intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bọ cạp làm thuốc

Chia sẻ: Nguyen Thi Hong Ngoc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

152
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bọ cạp làm thuốc Từ lâu trong YHCT đã sử dụng con bọ cạp, hay còn gọi là toàn yết, toàn trùng, yết tử, yết vĩ để làm thuốc. Trên thực tế, người ta có thể thu lấy nọc độc từ bọ cạp bằng cách dùng xung điện kích thích cho tiết nọc, rồi thu lấy. Nọc bọ cạp khá đắt và được dùng để làm thuốc giảm đau, xoa ngoài da, bắp cơ để trị các chứng đau dây thần kinh ngoại biên, dây thần kinh ở mặt hoặc đau cơ. Ở nước ngoài, người ta đã nuôi bọ cạp...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bọ cạp làm thuốc

  1. Bọ cạp làm thuốc Từ lâu trong YHCT đã sử dụng con bọ cạp, hay còn gọi là toàn yết, toàn trùng, yết tử, yết vĩ để làm thuốc. Trên thực tế, người ta có thể thu lấy nọc độc từ bọ cạp bằng cách dùng xung điện kích thích cho tiết nọc, rồi thu lấy. Nọc bọ cạp khá đắt và được dùng để làm thuốc giảm đau, xoa ngoài da, bắp cơ để trị các chứng đau dây thần kinh ngoại biên, dây thần kinh ở mặt hoặc đau cơ. Ở nước ngoài, người ta đã nuôi bọ cạp để lấy nọc phục vụ cho việc bào chế các loại thuốc nói trên. Về mặt khoa học, người ta đã chứng minh được tác dụng dược lý của bọ cạp, như tác dụng giải các cơn co giật và tác dụng đối kháng với tác dụng gây co giật của strycnin trên thực nghiệm. Bọ cạp được phân bố ở nhiều nơi trên thế giới. Ngay cả ở các vùng sa mạc có khí hậu khắc nghiệt, bọ cạp vẫn có thể sống được. Ở nước ta, bọ cạp hầu như có ở khắp nơi, từ miền núi đến đồng bằng đều có thể phát hiện thấy bọ cạp. Ở miền núi, chúng thường sống trong các khu rừng ẩm ướt, nhất là trong các khe đất, đá ở hai bên bờ suối hoặc dưới các lớp lá mục trong rừng. Bọ cạp. Cách chế biến bọ cạp? Vào mùa xuân hoặc mùa hạ, người ta bắt bọ cạp, trước hết đem thả vào nước sạch, quấy nhẹ để rửa cho sạch đất cát. Vớt ra để ráo nước, sau đó dùng một dụng cụ để đun dung dịch muối ăn, với tỷ lệ 1kg bọ cạp dùng 300 - 500g muối ăn. Trước hết, đem muối ăn hòa trong khoảng 3 lít nước sạch, đun cho tan hết muối. Bỏ bọ cạp vào, đậy vung và tiếp tục đun sôi trong vài giờ. Vớt ra, phơi âm can (phơi trong bóng râm) đến
  2. khi khô hoàn toàn. Bảo quản trong các vại sành hoặc các lọ thủy tinh khô, đậy kín, để nơi khô ráo, tránh ánh sáng. Trước khi dùng, đem bọ cạp ngâm vào nước sạch, rửa cho hết muối, bằng cách quấy đảo và thay nước vài lần. Vớt ra để khô ráo, rồi ngắt bỏ đầu, chân, đuôi, rút ruột, sao khô là có thể sử dụng được. Theo YHCT, bọ cạp có vị cay, tính bình, có độc. Quy kinh can, có công năng tắt phong, định kinh, công độc, tán kết, thông lạc, chỉ thống. Dùng trị các chứng kinh phong cấp mạn tính, uốn ván, co giật, trúng phong. Liều dùng chung từ 2,5 - 5g. Trị trường hợp trẻ em lên cơn co giật. Có thể dùng một số bài thuốc sau: Bài 1: Bọ cạp sao vàng 12g (đã chế biến), răng lợn (đốt cháy) 12g, kinh giới 40g, câu đằng 12g, thuyền thoái 8g, phèn phi 8g. Tất cả nghiền thành bột mịn, làm hoàn nhỏ. Uống theo lứa tuổi. Trẻ em 5 - 6 tháng tuổi mỗi lần uống 2 viên; 1 tuổi mỗi lần 3 viên; 2 tuổi 5 viên, ngày 2 - 3 lần uống với nước trúc lịch (nước vắt ra từ vòi măng tre, sau khi hơ nóng). Bài 2: Bọ cạp 12g, thạch xương bồ 8g, thiên ma 12g, đởm nam tinh 12g, bạch cương tằm 12g, bạch phục linh 12g, phục thần 12g, bán hạ chế 12g, viễn chí 12g, mạch môn 12g, bối mẫu 6g, hổ phách 6g, trần bì 6g, đẳng sâm 16g. Nghiền bột mịn, trộn đều với trúc lịch và nước sắc cam thảo, gừng, làm hoàn nhỏ. Ngày uống 2 lần mỗi lần 20 viên. Uống trước khi lên cơn co giật. Bài 3: Bọ cạp một con, bạch cương tằm 8g, địa long (giun đất đã chế biến) 6g. Sắc uống, ngày một thang. Chữa trúng phong: Bài 1: Bọ cạp 10g, địa long 10g, xích thược 20g, ngưu tất 20g, hoa hồng 15g. Sắc uống ngày một thang. Bài 2: Bọ cạp 2,5g, bạch phụ tử 8g, bạch cương tằm 8g. Dùng dưới dạng bột. Mụn nhọt sưng thũng: Bọ cạp, chi tử đồng lượng, tán bột mịn, hòa với dầu vừng, bôi vào chỗ sưng đau. Chú ý: Do có tính độc, không dùng bọ cạp cho phụ nữ có thai. Cần phân biệt vị thuốc bọ cạp này với một vị thuốc cũng có tên bọ cạp nước. Bọ cạp nước (Cassia fistula L., họ Vang Caesalpiniaceae), còn gọi là muồng bọ cạp, là cây thuốc phổ biến ở vùng Tây Ninh, Bình Phước, Đồng Nai… Người ta thường dùng các bộ phận quả, hạt, rễ và vỏ cây để làm thuốc nhuận tràng, vì chúng chứa các thành phần anthranoid như rhein. Bọ cạp trị trúng phong
  3. Bọ cạp còn gọi là toàn yết, yết tử, toàn trùng, yết vĩ. Theo Đông y, bọ cạp vị mặn, hơi cay, tính bình, có độc; vào kinh can. Có tác dụng tức phong, cắt cơn kinh giật; hoạt lạc (lưu thông gân, mạch) và giải độc. Một số bài thuốc trị bệnh có bọ cạp: Tức phong, cắt cơn kinh giật: Dùng cho các chứng bệnh lên kinh giật, co quắp do bị trúng phong, sài uốn ván; động kinh thuộc chứng thực. Bọ cạp - Thuốc bột toát phong: Bọ cạp 4g, chu sa 4g, rết 6g, xạ hương 2g, câu đằng 16g, tằm vôi 8g. Tán thành bột. Mỗi lần uống 4g, ngày 2 - 3 lần, uống với nước đun sôi. Trị động kinh và sài giật uốn ván. - Bọ cạp 4g, tằm vôi 12g, bạch phụ tử 12g. Nghiền chung thành bột mịn. Mỗi lần uống 4g, ngày 2 - 3 lần, uống với rượu trắng. Trị trúng phong mắt miệng méo sệch. - Bọ cạp 1 con, rết 1 con, thấu cốt thảo 15g. Tất cả sao vàng tán bột. Cách 6 giờ uống 7 – 8g. Chữa trúng phong. - Bọ cạp 10g, giun đất 15g, xích thược 20g, ngưu tất 20g, hồng hoa 15g. Sắc uống trong ngày. Chữa trúng phong. - Bọ cạp tồn tính 15g, bạch cương tằm 15g, phụ tử 15g. Tán bột. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 5g với nước sôi để nguội. Trị tê liệt thần kinh mặt.
  4. Bọ cạp 1 con, giun đất 8g, tằm vôi 12g. Sắc uống. Trị trẻ kinh quyết. - Bọ cạp sao giòn 12g, răng lợn đốt cháy 12g, kinh giới 40g, câu đằng 12g, thuyền thoái 8g, phèn phi 8g. Tán nhỏ mịn, luyện với hồ làm viên bằng hạt đỗ xanh. Trẻ em 5 - 6 tháng tuổi, mỗi lần uống 2 viên; 1 tuổi uống 3 viên; 2 năm tuổi uống 5 viên. Nghiền thuốc với nước ép của cây tre non nướng. Ngày 2 - 3 lần. Chữa trẻ lên cơn kinh giật, nghiến răng, trợn mắt. Hoạt lạc giảm đau: Trị các chứng phong thấp, đau cứng khớp xương. - Bọ cạp 4g, xạ hương 0,8g. Nghiền chung thành bột mịn, trộn đều. Mỗi lần uống 2g, uống với rượu hâm nóng. Cũng có thể dùng riêng bọ cạp nghiền bột, mỗi lần uống 2g với rượu. - Thuốc bột bọ cạp nhũ hương: Xuyên ô đầu chế 12g, mã lan tử 8g, bọ cạp 4g, vẩy tê tê 8g, nhũ hương 6g, thương truật 12g. Nghiền thành bột. Mỗi lần uống 8g, ngày 2 lần với nước đun sôi. Cũng có thể sắc uống hoặc làm cao dán ngoài da. Kiêng kỵ: Người bị kinh giật do huyết hư, phụ nữ có thai và người yếu mệt háo khát thì cấm uống. Lưu ý: Khi chế biến bọ cạp phải bỏ nọc độc ở đuôi vì nó gây tê liệt các bộ phận của cơ thể người và gia súc.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2