp giữa các nút và<br />
xác thực các khối mới. Dữ liệu trong bất kỳ một<br />
khối nào sau khi ghi lại sẽ không thể bị thay đổi<br />
nếu không có sự thay đổi của tất cả các khối<br />
tiếp theo, nghĩa là đòi hỏi sự đồng thuận của đa<br />
số các nút mạng.<br />
<br />
Khái niệm Blockchain<br />
lockchain/ Block Chain (chuỗi<br />
khối) là một danh sách các bản<br />
ghi mở rộng theo thời gian, được<br />
gọi là các khối (blocks), các khối<br />
này được liên kết và bảo mật với<br />
nhau bằng băm (hash) mật mã. Mỗi khối thông<br />
thường chứa một băm mật mã của khối trước,<br />
thời gian và dữ liệu giao dịch. Theo thiết kế,<br />
một Blockchain có khả năng chống lại sự sửa<br />
đổi dữ liệu. Đó là «một sổ cái mở, phân tán có<br />
thể ghi lại các giao dịch giữa hai bên một cách<br />
hiệu quả và có thể kiểm chứng được”. Để sử<br />
© Học viện Ngân hàng<br />
ISSN 1859 - 011X<br />
<br />
Phương thức hoạt động của Blockchain<br />
Mỗi khối (block) bao gồm dữ liệu (data), băm<br />
(hash) và băm của khối trước khối đó (hash of<br />
previous block).<br />
+ Data: dữ liệu được lưu trữ trong block, nó<br />
phụ thuộc vào loại block. Ví dụ: trong Bitcoin<br />
thì dữ liệu lưu trữ là thông tin chi tiết về một<br />
<br />
32<br />
<br />
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng<br />
Số 193- Tháng 6. 2018<br />
<br />
<br />
<br />
giao dịch như: người gửi, người nhận và tiền<br />
(coin).<br />
+ Hash (băm): Mỗi block có một hash. Bạn có<br />
thể so sánh hash như vân tay. Nó giúp cho việc<br />
xác thực một block và tất cả các nội dung của<br />
block đó. Một hash là duy nhất cũng như vân<br />
tay của chúng ta vậy. Khi một block được tạo ra<br />
thì hash bắt đầu được tính toán. Bất kỳ thay đổi<br />
nào bên trong block sẽ dẫn đến sự thay đổi của<br />
hash. Nói cách khác, hash giúp phát hiện thay<br />
đổi của block.<br />
+ Hash of previous block (băm của khối đằng<br />
trước): Giúp tạo ra chuỗi các khối (chain of<br />
block) và đó chính là công nghệ tạo ra một<br />
blockchain. Ví dụ: Giả sử có 3 khối như Hình 1.<br />
Hình 1. Chuỗi các Block mà Blockchain lưu<br />
trữ<br />
<br />
Nguồn: Manav Gupta, 2017<br />
<br />
Ta thấy Hash of previous block của Block số 3<br />
chỉ tới Hash của Block số 2, Hash of previous<br />
block của Block số 2 chỉ tới Hash của Block<br />
số 1, Hash of previous block của Block số 1 là<br />
đặc biệt vì nó không chỉ tới Block nào. Ta gọi<br />
Block số 1 là Genesis block (khối khởi tạo).<br />
Giả sử có gian lận ở Block số 2. Điều này dẫn<br />
đến Hash của Block số 2 bị thay đổi, giả sử là<br />
H62Y thay cho 6BQ1 như ban đầu. Hash of<br />
previous block của Block số 3 vẫn là 6BQ1,<br />
điều này làm cho Block số 3 có Hash of<br />
previous block không còn hợp lệ. Như vậy, chỉ<br />
cần thay đổi một Block sẽ làm cho tất cả các<br />
Block tiếp sau đó không còn hợp lệ như Hình 2.<br />
Tuy nhiên nếu chỉ dựa vào Hash thì chưa đủ để<br />
phòng ngừa gian lận. Các máy tính ngày nay<br />
có thể rất nhanh chóng tính toán hàng nghìn<br />
Hash trong vòng 1 giây. Kẻ xấu có thể gian lận<br />
với 1 Block và tính toán lại tất cả các Hash của<br />
các Block còn lại để làm cho Blockchain đó là<br />
<br />
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng<br />
<br />
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP<br />
<br />
hợp lệ. Để làm giảm gian lận thì Blockchain<br />
có cơ chế được gọi là Proof of work. Đó là cơ<br />
chế làm giảm việc tạo ra Block mới. Có thể lấy<br />
Bitcoin làm ví dụ, mất chừng 10 phút để tính<br />
toán và yêu cầu Proof of work khi thêm 1 Block<br />
mới vào chuỗi. Cơ chế này làm cho việc gian<br />
lận khó được thực hiện với Block bởi vì nếu<br />
gian lận với một Block thì cần phải tính toán<br />
Proof of work cho tất cả các Block tiếp theo.<br />
Ngoài ra, Blockchain có thêm cơ chế để đảm<br />
bảo an toàn, đó là tính toán phân tán. Thay vì<br />
sử dụng việc quản lý tập trung thì Blockchain<br />
sử dụng mạng ngang hàng (peer to peer) và<br />
bất kì ai đều có thể tham gia vào mạng. Khi<br />
một người nào đó tham gia vào mạng thì họ<br />
nhận được một bản sao đầy đủ của Blockchain.<br />
Các nút mạng có thể sử dụng việc này để kiểm<br />
chứng mọi việc vẫn theo thứ tự. Chúng ta sẽ<br />
xem điều gì xảy ra nếu một ai đó tạo ra một<br />
Block mới. Block mới này được gửi tới mọi<br />
người trên mạng ngang hàng. Lúc này mọi nút<br />
mạng sẽ kiểm chứng Block vừa được gửi tới<br />
để đảm bảo rằng Block đó không có gian lận<br />
hay giả mạo. Nếu Block được kiểm chứng là<br />
đúng thì tại mỗi nút mạng sẽ thêm Block này<br />
vào Blockchain của mình. Nghĩa là tất cả các<br />
nút đồng ý rằng Block mới thêm là hợp lệ và<br />
cùng đồng thuận (consensus). Trong trường<br />
hợp ngược lại thì các nút là không đồng thuận,<br />
Block gian lận/ giả mạo sẽ bị loại bỏ bởi các<br />
nút khác trong mạng.<br />
Hình 2. Chuỗi các Block mà Blockchain lưu<br />
trữ khi có gian lận<br />
<br />
Nguồn: Manav Gupta, 2017<br />
<br />
Vì vậy, để gian lận 1 Block được thành công<br />
thì bạn cần gian lận với tất cả các Block trong<br />
chuỗi Blockchain, làm lại Proof of work<br />
<br />
Số 193- Tháng 6. 2018<br />
<br />
33<br />
<br />
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP <br />
<br />
với từng Block và có sự đồng thuận của các<br />
nút mạng trong mạng ngang hàng. Chỉ khi<br />
đó thì Block gian lận mới được chấp thuận.<br />
Tuy nhiên, điều này rất khó thực hiện bởi<br />
Blockchain thì không ngừng phát triển.<br />
Có thể hiểu Blockchain là sổ kế toán điện tử<br />
ghi lại tất cả các giao dịch theo một hệ thống<br />
toán học nhằm ngăn chặn việc can thiệp trái<br />
phép. Công nghệ Blockchain giúp tạo ra một<br />
hệ thống mà mọi giao dịch đều được ghi lại<br />
và mọi người trong hệ thống đều có thể xem<br />
và xác minh tính chính xác của thông tin. Mọi<br />
thông tin, mọi giao dịch đều được ghi lại trong<br />
các bước còn gọi là Block theo chuỗi thời gian.<br />
Blockchain đảm bảo rằng các Block đã ghi rồi<br />
thì sẽ không thể giả mạo hay thay đổi bởi bất<br />
kì ai, mỗi Block mới xuất hiện thì cả hệ thống<br />
sẽ biết được. Tính năng này giúp đảm bảo công<br />
bằng và minh bạch cho cả hệ thống. Blockchain<br />
lưu trữ dữ liệu trên hệ thống gồm hàng trăm,<br />
hàng nghìn thậm chí hàng triệu máy tính phân<br />
tán. Điều này có nghĩa là không có máy chủ<br />
cũng như không ai có quyền quản lý và sở hữu<br />
hệ thống mà toàn bộ máy tính trên hệ thống có<br />
quyền tương đương và giúp vận hành hệ thống.<br />
Nếu chỉ có một máy chủ thì chỉ cần tấn công<br />
vào máy chủ này là có thể đánh sập toàn bộ<br />
hệ thống, nhưng với mạng lưới phân tán của<br />
Blockchain, khi một máy bị tấn công thì chỉ<br />
máy đó bị ảnh hưởng, phần còn lại của hệ thống<br />
vẫn được đảm bảo an toàn. Điều này có nghĩa là<br />
hệ thống Blockchain an toàn hơn so với các hệ<br />
thống lưu trữ thông tin truyền thống.<br />
Đồng tiền điện tử Bitcoin sử dụng công nghệ<br />
Blockchain. Khác với các loại tiền truyền<br />
thống, Bitcoin không cần ngân hàng hay trung<br />
gian tài chính, thay vào đó mọi giao dịch của<br />
Bitcoin sẽ được xác minh trên toàn hệ thống<br />
và tránh nguy cơ lừa đảo vì mọi giao dịch đều<br />
được xác minh từ nhiều nguồn. Tuy nhiên<br />
Bitcoin chưa được công nhận ở nhiều quốc gia<br />
trong đó có Việt Nam và nó còn phụ thuộc vào<br />
tâm lý người đầu tư. Tiền ảo chỉ là một hình<br />
thức của Blockchain và nếu nhìn rộng ra thì<br />
Bockchain có nhiều tiềm năng hơn rất nhiều.<br />
2. Ứng dụng và thách thức của Blockchain<br />
trong ngành Ngân hàng<br />
<br />
34 Số 193- Tháng 6. 2018<br />
<br />
Các ngân hàng trên toàn cầu đã và đang đẩy<br />
mạnh phát triển các hệ thống thanh toán kỹ<br />
thuật số để đảm bảo cho các giao dịch tài chính<br />
được an toàn. Nếu giải pháp sử dụng công nghệ<br />
Blockchain được áp dụng trong các hệ thống<br />
này thì các ngân hàng có thể tiết kiệm hàng tỷ<br />
USD chi phí và ngăn chặn được các hành vi<br />
gian lận. Ngân hàng Hoàng gia Canada (RBC)<br />
đang thử nghiệm dùng Blockchain cho các<br />
khoản thanh toán giữa các chi nhánh ở Mỹ và<br />
Canada. CNBC đưa tin Hãng IBM đang xây<br />
dựng công nghệ Blockchain dành riêng cho 07<br />
ngân hàng lớn nhất châu Âu (gồm Deutsche<br />
Bank, HSBC, KBC, Natixis, Rabobank, Societe<br />
Generale và Unicredit) để tăng hiệu quả giao<br />
thương quốc tế cho các doanh nghiệp nhỏ và<br />
vừa. Ngân hàng Wells Fargo và Commonwealth<br />
Bank of Australia cũng từng dùng Blockchain<br />
để xử lý và thực hiện các chuyến xuất khẩu<br />
cotton từ Mỹ sang Trung Quốc…<br />
Công nghệ Blockchain đang nổi lên như là cách<br />
thức để cho phép các tổ chức thực hiện và xác<br />
minh các giao dịch tài chính trên mạng ngay<br />
lập tức mà không cần xác thực tập trung. Theo<br />
cách thức truyền thống thì các giao dịch và<br />
thanh toán trong ngân hàng dựa vào xác thực<br />
tập trung hoặc thông qua trung gian để tạo ra/<br />
cho phép thanh toán. Blockchain cho phép một<br />
mạng lưới các máy tính phân tán có thể đạt<br />
được sự đồng thuận mà không cần thông qua<br />
trung gian.<br />
2.1. Khả năng ứng dụng Blockchain trong<br />
ngành ngân hàng<br />
- Hợp đồng thông minh (Smart contracts)<br />
là một giao thức đặc biệt nhằm xác minh, kiểm<br />
chứng, thực hiện đàm phán hoặc thực hiện hợp<br />
đồng. Hợp đồng thông minh cho phép thực hiện<br />
các giao dịch đáng tin cậy mà không có bên thứ<br />
ba. Các giao dịch này có thể theo dõi và không<br />
thể đảo ngược. Hợp đồng thông minh chứa tất<br />
cả thông tin về các điều khoản hợp đồng và<br />
thực hiện tất cả các hành động dự kiến một cách<br />
tự động.<br />
Hợp đồng thông minh có thể được lưu trữ trên<br />
một Blockchain. Lúc đầu, các tài sản và các<br />
điều khoản hợp đồng được mã hóa và đưa vào<br />
<br />
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng<br />
<br />
<br />
<br />
Block của một Blockchain. Hợp đồng này được<br />
phân phối và sao chép nhiều lần giữa các nút<br />
của nền tảng Blockchain. Sau khi kích hoạt,<br />
hợp đồng được thực hiện theo các điều khoản<br />
hợp đồng đã kí. Chương trình kiểm tra việc<br />
thực hiện các cam kết tự động. Hai đặc trưng<br />
của Blockchain trong hợp đồng thông minh là<br />
loại bỏ sự tham gia bên thứ ba và tăng cường an<br />
ninh, giảm giả mạo hoặc thay đổi trái phép.<br />
- Giảm thiểu gian lận (Reduction of Fraud):<br />
Chris Mager của BNY Mellon Treasury<br />
Services thừa nhận rằng “một trong những<br />
thách thức chính mà ngành ngân hàng đối mặt<br />
ngày nay là sự gia tăng của các gian lận và các<br />
cuộc tấn công trên mạng”. Theo cách truyền<br />
thống, sổ cái của ngân hàng được tạo ra trong<br />
một cơ sở dữ liệu tập trung, mọi thông tin đều<br />
được đặt ở một nơi và được bảo vệ bởi hệ thống<br />
công nghệ thông tin. Hacker và tội phạm mạng<br />
có thể tấn công các hệ thống an ninh này để<br />
thao tác với dữ liệu và gian lận. Bằng cách sử<br />
dụng Blockchain thì ngân hàng sẽ không chỉ<br />
thực hiện thanh toán theo thời gian thực mà còn<br />
minh bạch hoàn toàn, từ đó ngân hàng có thể<br />
phân tích và ngăn ngừa gian lận. Blockchain<br />
được kiểm tra ở mỗi bước của giao dịch, tất cả<br />
các dữ liệu được phân tích và xác minh trong<br />
quá trình giao dịch theo thời gian thực. Sổ cái<br />
Blockchain có thể ghi lại lịch sử tất cả các tài<br />
liệu chia sẻ và các hoạt động tuân thủ được thực<br />
hiện cho từng khách hàng của ngân hàng.<br />
Đây sẽ là một lợi thế so với các hệ thống thanh<br />
toán hiện tại. Tuy nhiên, cần phải có sự hợp<br />
tác của ngân hàng với các nhà quản lý và các<br />
công ty công nghệ để đạt được điều này trong<br />
Blockchain. Ngoài ra, ngân hàng cũng phải thấy<br />
rằng Blockchain vẫn chưa loại bỏ được tất cả<br />
các loại gian lận. Ví dụ như vào tháng 8/2016,<br />
gần 120000 đơn vị tiền tệ Bitcoin trị giá khoảng<br />
72 triệu USD đã bị đánh cắp từ nền tảng trao<br />
đổi Bitfinex ở Hồng Kông. Bitcoin đã bị đánh<br />
cắp từ ví của người sử dụng.<br />
- Các nền tảng giao dịch (Trading Platforms):<br />
Một ngân hàng có thể thiết lập một nền tảng<br />
giao dịch dựa trên Blockchain. Công nghệ<br />
Blockchain cung cấp một môi trường tiềm năng<br />
để trao đổi tài sản. Blockchain có thể loại bỏ<br />
mối đe dọa hoặc nguy cơ gian lận và điều này<br />
<br />
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng<br />
<br />
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP<br />
<br />
cũng có thể áp dụng cho giao dịch. Hơn nữa,<br />
Blockchain cũng sẽ giải quyết các vấn đề như<br />
rủi ro hoạt động và chi phí hành chính vì nó có<br />
thể được làm minh bạch. Việc truy xuất nguồn<br />
gốc và lịch sử hồ sơ có thể tồn tại trên mỗi tài<br />
sản/ mặt hàng có giá trị được giao dịch sẽ đảm<br />
bảo và xác thực tất cả các cách thức thông qua<br />
chuỗi cung ứng.<br />
Trên thực tế, khi một mặt hàng có giá trị cao<br />
được tạo ra lần đầu tiên, một mã thông báo kỹ<br />
thuật số tương ứng được phát hành bởi một cơ<br />
quan có thẩm quyền nhằm xác nhận điểm xuất<br />
xứ của sản phẩm. Sau đó, mỗi khi sản phẩm<br />
được mua và bán thì mã thông báo kỹ thuật số<br />
được di chuyển để tạo ra một chuỗi quyền sở<br />
hữu thực tế. Mã kỹ thuật số hoạt động như một<br />
“giấy chứng nhận tính xác thực” ảo mà sẽ có lợi<br />
thế là nó khó lấy cắp hoặc giả mạo hơn là một<br />
mảnh giấy. Khi nhận được mã số kỹ thuật số,<br />
người nhận cuối cùng của sản phẩm đó sẽ có<br />
thể xác minh nguồn gốc sản phẩm. Tương tự,<br />
tính bất biến và tính duy nhất của kỹ thuật số<br />
vốn có trong Blockchain có khả năng cung cấp<br />
chuyển giao giá trị an toàn và đưa ra giải pháp<br />
cho vấn đề chứng thực tài chính.<br />
Thách thức của việc duy trì sự riêng tư của dữ<br />
liệu giữa các đối tác với các giao dịch thương<br />
mại cũng được khắc phục bằng cách sử dụng<br />
công nghệ Blockchain, trong đó mã thông báo<br />
dưới dạng mật mã được sử dụng để bảo vệ dữ<br />
liệu thương mại với các bên chỉ được phép truy<br />
cập thông tin được cấp phép với khoá an toàn.<br />
Điều này sẽ cho phép giữ bí mật của giao dịch,<br />
đặc biệt là giao dịch tài chính.<br />
- Thanh toán (Payments): Chris Huls của<br />
Rabobank nói rằng Blockchain có thể được sử<br />
dụng như là “cách khác để trả tiền cho nhau,<br />
không phụ thuộc vào SWIFT và các chương<br />
trình thanh toán khác”. Hệ thống thanh toán<br />
hiện tại luôn phải thông qua các ngân hàng và<br />
ngân hàng trung ương và đang chịu rất nhiều áp<br />
lực trước yêu cầu hiện đại hóa và giải quyết các<br />
vấn đề an toàn và an ninh. Ngoài việc tăng tốc<br />
độ chuyển tiền, Blockchain cũng có thể giúp<br />
các ngân hàng hoạt động liên tục, 24 giờ trong<br />
ngày, thanh toán nhanh hơn và dễ dàng hơn.<br />
Blockchain có thể được các ngân hàng sử dụng<br />
cho cách tiếp cận nguồn mở để thanh toán thay<br />
<br />
Số 193- Tháng 6. 2018<br />
<br />
35<br />
<br />
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP <br />
<br />
thế cho nhiều trung gian phổ biến trong thanh<br />
toán, qua đó tiết kiệm cho các tổ chức đối tác<br />
và khách hàng.<br />
Do đó Blockchain có thể được sử dụng để thanh<br />
toán theo thời gian thực trên toàn cầu, minh<br />
bạch hoàn toàn, giảm gian lận cũng như chi phí<br />
hợp lý. Vấn đề với công nghệ Blockchain tại<br />
thời điểm này là kết nối với các hệ thống khác,<br />
giao thức giữa các sổ cái sẽ phải được phát<br />
triển, thử nghiệm và đưa vào sử dụng như thế<br />
nào và thời gian bao lâu cũng như khả năng mở<br />
rộng.<br />
2.2. Thách thức đối với ngành ngân hàng<br />
trong triển khai Blockchain<br />
Liệu rằng Blockchain có đủ tin cậy, có đảm bảo<br />
tính riêng tư hay không? Với một hệ thống sổ<br />
cái mở thì sẽ khó để đảm bảo sự riêng tư của<br />
dữ liệu khách hàng cho dù điều này có thể được<br />
giảm bớt bằng cách sử dụng các Blockchain<br />
riêng hoặc mã hóa. Bên cạnh đó, người dùng<br />
vẫn phải bận tâm về an ninh không gian mạng<br />
khi họ ủy thác dữ liệu cá nhân của mình cho<br />
một giải pháp Blockchain nào đó.<br />
Ngoài ra, câu hỏi về cách thức mà các giải<br />
<br />
pháp Blockchain có thể tích hợp với các hệ<br />
thống thanh toán của ngân hàng hiện tại (đặc<br />
biệt là trong hệ thống độc quyền). Để thực hiện<br />
chuyển đổi, cần phải có sự hợp tác và nhất trí<br />
giữa các bên liên quan và sẽ mất thời gian.<br />
Blockchain cũng phải đối mặt với quy định rất<br />
khác nhau của các tổ chức tài chính cũng như<br />
việc các quy định hoàn toàn có thể thay đổi<br />
theo thời gian. Hiện tại chưa có tiêu chuẩn hay<br />
tổ chức chịu trách nhiệm giám sát và điều chỉnh<br />
các giao thức Blockchain. Các tổ chức cần có<br />
thời gian để xây dựng các quy định được quốc<br />
tế chấp thuận.<br />
Cuối cùng, nếu áp dụng Blockchain thì cũng<br />
phải đặt ra thách thức về khả năng mở rộng, tốc<br />
độ giao dịch, quá trình xác minh và giới hạn<br />
dữ liệu trong việc áp dụng rộng rãi Bockchain.<br />
Chris Mager của BNY Mellon cho rằng có thể<br />
mất từ 7 đến 10 năm để phát triển một hệ thống<br />
thanh toán dựa trên Blockchain cho thanh toán<br />
thương mại, thanh toán liên ngân hàng…<br />
3. Kết luận<br />
Các ngân hàng sử dụng công nghệ Blockchain<br />
xem tiếp trang 75<br />
<br />
Tài liệu tham khảo<br />
1. <br />
2. <br />
3. <br />
4. <br />
5. <br />
<br />
Chris Mager et. al (2016), four blockchain use cases for banking, Fintech network whitepaper<br />
Luc Severeijns (2017), What is blockchain? How is it going to affect Business? Vrije Universiteit Amsterdam<br />
Manav Gupta (2017), Blockchain for dummies, IBM Limited Edition, Published by John Wiley & Sons, Inc.<br />
Valentina Gatteschi et. al (2018), Blockchain and Smart Contracts: Is the Technology Mature Enough?<br />
https://tuoitre.vn/blockchain-lot-xacnganh-tai-chinh-ngan-hang-1398664.htm<br />
<br />
Thông tin tác giả<br />
Giang Thị Thu Huyền, Thạc sĩ<br />
Khoa Hệ thống Thông tin Quản lý, Học viện Ngân hàng<br />
Email: huyengtt@hvnh.edu.vn<br />
<br />
Summary<br />
Blockchain technology and banking industry<br />
Blockchain is one of the key technologies in the fourth technological revolution, providing users with a transparent,<br />
accessible, easily verified data system, eliminating unnecessary costs, maintaining the integrity, efficiency as<br />
well as enhancing the level of trust and security. The appearance of Blockchain has brought many benefits and<br />
enhanced security for the bank. Blockchain technology is still in its infancy, meaning that the scope of Blockchain's<br />
application may not be fully explored. The objective of this paper is to clarify what Blockchain is, analyze its<br />
activity, discuss some of the uses in the banking industry, its challenges, and make conclusions.<br />
Keywords: blockchain; bitcoin; smart contracts, banking industry.<br />
Huyen Thi Thu Giang, MSc.<br />
Management Information Systems (MIS) Faculty, Banking Academy<br />
<br />
36 Số 193- Tháng 6. 2018<br />
<br />
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng<br />
<br />