intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bộ câu hỏi ôn thi trắc nghiệm môn Lý lớp 8: Chuyển động

Chia sẻ: Le Vy | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

547
lượt xem
116
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo tài liệu bộ câu hỏi ôn thi trắc nghiệm môn Lý lớp 8 - chuyển động dành cho quý thầy cô và các bạn học sinh lớp 8 nhằm củng cố kiến thức và luyện thi môn Lý với chủ đề: Chuyển động đều, vận tốc trung bình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bộ câu hỏi ôn thi trắc nghiệm môn Lý lớp 8: Chuyển động

  1. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM - MÔN VẬT LÝ 8
  2. VL0801CSB: Chọn câu đúng. A. Chuyển động là sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác được chọn làm mốc. B. Chuyển động là sự thay đổi khoảng cách giữa vật này so với vật khác được chọn làm mốc. C. Vật được coi là đứng yên nếu khoảng cách từ nó đến vật mốc không thay đổi. D. Vật được coi là đứng yên nếu nó không nhúc nhích. PA: A VL0801CSB: Chọn câu đúng. A. Khi vị trí của vật so với vật mốc thay đổi theo thời gian thì vật chuyển động so với vật mốc. B. Khi vị trí của vật và vật mốc thay đổi theo thời gian thì vật chuyển động. C. Khi một vật thay đổi vị trí thì vật đó chuyển động. D. Khi khoảng cách từ vật tới vật mốc không thay đổi theo thời gian thì vật đó không chuyển động. PA: A VL0801CSH: Để nhận biết một ô tô chuyển động trên đường, có thể chọn cách nào sau đây? A. Quan sát bánh xe ô tô xem có quay không. B. Quan sát người lái xe có trong xe hay không. C. Chọn một vật cố định trên mặt đường làm mốc, rồi kiểm tra xem vị trí của xe ô tô có thay đổi so với vật mốc đó hay không. D. Quan sát xem hành khách trên xe có chuyển động so với người lái xe hay không. PA: C VL0801CSH: Trong các ví dụ về vật đứng yên so với vật mốc sau đây, ví dụ nào sai? A. Các học sinh ngồi học trong lớp là đứng yên so với vật mốc là một học sinh đang đi trong sân trường. B. Quyển sách nằm yên trên mặt bàn, vật chọn làm mốc là mặt bàn. C. Ô tô đỗ trong bến xe là vật đứng yên, vật chọn làm mốc là bến xe. D. So với hành khách ngồi trong toa tàu thì toa tàu là vật đứng yên. PA: A VL0801CSV: Hành khách trên tàu A thấy tàu B đang chuyển động về phía trước. Còn hành khách trên tàu B lại thấy tàu C đang chuyển động về phía trước. Vậy hành khách trên tàu A sẽ thấy tàu C: A. đứng yên.
  3. B. chạy lùi về phía sau. C. tiến về phía trước. D. tiến về phía trước rồi sau đó lùi về phía sau. PA: C VL0802CSB: Chuyển động hay đứng yên có tính tương đối vì: A. khoảng cách không đổi. B. vận tốc không đổi. C. phụ thuộc vào vật được chọn làm vật mốc để so sánh. D. có khoảng cách không đổi và vận tốc không đổi. PA: C VL0802CSB: Quan sát một người đang chèo thuyền trên sông. Nhận xét nào sau đây là sai? A. Người lái đò chuyển động so với dòng nước nhưng đứng yên so với con đò. B. Dòng nước chuyển động so với bờ nhưng đứng yên so với con đò và người lái đò. C. Bờ chuyển động so với con đò, người lái đò và Mặt Trời. D. Con đò đứng yên so với người lái đò nhưng chuyển động so với Mặt Trời. PA: B VL0802CSH: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào là không đúng? A. Ô tô chuyển động trên đường, vật làm mốc là cây xanh bên đường. B. Chiếc thuyền chuyển động trên sông,vật làm mốc là người lái thuyền. C. Quả bóng rơi từ trên cao xuống đất, vật làm mốc là mặt đất. D. Tàu hỏa rời ga chuyển động trên đường sắt, vật làm mốc là nhà ga. PA: B VL0802CSH: Chọn câu đúng. A. Một vật có thể chuyến động đối với vật này nhưng lại có thể là đứng yên so với vật khác. B. Một vật được xem là chuyến động đối với vật này, thì chắc chắn là đứng yên đối với mọi vật khác. C. Một vật được xem là đứng yên đối với vật này, thì chắc chắn nó sẽ chuyển động đối với mọi vật khác. D. Một vật được xem là chuyến động đối với vật này, thì không thể đứng yên đối với mọi vật khác. PA: A VL0802CSV: Khi nào một vật được coi là đứng yên so với vật mốc? A. Khi vật đó không chuyển động.
  4. B. Khi vật đó không dịch chuyển theo thời gian. C. Khi vật đó không thay đổi vị trí theo thời gian so với vật mốc. D. Khi khoảng cách từ vật tới vật mốc không thay đổi. PA: C VL0803CSB: Độ lớn của vận tốc biểu thị tính chất nào của chuyển động? A. Thời gian chuyển động dài hay ngắn. B. Tốc độ chuyển động nhanh hay chậm. C. Quãng đường chuyển động dài hay ngắn. D. Cho biết quĩ đạo của chuyển động. PA: B VL0803CSH: Làm thế nào để biết ai chạy nhanh, ai chạy chậm? A. Căn cứ vào thời gian chuyển động. B. Căn cứ vào quãng đường chuyển động. C. Căn cứ vào quãng đường và thời gian chuyển động. D. Căn cứ vào quãng đường mỗi người chạy được trong một khoảng thời gian nhất định. PA: D VL0803CSH: Đơn vị của vận tốc là: A. km.h. B. s/m. C. km/h. D. m.s. PA: C VL0803CSV: Vận tốc của ô tô là 45 km/h. Điều đó cho biết: A. ô tô chuyển động trong 1 giờ. B. ô tô chuyển động được 45 km. C. trong mỗi giờ ô tô đi được 45 km. D. ô tô đi 1 km trong 45 giờ. PA: C VL0803CSV: Vận tốc của ô tô là 42 km/h, của người đi xe máy là 38000 m/h và của tàu hỏa là 17 m/s. Thứ tự sắp xếp từ chuyển động nhanh nhất đến chuyển động chậm nhất là: A. Xe máy - ô tô - tàu hỏa.
  5. B. Tàu hỏa - ô tô - xe máy. C. Ô tô - xe máy - tàu hỏa. D. Ô tô - tàu hỏa - xe máy. PA: B VL0804CSB: Thế nào là chuyển động không đều? A. Là chuyển động có vận tốc không đổi. B. Là chuyển động có quãng đường thay đổi theo thời gian. C. Là chuyển động có độ lớn vận tốc thay đổi theo thời gian. D. Là chuyển động có vận tốc thay đổi liên tục. PA: C VL0804CSH: Một người đi quãng đường s1 hết t1 giây, đi quãng đường s2 hết t2 giây. Công thức tính vân tốc trung bình của vật trên cả đoan đường s1 và s2 là: v1  v2 A. vtb = 2 s1 s 2  B. vtb = t1 t 2 s1  s 2 C. vtb = t1  t 2 s1  s 2 D. vtb = t1 .t 2 PA: C VL0804CSH: Khi nói ô to chạy từ Hà Nội đến Thanh Hóa với vận tốc 45 km/h là nói tới vận tốc nào? A. Vận tốc trung bình. B. Trung bình cộng các vận tốc. C. Vận tốc tại một thời điểm nào đó. D. Vận tốc tại một vị trí nào đó. PA: A VL0804CSV: Một đoàn tàu chuyển động trên đoạn đường AB với vận tốc trung bình 10 m/s trong thời gian 2,5 giờ. Quãng đường AB dài: A. 250 km. B. 90 km.
  6. C. 25 km. D. 900 km. PA: B VL0804CSV: Một người đi bộ đi đều trên đoạn đường đầu dài 2 km với vận tốc 2 m/s, đoạn đường sau dài 2,2 km người đó đi hết 0,5 giờ. Vận tốc trung bình của người đó trên cả đoạn đường là: A. 2,1 m/s. B. 1 m/s. C. 3,2 m/s. D. 1,5 m/s. PA: D VL0805CSB: Chọn câu đúng. A. Lực là nguyên nhân làm tăng vận tốc của vật. B. Lực là nguyên nhân làm giảm vận tốc của vật. C. Lực là nguyên nhân làm thay đổi vận tốc của vật. D. Lực là nguyên nhân làm cho vậtchuyển động. PA: C VL0805CSB: Một người đang chạy nhanh đột nhiên muốn chạy quanh một cái cột, người đó phải lấy một tay ôm lấy cột là để: A. gây ra lực, tăng vận tốc khi chạy. B. gây ra lực tác dụng lên cơ thể để dễ thay đổi hướng của chuyển động. C. giảm vận tốc khi đang chạy. D. có quỹ đạo chuyển động là đường tròn. PA: B. VL0805CSH: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào vận tốc của vật thay đổi? A. Khi có một lực tác dụng lên vật. B. Khi có hai lực tác dụng lên vật và cân bằng nhau. C. Khi không có lực nào tác dụng lên vật. D. Khi các lực tác dụng lên vật cân bằng. PA: A VL0805CSH: Trong các câu sau, câu nào sai? A. Lực là nguyên nhân làm thay đổi vận tốc của vật.
  7. B. Lực là nguyên nhân làm cho các vật chuyển động. C. Lực có thể làm cho vật thay đổi vận tốc và bị biến dạng. D. Lực là nguyên nhân làm cho vật bị biến dạng. PA: B VL0805CSV: Trong các câu sau, câu nào sai? A. Lực là một đại lượng véc tơ. B. Lực có tác dụng làm thay đổi độ lớn của vân tốc. C. Lực có tác dụng làm đổi hướng của vận tốc. D. Lực không phải là một đại lượng véc tơ. PA: D VL0806CSB: Trong hình vẽ dưới đây, đặc điểm của lực là: 10N F A. lực có điểm đặt tại vật, cường độ 20N. B. lực có phương ngang, chiều từ trái sang phải, cường độ 20N. C. lực có phương không đổi, chiều từ trái sang phải, cường độ 20N. D. lực có phương ngang, chiều từ trái sang phải, cường độ 20N, có điểm đặt tại vật. PA: D VL0806CSH: Quả bóng đang nằm trên sân, Huy đá vào quả bóng làm quả bóng lăn đi. Ta nói Huy đã tác dụng vào quả bóng một lực, điểm đặt của lực này là: A. ở chân người. B. ở quả bóng. C. ở mặt đất.
  8. D. ở chân người và mặt đất. PA: B VL0806CSH: Mũi tên của hình nào dưới đây biểu diễn trọng lực của một vật có khối lượng 2 kg? P 20 N P A. B. C. D. P P A. Hình A. B. Hình B. C. Hình C. D. Hình D. VL0806CSV: Trọng lực của vật có: A. phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới. B. phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên. C. phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải.
  9. D. phương nằm ngang, chiều từ phải sang trái. PA: A VL0806CSV: Lực F tác dụng vào vật có phương hợp với phương ngang một góc 300, chiều từ trái sang phải, hướng từ dưới lên. Cách biểu diễn nào dưới đây là đúng? 300 300 300 300 a) b) c) d) A. Hình c. B. Hình b. C. Hình a. D. Hình d. PA: C VL0807CSB: Quán tính là: A. tính chất giữ nguyên độ lớn và hướng của vận tốc. B. tính chất giữ nguyên trọng lượng của vật. C. tính chất giữ nguyên vận tốc của vật. D. tính chất giữ nguyên thể tích của vật. PA: A VL0807CSB: Chọn câu sai. A. Quán tính của vật có quan hệ với khối lượng của vật đó. B. Vì có quán tính nên mọi vật không thể thay đổi vận tốc ngay được. C. Vật có khối lượng lớn thì có quán tính nhỏ. D. Tính chất giữ nguyên vận tốc của vật gọi là quán tính. PA: C VL0807CSH: Hiện tượng nào sau đây có được không phải do quán tính?
  10. A. Gõ cán búa xuống nền để tra búa vào cán. B. Giũ quần áo cho sạch bụi. C. Vẩy mực ra khỏi bút. D. Chỉ có hiện tượng A và B. PA: D VL0807CSH: Chọn câu đúng. A. Vật chỉ đứng yên khi các lực tác dụng lên nó cân bằng. B. Vật chỉ đứng yên khi khi không có lực tác dụng lên nó. C. Một vật dang đứng yên chỉ chịu tác dụng của hai lực cân bằng sẽ đứng yên mãi mãi. D. Một vật dang chuyển động chỉ chịu tác dụng của hai lực cân bằng sẽ chuyển động chậm dần. PA: C VL0807CSV: Khi đang đi mà bị vấp, ta ngã về phía nào? Vì sao? A. Ngã về phía sau do chân thay đổi vận tốc đột ngột. B. Ngã về phía sau do thay đổi vận tốc đột ngột. C. Ngã về phía trước do thân người thay đổi vận tốc đột ngột. D. Ngã về phía trước do chân bị dừng lại đột ngột, thân người theo quán tính vẫn còn chuyển động. PA: D VL0808CSB: Điều nào sau đây là sai khi nói về các loại lực ma sát? A. Lực ma sát nghỉ giữ cho vật đứng yên khi vật bị tác dụng của lực khác. B. Lực ma sát trượt sinh ra khi một vật trượt trên bề mặt một vật khác. C. Lực ma sát lăn sinh ra khi một vật lăn trên bề mặt một vật khác. D. Lực ma sát xuất hiện khi một vật đứng yên trên bề mặt một vật khác. PA: D VL0808CSB: Chỉ ra kết luận sai trong các kết luận sau. A. Lực ma sát xuất hiện ở giữa má phanh xe đạp và vành xe khi phanh là có hại. B. Lực ma sát xuất hiện ở nơi tiếp xúc giữa que diêm và vỏ bao là có ích. C. Lực ma sát xuất hiện ở nơi tiếp xúc giữa đinh và tường là có ích. D. Lực ma sát xuất hiện ở giữa tay và cán dao là có ích. PA: A VL0808CSH: Khi búng hòn bi trên mặt sàn, hòn bi lăn chậm dần rồi dừng lại là do: A. ma sát nghỉ.
  11. B. ma sát trượt. C. ma sát lăn. D. cả ba loại ma sát trên. PA: C VL0808CSH: Trong các phương án sau, phương án nào có thể làm giảm lực ma sát? A. Tăng độ nhám của mặt tiếp xúc. B. Tăng lực ép của vật lên mặt tiếp xúc. C. Tăng độ nhẵn của mặt tiếp xúc. D. Tăng diện tích mặt tiếp xúc. PA: C VL0808CSV: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào không cần tăng ma sát? A. Khi quẹt diêm. B. Bảng trơn và nhẵn quá. C. Khi phanh gấp, muốn cho xe dừng lại. D. khi xe ô tô di trên đất mềm. PA: D VL0809CSB: Trong các câu sau, câu nào sai? A. Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép. B. Áp lực là độ lớn của lực tác dụng trên một diện tích bị ép. C. Đơn vị của áp lực là đơn vị của lực. D. Đơn vị của áp suất là N/m2. PA: B VL0809CSB: Khi đoàn tàu chuyển động trên đường nằm ngang thì áp lực có độ lớn bằng lực nào? A. Lực kéo do đầu tàu tác dụng lên toa tàu. B. Trọng lượng của đoàn tàu. C. Lực ma sát giữa tàu và đường ray. D. Lực cản của không khí tác dụng lên tàu. PA: B VL0809CSH: Chọn phát biểu đúng. A. Đặt ván lên bùn (đất) ít bị lún hơn khi đi bằng chân không vì sẽ làm giảm áp lực của cơ thể lên bùn (đât).
  12. B. Những cột đình làng thường kê trên những hòn đá rộng và phẳng để làm giảm áp suất gây ra lên mặt đất. C. Khi đi áp suất gây ra lên mặt đường nhỏ hơn khi đứng. D. Xe tải thường có nhiều bánh để giảm áp lực xuống mặt đường. PA: B VL0809CSH:Trong các lực sau đây, lực nào là áp lực? A.Trọng lượng của người ngồi trên ghế. B. Trọng lượng của quả cầu treo trên sợi dây. C. Lực kéo của đầu tàu. D. Lực ma sát của mặt đường. PA: A VL0809CSV: Trường hợp nào sau đây không có áp lực? A. Lực của búa đóng vào đinh. B. Trọng lượng của vật. C. Lực của vợt tác dụng vào quả bóng. D. Lực kéo một vật lên cao. PA: D VL0810CSB: Trong các phương án sau, phương án nào có thể làm tăng áp suất của một vật tác dụng xuống mặt sàn nằm ngang? A. Tăng áp lực và giảm diện tích bị ép. B. Tăng áp lực và tăng diện tích bị ép. C. Giảm áp lực và giảm diện tích bị ép. D. Giảm áp lực và tăng diện tích bị ép. PA: A VL0810CSH: Một vật nặng được đặt trên mặt sàn nằm ngang. Khi đó: A. áp suất phụ thuộc vào trọng lượng của vật. B. áp suất phụ thuộc vào thể tích của vật. C. áp suất phụ thuộc vào chất liệu làm vật. D. áp suất phụ thuộc vào độ nhám của bề mặt tiếp xúc. PA: A VL0810CSH: Trong các cách sau đây, cách nào không làm tăng (giảm) áp suất?
  13. A. Muốn tăng áp suất thì tăng áp lực và giảm diện tích bị ép. B. Muốn tăng áp suất thì giảm áp lực và giảm diện tích bị ép. C. Muốn giảm áp suất thì giảm áp lực và giữ nguyên diện tích bị ép. D. Muốn giảm áp suất thì phải tăng diện tích bị ép. PA: B VL0810CSV: Chọn câu đúng. A. Lưỡi dao, lưỡi kéo phải mài thật sắc để tăng áp suất khi cắt, thái,...được dễ dàng. B. Những cột đình làng thường kê trên những hòn đá rộng và phẳng để làm giảm áp suất gây ra lên mặt đất. C Đường ray phải được đặt trên những thanh tà vẹt để làm tăng áp lực lên mặt đất khi tàu hỏa chạy qua. D. Đặt ván lên bùn (đất) ít bị lún hơn khi đi bằng chân không vì sẽ làm giảm áp lực của cơ thể lên bùn đất. PA: B VL0810CSV: Móng nhà phải xây rộng bản hơn tường vì: A. để giảm trọng lượng của tường xuống mặt đất. B. để tăng trọng lượng của tường xuống mặt đất. C. để tăng áp suất lên mặt đất. D. để giảm áp suất tác dụng lên mặt đất. PA: D VL0811CSB: Phát biểu nào sau đây là sai với tác dụng của áp lực? A. Cùng độ lớn của áp lực như nhau, nếu diện tích bị ép càng nhỏ thì tác dụng của áp lực càng lớn. B. Cùng diện tích bị ép như nhau, nếu độ lớn của áp lực càng lớn thì tác dụng của nó cũng càng lớn. C. Tác dụng của áp lực càng tăng nếu độ lớn của áp lực càng lớn và diện tích bị ép càng nhỏ. D. Tác dụng của áp lực càng tăng nếu độ lớn của áp lực càng nhỏ và diện tích bị ép càng lớn. PA: D VL0811CSH: Bé Na nặng 12 kg, biết diện tích tiếp xúc với mặt sàn của một bàn chân là 0,005 m2, áp suất mà Na tác dụng lên mặt sàn là: A. 12000 N/m2. B. 1200 N/m2. C. 24000 N/m2.
  14. D. 2400 N/m2. PA: A VL0811CSH: Một bạn học sinh đứng thẳng hai chân trên sàn lớp, gây ra một áp suất lên mặt sàn là 16000 N/m2, biết diện tích tiếp xúc của một bàn chân là 1,5 dm2. Khối lượng của bạn đó là: A. 24 kg. B. 53 kg. C. 48 kg. D. 46 kg. PA: C VL0811CSV: Một vật có khối lượng m1 = 1,5 kg, vật thứ hai có khối lượng m2 = 3 kg. Hãy so sánh áp suất p1 và p2 của hai vật lên mặt sàn nằm ngang? A. p1 = p2. B. p1 = 2p2. C. 2p1 = p2. D. Không so sánh được. PA: D VL0811CSV: Một ô tô nặng 1800 kg có diện tích các bánh xe tiếp xúc với mặt đất là 300 cm2, áp lực và áp suất của ô tô lên mặt đường lần lượt là: A. 1800 N; 60 000N/m2. B. 1800 N; 600 000N/m2. C. 18 000 N; 60 000N/m2. D. 18 000 N; 600 000N/m2. PA: D VL0812CSB: Điều nào sau đây là đúng khi nói về áp suất của chất lỏng? A. Chất lỏng gây ra áp suất theo mọi phương lên đáy bình, thành bình và các vật ở trong lòng nó. B. Chất lỏng gây ra áp suất theo phương ngang. C. Chất lỏng gây ra áp suất theo phương thẳng đứng, hướng từ dưới lên trên. D. Chất lỏng chỉ gây ra áp suất tại những điểm ở đáy bình chứa. PA: A VL0812CSH: Điều nào sau đây là đúng khi nói về bình thông nhau? A. Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, không tồn tại áp suất chất lỏng.
  15. B. Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, lượng chất lỏng ở hai nhánh luôn bằng nhau. C. Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, mực chất lỏng ở hai nhánh có thể khác nhau. D. Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, các mực chất lỏng ở hai nhánh luôn có cùng độ cao. PA: D VL0812CSH: Áp suất chất lỏng: A. chỉ phụ thuộc độ cao của cột chất lỏng. B. chỉ phụ thuộc trọng lượng riêng của chất lỏng. C. chỉ phụ thuộc vào trọng lượng riêng của chất lỏng và độ cao của cột chất lỏng tính từ điểm cần tính áp suất tới đáy bình. D. chỉ phụ thuộc vào trọng lượng riêng của chất lỏng và độ cao của cột chất lỏng tính từ điểm cần tính áp suất tới mặt thoáng. PA: D VL0812CSV: Một tàu ngầm đang di chuyển dưới biển. Áp kế đặt ở ngoài vỏ tàu chỉ 875 000 N/m2, một lúc sau áp kế chỉ 1 165 000 N/m2. Nhận xét nào sau đây là đúng? A. Tàu đang lặn xuống. B. Tàu đang chuyển động về phía trước theo phương ngang. C. Tàu đang từ từ nổi lên. D. Tàu đang chuyển động lùi về phía sau theo phương ngang. PA: A VL0812CSV: Một bình hình trụ chứa một lượng nước, chiều cao cột nước là 3,5m, trọng lượng riêng của nước d = 10 000 N/m3. Áp suất của nước lên điểm M cách mặt thoáng 2 m là: A. 20 000 N/m2. B. 15 000 N/m2. C. 5 000 N/m2. D. 35 000 N/m2. PA: A VL0813CSB: Điều nào sau đây là đúng khi nói về sự tạo thành áp suất khí quyển? A. Áp suất khí quyển có được là do không khí tạo thành khí quyển có trọng lượng. B. Áp suất khí quyển có được là do không khí tạo thành khí quyển có độ cao so với mặt đất.
  16. C. Áp suất khí quyển có được là do không khí tạo thành khí quyển rất nhẹ. D. Áp suất khí quyển có được là do không khí tạo thành khí quyển có chứa nhiều loại nguyên tố hóa học khác nhau. PA: A VL0813CSH: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về áp suất khí quyển? A. Áp suất khí quyển tác dụng theo mọi phương. B. Áp suất khí quyển bằng áp suất thủy ngân. C. Áp suất khí quyển chỉ tác dụng theo phương thẳng đứng hướng từ dưới lên trên. D. Áp suất khí quyển chỉ tác dụng theo phương thẳng đứng hướng từ trên xuống dưới. PA: A VL0813CSH: Áp suất khí quyển thay đổi như thế nào khi độ cao càng tăng? A. Càng tăng. B. Càng giảm. C. Không thay đổi. D. Có thể vừa tăng, vừa giảm. VL0813CSV: Trong thí nghiệm Tôrixenli, nếu không dùng thủy ngân mà dùng rượu thì chiều cao của cột rượu là bao nhiêu? A. 129,2 m. B. 12,92 m. C. 1292 m. D. 1,292 m. PA: B VL0813CSV: Càng lên cao không khí càng loãng nên áp suất càng giảm. Cứ lên cao 12m thì áp suất khí quyển giảm khoảng 1mmHg. Áp suất khí quyển ở độ cao 800 m là: A. 748 mmHg. B. 753,3 mmHg. C. 663 mmHg. D. 960 mmHg. PA: B VL0814CSB: Trong các câu sau, câu nào đúng? A. Lực đẩy Ac si met cùng chiều với trọng lực.
  17. B. Lực đẩy Ac si met tác dụng theo mọi phương vì chất lỏng gây áp suất theo mọi phương. C. Lực đẩy Ac si met có điểm đặt ở vật. D. Lực đẩy Ac si met luôn có độ lớn bằng trọng lượng của vật. PA: C VL0814CSH: Một thỏi nhôm và một thỏi thép có thể tích bằng nhau cùng được nhúng chìm trong nước. Nhận xét nào sau đây là đúng? A. Thỏi nào nằm sâu hơn thì lực đẩy Ác si met tác dụng lên thỏi đó lớn hơn. B. Thép có trọng lượng riêng lớn hơn nhôm nên thỏi thép chịu tác dụng của lực đẩy Ác si met lớn hơn. C. Hai thỏi nhôm và thép đều chịu tác dụng của lực đẩy Ác si met như nhau vì chúng cùng được nhúng trong nước như nhau. D. Hai thỏi nhôm và thép đều chịu tác dụng của lực đẩy Ác si met như nhau vì chúng chiếm thể tích trong nước như nhau. PA: D VL0814CSH: Ba vật làm bằng ba chất khác nhau: đồng, sắt, nhôm có khối lượng bằng nhau. Khi nhúng ngập chúng vào trong nước thì lực đẩy của nước tác dụng vào các vật theo thứ tự từ lớn đến bé như sau: A. Đồng - nhôm - sắt. B. Nhôm - đồng - sắt. C. Nhôm - sắt - đồng. D. Sắt - nhôm - đồng. PA: B VL0814CSV: Hai thỏi đồng có thể tích bằng nhau, một thỏi được nhúng vào nước, một thỏi được nhúng vào dầu. Thỏi nào chịu lực đẩy Ác si met lớn hơn? Vì sao? A. Thỏi đồng ở trong dầu chịu lực đẩy Ác si met lớn hơn vì trọng lượng riêng của dầu lớn hơn trọng lượng riêng của nước. B. Thỏi đồng ở trong nước chịu lực đẩy Ác si met nhỏ hơn vì trọng lượng riêng của nước lớn hơn trọng lượng riêng của dầu. C. Thỏi đồng ở trong nước chịu lực đẩy Ác si met lớn hơn vì trọng lượng riêng của nước lớn hơn trọng lượng riêng của dầu. D. Lực đẩy Ác si met tác dụng lên hai thỏi như nhau vì cả hai thỏi cùng chiếm trong chất lỏng một thể tích như nhau. PA: C
  18. VL0814CSV: Móc một vật vào lực kế, ngoài không khí lực kế chỉ 2.75N. Khi nhúng chìm vật trong nước lực kế chỉ 1,82N. Thể tích của vật là: A. 930 cm3. B. 9300 cm3. C. 93 cm3. D. 9,3 cm3. PA: C VL0815CSB: Nếu gọi P là trọng lượng của vật, F là lực đẩy Ác si mét tác dụng lên vật khi vật được nhúng hoàn toàn trong chất lỏng. Điều kiện nào sau đây là đúng cho trường hợp vật nổi lên bề mặt chất lỏng? A. P = F. B. P > F. C. P < F. D. P ≥ F. PA: C VL0815CSH: Gọi dv là trọng lượng riêng của chất làm vật, d là trọng lượng riêng của chất lỏng. Điều nào sau đây là không đúng? A. Vật sẽ chìm xuống khi dv > d. B. Vật sẽ chìm xuống một nửa khi dv < d. C. Vật sẽ nổi lên mặt chất lỏng khi dv > d. D. Vật sẽ lơ lửng trong chất lỏng khi dv = d. PA: B VL0815CSH: Tại sao miếng gỗ thả vào nước lại nổi? A. Vì gỗ là vật nhẹ. B. Vì nước không thấm vào gỗ. C. Vì trọng lượng riêng của gỗ nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước. D. Vì trọng lượng riêng của gỗ lớn hơn trọng lượng riêng của nước. PA: C VL0815CSV: Một vật đặc có thể tích 56cm3 được thả vào một bể nước, người ta đo được phần nổi lên trên có có thể tích 52,8 cm3. Trọng lượng riêng của vật đó là: A. 800 N/m3. B. 8000 N/m3.
  19. C. 1280 N/m3. D. 12 800 N/m3. PA: A VL0815CSV: Thả một miếng gỗ vào trong một chất lỏng thì thấy phần thể tích gỗ ngập trong chất lỏng bằng 1/2 thể tích miếng gỗ. Biết trọng lượng riêng của gỗ là 6000 N/m3. Trọng lượng riêng của chất lỏng là: A. 12 000 N/m3. B. 18 000 N/m3. C. 180 000 N/m3. D. 3000 N/m3. PA: A VL0816CSB: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào có công cơ học? A. Khi có lực tác dụng vào vật. B. Khi có lực tác dụng vào vật, nhưng vật vẫn đứng yên. C. Khi có lực tác dụng vào vật, vật chuyển dời theo phương không vuông góc với phương của lực. D. Khi có lực tác dụng vào vật, vật chuyển dời theo phương vuông góc với phương của lực. PA: C VL0816CSH: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào không có công cơ học? A. Máy xúc đất đang làm việc. B. Một hòn bi đang chuyển động thẳng đều trên mặt sàn nằm ngang tuyệt đối nhẵn. C. Người lực sĩ đang nâng quả tạ từ thấp đến cao. D. Người thợ mỏ đang đẩy cho xe goòng chở than chuyển động. PA: B VL0816CSH: Độ lớn của công cơ học phụ thuộc vào yếu tố nào trong các yếu tố sau: A. Lực tác dụng vào vật và độ dời của vật. B. Lực tác dụng lên vật và thời gian chuyển động của vật. C. Trọng lượng riêng của vật và lực tác dụng lên vật. D. Khối lượng riêng của vật và quãng đường vật đi dược. PA: A VL0816CSV: Đầu tàu hỏa kéo toa xe với lực F = 6000N làm toa xe đi được 150m. Công của lực kéo đầu tàu có thể nhận giá trị nào trong các giá trị sau:
  20. A. 90 kJ. B. 900 kJ. C. 40 kJ. D. 400 kJ. PA: B VL0816CSV: Một con ngựa kéo xe chuyển động đều với lực kéo là 500N. Trong 5 phút công thực hiện được là 300 kJ. Vận tốc chuyển động của xe là: A. 1,5 m/s. B. 2 m/s. C. 6 m/s. D. 0,6 m/s. PA: B VL0817CSB: Điều nào sau đây là đúng khi nói về công suất? A. Công suất được xác định bằng công thực hiện được trong một giây. B. Công suất được xác định bằng công thực hiện đượckhi vật di chuyển được một mét. C. Công suất được xác định bằng lực tác dụng trong một giây. D. Công suất được xác định bằng công thức P = A.t. PA: A VL0817CSH: Khi nói rằng công suất của máy A hơn máy B thì: A. Máy A thực hiện công nhiều hơn máy B. B. Cùng một công thì máy B cần nhiều thời gian hơn máy A. C. Cùng một công thì máy B cần ít thời gian hơn máy A. D. Trong cùng một thời gian, máy B thực hiện công nhiều hơn máy A. PA: B VL0817CSH: Trong các đơn vị sau, đơn vị nào là đơn vị của công suất? A. Oát (W). B. Jun trên giây (J/s). C. Kilôoát (kW). D. Cả ba đơn vị trên đều là đơn vị của công suất. PA: D
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2