Bộ đề thi học kì 2 môn KHTN lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án
lượt xem 6
download
Bộ đề thi học kì 2 môn KHTN lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án được chia sẻ dưới đây hi vọng sẽ là tư liệu tham khảo hữu ích giúp các bạn học sinh lớp 7 ôn tập, hệ thống kiến thức Khoa học tự nhiên nhằm chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra, đồng thời giúp bạn nâng cao kỹ năng giải đề thi nhanh và chính xác để đạt kết quả cao trong kì thi. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bộ đề thi học kì 2 môn KHTN lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án
- BỘ ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MÔN KHTN LỚP 7 NĂM 2022-2023 CÓ ĐÁP ÁN
- Mục lục 1. Đề thi học kì 2 môn KHTN lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường PTDTBT TH&THCS Trần Phú, Bắc Trà My 2. Đề thi học kì 2 môn KHTN lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Thị Lựu, Đồng Tháp 3. Đề thi học kì 2 môn KHTN lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường TH&THCS Phước Thành, Phước Sơn 4. Đề thi học kì 2 môn KHTN lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Lương Thế Vinh, Phú Ninh 5. Đề thi học kì 2 môn KHTN lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Du, TP.Tam Kỳ 6. Đề thi học kì 2 môn KHTN lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Phòng GD&ĐT Thủ Dầu Một 7. Đề thi học kì 2 môn KHTN lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Đồng Thái, Ba Vì 8. Đề thi học kì 2 môn KHTN lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường PTDTBT THCS Trà Tập, Nam Trà My 9. Đề thi học kì 2 môn KHTN lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường TH&THCS Nguyễn Trãi, Hiệp Đức
- PHÒNG GD&ĐT BẮC TRÀ MY ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II TRƯỜNG: PTDT BT TH THCS TRẦN PHÚ NĂM HỌC 2022-2023- MÔN: KHTN 7 Họ và tên : .......................................………… Thời gian: 75 phút (Không kể thời gian giao đề) Điểm: Nhận xét của thầy (cô) giáo: I. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) * Khoanh tròn vào một trong các chữ cái A,B,C hoặc D đứng trước phương án trả lời đúng. Câu 1. Dãy nào sau đây gồm các nguyên tố đều là phi kim A. F, O, Ca, C. B. Ca, N, Br, H. C. O, N, C, Br. D. K, F, Ca, Mg. Câu 2. Đơn chất là những chất được tạo nên từ bao nhiêu nguyên tố hóa học? A. Từ 1 nguyên tố. B. Từ 2 nguyên tố trở lên. C. Từ 3 nguyên tố. D. Từ 4 nguyên tố. Câu 3. Liên kết hóa học giữa các nguyên tử nitrogen và hydrogen trong phân tử ammonia được hình thành bằng cách A. nguyên tử nitrogen và hydrogen góp chung proton. B. nguyên tử nitrogen và hydrogen góp chung electron. C. nguyên tử nitrogen nhận electron, nguyên tử hydrogen nhường electron. D. nguyên tử nitrogen nhường electron, nguyên tử hydrogen nhận electron. Câu 4. Phân tử nước gồm một nguyên tử oxygen liên kết với hai nguyên tử hydrogen. Khi hình thành liên kết cộng hóa trị trong phân tử nước, nguyên tử oxygen góp chung bao nhiêu electron với mỗi nguyên tử hygrogen? A. Nguyên tử oxygen góp chung 4 electron với mỗi nguyên tử hygrogen. B. Nguyên tử oxygen góp chung 3 electron với mỗi nguyên tử hygrogen. C. Nguyên tử oxygen góp chung 2 electron với mỗi nguyên tử hygrogen. D. Nguyên tử oxygen góp chung 1 electron với mỗi nguyên tử hygrogen. Câu 5. Tập tính động vật là A. một số phản ứng trả lời các kích thích của môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể), đảm bảo cho động vật tồn tại và phát triển. B. một chuỗi những phản ứng trả lời các kích thích của môi trường bên ngoài cơ thể, nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại. C. những phản ứng trả lời các kích thích của môi trường bên trong cơ thể, nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại. D. một chuỗi những phản ứng trả lời các kích thích đến từ môi trường bên trong hoặc bên ngoài cơ thể, đảm bảo cho động vật tồn tại và phát triển. Câu 6. Vai trò của cảm ứng ở sinh vật là A. cảm ứng giúp sinh vật phản ứng lại các kích thích của môi trường để tồn tại và phát triển. B. cảm ứng giúp sinh vật thích ứng với những thay đổi của môi trường để tồn tại và phát triển. C. giúp động vật có tư duy và nhận thức học tập. D. giúp sinh vật tồn tại và phát triển. Câu 7.Sắp xếp các bước tiến hành thí nghiệm chứng minh tính hướng sáng của cây. A B C
- Thí nghiệm chứng minh tính hướng sáng của cây Chuẩn bị: 2 chậu đất trổng cây giống nhau; 2 hộp carton không đáy, một hộp khoét lỗ phía trên, hộp còn lại khoét phía bên cạnh. 1. Úp lên mỗi chậu cây một hộp carton, đặt trong môi trường ánh sáng tự nhiên (Hình b). 2. Gieo hạt đỗ vào trong đất, tưới nước đủ ầm và đợi cho đến khi hạt nảy mầm (Hình a). 3. Sau khoảng từ 3 đến 5 ngày, nhấc hộp carton ra khỏi các chậu cây, quan sát hướng của thân cây (Hình c). A. 1->2->3 B. 3->2->1 C. 2->1->3 D. 1->3->2 Câu 8. Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản A. cần 2 cá thể. B. không có sự hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái C. có sự hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái. D. chỉ cần giao tử cái. Câu 9. Thông qua hoạt động gieo hạt và theo dõi sự biến đổi của cây từ giai đoạn hạt đến cây trưởng thành, em hãy cho biết biểu hiện nào là quá trình sinh trưởng? 1. Sự nảy mầm. 2. Thân dài ra. 3. Số lượng lá tăng thêm. 4. Lá to lên. A. (1) và (2). B. (1) và (3). C. (2) và (3). D. (2) và (4). Câu 10. Sinh sản là một trong những đặc trưng cơ bản và cần thiết cho các sinh vật nhằm A. đảm bảo sự phát triển liên tục của loài. B. duy trì sự phát triển của sinh vật. C. đáp ứng nhu cầu năng lượng của sinh vật. D. giữ cho cá thể sinh vật tồn tại. Câu 11. Hợp chất là chất tạo nên từ A. hai nguyên tố hóa học. B. hai nguyên tố hóa học trở lên. C. hai nguyên tố kim loại trở lên. D. các nguyên tố kim loại và nguyên tố phi kim. Câu 12. Khối lượng phân tử của NaCl là A. 58,5 amu. B.23 amu. C. 35,5 amu. D. 12,5 amu Câu 13. Cho mô hình sắp xếp các electron trong vỏ nguyên tử của các nguyên tố khí hiếm. Trừ helium, vỏ nguyên tử của các nguyên tố còn lại có điểm giống nhau là đều có A. cùng số lớp electron. B. cùng 8 electron ở lớp ngoài cùng. C. cùng electron D. 2 electron ở lớp ngoài cùng. Câu 14. Cho các hiện tượng sau: (1) Khi chạm tay vào lá cây xấu hổ, lá cây có hiện tượng khép lại. (2) Cây bàng rụng lá vào mùa hè. (3) Cây xoan rụng lá khi có gió thổi mạnh. (4) Hoa hướng dương luôn hướng về phía Mặt Trời. Số hiện tượng thể hiện tính cảm ứng của thực vật là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 15 Hiện tượng phản xạ khuếch tán khác hiện tượng phản xạ gương như thế nào? A. Hiện tượng phản xạ khuếch tán quan sát được ảnh của vật còn hiện tượng phản xạ gương thì không. B. Hiện tượng phản xạ khuếch tán không quan sát được ảnh của vật còn hiện tượng phản xạ gương thì có. C. Khi chiếu chùm tia sáng song song đến bề mặt nhẵn thì bị phản xạ theo một hướng đối với hiện tượng phản xạ khuếch tán và theo mọi hướng đối với hiện tượng phản xạ gương. D. Hiện tượng phản xạ khuếch tán và hiện tượng phản xạ gương đều quan sát được ảnh của vật.
- Câu 16.Để xác định cực từ của một nam châm, dùng một kim nam châm bố trí thí nghiệm như hình vẽ dựa vào thí nghiệm các cực của nam châm ? A. Đầu A của thanh nam châm là cực Nam, đầu B của thanh nam châm là cực Bắc. B. Đầu A và đầu B của thanh nam châm là cực Bắc. C. Đầu A và đầu B của thanh nam châm là cực Nam. D. Đầu A của thanh nam châm là cực Bắc, đầu B của thanh nam châm là cực Nam. Câu 17. Để tiêu diệt muỗi hiệu quả, người ta tác động vào giai đoạn bọ gậy vì A. đây là giai đoạn phát triển dễ tác động nhất, vào giai đoạn này, chúng thường sống tập trung dưới nước, thời gian tồn tại lâu dài nên dễ thực hiện các biện pháp tiêu diệt. B. vào giai đoạn này, chúng thường sống tập trung dưới nước. C. thời gian tồn tại lâu dài nên dễ thực hiện các biện pháp tiêu diệt. D. giai đoạn còn nhỏ dễ tiêu diệt. Câu 18. Tính chất nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy của chất cộng hóa trị và chất ion A. chất cộng hóa trị cao, chất ion thấp. B. chất cộng hóa trị thấp, chất ion cao. C. chất cộng hóa trị và chất ion bằng nhau. D. chất ion nhiệt độ sôi cao, nhiệt độ nóng chảy thấp, chất cộng hóa trị nhiệt độ sôi thấp, nhiệt độ nóng chảy cao. Câu 19. Quá trình tăng về kích thước và khối lượng của cơ thể do tăng lên về số lượng và kích thước của tế bào, nhờ đó làm cơ thể lớn lên gọi là A. sinh trưởng của sinh vật. B. phát triển của sinh vật. C. cảm ứng sinh vật. D. sinh sản của sinh vật. Câu 20. Phát triển của sinh vật là A. quá trình tăng về kích thước, khối lượng của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế bào, làm cơ thể lớn lên. B. những biến đổi của cơ thể sinh vật bao gồm sinh trưởng, phân hóa tế bào, phát sinh hình thái cơ quan và cơ thể. C. quá trình biến đổi tạo nên các tế bào, mô, cơ quan ở các giai đoạn. D. quá trình biến đổi hình thành chức năng mới ở các giai đoạn. II. TỰ LUẬN (5,0 điểm) Câu 21. (1,0 điểm) Nếu em là nhân viên y tế chăm sóc sức khỏe, em sẽ tư vấn những bà mẹ về hậu quả của việc thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng đối với trẻ em? Câu 22. (1,0 điểm )Phát biểu khái niệm về sinh trưởng và phát triển của sinh vật. Câu 23. (1,0 điểm) Nêu khái niệm đường sức từ? Câu 24. (1,0 điểm )Một vật sáng AB đặt trước một gương phẳng như hình. Góc tạo bởi vật và mặt phẳng gương bằng 600. Hãy vẽ ảnh của một vật tạo bởi gương và nêu cách vẽ. Câu 25. (1,0 điểm) Mô tả sự hình thành liên kết ion trong phân tử hợp chất magnesium oxide (MgO).
- -HẾT-
- ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM KHTN 7- HKII I.TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm).Mỗi câu trả lời đúng 0,25 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 Đ/A C A B D D A C D C A B A B C B D A 18 19 20 B A B II. TỰ LUẬN: (5,0 điểm) Câu 21.(1,0 điểm) - Thiếu dinh dưỡng có thể dẫn đến còi xương, suy dinh dưỡng. 0,5 điểm - Thừa dinh dưỡng có thể dẫn đến béo phì, các bệnh tim mạch, tiểu đường, huyết áp 0,5 điểm Câu 22. Sinh trưởng của sinh vật là Quá trình tăng về kích thước và khối lượng của cơ thể 0,5 điểm do tăng lên về số lượng và kích thước của tế bào, nhờ đó làm cơ thể lớn lên Phát triển của sinh vật là những biến đổi của cơ thể sinh vật bao gồm sinh trưởng, 0,5 điểm phân hóa tế bào, phát sinh hình thái cơ quan và cơ thể. Câu 23 (1,0 điểm) 0,5 điểm Vì ảnh và vật đối xứng nhau qua gương nên ta xác định ảnh của vật AB bằng cách sau: - Xác định ảnh A’ của A bằng cách dựng AH vuông góc với 0,25 điểm gương, trên tia đối của tia HA lấy điểm A’ sao cho A’H = HA. Vậy A’ là ảnh của A qua gương cần vẽ. - Tương tự ta xác định được ảnh B’ của B qua gương. Nối A’B’ ta được ảnh A’B’ của AB qua gương phẳng. A’B’ là ảnh ảo nên vẽ bằng 0,25 điểm nét đứt để phân biệt với vật sáng. Câu 24. (1,0 điểm) Dùng bút tô dọc theo các đường mạt sắt nối từ cực nọ sang cực kia của nam 1,0 điểm châm trên tấm nhựa ta được các đường gọi là đường sức từ. Câu 25. (1,0 điểm) Khi nguyên tử magnesium (Mg) kết hợp với nguyên tử oxygen (O), nguyên tử 0,75 điểm magnesium nhường 2 electron tạo thành ion dương, kí hiệu là Mg2, đồng thời nguyên tử oxygen (O) nhận 2 electron từ nguyên tử Mg tạo thành ion âm, kí hiệu O2- Ion Mg2+ và O2- hút nhau tạo phân tử magnesium oxide (MgO). 0,25 điểm Gíao viên ra đề Giáo viên duyệt đề
- TRƯỜNG THCS ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ II NGUYỄN THỊ LỰU NĂM HỌC 2022 -2023 Môn: KHTN – Lớp: 7 Thời gian: 60 phút (Không kể thời gian phát đề) Đề chính thức (Đề kiểm tra này có 02 trang) I. TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm) Hãy chọn câu trả lời đúng nhất. (Mỗi câu đúng: 0,2 điểm) Câu 1: Trong cơ thể thực vật, bào quan thực hiện quang hợp là: A. Lục lạp. B. Ti thể. C. Lá cây. D. Khí khổng. Câu 2: Nhiệt độ thuận lợi cho quá trình hô hấp tế bào ở đa số sinh vật trong khoảng bao nhiêu? A. 200C – 250C. B. 300C – 350C. C. 350C – 400C. D. 400C – 450C. Câu 3: Giun đất trao đổi khí với môi trường ngoài qua bộ phận nào sau đây? A. Mang. B. Phổi. C. Da. D. Hệ thống ống khí. Câu 4: Qúa trình hô hấp diễn ra ở cơ quan nào của cây? A. Thân và rễ. B. Thân và lá. C. Rễ, thân và lá. D. Chỉ diễn ra ở lá. Câu 5: Trong quá trình trao đổi chất, cơ thể người không lấy vào: A. Khí carbon dioxide. B. Khí oxygen. C. Nước uống. D. Thức ăn. Câu 6: Lông hút của rễ do tế bào nào phát triển thành? A. Tế bào biểu bì. B. Tế bào mạch gỗ ở rễ. C. Tế bào thịt vỏ. D. Tế bào mạch rây ở rễ. Câu 7: Ở thực vật, quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường ngoài diễn ra vào thời gian nào? A. Vào ban ngày. B. Khi có ánh sáng mặt trời. C. Vào ban đêm. D. Cả ngày lẫn đêm. Câu 8: Thân non của cây (có màu xanh lục) có tham gia quang hợp được không? Vì sao? A. Có. Vì thân non cũng được cung cấp đầy đủ nước và muối khoáng. B. Không. Vì quá trình quang hợp chỉ diễn ra ở lá cây. C. Không. Vì thân non chỉ làm nhiệm vụ vận chuyển chất dinh dưỡng. D. Có. Vì thân non (có màu xanh lục) cũng chứa chất diệp lục như lá cây. Câu 9: Chọn các từ/cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau: “Nước và muối khoáng hòa tan trong đất được hấp thụ vào rễ nhờ ….(1)…, qua các tế bào ở phần …(2).., đi vào mạch gỗ của rễ, sau đó được vận chuyển lên thân và lá trong …..(3)…. của thân (dòng đi lên). A. (1)lông hút; (2)mạch rây; (3)mạch gỗ. B. (1)lông hút; (2)thịt vỏ; (3)mạch rây. C. (1)lông hút; (2)thịt vỏ; (3)mạch gỗ. D. (1)lông hút; (2)mạch gỗ; (3)mạch rây. Câu 10: Hệ tuần hoàn nhận những chất khí nào từ hệ hô hấp? A. Khí nitrogen. B. Khí oxygen. C. Khí carbon dioxide. D. Khí sulfur. Câu 11: Tua quấn của một số loại cây thân leo cuốn vào thân cây gỗ ở gần nó để leo lên cao. Đó là hiện tượng cảm ứng gì? A. Hướng hóa. B. Hướng tiếp xúc. C. Hướng sáng. D. Hướng nước. Câu 12: Cơ quan nào trong ống tiêu hóa thực hiện nhiệm vụ tiêu hóa hoàn toàn thức ăn và hấp thụ các chất dinh dưỡng vào máu? A. Dạ dày. B. Ruột non. C. Ruột già. D. Trực tràng. Câu 13: Khi chạm tay vào cây trinh nữ, lá của cây lại cụp xuống. Hiện tượng này là? A. Sự sinh sản của cây. B. Sự sinh trưởng của cây. C. Sự cảm ứng của cây. D. Sự phát triển của cây Câu 14: Trong các ví dụ dưới đây, ví dụ nào là tập tính bẩm sinh? Trang 1
- A. Tập tính bú mẹ của chó con. B. Đánh răng trước khi đi ngủ. C. Bò về chuồng khi nghe tiếng chuông. D. Người tham gia giao thông dừng phương tiện khi gặp tín hiệu đèn đỏ. Câu 15: Qúa trình nào sau đây là quá trình sinh trưởng của thực vật? A. Cơ thể thực vật mọc chồi. B. Cơ thể thực vật ra hoa C. Cơ thể thực vật kết quả, tạo hạt. D. Cơ thể thực vật tăng kích thước. Câu 16: Nam châm có thể hút vật nào dưới đây: A. Nhôm. B. Đồng. C. Gỗ. D. Thép. Câu 17: Khi nào hai thanh nam châm hút nhau? A. Khi hai cực Bắc để gần nhau. B. Khi hai cực Nam để gần nhau. C. Khi để hai cực khác tên gần nhau. D. Khi để hai cực cùng tên gần nhau. Câu 18: Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Cực Bắc địa từ trùng với cực Nam địa lí B. Cực Bắc địa từ trùng với cực Bắc địa lí. C. Cực Bắc địa từ và cực Bắc địa lí không trùng nhau. D. Cực Nam địa từ trùng với cực Nam địa lí. Câu 19: Từ trường Trái đất mạnh nhất ở: A. Vùng đại dương. B. Vùng địa cực. C. Vùng xích đạo. D. Vùng có nhiều quặng sắt. Câu 20: Nam châm điện có cấu tạo gồm: A. Một lõi kim loại bên trong một ống dây dẫn có dòng điện chạy qua, các dây dẫn có lớp vỏ cách điện. B. Một lõi sắt bên trong một ống dây dẫn có dòng điện chạy qua, các dây dẫn có lớp vỏ cách điện. C. Một lõi vật liệu bất kì bên trong một ống dây dẫn có dòng điện chạy qua, các dây dẫn có lớp vỏ cách điện. D. Một lõi sắt bên trong một ống dây dẫn có dòng điện chạy qua, các dây dẫn không có lớp vỏ cách điện. II. TỰ LUẬN: (6,0 điểm) Câu 1: (2,0 điểm) a. Nhu cầu dinh dưỡng của mỗi người tùy thuộc vào những yếu tố nào? b. Để bảo vệ sức khỏe, con người cần sử dụng nguồn thực phẩm như thế nào? c. Hãy nêu nguyên nhân và biện pháp phòng chống bệnh béo phì? Câu 2: (1,5 điểm) a. Vận dụng những hiểu biết về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở thực vật, em hãy đề xuất các biện pháp tưới nước và bón phân hợp lí cho cây trồng? b. Điều gì sẽ xảy ra nếu tưới nước và bón phân quá ít? Câu 3 : (1,0 điểm) a. Từ phổ là gì? b. Có thể quan sát từ phổ của một nam châm bằng cách nào? Câu 4: (0,5 điểm) Nêu hai hiện tượng chứng tỏ Trái Đất có từ trường? Câu 5: (1,0 điểm) Hãy cho biết: a. Vai trò của chế độ dinh dưỡng phù hợp? b. Em hãy đề xuất biện pháp trong việc đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lí và vệ sinh ăn uống để bảo vệ sức khỏe con người? Hết./. Trang 2
- TRƯỜNG THCS HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II NGUYỄN THỊ LỰU NĂM HỌC 2022 -2023 Môn: KHTN - Lớp 7 Đề chính thức (Hướng dẫn chấm này có 02 trang) HƯỚNG DẪN CHẤM CHI TIẾT I. TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) Câu Nội dung yêu cầu Điểm Câu 1 A. Lục lạp. 0,2 Câu 2 B. 300C – 350C. 0,2 Câu 3 C. Da. 0,2 Câu 4 C. Rễ, thân và lá. 0,2 Câu 5 A. Khí carbon dioxide. 0,2 Câu 6 A. Tế bào biểu bì. 0,2 Câu 7 D. Cả ngày lẫn đêm. 0,2 Câu 8 D. Có. Vì thân non (có màu xanh lục) cũng chứa chất diệp lục như lá 0,2 cây. Câu 9 C. (1)lông hút; (2)thịt vỏ; (3)mạch gỗ. 0,2 Câu 10 B. Khí oxygen. 0,2 Câu 11 B. Hướng tiếp xúc. 0,2 Câu 12 B. Ruột non. 0,2 Câu 13 C. Sự cảm ứng của cây. 0,2 Câu 14 A. Tập tính bú mẹ của chó con. 0,2 Câu 15 D. Cơ thể thực vật tăng kích thước. 0,2 Câu 16 D. Thép. 0,2 Câu 17 C. Khi để hai cực khác tên gần nhau. 0,2 Câu 18 C. Cực Bắc địa từ và cực Bắc địa lí không trùng nhau. 0,2 Câu 19 B. Vùng địa cực. 0,2 Câu 20 B. Một lõi sắt bên trong một ống dây dẫn có dòng điện chạy qua, các dây 0,2 dẫn có lớp vỏ cách điện. Trang 3
- II. TỰ LUẬN: (6 điểm) Câu Nội dung yêu cầu Điểm Câu 1 a. Tùy thuộc vào các yếu tố: Lứa tuổi, giới tính, trạng thái sinh lí, 0,5đ (2,0 điểm) cường độ hoạt động hằng ngày. b. Con người cần sử dụng nguồn thực phẩm sạch và đảm bảo vệ sinh 0,5đ ăn uống, bảo quản thực phẩm và chế biến thực phẩm đúng cách. c. - Nguyên nhân gây bệnh béo phì: Do ăn thừa chất dinh dưỡng 0,5đ (chất ngọt, béo, ..), lười vận động. - Biện pháp phòng chống bệnh béo phì: Ăn vừa đủ các chất dinh 0,5đ dưỡng cần thiết và thường xuyên vân động luyện tập thể dục thể thao Câu 2 a. Các biện pháp tưới nước và bón phân hợp lí cho cây trồng: (1,5 điểm) - Không tưới nước quá nhiều hay quá ít. 0,25đ - Không tưới nước khi trời nắng gắt. 0,25đ - Không bón phân quá liều. 0,25đ - Khi bón phân cần kết hợp với tưới nước. 0,25đ b. Nếu tưới nước và bón phân quá ít: - Cây không sinh trưởng và phát triển, giảm năng suất → cây héo và 0,5đ có thể chết. Câu 3 a. Hình ảnh các đường mạt sắt sắp xếp xung quanh nam châm được 0,5đ (1,0 điểm) gọi là từ phổ. b. Có thể quan sát từ phổ của một nam châm bằng cách rải các vụn 0,5đ sắt vào trong từ trường của nam châm và gõ nhẹ. Câu 4 - Kim nam châm luôn chỉ theo hướng Nam- Bắc. 0,5đ (0,5 điểm) - Hiện tượng cực quang. (*Lưu ý: Học sinh có cách giải khác đúng cho trọn điểm) Câu 5 a. Vai trò của chế độ dinh dưỡng phù hợp: (1,0 điểm) - Giúp cơ thể được cung cấp đầy đủ các chất cần thiết, giúp các hoạt 0,5đ động sống của cơ thể diễn ra bình thường. b. Em hãy đề xuất biện pháp trong việc đảm bảo chế độ dinh dưỡng: - Ăn uống hợp vệ sinh, ăn đúng giờ, không ăn quá ít hay quá nhiều. 0,5đ - Đảm bảo nguồn gốc thực phẩm, bảo quản và chế biến đúng cách, bảo vệ môi trường, không sử dụng hóa chất độc hại. (*Lưu ý: HS đề xuất ý khác mà có liên quan đến sức khỏe bảo vệ hệ tiêu hóa thì được hưởng chọn điểm). Lưu ý: Học sinh trả lời khác mà có ý đúng vẫn được hưởng trọn điểm. Hết./. Trang 4
- MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II – KHTN7 - Thời điểm kiểm tra: Kiểm tra cuối học kỳ II - Thời gian làm bài: 90 phút. - Hình thức kiểm tra: Kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận (tỉ lệ 40% trắc nghiệm, 60% tự luận). - Cấu trúc: - Mức độ đề: 40% Nhận biết; 30% Thông hiểu; 20% Vận dụng; 10% Vận dụng cao. - Phần trắc nghiệm: 4,0 điểm, (gồm 16 câu hỏi: nhận biết: 12 câu, thông hiểu: 4 câu), mỗi câu 0,25 điểm; - Phần tự luận: 6,0 điểm (Nhận biết: 1,0 điểm; Thông hiểu: 2,0 điểm; Vận dụng: 2,0 điểm; Vận dụng cao: 1,0 điểm). Chủ đề MỨC ĐỘ Tổng số câu Điểm số Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Tự Trắc Tự Trắc Tự Trắc Tự Trắc Tự Trắc luận nghiệm luận nghiệm luận nghiệm luận nghiệm luận nghiệm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Chương I: Nguyên tử - Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa 1 học 1 0,25 (0,25đ) Bài 4: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học Chương II: Phân tử - Liên kết hóa học Bài 5: Phân tử; đơn chất; hợp chất 3 1 1 3 2,25 Bài 6: Giới thiệu về liên (0,75đ) (1,5đ) kết hóa học Bài 7: Hóa trị, công thức hóa học
- Chủ đề MỨC ĐỘ Tổng số câu Điểm số Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Tự Trắc Tự Trắc Tự Trắc Tự Trắc Tự Trắc luận nghiệm luận nghiệm luận nghiệm luận nghiệm luận nghiệm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Chương IX. Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật Bài 36: Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật Bài 37: Ứng dụng sinh 1 1 1 1 1,25 trưởng và phát triển của (0,25đ) (1,0đ) sinh vật vào thực tiễn. Bài 38: Thực hành: Quan sát, mô tả sự sinh trưởng và phát triển ở một số sinh vật Chương X. Sinh sản ở sinh vật Bài 39: Sinh sản vô tính ở sinh vật Bài 40: Sinh sản hữu tính 1/2 5 1/2 2 1 ở sinh vật 2 7 3,75 (0,5đ) (1,25đ) (0,5đ) (0,5đ) (1,0đ) Bài 41. Một số yếu tố ảnh hưởng và điều hòa, điều khiển sinh sản ở sinh vật Bài 42. Cơ thể sinh vật là một thể thống nhất
- Chủ đề MỨC ĐỘ Tổng số câu Điểm số Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Tự Trắc Tự Trắc Tự Trắc Tự Trắc Tự Trắc luận nghiệm luận nghiệm luận nghiệm luận nghiệm luận nghiệm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Chương V: Ánh sáng Bài 16: Sự phản xạ ánh 2 sáng 2 0,5 (0,5đ) Bài 17: Ảnh của vật qua gương phẳng Chương VI: Từ Bài 18: Nam châm 1/2 1 1 1/2 Bài 19: Từ trường 1 2 2,0 (0,5đ) (0,25đ) (0,25đ) (1,0đ) Bài 20: Chế tạo nam châm điện đơn giản Số câu 1 12 1/2+1 4 1+1/2 0 1 0 21 Số điểm 1,0 3,0 2,0 1,0 2,0 0 1,0 0 6,0 4,0 10,0 Tổng số điểm 4,0 điểm 3,0 điểm 2,0 điểm 1,0 điểm 10,0 điểm 10,0 điểm Tỉ lệ % 40% 30% 20% 10% 100% 100%
- BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II - MÔN KHTN 7 Số câu hỏi Câu hỏi TL TN TN Nội dung Mức độ Yêu cầu cần đạt TL (Số ( Số ( Số (Số ý) ý) câu) câu) CHƯƠNG I: NGUYÊN TỬ - SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC Bài 4: Sơ lược Nhận biết - Mô tả được cấu tạo bảng tuần hoàn gồm: ô, nhóm, chu kì. về bảng tuần - Sử dụng bảng tuần hoàn chỉ ra các nhóm nguyên tố. hoàn các nguyên - Nêu được các nguyên tắc xây dựng bảng tuần hoàn các nguyên tố tố hoá học hoá học. Thông hiểu - Sử dụng được bảng tuần hoàn để chỉ ra các nhóm nguyên tố/nguyên tố kim loại, các nhóm nguyên tố/nguyên tố phi kim, nhóm nguyên tố khí hiếm trong bảng tuần hoàn. - Hiểu được nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong 1 chu kỳ, 1 C1 nhóm. Vận dụng - Vận dụng mối quan hệ giữa tính chất của một số kim loại, phi cao kim hay khí hiếm thông dụng với một số ứng dụng của chúng trong thức tiễn. CHƯƠNG II: PHÂN TỬ - LIÊN KẾT HÓA HỌC Bài 5: Phân tử; Nhận biết - Nêu được khái niệm phân tử, đơn chất, hợp chất. 1 C2 đơn chất; hợp Thông hiểu - Đưa ra được một số ví dụ về đơn chất và hợp chất. chất - Tính được khối lượng phân tử theo đơn vị amu. - Phân biệt được đơn chất, hợp chất. Vận dụng - Sử dụng tính chất của chất để giải thích một số hiện tượng trong cao tự nhiên. - Tính được % khối lượng các nguyên tố trong hợp chất dựa vào CTPT. Bài 6: Giới Nhận biết - Nêu được mô hình sắp xếp electron trong vỏ nguyên tử của một 1 C3 thiệu về liên kết số nguyên tố khí hiếm. hóa học Thông hiểu - Nêu được mô hình sắp xếp electron trong vỏ nguyên tử của một số
- nguyên tố khí hiếm; sự hình thành liên kết cộng hoá trị theo nguyên tắc dùng chung electron để tạo ra lớp vỏ electron của nguyên tố khí hiếm (Áp dụng được cho các phân tử đơn giản như H2, Cl2, NH3, H2O, CO2, N2,….). - Nêu được được sự hình thành liên kết ion theo nguyên tắc cho và nhận electron để tạo ra ion có lớp vỏ electron của nguyên tố khí hiếm (Áp dụng cho phân tử đơn giản như NaCl, MgO,…). - Chỉ ra được sự khác nhau về một số tính chất của chất ion và chất 1 C1 cộng hoá trị. Vận dụng - Giải thích tính chất của một số chất dựa vào liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử các chất. Vận dụng - Vẽ sơ đồ biểu diễn sự hình thành liên kết trong phân tử. cao Bài 7: Hóa trị, Nhận biết – Trình bày được khái niệm về hoá trị (cho chất cộng hoá trị). Cách công thức hóa viết công thức hoá học. 1 C4 học – Nêu được mối liên hệ giữa hoá trị của nguyên tố với công thức hoá học. - Phát biểu được quy tắc hóa trị. Thông hiểu – Viết được công thức hoá học của một số chất và hợp chất đơn giản thông dụng. – Tính được phần trăm (%) nguyên tố trong hợp chất khi biết công thức hoá học của hợp chất. - Viết được biểu thức theo quy tắc hóa trị. Vận dụng - Xác định được công thức hoá học của hợp chất dựa vào phần trăm (%) nguyên tố và khối lượng phân tử. - Lập công thức hóa học của hợp chất khi biết hóa trị. - Xác định hóa trị của nguyên tố trong hợp chất dựa vào công thức hóa học. Vận dụng - Dựa vào bảng tuần hoàn xác định nguyên tố, hóa trị nguyên tố và
- cao lập công thức hóa học hợp chất tạo bởi nguyên tố đó, xác định kiểu liên kết và dự đoán tính chất của chất. CHƯƠNG VII. TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT Bài 30: Trao đổi Nhận biết - Nêu được một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến trao đổi nước và nước và chất các chất dinh dưỡng ở thực vật; dinh dưỡng ở thực vật - Nêu được vai trò của thoát hơi nước ở lá và hoạt động đóng mở khí khổng. - Biết được các chất vận chuyển qua mạch gỗ và mạch rây. Thông hiểu Mô tả được quá trình trao đổi nước và các chất dinh dưỡng, lấy được ví dụ ở thực vật, cụ thể: + Dựa vào sơ đồ đơn giản mô tả được con đường hấp thụ, vận chuyển nước và khoáng của cây từ môi trường ngoài vào miền lông hút, vào rễ, lên thân cây và lá cây; + Dựa vào sơ đồ, hình ảnh, phân biệt được sự vận chuyển các chất trong mạch gỗ từ rễ lên lá cây (dòng đi lên) và từ lá xuống các cơ quan trong mạch rây (dòng đi xuống); - Hiểu được vai trò của việc bón phân và tưới nước hợp lí cho cây Vận dụng: Vận dụng được những hiểu biết về trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở thực vật vào thực tiễn (ví dụ giải thích việc tưới nước và bón phân hợp lí cho cây). Bài 31: Trao đổi Nhận biết - Trình bày được con đường trao đổi nước và nhu cầu sử dụng nước nước và chất ở động vật dinh dưỡng ở - Nhận biết được sự vận chuyển các chất ở động vật động vật - Biết được một số chất dinh dưỡng trong thức ăn được biến đổi thành chất đơn giản. - Nhận biết được các giai đoạn thu nhận và tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa ở người. Thông hiểu + Dựa vào sơ đồ khái quát (hoặc mô hình, tranh ảnh, học liệu điện tử) mô tả được con đường thu nhận và tiêu hoá thức ăn trong ống tiêu hoá ở động vật (đại diện ở người);
- + Mô tả được quá trình vận chuyển các chất ở động vật (thông qua quan sát tranh, ảnh, mô hình, học liệu điện tử), lấy ví dụ cụ thể ở hai vòng tuần hoàn ở người. - Hiểu được nguy cơ khi thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng. Vận dụng - Dựa theo khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng Quốc gia để xác định thấp được lượng nước mà cơ thể cần uống mỗi ngày Vận dụng - Vận dụng được những hiểu biết về trao đổi chất và chuyển hoá cao năng lượng ở động vật vào thực tiễn (ví dụ về dinh dưỡng và vệ sinh ăn uống, ...) Bài 32: Thực Vận dụng - Tiến hành được thí nghiệm chứng minh thân vận chuyển nước và hành: Chứng thấp lá thoát hơi nước; minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước CHƯƠNG VIII. CẢM ỨNG Ở SINH VẬT Bài 33: Cảm Nhận biết - Phát biểu được khái niệm cảm ứng ở sinh vật. ứng sinh ở sinh vật và tập tính ở - Nêu được vai trò cảm ứng đối với sinh vật. động vật - Phát biểu được khái niệm tập tính ở động vật. - Nêu được vai trò của tập tính đối với động vật. - Biết được các loại tập tính ở động vật Thông hiểu - Trình bày được cách làm thí nghiệm chứng minh tính cảm ứng ở thực vật (ví dụ hướng sáng, hướng nước, hướng tiếp xúc). - Phân biệt được các loại tập tính Vận dụng - Lấy được ví dụ về các hiện tượng cảm ứng ở sinh vật (ở thực vật và động vật). - Lấy được ví dụ minh hoạ về tập tính ở động vật. - Vận dụng được các kiến thức cảm ứng vào giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn (ví dụ trong học tập, chăn nuôi, trồng trọt). Bài 34: Vận Vận dụng - Thực hành: quan sát, ghi chép và trình bày được kết quả quan sát dụng hiện tượng cao một số tập tính của động vật.
- cảm ứng ở sinh vật vào thực tiễn Bài 35: Thực Nhận biết - Trình bày được cách làm thí nghiệm chứng minh tính cảm ứng ở hành: Cảm ứng thực vật (hướng sáng, hướng nước, hướng tiếp xúc). ở sinh vật Vận dụng - Quan sát, ghi chép và trình bày được kết quả quan sát một số tập tính của động vật. CHƯƠNG IX: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT Bài 36: Khái Nhận biết - Biết được khái niệm sinh trưởng và phát triển ở sinh vật quát về sinh - Nêu được mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển trưởng và phát - Biết được thực vật lớn lên nhờ mô phân sinh. 1 C5 triển ở sinh vật - Trình bày chức năng của mô phân sinh làm cây lớn lến. Thông hiểu - Chỉ ra được mô phân sinh trên sơ đồ lát cắt ngang thân cây hai lá mầm. - Phân biệt được chức năng của mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh ngọn Vận dụng - Dựa vào hình vẽ vòng đời của một sinh vật và trình bày được các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của sinh vật đó. Vận dụng - Vận dụng các kiến thức về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật cao nhằm nâng cao năng suất của vật nuôi và cây trồng. Bài 37: Ứng Nhận biết - Nêu được các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát dụng sinh triển ở sinh vật (nhân tố nhiệt độ, ánh sáng, nước, chất dinh dưỡng). trưởng và phát - Trình bày được một số ứng dụng sinh trưởng và phát triển trong triển của sinh thực tiễn. vật vào thực Vận dụng - Vận dụng được những hiểu biết về sinh trưởng và phát triển của 1 C4 tiễn. sinh vật để giải thích một số hiện tượng thực tiễn (tiêu diệt muỗi ở giai đoạn ấu trùng, phòng trừ sâu bệnh, chăn nuôi). Vận dụng - Đề xuất các biện pháp diệt muỗi và ngăn chặn sự phát triển của cao muỗi. Bài 38: Thực Vận dụng – Thực hành quan sát và mô tả được sự sinh trưởng, phát triển ở một hành: Quan sát, số thực vật, động vật. mô tả sự sinh - Tiến hành được thí nghiệm chứng minh cây có sự sinh trưởng.
- trưởng và phát triển ở một số sinh vật CHƯƠNG X: SINH SẢN Ở SINH VẬT Bài 39: Sinh sản Nhận biết - Phát biểu được khái niệm sinh sản ở sinh vật. 1/2 1 C3 C6 vô tính ở sinh - Nêu được khái niệm sinh sản vô tính ở sinh vật. vật - Nêu được vai trò của sinh sản vô tính trong thực tiễn. 1 C9 - Nhận biết được các hình thức sinh sản vô tính ở động vật. 1 C7 Thông hiểu - Dựa vào hình ảnh hoặc mẫu vật, phân biệt được các hình thức sinh sản sinh dưỡng ở thực vật. Lấy được ví dụ minh hoạ. - Dựa vào hình ảnh, phân biệt được các hình thức sinh sản vô tính ở 1/2 C3 động vật. Lấy được ví dụ minh hoạ. - Phân biệt được các hình thức sinh sản sinh dưỡng do con người C12 1 tiến hành. Vận dụng - Đưa ra được các ứng dụng của sinh sản vô tính vào thực tiễn (nhân giống vô tính cây, nuôi cấy mô). Vận dụng - Lựa chọn phương pháp nhân giống cây trồng phù hợp với từng loài 1 C5 cao và điều kiện thực tế. Bài 40: Sinh sản Nhận biết - Nêu được khái niệm sinh sản hữu tính ở sinh vật. hữu tính ở sinh - Nêu được vai trò của sinh sản hữu tính. vật - Nhận biết được cơ quan sinh sản của cây. C8, 2 C10 Thông hiểu - Phân biệt được sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính. - Dựa vào sơ đồ mô tả được quá trình sinh sản hữu tính ở thực vật: + Mô tả được các bộ phận của hoa lưỡng tính, phân biệt với hoa đơn 1 C11 tính. + Mô tả được thụ phấn; thụ tinh và lớn lên của quả. - Dựa vào sơ đồ (hoặc hình ảnh) mô tả được khái quát quá trình sinh sản hữu tính ở động vật (lấy ví dụ ở động vật đẻ con và đẻ trứng). Vận dụng - Nêu được một số ứng dụng của sinh sản hữu tính trong thực tiễn.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án
17 p | 4152 | 116
-
Bộ đề thi học kì 2 lớp 9 môn Toán năm 2017-2018 có đáp án
58 p | 1757 | 110
-
Bộ đề thi học kì 2 lớp 7 môn Toán năm 2017-2018 có đáp án
27 p | 1274 | 100
-
Bộ đề thi học kì 2 lớp 6 môn Toán năm 2017-2018 có đáp án
25 p | 1103 | 100
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Hóa lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án
28 p | 635 | 82
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án
24 p | 650 | 80
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án
23 p | 1969 | 75
-
Bộ đề thi học kì 2 lớp 8 môn Toán năm 2017-2018 có đáp án
26 p | 932 | 75
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án
14 p | 513 | 71
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án
29 p | 479 | 63
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 8 năm 2018 có đáp án
25 p | 1605 | 57
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án
21 p | 617 | 56
-
Bộ đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án
14 p | 662 | 51
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án
17 p | 491 | 41
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án
18 p | 388 | 35
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án
11 p | 436 | 33
-
Bộ đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án
17 p | 587 | 25
-
Bộ đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án
17 p | 253 | 12
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn