intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bộ 22 đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Ngữ văn (Có đáp án)

Chia sẻ: Mã Thiên Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:118

87
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đạt được kết quả cao trong kì thi tốt nghiệp THPT sắp diễn ra, các em học sinh khối lớp 12 có thể tải về tài liệu Bộ 22 đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Ngữ văn (Có đáp án) được chia sẻ dưới đây để ôn tập, hệ thống kiến thức môn học, nâng cao tư duy giải đề thi để tự tin hơn khi bước vào kì thi chính chức. Mời các em cùng tham khảo đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bộ 22 đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Ngữ văn (Có đáp án)

  1. BỘ 22 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2021 MÔN NGỮ VĂN (CÓ ĐÁP ÁN)
  2. 1. Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Ngữ văn có đáp án - Liên trường THPT Nghệ An 2. Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Ngữ văn có đáp án - Sở GD&ĐT Cà Mau 3. Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Ngữ văn có đáp án - Trường THPT Cao Bá Quát 4. Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Ngữ văn có đáp án - Trường THPT Chi Lăng 5. Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Ngữ văn có đáp án - Trường THPT chuyên Nguyễn Trãi (Lần 1) 6. Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Ngữ văn có đáp án - Trường THPT Đồng Đậu (Lần 3) 7. Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Ngữ văn có đáp án - Trường THPT Hàn Thuyên (Lần 1) 8. Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Ngữ văn có đáp án - Trường THPT Hàn Thuyên (Lần 2) 9. Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Ngữ văn có đáp án - Trường THPT Lê Viết Thuật 10. Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Ngữ văn có đáp án - Trường THPT Nguyễn Trung Thiên (Lần 1) 11. Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Ngữ văn có đáp án - Trường THPT Phan Đình Phùng 12. Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Ngữ văn có đáp án - Trường THPT Quế Võ 1 (Lần 1) 13. Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Ngữ văn có đáp án - Trường THPT TX Quảng Trị (Lần 1) 14. Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Ngữ văn có đáp án - Trường THPT TX Quảng Trị (Lần 2)
  3. 15. Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2021 môn Ngữ văn có đáp án - Sở GD&ĐT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (Lần 1) 16. Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2021 môn Ngữ văn có đáp án - Trường THPT Đinh Thiện Lý 17. Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2021 môn Ngữ văn có đáp án - Trường THPT Lý Thái Tổ 18. Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2021 môn Ngữ văn có đáp án - Trường THPT Lý Tự Trọng 19. Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2021 môn Ngữ văn có đáp án - Trường THPT Nguyễn Du 20. Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2021 môn Ngữ văn có đáp án - Trường THPT Trần Hưng Đạo 21. Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2021 môn Ngữ văn có đáp án - Trường THPT Vĩnh Thạnh 22. Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2021 môn Ngữ văn có đáp án - Trường THPT Yên Dũng số 2 (Lần 1)
  4. SỞ GD&ĐT NGHỆ AN KÌ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2021 LIÊN TRƯỜNG THPT Bài thi: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề (Đề thi gồm 02 trang) I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc văn bản: Mùa xuân về trên mộ hai lính trận Chử Văn Long Mùa xuân về trên mộ hai người lính Một phía bên kia, một phía bên này Những sợi cỏ gà bò lan chầm chậm Như những bàn tay tìm gặp bàn tay Dường như tất cả đã xóa đi mọi điều thù hận Ai nỡ phân chia ranh giới ở nơi này! Hoa đồng nở bừng lên quanh hai nấm mộ Cánh bướm ngây thơ cũng tới vẽ vòng, Cả tiếng sáo tận bờ tre êm ả Ru vọng về giấc ngủ ngàn năm... (Thơ hay Việt Nam thế kỉ XX, NXB Văn hóa thông tin, 2006, tr. 253) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản. Câu 2. Chỉ ra các hình ảnh gợi tả không khí mùa xuân trong khổ thơ cuối. Câu 3. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong hai câu thơ: Những sợi cỏ gà bò lan chầm chậm Như những bàn tay tìm gặp bàn tay Câu 4. Lí giải về thông điệp cuộc sống mà anh/chị nhận được qua văn bản. II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1. (2.0 điểm) Từ nội dung văn bản ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về sức lan tỏa của lòng vị tha trong cuộc sống. Câu 2. (5.0 điểm) … “Còn xa lắm mới đến cái thác dưới. Nhưng đã thấy tiếng nước réo gần mãi lại réo to mãi lên. Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là
  5. khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng. Tới cái thác rồi. Ngoặt khúc sông lượn, thấy sóng bọt đã trắng xóa cả một chân trời đá. Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng sông, hình như mỗi lần có chiếc thuyền nào xuất hiện ở quãng ầm ầm mà quạnh hiu này, mỗi lần có chiếc nào nhô vào đường ngoặt sông là một số hòn bèn nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền. Mặt hòn đá nào trông cũng ngỗ ngược, hòn nào cũng nhăn nhúm méo mó hơn cả cái mặt nước chỗ này. Mặt sông rung rít lên như tuyếc-bin thủy điện nơi đáy hầm đập. Mặt sông trắng xóa càng làm bật rõ lên những hòn những tảng mới trông tưởng như nó đứng nó ngồi nó nằm tùy theo sở thích tự động của đá to đá bé. Nhưng hình như Sông Đà đã giao việc cho mỗi hòn. Mới thấy rằng đây là nó bày thạch trận trên sông. Đám tảng đám hòn chia làm ba hàng chặn ngang trên sông đòi ăn chết cái thuyền, một cái thuyền đơn độc không còn biết lùi đi đâu để tránh một cuộc giáp lá cà có đá dàn trận địa sẵn. Hàng tiền vệ có hai hòn canh một cửa đá trông như là sơ hở, nhưng chính hai đứa giữ vai trò dụ cái thuyền đối phương đi vào sâu nữa, vào tận tuyến giữa rồi nước sóng luồng mới đánh khuýp quật vu hồi lại. Nếu lọt vào đây rồi mà cái thuyền du kích ấy vẫn chọc thủng được tuyến hai, thì nhiệm vụ của những boong-ke chìm và pháo đài đá nổi ở tuyến ba phải đánh tan cái thuyền lọt lưới đá tuyến trên, phải tiêu diệt tất cả thuyền trưởng thủy thủ ngay ở chân thác. Thạch trận dàn bày vừa xong thì cái thuyền vụt tới. Phối hợp với đá, nước thác reo hò làm thanh viện cho đá, những hòn đá bệ vệ oai phong lẫm liệt. Một hòn ấy trông nghiêng thì y như là đang hất hàm hỏi cái thuyền phải xưng tên tuổi trước khi giao chiến. Một hòn khác lùi lại một chút và thách thức cái thuyền có giỏi thì tiến gần vào…” (Trích Người lái đò sông Đà, Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018, tr. 187-188) Phân tích hình tượng dòng Sông Đà trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét về nét đặc sắc trong ngôn ngữ tùy bút của Nguyễn Tuân. --- Hết ---
  6. SỞ GD&ĐT NGHỆ AN KÌ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2021 LIÊN TRƯỜNG THPT HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3.0 1 Thể thơ: Tự do. 0.5 2 Hình ảnh gợi tả không khí mùa xuân : hoa đồng, cánh bướm, tiếng 0.75 sáo. 3 Tác dụng của biện pháp tu từ so sánh: 0.75 + Khắc họa hình ảnh những sợi cỏ gà trên hai nấm mộ gợi liên tưởng của tác giả về sự tìm gặp của hai con người... + Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho câu thơ... 4 - Trình bày thông điệp cuộc sống mà anh/chị nhận được. 1.0 - Lý giải hợp lý, thuyết phục. II LÀM VĂN 7.0 1 Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của anh/chị về sự lan tỏa của 2.0 lòng vị tha trong cuộc sống. a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0,25 Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận 0,25 Sức lan tỏa của lòng vị tha trong cuộc sống. c. Triển khai vấn đề nghị luận 1,0 Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách, nhưng nên hướng đến những nội dung: - Vị tha là biết sống vì người khác; đây là lối sống đẹp mà con người luôn hướng tới nên nó có sức lan tỏa mạnh mẽ.. - Sống vị tha sẽ giúp con người gần nhau hơn; người biết sống vị tha thì cuộc sống sẽ trở nên nhẹ nhàng, dễ chịu hơn… - Sự lan tỏa của lòng vị tha sẽ giúp hạn chế những muộn phiền lo âu trong cuộc sống, khiến ta thấy hạnh phúc, yêu đời hơn,... ……… d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo 0,25 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. 2 Còn xa lắm mới đến…… có giỏi thì tiến gần vào. 5.0 Phân tích hình tượng dòng Sông Đà trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét về nét đặc sắc trong ngôn ngữ tùy bút của Nguyễn Tuân.
  7. a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận 0.25 Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0.5 Hình tượng dòng sông Đà trong đoạn văn. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: * Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Tuân, tác phẩm “Người 0.5 lái đò sông Đà”, đọan trích và vấn đề cần nghị luận. *Phân tích hình tượng dòng sông Đà qua hình ảnh thác nước và 2.0 thạch trận trên sông (chú ý bám vào các từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ...) - Thác nước sông Đà: tiếng nước réo, rống; hình ảnh sóng bọt trắng xóa -> như một loài thủy quái khổng lồ... - Thạch trận trên sông, sự kết hợp của nước và đá: cả một chân trời đá, đá mai phục, dàn trận-> dữ dội, nham hiểm... * Đánh giá: Con sông Đà không còn là một thực thể vô tri vô giác mà dưới ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân nó trở thành một sinh thể sống động với những cá tính rõ nét: rất hùng vĩ mà cũng rất hung bạo, hiện thân của thứ kẻ thù số một của con người. => Hình tượng Sông Đà tiêu biểu cho vẻ đẹp hùng vĩ dữ dội của thiên nhiên Tây Bắc qua cảm nhận của cái tôi uyên bác, giàu tính thẩm mĩ, độc đáo về phong cách, tha thiết trong tình yêu quê hương đất nước của Nguyễn Tuân. * Từ đó, nhận xét về nét đặc sắc trong ngôn ngữ tùy bút của 1.0 Nguyễn Tuân: - Ngôn ngữ phong phú, điêu luyện; giàu giá trị tạo hình, giàu tính thẩm mĩ; chính xác, súc tích; đặc biệt phóng khoáng, tinh tế và mới mẻ… - Câu văn trùng điệp, giàu hình ảnh, giàu tính nhạc; giọng văn thiết tha, sôi nổi, hào hứng,… - Sử dụng linh hoạt, đa dạng các biện pháp tu từ; vận dụng tri thức tài hoa, uyên bác... d. Chính tả, ngữ pháp 0.25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo 0.5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Tổng điểm 10.0
  8. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2021 CÀ MAU Bài thi: NGỮ VĂN Ngày thi: 20/5/2021 ĐỀ THI CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề (Đề thi có 02 trang) I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích: … Mùa xuân về đọc thơ xuân các anh Tuổi trẻ chúng tôi thấy lòng mình day dứt Day dứt vì mình chưa làm được Những điều hằng ước mơ Những điều chúng tôi thề Dưới cờ Đoàn trong giờ kết nạp, Tuổi trẻ chúng tôi tha thiết Được Đảng chăm lo Được cống hiến cho quê hương nhiều nhất Nhưng tuổi trẻ chúng tôi Không ít người đang lỡ thì, mai một. Theo năm tháng cuộc đời Ngoảnh lại nhìn, mình chưa làm được bao nhiêu … Tuổi trẻ chúng tôi vẫn tự hào Những trang sử vẻ vang dân tộc Chúng tôi được học Được thử thách nhiều trong chiến tranh Chúng tôi nghĩ: Nguyễn Huệ - Quang Trung Lứa tuổi hai mươi lập nên nhiều chiến công hiển hách. Lẽ nào tuổi trẻ hôm nay thua thiệt Có học hành, lại phải sống cầu an Phải thu mình, xin hai chữ “bình yên” … (Trích Mùa xuân nhớ Bác, Phạm Thị Xuân Khải, tienphong.vn) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào? Câu 2. Trong đoạn trích, tác giả đã day dứt về những điều gì? Câu 3. Việc tác giả nhắc đến Nguyễn Huệ - Quang Trung trong đoạn trích có ý nghĩa như thế nào? Câu 4. Anh/chị hãy nhận xét thái độ của tác giả đối với tuổi trẻ trong đoạn trích. 1/2
  9. II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm) Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về lối sống cầu an, thu mình của tuổi trẻ hiện nay. Câu 2 (5.0 điểm) Lúc ấy đã khuya. Trong nhà đã ngủ yên, thì Mị trở dậy thổi lửa. Ngọn lửa bập bùng sáng lên, Mị lé mắt trông sang, thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại. Nhìn thấy tình cảnh như thế, Mị chợt nhớ lại đêm năm trước A Sử trói Mị, Mị cũng phải trói đứng thế kia. Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được. Trời ơi, nó bắt trói đứng người ta đến chết, nó bắt mình chết cũng thôi, nó bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác. Cơ chừng này chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biết đợi đến ngày rũ xương ở đây thôi…Người kia việc gì mà phải chết thế. A Phủ…Mị phảng phất nghĩ như vậy. Đám than đã vạc hẳn lửa. Mị không thổi, cũng không đứng lên. Mị nhớ lại đời mình, Mị lại tưởng tượng như có thể một lúc nào, biết đâu A Phủ chẳng đã trốn được rồi, lúc đó bố con Pá Tra sẽ bảo là Mị đã cởi trói cho nó, Mị liền phải trói thay vào đấy, Mị phải chết trên cái cọc ấy. Nghĩ thế, trong tình cảnh này, làm sao Mị cũng không thấy sợ… Lúc ấy, trong nhà đã tối bưng, Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt, nhưng Mị tưởng như A Phủ đương biết có người bước lại…Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây. A Phủ cứ thở phè từng hơi, không biết mê hay tỉnh. Lần lần, đến lúc gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng, Mị chỉ thì thào được một tiếng “Đi ngay…”, rồi Mị nghẹn lại. A Phủ bỗng khuỵu xuống, không bước nổi. Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên, chạy. Mị đứng lặng trong bóng tối. Rồi Mị cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy, chạy xuống tới lưng dốc, Mị nói, thở trong hơi gió thốc lạnh buốt: - A Phủ cho tôi đi. A Phủ chưa kịp nói, Mị lại nói: - Ở đây thì chết mất. … (Trích Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài, Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2008, tr. 13-14) Phân tích hình tượng nhân vật Mị trong đoạn trích trên. Từ đó, bình luận về khát vọng chân chính của con người trong cuộc sống. --- Hết --- Họ, tên thí sinh:……………………………………………………………… Số báo danh:………………………………………………………………… 2/2
  10. MA TRẬN ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM HỌC 2020 -2021 MÔN NGỮ VĂN. Thời gian: 120 phút Mức độ cần đạt Tổng Vận dụng số Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng cao Phần I. Ngữ liệu: văn bản nghệ Nhận biết Hiểu được ý Hiểu quan thuật thể thức của nghĩa văn điểm/thái Đọc hiểu văn bản và bản. độ của tác những giả. thông tin cơ bản. Tổng Số câu 2 1 1 4 Số điểm 1,0 1,0 1,0 3,0 Tỉ lệ 10% 10% 10% 30% Phần II. Câu 1: Nghị luận xã hội Viết đoạn văn trình Làm văn Đoạn văn khoảng 200 chữ bày suy trình bày suy nghĩ về vấn nghĩ về đề xã hội/đạo lí đặt ra hoặc một vấn được gợi ý từ văn bản đọc đề đặt ra hiểu. từ văn bản. Câu 2: Nghị luận văn học Viết bài văn nghị Nghị luận về một tác luận về phẩm/đoạn trích/nhân một đoạn vật/một vấn đề văn học trích văn được học trong chương xuôi. trình THPT. Số câu 2 2 Tổng Số điểm 7,0 7,0 Tỉ lệ 70% 70% Tổng Số câu 2 1 1 2 6 cộng Số điểm 1,0 1,0 1,0 7,0 10,0 Tỉ lệ 10% 10% 10% 70% 100% 1
  11. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2021 CÀ MAU Bài thi: NGỮ VĂN Ngày thi: 20/5/2021 Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề ĐỀ THI CHÍNH THỨC ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM (Đáp án gồm 03 trang) Phần Câu/Ý Nội dung Điểm I Đọc hiểu 3.0 1 Thể thơ: Tự do 0.5 2 Trong đoạn trích, tác giả đã day dứt về những điều: …Chưa làm được những điều 0.5 mình ước mơ, về những điều mình từng thề dưới cờ Đoàn trong giờ kết nạp. 3 Việc tác giả nhắc đến Nguyễn Huệ - Quang Trung trong đoạn trích có ý nghĩa: 1.0 - Thể hiện niềm tự hào của tác giả đối với thế hệ đi trước. 0.5 - Nhắc nhở thế hệ trẻ phải sống xứng đáng với thế hệ cha anh. 0.5 4 Nhận xét về thái độ của tác giả: 1.0 - Thái độ của tác giả: Trăn trở/Day dứt/Nhắc nhở/Cảnh tỉnh… 0.25 - Lí giải vì sao tác giả có thái độ như vậy. 0.75 Lưu ý: Cho điểm tối đa khi bài viết có sự lí giải rõ ràng, phù hợp với chuẩn mực đạo đức, pháp luật. II Làm văn 7.0 1 Viết đoạn văn (khoảng 200 từ) bày tỏ suy nghĩ của bản thân về lối sống cầu an, 2.0 thu mình của tuổi trẻ hiện nay. a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0.25 Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng-phân-hợp, móc xích hoặc song hành. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0.25 Lối sống cầu an, thu mình của tuổi trẻ hiện nay 2
  12. c. Triển khai vấn đề nghị luận 1.0 Thí sinh có thể lựa chọn thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ lối sống “cầu an”, “thu mình” của tuổi trẻ hiện nay. Có thể triển khai theo hướng: Lối sống cầu an, thu mình: Sống an phận, khép kín, ngại đổi mới, ngại xông pha, dấn thân; ngại giao tiếp, thể hiện cá tính, suy nghĩ của bản thân…Đó là lối sống không phù hợp với tuổi trẻ, làm cho bản thân, xã hội trì trệ, chậm phát triển. d. Sáng tạo 0.25 Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0.25 2 Phân tích hình tượng nhân vật Mị trong đoạn trích trên. Từ đó làm 5.0 nổi bật những khát vọng chân chính của con người trong cuộc sống. a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được 0.25 vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Hình tượng nhân vật Mị trong đoạn trích 0.5 và khát vọng chân chính của con người được nhà văn gửi gắm. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau: * Khái quát tác giả, tác phẩm và đoạn trích. 0.5 * Phân tích nhân vật Mị qua phần trích 1.5 - Cảnh ngộ, tâm trạng và thân phận của Mị. - Suy nghĩ, hành động của Mị khi quyết định giải cứu cho A Phủ và chạy theo A Phủ.  Thông qua việc phân tích, cần làm nổi bật được: 3
  13. + Mị là hiện thân cho số phận nô lệ ở vùng cao: Bị đày đọa, chà đạp, khinh miệt… + Mị là cô gái có tấm lòng nhân hậu, một trái tim giàu cảm xúc. + Mị có sức sống tiềm tàng, có khát vọng chân chính, cao đẹp. + Có khả năng tự đấu tranh để giải phóng cho mình thoát khỏi sự áp bức, bất công. * Nghệ thuật: Miêu tả tâm trạng, hành động nhân vật, lựa chọn chi tiết độc đáo, ngôn ngữ kể chuyện, dẫn truyện lôi cuốn… 0.5 * Khát vọng chân chính của con người: Khát vọng sống, khát vọng tự do, hạnh 1.0 phúc. d. Chính tả, ngữ pháp: 0.25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt e. Sáng tạo 0.5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ. TỔNG ĐỂM 10.0 4
  14. TRƯỜNG THPT CAO BÁ QUÁT ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỔ: NGỮ VĂN NĂM HỌC 2020 - 2021 Môn: NGỮ VĂN - LỚP 12 (Đề thi gồm 01 trang) Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề) I.ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Nền tảng của sự thành công nằm ở tính kỷ luật tự giác và được thể hiện thông qua sự tự chủ. Tự chủ là lòng can đảm được sử dụng đúng lúc, là khả năng tự chế ngự và kiểm soát tất cả các trạng thái cảm xúc của bản thân. Nếu ví con người như một chiếc thuyền thì tính tự chủ chính là bánh lái, giữ cho thuyền đi đúng hướng, vượt qua những sóng gió của cuộc đời. Người hạnh phúc nhất chính là người có thể làm chủ được bản thân. Điềm tĩnh là một trong những biểu hiện của sự tự chủ. Người giữ được điềm tĩnh luôn ẩn chứa trong mình nguồn sức mạnh to lớn. Điềm tĩnh giúp con người giữ được sự sáng suốt trong khi những người khác không còn kiên nhẫn. Khi bị ai đó đổ lỗi, khi mọi lời chỉ trích đều dồn về bạn, khi bạn liên tục vấp ngã hay khi bị bạn bè quay lưng…ấy là những lúc bạn cần đến tính tự chủ và sự điềm tĩnh. Biết chế ngự bản thân và giữ được sự điềm tĩnh, bạn sẽ có được bình yên cũng như sẵn sàng đấu tranh cho những mục tiêu cao cả của đời mình. Hãy cố gắng giữ được vẻ bình tĩnh và cái tâm bình thản, sáng suốt trong mọi tình huống, bạn nhé! (Không gì là không có thể - George Matthew Adams, Thu Hằng dịch) Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ cho văn bản trên. Câu 2. Theo tác giả, biết chế ngự bản thân và giữ được sự điềm tĩnh, bạn sẽ có được những gì? Câu 3. Em hiểu như thế nào về ý kiến của tác giả “Nếu ví con người như một chiếc thuyền thì tính tự chủ chính là bánh lái”? Câu 4. Thông điệp mà anh/chị tâm đắc nhất qua văn bản là gì? Vì sao? II.LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của sự tự chủ của con người trong cuộc sống. Câu 2 (5.0 điểm) Trong tuỳ bút Người lái đò sông Đà, Nguyễn Tuân có viết: “Cuộc sống của người lái đò Sông Đà quả là một cuộc chiến đấu hằng ngày với thiên nhiên, một thứ thiên nhiên Tây Bắc có nhiều lúc trông nó thành ra diện mạo và tâm địa một thứ kẻ thù số một .” (Nguyễn Tuân - Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018, tr.187). Phân tích hình ảnh thiên nhiên Tây Bắc và cuộc chiến đấu hằng ngày của người lái đò Sông Đà được giới thiệu như trên. .----------HẾT---------- Họ và tên thí sinh: …………..................................……….............………....; Số báo danh: ……...................……..... Chữ kí của giám thị 1:………........................................….... Chữ kí của giám thị 2: …............................………………
  15. HƯỚNG DẪN CHẤM (Hướng dẫn chấm này có 03 trang) A. HƯỚNG DẪN CHUNG 1. Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấm và Đáp án - Thang điểm này để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh. Do đặc trưng của môn Ngữ văn, thầy cô giáo cần linh hoạt trong quá trình chấm, tránh đếm ý cho điểm, khuyến khích những bài viết sáng tạo. 2. Việc chi tiết hóa điểm số của các câu (nếu có) trong Đáp án - Thang điểm phải được thống nhất trong Tổ chấm và đảm bảo không sai lệch với tổng điểm toàn bài. 3. Bài thi được chấm theo thang điểm 10, lấy đến 0.25; không làm tròn điểm. B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ Phần Câu Nội dung Điểm I Đọc hiểu 3.0 1 Phong cách ngôn ngữ: Chính luận/ ngôn ngữ chính luận/ chính luận 0.5 2 Theo tác giả, biết chế ngự bản thân và giữ được sự điềm tĩnh, bạn sẽ 0.5 có được: - bình yên ( 0.25) - sẵn sàng đấu tranh cho những mục tiêu cao cả của đời mình.(0.25) 3 Hiểu câu nói: “Nếu ví con người như một chiếc thuyền thì tính tự 1.0 chủ chính là bánh lái” - Tính tự chủ giúp ta chủ động, tự kiểm soát, điều khiển suy nghĩ, lí trí, tình cảm, thái độ, hành động của chính mình.(0.5) - Tự chủ giúp mỗi người đi đúng hướng cuộc đời, tỉnh táo, kiên nhẫn vượt qua khó khăn, giông bão để có được thành công. (0.5) 4 HS có thể nêu 1 thông điệp mà mình tâm đắc nhất (0.5), đồng thời có 1.0 lí giải hợp tình, hợp lí (0.5) II Làm văn Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một 2.0 đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ ý nghĩa của sự tự chủ của con người trong cuộc sống. a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ 0.25 b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: ý nghĩa của sự tự chủ của 0.25 con người trong cuộc sống. c. Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề 1.0 nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ ý nghĩa của sự tự chủ của con người trong cuộc sống. Có thể triển khai theo hướng sau: -Tự chủ là khả năng tự bản thân mình đưa ra quyết định sáng suốt, không bị ép buộc, tự chủ trong lời nói, suy nghĩ, tình cảm, tự chủ với hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh. Tự chủ là đức tính tốt cần phải rèn luyện trong quá trình hoàn thiện bản thân. - Ý nghĩa của sự tự chủ của con người trong cuộc sống. +Người có tính tủ chủ thì trong mọi trường hợp, mọi vấn đề đều có thái độ bình tĩnh, tự tin. Tự tin vào khả năng, năng lực của bản thân, tin vào điều bản thân sẽ làm và tin vào kết quả mình mang lại. +Khi rèn luyện được tính tự chủ, con người hình thành lối sống đúng đắn, cư xử có đạo đức, có văn hóa hơn. + Tự chủ khiến ta tự tin, mạnh mẽ vượt qua khó khăn, cám dỗ. +Tự chủ còn mang lại cho con người nhiều cơ hội cao, dám ước mơ, dám thể hiện khả năng bản thân ở mọi lĩnh vực và sẽ thành công + Phê phán những ai thiếu tự chủ, dựa dẫm trong cuộc sống.
  16. - Bài học: Mỗi người phải có ý thức cao, trách nhiệm trong mọi công việc, tích cực tham gia học tập và rèn luyện bản thân thật tốt. d. Sáng tạo 0,25 Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt 0,25 câu. 2 Trong tuỳ bút Người lái đò sông Đà, Nguyễn Tuân có viết: “Cuộc sống 5,0 của người lái đò Sông Đà quả là một cuộc chiến đấu hằng ngày với thiên nhiên, một thứ thiên nhiên Tây Bắc có nhiều lúc trông nó thành ra diện mạo và tâm địa một thứ kẻ thù số một .” (Nguyễn Tuân - Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018, tr.187). Phân tích hình ảnh thiên nhiên Tây Bắc và cuộc chiến đấu hằng ngày của người lái đò Sông Đà được giới thiệu như trên. 1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. 0,25 Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. 2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: hình ảnh thiên nhiên Tây Bắc và 0,25 cuộc chiến đấu hằng ngày của người lái đò Sông Đà, phong cách tài hoa và uyên bác của Nguyễn Tuân. 3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc 4.00 và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Cụ thể: 3.1.Mở bài: 0.25 - Giới thiệu tác giả Nguyễn Tuân và tác phẩm “NLĐSĐ”, nêu vấn đề chính: hình ảnh thiên nhiên Tây Bắc và cuộc chiến đấu hằng ngày của người lái đò Sông Đà (Trích dẫn ý kiến). - Nêu ý phụ: phong cách tài hoa và uyên bác của Nguyễn Tuân. 3.2.Thân bài: 3.50 a. Khái quát sơ lược về tác phẩm cần cảm nhận: 0.25 đ b. Cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên Tây Bắc và cuộc chiến đấu hàng ngày của người lái đò SĐ 2.25 * Vẻ đẹp hùng vĩ, hung bạo của con sông Đà. - Cảnh tượng đá bờ sông dựng vách thành gây cảm giác sợ hãi, ớn lạnh vì choáng ngợp. - Đoạn ghềnh Hát Loóng với hàng cây số nước, gió, đá xô đập vào nhau tạo nên lưu tốc kinh hoàng đầy thử thách. - Quãng Tà Mường Vát với những cái hút nước khổng lồ, dễ dàng nuốt chửng, nghiền nát những bè gỗ vững chắc chỉ trong “mươi phút”. - Nguy hiểm nhất là đoạn vượt thác: tiếng nước gầm lên những âm thanh ghê rợn,kì bí, rống lên kinh hoàng; sóng nước như quân liều mạng lao vào tấn công ông đò và con thuyền bằng những đòn hiểm độc, chí tử; đá trên sông được giao nhiệm vụ qua ba vòng vây thạch trận với mục tiêu duy nhất: dìm chết cái thuyền... => một thứ thiên nhiên Tây Bắc có nhiều lúc trông nó thành ra diện mạo và tâm địa một thứ kẻ thù số một. * Vẻ đẹp trong cuộc chiến đấu của ông đò - Ông đò có lai lịch, ngoại hình như gắn chặt với dòng sông; hay nói đúng hơn dòng sông hung bạo đã tôi luyện thể chất, bản lĩnh và giúp ông tồn tại mưu sinh trên dòng sông dữ. - Ông lái đò thuộc lòng những ghềnh thác SĐ; nắm vững quy luật của thần sông thần đá -> yếu tố quan trọng để bước vào cuộc chiến.
  17. - Hình ảnh ông đò giữa cuộc chiến với thác dữ hiện lên như vị dũng tướng với nhiều vẻ đẹp: + Sự tự tin, mạnh mẽ: đương đầu với những luồng sóng “vô sở bất chí” với những hành động táo bạo nhưng vô cùng chuẩn xác; dù có lúc đau đến méo bệch gương mặt bởi những đòn âm đòn tỉa nhưng ông vẫn ghì chặt cuống lái vì “cưỡi lên thác SĐ phải cưỡi đến cùng như là cưỡi hổ”. + Trí dũng tuyệt vời: Dù thủy thần, hà bá liên tục thay đổi chiến thuật bằng những dàn đá méo mó, quái dị nhưng người lái đò vẫn có những đấu pháp linh hoạt: đứa thì rảo bơi chèo mà tránh xa, đứa thì sấn lên mà tiến tới, đứa thì chặt đôi để lao đi như một mũi tên tre phóng qua màn nước; mỗi cửa tử ông đều nhận ra âm mưu của bọn đá thác và đánh sập trận địa của chúng một cách tài tình. + Tay lái tài hoa nghệ sĩ: con thuyền dưới sự điều khiển của ông đò đã trở thành con tuấn mã hiểu ý chủ; với sự điều khiển của ông nó không còn bơi mà như đang lướt, đang bay trên mặt nước cuộn sóng. => cuộc chiến đã làm nổi bật tài nghệ, trí dũng của con người trong công cuộc chinh phục thiên nhiên. * Những đặc sắc nghệ thuật: -Hình tựng dòng sông hiện lên như một sinh thể có linh hồn, tính cách; sử dụng kiến thức của nhiều lĩnh vực với trường liên tưởng phong phú; từ ngữ, hình ảnh sống động; câu văn dồn dập, gay cấn. - Phong cách tài hoa, uyên bác của Nguyễn Tuân. => Vẫn là sự tài hoa, uyên bác hiếm thấy trên văn đàn nhưng tùy bút của NT sau Cách mạng đã thoát ly khỏi ám ảnh về vẻ đẹp “vang bóng một thời”. Nhà văn đã đem cái tài, cái tôi của mình để hòa vào cuộc sống lao khổ nhưng vĩ đại của nhân dân, của đất nước. 3.3.Kết bài: 0.25 - Khẳng định lại ý nghĩa, giá trị của tác phẩm. - Nêu bài học liên hệ: ý thức xây dựng đất nước, bảo vệ môi trường, tình yêu lao động. 4. Sáng tạo 0,25 Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. 5. Chính tả, dùng từ, đặt câu 0,25 Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.( Sai từ 2 lỗi trở lên sẽ không tính điểm này)
  18. MA TRẬN ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN Mức độ Vận dụng Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Cộng Vận dụng thấp Vận dụng cao Đọc hiểu: 01 Phong cách Giải thích ngắn Nêu một thông Đoạn trích văn ngôn ngữ văn gọn một quan điệp mà mình bản nghị luận bản. điểm đặt ra tâm đắc khoảng 200 chữ trong đoạn trích Số câu 2 1 1 4 1.0 1.0 1.0 3.0 10% 10% 10% 30% Nghị luận xã hội Kiểu bài nghị Các khái niệm Huy động kiến Lời văn săc sảo, luận xã hội liên quan đến thức về đời sống cảm xúc sâu. vấn đề nghị xã hội làm rõ luận. vấn đề. Số câu 1 1 2.0 20% Nghị luận văn . Tạo lập bài văn học nghị luận văn học phân tích một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi. Số câu 1 1 1 50% Tổng số câu 2 1 3 6 Tổng số điểm 1 1 8 8 Tỉ lệ 10% 10% 80% 100%
  19. SỞ GD&ĐT AN GIANG ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT QUỐC GIA NĂM 2021 TRƯỜNG THPT CHI LĂNG Môn: Ngữ Văn Thời gian làm bài: 120 phút (không kể phát đề) I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau: Muốn thành người tử tế phải biết xấu hổ. Đó là lời Giáo sư Ngô Bảo Châu, khi kể về một câu chuyện lúc ông học cấp hai. Thầy giáo phát hiện áo mưa của mình xếp trên bàn đã bị cuộn thành quả bóng dưới chân bạn Huy. Khi thầy truy hỏi, chỉ có bạn Huy nhận lỗi. Ông thầy thốt lên: “Tôi rất buồn, vì nhiều người khác không dám nhận lỗi”. Khi đó, Ngô Bảo Châu rất xấu hổ vì làm sai mà không dám nhận. Về sau, ông và vợ mình đều rút ra bài học: muốn thành người tử tế, phải biết xấu hổ. Tại sao con người cần biết xấu hổ khi làm điều sai, việc xấu, hay nói cách khác, khi phạm lỗi? Câu hỏi này rất quan trọng, vì cách xử sự của một người đối với sự xấu hổ sẽ biểu hiện nhân cách người đó… Trong quá trình đấu tranh giữa thiện - ác, xấu - tốt trong một con người, sự xấu hổ khi làm điều sai quấy có vai trò đặc biệt. Con người không là thần thánh, nên ai cũng từng lầm lỗi, lớn nhỏ, nặng nhẹ. Sự xấu hổ là cái mà xã hội văn minh gọi là “lương tâm cắn rứt”. Nếu người ta để cho sự xấu hổ chai lỳ đi thì sẽ dần cảm thấy bình thường khi làm điều xấu, ác, và sự tử tế trong người ấy sẽ dần dần biến mất. (Trích Tử tế à, tử tế ơi, hãy quay lại với người Việt! - Trương Trọng Nghĩa, Báo Người đô thị) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên? Câu 2. Theo tác giả, sự xấu hổ có những vai trò gì đối với con người? Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về câu nói sau: Nếu người ta để cho sự xấu hổ chai lỳ đi thì sẽ dần cảm thấy bình thường khi làm điều xấu, ác, và sự tử tế trong người ấy sẽ dần dần biến mất. Câu 4. Anh/chị có đồng tình với ý kiến: Muốn thành người tử tế phải biết xấu hổ? Vì sao? II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm) Từ nội dung đoạn trích phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của những việc tử tế trong cuộc sống. Câu 2 (5,0 điểm) Cho đoạn văn sau: “…Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì... Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rủ xuống hai dòng nước mắt... Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không. Bà lão khẽ thở dài ngửng lên, đăm đăm nhìn người đàn bà. Thị cúi mặt xuống, tay vân vê tà áo đã rách bợt. Bà lão nhìn thị và bà nghĩ: Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được... Thôi thì bổn phận bà là mẹ, bà đã chẳng lo lắng được cho con... May ra mà qua khỏi được cái tao đoạn này thì thằng con bà cũng có vợ, nó yên bề nó, chẳng may ra ông giời bắt chết cũng phải chịu chứ biết thế nào mà lo cho hết được? Bà lão khẽ dặng hắng một tiếng, nhẹ nhàng nói với "nàng dâu mới": - Ừ, thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng... Tràng thở đánh phào một cái, ngực nhẹ hẳn đi. Hắn ho khẽ một tiếng, bước từng bước dài ra sân. Bà cụ Tứ vẫn từ tốn tiếp lời: - Nhà ta thì nghèo con ạ. Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi ra may mà ông giời cho khá... Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời? Có ra thì rồi con cái chúng mày về sau.” (Trích Vợ nhặt, Kim Lân, Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục, 2008, tr. 28-29) Anh/chị hãy phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật bà cụ Tứ trong đoạn văn trên.
  20. SỞ GD&ĐT AN GIANG ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT QUỐC GIA NĂM 2021 TRƯỜNG THPT CHI LĂNG Môn: Ngữ Văn Thời gian làm bài: 120 phút (không kể phát đề) HƯỚNG DẪN CHẤM THI (Bản Hướng dẫn chấm thi gồm 03 trang) I. Hướng dẫn chung - Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm. - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo. - Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong Hội đồng chấm thi. - Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 0.5 (lẻ 0.25 làm tròn thành 0.5; lẻ 0.75 làm tròn thành 1.0 điểm). II. Đáp án và thang điểm Phần Câu Nội dung Điểm I I. ĐỌC - HIỂU 3.0 1 - Chỉ ra được phương thức biểu đạt chính: nghị luận/ phương thức nghị luận 0,5 - Theo tác giả, sự xấu hổ sẽ khiến con người ngần ngại khi phạm lỗi; là lực cản để người ta không dấn sâu hơn vào tội lỗi, và giúp người ta trở lại làm người tử tế vào một lúc 2 nào đó, khi có một cơ hội nào đó. 0,5 xấu hổ: là cảm giác hổ thẹn khi thấy mình có lỗi; chai lỳ: là sự trơ, lỳ của cảm xúc. Cả câu: Khi để cho cảm giác hổ thẹn trơ đi, lỳ đi, con người sẽ làm những việc xấu, ác mà 3 không cảm thấy day dứt hay có lỗi và những điều tốt đẹp trong họ sẽ dần mất đi. 1,0 Nêu rõ quan điểm đồng tình hoặc không đồng tình, lí giải hợp lí, thuyết phục về mối 4 quan hệ giữa người tử tế và cảm xúc xấu hổ 1,0 Tổng điểm Phần Đọc – hiểu 3,0 II Câu II. LÀM VĂN 7.0 Câu 1. (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của những việc tử tế trong cuộc sống. 2.0 a. Đảm bảo về hình thức đoạn văn Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng-phân-hợp, móc xích hoặc song hành 0,25 b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Ý nghĩa của những việc tử tế trong cuộc sống. 0,25 c. Triển khai vấn đề nghị luận Thí sinh lựa chọn thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề theo nhiều cách nhưng cần làm rõ ý nghĩa của những việc tử tế đối với con người và xã hội. Có thể theo những hướng sau: - Việc tử tế là những việc làm đúng đắn, tích cực, tốt đẹp, có ý nghĩa nhân văn sâu sắc. - Việc tử tế đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc chính đáng cho những người sống quanh mình và cho chính mình. - Việc tử tế làm phục hồi các giá trị đạo đức chân chính, hướng tới xây dựng một cộng đồng xã hội tốt đẹp, văn minh. 1,0 d. Chính tả, dùng từ, đặt câu Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt Câu 1 0,25
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2