intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bố cơ!

Chia sẻ: Mongmo Anhquoc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

55
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhóc nhà bạn có cái gối yêu thích, món đồ chơi yêu thích, loại bánh yêu thích, và giờ là cả… phụ huynh yêu thích nữa. Và bạn không được cái “may mắn” ấy. Bé yêu bố cơ! Bạn buồn, ghen? Tất nhiên rồi. Bạn phải làm gì để quay trở lại cuộc chơi và "giành lại" tình cảm từ cục cưng của mình? Trẻ em ở lứa tuổi “nhi đồng thối tai” đã bắt đầu hiểu được rằng Bố và Mẹ là những người khác nhau, và với mỗi người, bé có thể vòi những thứ khác nhau....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bố cơ!

  1. Bố cơ! Nhóc nhà bạn có cái gối yêu thích, món đồ chơi yêu thích, loại bánh yêu thích, và giờ là cả… phụ huynh yêu thích nữa. Và bạn không được cái “may mắn” ấy. Bé yêu bố cơ! Bạn buồn, ghen? Tất nhiên rồi. Bạn phải làm gì để quay trở lại cuộc chơi và "giành lại" tình cảm từ cục cưng của mình? Trẻ em ở lứa tuổi “nhi đồng thối tai” đã bắt đầu hiểu được rằng Bố và Mẹ là những người khác nhau, và với mỗi người, bé có thể vòi những thứ khác nhau. Trước đây bé chỉ biết có mẹ, vì mẹ vẫn là người ở bên bé nhiều hơn, lo cho bé ăn, chăm cho bé ngủ, bế bồng ôm ấp… Nhưng khi bé đã lớn hơn một chút, tất cả những sự chăm sóc đó dần bị coi là đương nhiên, và nhiều khi chẳng khác nào sự quấy rầy – đang không muốn
  2. ăn thì bị ép ăn, đang muốn ngủ thì lại bị đánh thức dậy đi học, đang chơi thì lại bị quấy rầy bằng hết nghĩa vụ này đến nghĩa vụ khác, không thế thì lại còn bị mắng nữa chứ… Trong khi đó, bố do có ít thời gian dành cho bé, nên thường tập trung vào những trò vui vẻ hơn. Dù bị cho ra rìa thì buồn thật, nhưng quan trọng là bạn nên nhớ chọn thứ mình yêu thích nhất là một việc hết sức bình thường trong sự phát triển cảm xúc và nhận thức của bé. Tin tốt là đó chỉ là một thời kỳ mà thôi, trong hầu hết trường hợp, không kéo dài quá lâu. Trong lúc đó, bạn không nhất thiết phải trở thành khán giả ngồi ngoài, hãy theo những bước thông minh dưới đây để giúp bạn trở lại cuộc chơi. Đừng nặng nề. Con bạn đang phát triển hệ thống những thứ ưa thích, từ việc thích ăn món gì vào buổi tối cho đến phải mang đôi giày nào… và nhờ vào vốn từ vựng đã hòm hòm của mình, bé giờ đã có thể phát biểu bằng lời những sở thích và “sở ghét”. Tuy nhiên, không phải lúc nào chúng cũng (có thể) thể hiện điều đó theo cách dễ chịu. “Con bạn chưa hiểu
  3. được rằng bé có sức mạnh tác động đến cảm giác của người khác,” Tiến sĩ Erin Floyd cho biết. “Nếu bé hét lên bắt bạn phải đưa lại quyển sách cho bố nó và ra chỗ khác đi, điều đó không có nghĩa là bé đã bớt yêu bạn, có thể bé chỉ đang thích cái cách bố đọc truyện cho bé mà thôi.” Do vậy bạn đừng lấy đó làm nặng nề, hãy tôn trọng cảm xúc của bé – chấp nhận việc bé có những lựa chọn, thích điều gì hơn, và cả thích ai hơn. Nhưng bố mẹ cũng là con người, có thể ghen tỵ hay buồn một chút… những cảm xúc đó là hoàn toàn bình thường. Bạn cần nhận ra những cảm xúc của mình, thừa nhận chúng và giải tỏa bằng cách nói chuyện với một người bạn, hay với ông xã mình. Nếu không như thế, những cảm xúc ấy có thể bùng ra theo cách mà bạn không muốn chút nào. Và bạn có nghĩ trong thời gian Bé là cục cưng của mẹ đầu đời của con, khi bạn cho bé (Ảnh: Inmagine) bú, ông xã của bạn cũng có những cảm xúc như vậy? Dành thời gian bên nhau
  4. Điều mà một đứa trẻ cần là sự bảo đảm cả bố và mẹ đều yêu bé. Nếu bạn tỏ ra buồn rầu hay tức giận, điều đó có thể sẽ thật sự đẩy bé ra xa bạn, và điều đó chẳng tốt cho bất cứ ai. Thay vào đó, hãy khuyến khích mối dây liên hệ giữa hai bố con, điều đó sẽ cho bé biết rằng khi quay lại với bạn, bé sẽ được bạn đón với vòng tay rộng mở. Hãy nghĩ đến những hoạt động mà cả nhà có thể cùng nhau thực hiện, như là xếp gạch, lắp ráp hay đi dã ngoại ở công viên. Hãy xem nửa kia của mình tương tác với con như thế nào và học hỏi. Nhưng nếu con nhà bạn vẫn thể hiện sự không hợp tác? Hãy lùi một bước và để ông xã lên tiếng giúp, chẳng hạn như, “Có mẹ cùng tô màu với bọn mình chắc còn vui hơn nhiều, con nhỉ!” Đồng thời với đó, “phụ huynh yêu quý” cũng cần nhường đường một chút để người còn lại có thể tham gia nhiều hơn. Cương quyết Không phải lúc nào bé muốn gì cũng được nấy, bố yêu của bé có thể bị ốm, đang bận làm việc, hoặc đơn giản là đang cần nghỉ ngơi. Dù bạn có thể chỉ muốn đầu hàng khi bé lên cơn mè nheo thì vẫn hãy cố cương quyết, điều đó sẽ có ích
  5. cho bạn. Hãy nói với bé thật bình tĩnh và rõ ràng, rằng “Bố không cho con ăn được, bố không có ở đây. Hãy ăn cho xong để tí nữa còn chơi với bố cho sớm đi nào.” Trẻ con sẽ ít dở chứng hơn khi biết ai làm gì mỗi ngày. Có vai trò đặc biệt cũng đảm bảo cho bạn vài lúc một đối một bên nhau. Chẳng hạn như nếu nhiệm vụ của bạn là tắm cho bé, và bé hét lên đòi bố thì hãy nhẹ nhàng nhắc bé nhớ rằng bạn tắm cho bé nhưng bố sẽ dỗ bé đi ngủ chẳng hạn. Tìm “chiêu” Lên kế hoạch cho một hoạt động đặc biệt mà không có sự tham gia của ông xã có thể giúp bạn từ mức bị ra rìa thành ra Cả nhà thương nhau! “mẹ yêu quý”. Thỉnh thoảng, (Ảnh: Inmagine) hai mẹ con có thể dắt nhau đi dạo, ra sân chơi hay công viên. Thậm chí cả những điều đơn giản như dạy con một trò chơi hay bài hát mà chỉ hai người biết cũng đủ để giúp bạn nổi bật rồi. Công nhận
  6. Mẹ mong mọi sự sẽ cân bằng trở lại và “giành lại” được vài điều đặc biệt mà mẹ đã có với bé con. Tuy vậy mẹ cũng phải “chơi đẹp”, chẳng hạn như công nhận những đóng góp và cố gắng của bố để dành thời gian chơi với con. Ngắm hai bố con chơi đùa cùng nhau và được nghe những tiếng cười giòn tan với mẹ chẳng phải điều tuyệt vời hay sao. Và đó cũng là điều mà mọi đứa trẻ xứng đáng được có!
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2