Bộ đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2022-2023 có đáp án
lượt xem 5
download
Bộ đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2022-2023 có đáp án là tài liệu ôn thi cuối học kì 2 hữu ích, thông qua việc luyện tập với đề thi sẽ giúp các em làm quen với các dạng câu hỏi và rút kinh nghiệm trong quá trình làm bài thi. Mỗi đề thi kèm theo đáp án và hướng dẫn giải chi tiết giúp các bạn dễ dàng hơn trong việc ôn tập cũng như rèn luyện kỹ năng giải đề. Mời quý thầy cô và các bạn cùng tham khảo đề thi.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bộ đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2022-2023 có đáp án
- BỘ ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MÔN SINH HỌC LỚP 10 NĂM 2022-2023 CÓ ĐÁP ÁN
- Mục lục 1. Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2022-2023 có đáp án – Trường THPT Đỗ Đăng Tuyển 2. Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2022-2023 có đáp án – Sở GD&ĐT Bắc Ninh 3. Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2022-2023 có đáp án – Trường THPT Lương Ngọc Quyến 4. Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2022-2023 có đáp án – Trường THPT Ngô Gia Tự
- SỞ GD-ĐT QUẢNG NAM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II. NĂM HỌC 2022-2023 TRƯỜNG THPT ĐỖ ĐĂNG TUYỂN MÔN: SINH 10 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) Mã đề: 401 I. Trắc nghiệm: 5 điểm Câu 1:Nhiễm sắc thể kép co xoắn cực đại ở kì nào của nguyên phân? A.Kì đầu. B. Kì giữa. C.Kì sau. D.Kì cuối. Câu 2:Vi sinh vật sử dụng nguồn năng lượng là ánh sáng, nguồn carbon là chất hữu cơ thuộc kiểu dinh dưỡng nào sau đây? A.quang dị dưỡng. B.hoá dị dưỡng. C.hoá tự dưỡng.D.quang tự dưỡng. Câu 3: Công nghệ tế bào động vật không có thành tựu nào dưới đây? A. Liệu pháp tế bào gốc. B. Nhân bản vô tính vật nuôi. C. Liệu pháp gene. D. Nuôi cấy mô tế bào. Câu 4: Nhận định nào sau đây đúng khi nói về sinh sản ở vi sinh vật? A. Vi sinh vật nhân sơ chỉ có thể phân đôi vô tính. B. Vi sinh vật nhân sơ chỉ có thể phân đôi hữu tính. C. Nội bào tử là hình thức sinh sản của một số vi khuẩn. D. Nảy chồi là phương thức sinh sản hữu tính. Câu 5:Quá trình phân giải protein ở vi sinh vật tạo ra sản phẩm nào sau đây? A. Glucose. B.Nucleotide. C. Amino acid. D. Glycerol. Câu 6: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về quá trình nguyên phân? A. Đảm bảo duy trì ổn định vật chất di truyền qua các thế hệ tế bào. B. Tạo ra 2 tế bào con có bộ nhiễm sắc thể giảm đi một nữa so với tế bào mẹ. C. Nguyên phân xảy ra ở tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ khai. D. Gồm phân chia nhân và phân chia tế bào chất. Câu 7: Sinh trưởng của quần thể vi sinh vật là A.sự tăng kích thước cơ thể. B. sự tăng kích thước tế bào. C. sự tăng số lượng tế bào. D. sự tăng khối lượng tế bào. Câu 8: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về công nghệ tế bào thực vật ? A. Nuôi cấy hạt phấn hoặc noãn chưa thụ tinh có thể tạo ra các cây đơn bội. B.Là qui trìnhmô tế bào được nuôi cấy ở điều kiện vô trùng. C. Môi trường nuôi cấy là môi trường dinh dưỡng có bổ sung các hormone thích hợp. D. Nuôi cấy mô tế bào thực vật có thể tạo ra giống mới mang đặc điểm của cả 2 loài. Câu 9:Hình vẽ dưới đây mô tả kì nào của quá trình giảm phân? A. Kì giữa I.B. Kì giữa II. C. Kì sau I.D. Kì sau II. Câu 10:Những phát biểu nào sau đây đúng khi nói về vi sinh vật? 1. Có kích thước nhỏ bé. 2. Có tốc độ chuyển hóa vật chất, năng lượng nhanh. 3. Tất cả vi sinh vật đều là cơ thể đơn bào, nhân sơ.
- 4. Vi sinh vật có phạm vi phân bố rộng. A. 1, 2, 3. B. 1, 2, 4. C. 1, 3, 4. D. 2, 3, 4. Câu 11: Dựa vào ảnh hưởng của nhiệt độ, vi sinh vật được chia thành mấy nhóm? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu12:Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về bệnh ung thư? A.Luôn được di truyền từ bố mẹ sang con. B. Virus không thể gây bệnh ung thư. C. Gây nên do các tác nhân lí, hóa, sinh học. D. Là bệnh di truyền nên không thể chữa được. Câu 13: Hình thức sinh sản phổ biến nhất ở vi sinh vật là A.phân đôi. B.nảy chồi. C. hình thành bào tử. D. phân mảnh. Câu 14: Trong các đặc điểm sau đây, đặc điểm nào chỉ có ở nguyên phân mà không có ở giảm phân? A. Nhiễm sắc thể trải qua một lần nhân đôi tại kì trung gian. B. Tế bào phải trải qua 2 lần phân bào khác nhau. C.Tế bào con mang bộ nhiễm sắc thể giống tế bào mẹ. D.Xảy ra sự tiếp hợp của các NST kép theo từng cặp tương đồng. Câu 15: Thuốc kháng sinh không có đặc điểm nào sau đây? A. Có tác dụng tiêu diệt các bệnh gây ra bởi vi khuẩn. B. Có tác dụng tiêu diệt các bệnh gây ra bởi virus. C. Lạm dụng kháng sinh có thể gây nên hiện tượng kháng thuốc. D. Thuốc kháng sinh có tính đặc hiệu với từng loại bệnh. II. Tự luận: 5 điểm Câu 1: (2 điểm) a. Nêu vai trò của vi sinh vật đối với tự nhiên. b. Kể tên một số lĩnh vực ứng dụng của công nghệ vi sinh vật. Câu 2: (2 điểm) a. Xác định các pha trong nuôi cấy không liên tục tương ứng với các số thứ tự 1, 2, 3, 4 trong hình vẽ dưới đây: b. Một loài vi khuẩn trong 1 giờ phân chia 3 lần - Tính thời gian thế hệ của loài vi khuẩn trên. - Từ 105 tế bào ban đầu. Sau 2 giờ số lượng tế bào trong quần thể là bao nhiêu? Câu 3:(1 điểm) Hãy giải thích vì sao các bệnh do vi sinh vật gây ra ( bệnh tả, nấm, …) dễ xuất hiện và phát sinh thành dịch ở vùng nhiệt đới so với vùng ôn đới? ***Hết***
- SỞ GD-ĐT QUẢNG NAM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II. NĂM HỌC 2022-2023 TRƯỜNG THPT ĐỖ ĐĂNG TUYỂN MÔN: SINH 10 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) Mã đề: 402 I. Trắc nghiệm: 5 điểm Câu 1: Dựa vào ảnh hưởng của pH, vi sinh vật được chia thành mấy nhóm? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 2: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về bệnh ung thư? A.Gây nên do các tác nhân lí, hóa, sinh học. B.Virus không thể gây bệnh ung thư. C.Luôn được di truyền từ bố mẹ sang con. D. Là bệnh di truyền nên không thể chữa được. Câu 3: Nhiễm sắc thể dãn xoắn ở kì nào của nguyên phân? A.Kì đầu. B. Kì giữa. C.Kì sau. D.Kì cuối Câu 4: Hình vẽ dưới đây mô tả kì nào của quá trình giảm phân? A.Kì sau I. B. Kì sau II. C.Kì giữa IID. Kì giữa I. Câu 5: Công nghệ tế bào thực vật không có thành tựu nào dưới đây? A.Liệu pháp gene. B. Lai tế bào sinh dưỡng. C.Nuôi cấy hạt phấn hoặc noãn chưa thụ tinh. D. Nuôi cấy mô tế bào. Câu 6:Quá trình phân giải nucleic acid ở vi sinh vật tạo ra sản phẩm nào sau đây? A. Glucose. B. Nucleotide. C. Amino acid. D. Glycerol. Câu 7: Thuốc kháng sinh không có đặc điểm nào sau đây? A. Thuốc kháng sinh có tính đặc hiệu với từng loại bệnh. B. Có tác dụng tiêu diệt các bệnh gây ra bởi vi khuẩn. C. Có tác dụng tiêu diệt các bệnh gây ra bởi virus. D. Lạm dụng kháng sinh có thể gây nên hiện tượng kháng thuốc. Câu 8: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về công nghệ tế bào động vật ? A. Nhân bản vật nuôi nhằm tạo ra nhiều cá thể có kiểu gene khác nhau. B. Liệu pháp gene là phương pháp chữa bệnh di truyền nhờ thay thế gene bệnh bằng gene lành. C. Tế bào gốc có thể phân chia và biệt hóa thành nhiều tế bào khác nhau. D. Đặt nền móng cho việc nghiên cứu và tìm ra phương pháp chữa một số bệnh ở người. Câu 9:Những phát biểu nào sau đây sai khi nói về vi sinh vật? 1. Có kích thước nhỏ bé. 2. Có tốc độ chuyển hóa vật chất, năng lượng chậm. 3. Tất cả vi sinh vật đều là cơ thể đơn bào, nhân sơ. 4. Vi sinh vật có phạm vi phân bố rộng. A. 1, 2 B. 1, 4 C. 2, 3 D. 2, 4 Câu 10: Hình thức sinh sản phổ biến nhất ở vi sinh vật là A. phân mảnh. B.nảy chồi. C. hình thành bào tử. D.phân đôi.
- Câu 11: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về quá trình nguyên phân? A. Đảm bảo duy trì ổn định vật chất di truyền qua các thế hệ tế bào. B. Tạo ra 2 tế bào con có bộ nhiễm sắc thể giảm đi một nữa so với tế bào mẹ. C.Tạo ra sự đa dạng về kiểu gen cho sinh vật. D.Nguyên phân trải qua 2 lần phân bào khác nhau. Câu 12: Sinh trưởng của quần thể vi sinh vật là A. sự tăng số lượng tế bào. B. sự tăng kích thước tế bào. C.sự tăng kích thước cơ thể. D. sự tăng khối lượng tế bào. Câu 13:Vi sinh vật sử dụngnguồn năng lượng và nguồn carbon đều là chất hữu cơthuộc kiểu dinh dưỡng nào sau đây? A. quang dị dưỡng. B. hoá dị dưỡng. C. hoá tự dưỡng.D. quang tự dưỡng. Câu 14: Nhận định nào sau đây đúng khi nói về sinh sản ở vi sinh vật? A.Nảy chồi là phương thức sinh sản hữu tính. B. Vi sinh vật nhân sơ chỉ có thể phân đôi hữu tính. C. Nội bào tử là hình thức sinh sản của một số vi khuẩn. D.Vi sinh vật nhân sơ chỉ có thể phân đôi vô tính. Câu 15: Trong các đặc điểm sau đây, đặc điểm nào chỉ có ở giảm phân mà không có ở nguyên phân? A. Nhiễm sắc thể trải qua một lần nhân đôi tại kì trung gian. B. Tế bào trải qua 2 lần phân bào. C. Nhiễm sắc thể tập trung thành 1 hàng vào kì giữa. D. Có sự thay đổi về hình thái nhiễm sắc thể. II. Tự luận: 5 điểm Câu 1: (2 điểm) a. Nêu vai trò của vi sinh vật đối với con người. b. Kể tên một số lĩnh vực ứng dụng của công nghệ vi sinh vật. Câu 2:(2 điểm) a. Xác định các pha trong nuôi cấy không liên tục tương ứng với các số thứ tự 1, 2, 3, 4 trong hình vẽ dưới đây: b. Một loài vi khuẩn trong 1 giờ phân chia 4 lần - Tính thời gian thế hệ của loài vi khuẩn trên. - Từ 107 tế bào ban đầu. Sau 2 giờ số lượng tế bào trong quần thể là bao nhiêu? Câu 3:(1 điểm) Hãy giải thích vì sao các bệnh do vi sinh vật gây ra ( bệnh tả, nấm, …) dễ xuất hiện và phát sinh thành dịch ở vùng nhiệt đới so với vùng ôn đới? ***Hết***
- SỞ GD-ĐT QUẢNG NAM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II. NĂM HỌC 2022-2023 TRƯỜNG THPT ĐỖ ĐĂNG TUYỂN MÔN: SINH 10 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) Mã đề: 403 I. Trắc nghiệm: 5 điểm Câu 1: Sinh trưởng của quần thể vi sinh vật là A. sự tăng kích thước cơ thể B.sự tăng số lượng tế bào. C.sự tăng khối lượng tế bào. D.sự tăng kích thước tế bào. Câu 2: Hình thức sinh sản phổ biến nhất ở vi sinh vật là A. hình thành bào tử. B.nảy chồi. C. phân đôi. D. phân mảnh Câu 3: Trong các đặc điểm sau đây, đặc điểm nào chỉ có ở nguyên phân mà không có ở giảm phân? A.Tế bào con mang bộ nhiễm sắc thể giống tế bào mẹ. B. Tế bào phải trải qua 2 lần phân bào khác nhau. C.Nhiễm sắc thể trải qua một lần nhân đôi tại kì trung gian. D. Xảy ra sự tiếp hợp của các NST kép theo từng cặp tương đồng. Câu 4: Dựa vào ảnh hưởng của nhiệt độ, vi sinh vật được chia thành mấy nhóm? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 5: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về công nghệ tế bào thực vật ? A. Nuôi cấy hạt phấn hoặc noãn chưa thụ tinh có thể tạo ra các cây đơn bội. B.Nuôi cấy mô tế bào thực vật có thể tạo ra giống mới mang đặc điểm của cả 2 loài. C. Môi trường nuôi cấy là môi trường dinh dưỡng có bổ sung các hormone thích hợp. D.Là qui trình mô tế bào được nuôi cấy ở điều kiện vô trùng. Câu 6:Vi sinh vật sử dụng nguồn năng lượng là ánh sáng, nguồn carbon là chất hữu cơ thuộc kiểu dinh dưỡng nào sau đây? A. quang tự dưỡng. B.hoá dị dưỡng. C.hoá tự dưỡng.D.quang dị dưỡng. Câu 7:Những phát biểu nào sau đây đúng khi nói về vi sinh vật? 1. Có kích thước nhỏ bé. 2. Có tốc độ chuyển hóa vật chất, năng lượng nhanh. 3. Tất cả vi sinh vật đều là cơ thể đơn bào, nhân sơ. 4. Vi sinh vật có phạm vi phân bố rộng. A. 1, 2, 4 B.1, 3, 4 C.1, 2, 3 D. 2, 3, 4 Câu 8: Công nghệ tế bào động vật không có thành tựu nào dưới đây? A. Liệu pháp tế bào gốc. B.Nuôi cấy mô tế bào. C. Liệu pháp gene. D.Nhân bản vô tính vật nuôi. Câu 9:Quá trình phân giải protein ở vi sinh vật tạo ra sản phẩm nào sau đây? A. Glucose. B. Nucleotide. C. Glycerol. D.Amino acid. Câu 10: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về bệnh ung thư? A. Gây nên do các tác nhân lí, hóa, sinh học. B.Luôn được di truyền từ bố mẹ sang con. C. Virus không thể gây bệnh ung thư. D. Là bệnh di truyền nên không thể chữa được. Câu 11:Nhiễm sắc thể kép co xoắn cực đại ở kì nào của nguyên phân? A.Kì đầu. B. Kì giữa. C.Kì sau. D.Kì cuối Câu 12: Thuốc kháng sinh không có đặc điểm nào sau đây? A.Có tác dụng tiêu diệt các bệnh gây ra bởi virus. B.Có tác dụng tiêu diệt các bệnh gây ra bởi vi khuẩn. C. Lạm dụng kháng sinh có thể gây nên hiện tượng kháng thuốc.
- D. Thuốc kháng sinh có tính đặc hiệu với từng loại bệnh. Câu 13: Nhận định nào sau đây đúng khi nói về sinh sản ở vi sinh vật? A. Nội bào tử là hình thức sinh sản của một số vi khuẩn. B. Vi sinh vật nhân sơ chỉ có thể phân đôi hữu tính. C. Vi sinh vật nhân sơ chỉ có thể phân đôi vô tính. D. Nảy chồi là phương thức sinh sản hữu tính. Câu 14: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về quá trình nguyên phân? A. Đảm bảo duy trì ổn định vật chất di truyền qua các thế hệ tế bào. B. Gồm phân chia nhân và phân chia tế bào chất. C. Nguyên phân xảy ra ở tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ khai. D. Tạo ra 2 tế bào con có bộ nhiễm sắc thể giảm đi một nữa so với tế bào mẹ. Câu 15:Hình vẽ dưới đây mô tả kì nào của quá trình giảm phân? A.Kì sau I. B. Kì giữa II. C.Kì giữa I. D. Kì sau II. II. Tự luận: 5 điểm Câu 1: (2 điểm) a. Nêu vai trò của vi sinh vật đối với tự nhiên. b. Kể tên một số lĩnh vực ứng dụng của công nghệ vi sinh vật. Câu 2: (2 điểm) a. Xác định các pha trong nuôi cấy không liên tục tương ứng với các số thứ tự 1, 2, 3, 4 trong hình vẽ dưới đây: b. Một loài vi khuẩn trong 1 giờ phân chia 3 lần - Tính thời gian thế hệ của loài vi khuẩn trên. - Từ 105 tế bào ban đầu. Sau 2 giờ số lượng tế bào trong quần thể là bao nhiêu? Câu 3:(1 điểm) Hãy giải thích vì sao các bệnh do vi sinh vật gây ra ( bệnh tả, nấm, …) dễ xuất hiện và phát sinh thành dịch ở vùng nhiệt đới so với vùng ôn đới? ***Hết***
- SỞ GD-ĐT QUẢNG NAM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II. NĂM HỌC 2022-2023 TRƯỜNG THPT ĐỖ ĐĂNG TUYỂN MÔN: SINH 10 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) Mã đề: 404 I. Trắc nghiệm: 5 điểm Câu 1:Quá trình phân giải nucleic acid ở vi sinh vật tạo ra sản phẩm nào sau đây? A. Glucose. B.Amino acid. C.Nucleotide. D. Glycerol. Câu 2: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về quá trình nguyên phân? A.Tạo ra 2 tế bào con có bộ nhiễm sắc thể giảm đi một nữa so với tế bào mẹ. B.Đảm bảo duy trì ổn định vật chất di truyền qua các thế hệ tế bào. C.Tạo ra sự đa dạng về kiểu gen cho sinh vật. D.Nguyên phân trải qua 2 lần phân bào khác nhau. Câu 3: Nhận định nào sau đây đúng khi nói về sinh sản ở vi sinh vật? A. Nảy chồi là phương thức sinh sản hữu tính. B. Vi sinh vật nhân sơ chỉ có thể phân đôi hữu tính. C.Vi sinh vật nhân sơ chỉ có thể phân đôi vô tính. D.Nội bào tử là hình thức sinh sản của một số vi khuẩn. Câu 4: Sinh trưởng của quần thể vi sinh vật là A. sự tăng số lượng tế bào. B. sự tăng kích thước tế bào. C.sự tăng kích thước cơ thể. D. sự tăng khối lượng tế bào. Câu 5: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về công nghệ tế bào động vật ? A.Đặt nền móng cho việc nghiên cứu và tìm ra phương pháp chữa một số bệnh ở người. B. Liệu pháp gene là phương pháp chữa bệnh di truyền nhờ thay thế gene bệnh bằng gene lành. C. Tế bào gốc có thể phân chia và biệt hóa thành nhiều tế bào khác nhau. D. Nhân bản vật nuôi nhằm tạo ra nhiều cá thể có kiểu gene khác nhau. Câu 6: Trong các đặc điểm sau đây, đặc điểm nào chỉ có ở giảm phân mà không có ở nguyên phân? A. Nhiễm sắc thể trải qua một lần nhân đôi tại kì trung gian. B.Có sự thay đổi về hình thái nhiễm sắc thể. C. Nhiễm sắc thể tập trung thành 1 hàng vào kì giữa. D.Tế bào trải qua 2 lần phân bào. Câu 7:Vi sinh vật sử dụngnguồn năng lượng và nguồn carbon đều là chất hữu cơthuộc kiểu dinh dưỡng nào sau đây? A. hoá dị dưỡng. B. quang dị dưỡng.C. hoá tự dưỡng.D. quang tự dưỡng. Câu 8: Hình thức sinh sản phổ biến nhất ở vi sinh vật là A. phân mảnh. B. phân đôi. C. hình thành bào tử. D.nảy chồi. Câu 9: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về bệnh ung thư? A.Luôn được di truyền từ bố mẹ sang con. B. Virus không thể gây bệnh ung thư. C.Gây nên do các tác nhân lí, hóa, sinh học. D. Là bệnh di truyền nên không thể chữa được. Câu 10: Nhiễm sắc thể dãn xoắn ở kì nào của nguyên phân? A.Kì đầu. B. Kì cuối C.Kì sau. D.Kì giữa. Câu 11: Dựa vào ảnh hưởng của pH, vi sinh vật được chia thành mấy nhóm? A. 3 B. 2 C.1 D. 4 Câu 12: Công nghệ tế bào thực vật không có thành tựu nào dưới đây? A. Nuôi cấy hạt phấn hoặc noãn chưa thụ tinh. B. Liệu pháp gene. C. Nuôi cấy mô tế bào. D. Lai tế bào sinh dưỡng.
- Câu 13: Hình vẽ dưới đây mô tả kì nào của quá trình giảm phân? A.Kì sau I. B. Kì sau II.C.Kì giữa ID.Kì giữa II. Câu 14: Thuốc kháng sinh không có đặc điểm nào sau đây? A. Thuốc kháng sinh có tính đặc hiệu với từng loại bệnh. B. Có tác dụng tiêu diệt các bệnh gây ra bởi vi khuẩn. C.Lạm dụng kháng sinh có thể gây nên hiện tượng kháng thuốc. D.Có tác dụng tiêu diệt các bệnh gây ra bởi virus. Câu 15:Những phát biểu nào sau đây sai khi nói về vi sinh vật? 1. Có kích thước nhỏ bé. 2. Có tốc độ chuyển hóa vật chất, năng lượng chậm. 3. Tất cả vi sinh vật đều là cơ thể đơn bào, nhân sơ. 4. Vi sinh vật có phạm vi phân bố rộng. A. 1, 2 B.2, 4 C. 2, 3 D.1, 4 II. Tự luận: 5 điểm Câu 1: (2 điểm) a. Nêu vai trò của vi sinh vật đối với con người. b. Kể tên một số lĩnh vực ứng dụng của công nghệ vi sinh vật. Câu 2:(2 điểm) a. Xác định các pha trong nuôi cấy không liên tục tương ứng với các số thứ tự 1, 2, 3, 4 trong hình vẽ dưới đây: b. Một loài vi khuẩn trong 1 giờ phân chia 4 lần - Tính thời gian thế hệ của loài vi khuẩn trên. - Từ 107 tế bào ban đầu. Sau 2 giờ số lượng tế bào trong quần thể là bao nhiêu? Câu 3:(1 điểm) Hãy giải thích vì sao các bệnh do vi sinh vật gây ra ( bệnh tả, nấm, …) dễ xuất hiện và phát sinh thành dịch ở vùng nhiệt đới so với vùng ôn đới? ***Hết***
- HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: SINH 10 Trắc nghiệm: 5 điểm 401 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 B A D A C B C D A B D C A C B 402 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 C A D C A B C A C D A A B D B 403 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 B C A D B D A B D A B A C D C 404 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 C B C A D D A B C B A B D D C Tự luận: 5 điểm Mã đề 401, 403 Câu 1 a. Vai trò của VSV đối với tự nhiên ( 1 điểm) - Phân giải chất thải và xác sinh vật thành chất khoáng, đảm bảo vòng tuần hoàn vật chất trong tự nhiên, làm giàu chất dinh dưỡng cho đất (0,5 điểm) - Vi sinh vật tự dưỡng tạo ra O2và chất dinh dưỡng cung cấp cho các sinh vật dị dưỡng (0,25 điểm) - Cộng sinh với nhiều loài sinh vật, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của loài đó trong tự nhiên (0,25 điểm) b. Một số ứng dụng của công nghệ vi sinh vật (1điểm) - Trong nông nghiệp - Trong chế biến thực phẩm - Trong y dược - Trong xử lí chất thải Câu 2: a. Các pha trong nuôi cấy không liên tục (1 điểm) - 1: Pha tiềm phát - 2: Pha lũy thừa - 3: Pha cân bằng - 4: Pha suy vong b.(1 điểm) - Thời gian thế hệ của loài vi khuẩn trên: g = t/n = 60/3=20 (phút) (0,5 điểm) - Số tế bào được tạo ra sau 2 giờ: Nt= N0.2n = 105.26 = 64.105 (0,5 điểm)
- Câu 3: 1 điểm - Do vùng nhiệt đới có đặc tính nóng, ẩm, mưa nhiều là điều kiện phù hợp cho nhiều loài sinh vật phát triển trong đó có vi sinh sinh vật gây bệnh nên chúng dễ dàng sinh trưởng mạnh hơn so với vùng ôn đới (0,5 điểm) nơi có khí hậu lạnh và khô hơn (0,25 điểm). Khi sinh trưởng mạnh, các vi sinh vật gây bệnh dễ phát triển thành dịch bệnh trên diện rộng (0,25 điểm). Mã đề 402, 404 Câu 1: 2 điểm a. Vai trò của VSV đối với con người ( 1 điểm) - Phân giải chất thải đặc biệt là chất thải độc hại như : nhựa, hóa chất nhân tạo, chất phóng xạ là giảm ô nhiễm môi trường (0,5 điểm) - Cộng sinh trong cơ thể người giúp tăng cường miễn dịch, tiêu hóa, tổng hợp một số vitamin, amino acid không thay thế (0,25 điểm) - Sử dụng trong chế biến thực phẩm, sản xuất thuốc kháng sinh, vitamin… trên qui mô công nghiệp (0,25 điểm) b. Một số ứng dụng của công nghệ vi sinh vật (1điểm) - Trong nông nghiệp - Trong chế biến thực phẩm - Trong y dược - Trong xử lí chất thải Câu 2: 2 điểm a. Các pha trong nuôi cấy không liên tục (1 điểm) - 1: Pha tiềm phát - 2: Pha lũy thừa - 3: Pha cân bằng - 4: Pha suy vong b. 1 điểm - Thời gian thế hệ của loài vi khuẩn trên: g = t/n = 60/4=15 (phút) (0,5 điểm) - Số tế bào được tạo ra sau 2 giờ: Nt= N0.2n = 107.28(0,5 điểm) Câu 3: 1 điểm - Do vùng nhiệt đới có đặc tính nóng, ẩm, mưa nhiều là điều kiện phù hợp cho nhiều loài sinh vật phát triển trong đó có vi sinh sinh vật gây bệnh nên chúng dễ dàng sinh trưởng mạnh hơn so với vùng ôn đới (0,5 điểm) nơi có khí hậu lạnh và khô hơn (0,25 điểm). Khi sinh trưởng mạnh, các vi sinh vật gây bệnh dễ phát triển thành dịch bệnh trên diện rộng (0,25 điểm).
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II BẮC NINH NĂM HỌC 2022 - 2023 Môn: Sinh học 10 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề) I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm) Câu 1: Chất nào sau đây không phải là sản phẩm của pha sáng trong quang hợp? A. ATP. B. NADPH. C. O2. D. C6H12O6. Câu 2: Oxygen được tạo ra trong quang hợp có nguồn gốc từ đâu? A. Từ phân tử H2O. C. Từ glucose. B. Từ phân tử CO2. D. Từ phân tử ATP. Câu 3: Nguyên nhân gây ra ung thư là do A. Tế bào chết theo chương trình. B. Tế bào phân chia mất kiểm soát. C. Tế bào không phân chia. D. Tế bào ngừng phân chia. Câu 4: Khi nói về vi sinh vật, phát biểu nào sau đây không đúng?” A. Chỉ quan sát được dưới kính hiển vi. B. Quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh. C. Phần lớn vi sinh vật là cơ thể đơn bào nhân sơ hoặc nhân thực. D. Phạm vi phân bố hẹp. Câu 5: Căn cứ để phân biệt các kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật là: A. Nguồn năng lượng và nguồn carbon. B. Nhu cầu về năng lượng và nước. C. Nhu cầu về carbon và O2. D. Nguồn năng lượng và sự phân bố. Câu 6: Trong các loài vi sinh vật sau, loài nào có hình thức dinh dưỡng kiểu quang tự dưỡng? A. Vi khuẩn lam. B. Vi khuẩn đường ruột. C. Nấm men. D. Vi khuẩn lactic. Câu 7: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về dinh dưỡng của vi sinh vật? A. Tất cả các vi sinh vật quang tự dưỡng đều có lục lạp. B. Trong môi trường chỉ cần có năng lượng và nguồn carbon đầy đủ thì vi sinh vật có thể sống được. C. Vi sinh vật gây thiu cơm có hình thức dinh dưỡng là hóa dị dưỡng. D. Các vi sinh vật cần ánh sáng là nguồn năng lượng đều có hình thức dinh dưỡng là quang tự dưỡng. Câu 8: Người ta bổ sung 1,2-2% thạch vào môi trường nuôi cấy vi sinh vật nhằm mục đích: A. Tạo độ pH phù hợp. B. Tạo nồng độ muối phù hợp. C. Bổ sung chất dinh dưỡng. D. Tạo môi trường đặc. Câu 9: Trong môi trường nuôi cấy không liên tục (hệ kín), số lượng tế bào vi khuẩn tăng nhanh nhất ở pha nào? A. Pha lũy thừa. B. Pha cân bằng. C. Pha suy vong. D. Pha tiềm phát. Câu 10: Một tế bào sinh dục có bộ NST lưỡng bội 2n = 24 thực hiện giảm phân bình thường. Kết thúc giảm phân II, các tế bào con tạo ra có bộ NST là: A. 24 NST kép. B. 24 NST đơn. C. 12 NST kép. D. 12 NST đơn. Câu 11: Vật chất di truyền của một chủng virus gây bệnh ở người là một phân tử nucleic acid. Phân tử nucleic acid này được cấu tạo từ 4 loại nucleotide A, T, G, C trong đó A = T = G = 23%. Vật chất di truyền của chủng virus này là: A. DNA mạch kép. B. DNA mạch đơn. C. RNA mạch kép. D. RNA mạch đơn. Câu 12: Phát biểu nào sau đây về virus là đúng? A. Virus đã có cấu tạo tế bào. B. Virus sống kí sinh nội bào bắt buộc. C. Virus có kích thước rất lớn, mắt thường có thể nhìn thấy được. D. Tất cả virus đều có lõi nucleic acid là DNA. II. TỰ LUẬN (7,0 điểm) Câu 1 (3,0 điểm) Vi sinh vật là gì? Kể tên các kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật. Câu 2 (4,0 điểm) Trình bày đặc điểm các pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong môi trường nuôi cấy không liên tục (hệ kín). ===== Hết ====
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM BẮC NINH ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ NĂM HỌC 2022 - 2023 Môn: Sinh học 10 ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm) Mỗi câu trả lời đúng 0,25 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án D A B D A A Câu 7 8 9 10 11 12 Đáp án C D A D B B II. TỰ LUẬN (7,0 điểm) Câu Nội dung Điểm 1 (3,0 điểm) - Vi sinh vật: là những sinh vật có kích thước nhỏ bé, thường chỉ quan sát được dưới kính hiển vi 1,0 - Các kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật: Dựa vào nguồn năng lượng và nguồn carbon mà vi sinh vật sử dụng chia thành 4 kiểu dinh dưỡng: + Quang tự dưỡng. 0,5 + Hóa tự dưỡng. 0,5 + Quang dị dưỡng. 0,5 + Hóa dị dưỡng 0,5 (Đáp án theo SGK Kết nối tri thức với cuộc sống. Nếu HS trình bày theo SGK khác nhưng vẫn đúng và đầy đủ ý thì cho tối đa điểm). 2 (4,0 điểm) - Pha tiềm phát (pha lag): Tính từ khi vi khuẩn được nuôi cấy cho đến khi chúng bắt 1,0 đầu sinh trưởng (phân chia). Ở pha này vi khuẩn dần thích nghi với môi trường, tổng hợp vật chất chuẩn bị cho sự phân chia. - Pha lũy thừa (pha log): Vi sinh vật phân chia mạnh mẽ theo tiềm năng, số lượng tế bào 1,0 tăng theo lũy thừa và đạt đến cực đại ở cuối pha. - Pha cân bằng: Dinh dưỡng trong môi trường giảm, chất độc hại tăng. Tốc độ sinh 1,0 trưởng và trao đổi chất của vi sinh vật giảm dần. Lượng tế bào sinh ra bằng lượng tế bào chết đi. - Pha suy vong: Số lượng tế bào trong quần thể ngày càng giảm do chất dinh dưỡng cạn 1,0 kiệt, chất độc hại tích lũy ngày càng nhiều. (Đáp án theo SGK Kết nối tri thức với cuộc sống. Nếu HS trình bày theo SGK khác nhưng vẫn đúng và đầy đủ ý thì cho tối đa điểm).
- SỞ GDĐT THÁI NGUYÊN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II NĂM HỌC 2022-2023 TRƯỜNG THPT Môn: SINH HỌC - LỚP 10 LƯƠNG NGỌC QUYẾN Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề (Đề thi có 04 trang) Mã đề 101 Họ và tên học sinh:…………..…..............…Lớp:……… SBD: ……....Phòng: …… PHẦN A: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (28 Câu = 7.0 Điểm) Tất cả các thí sinh đều phải làm phần này. Đối với mỗi câu hỏi, thí sinh chọn 01 phương án trả lời đúng nhất và tô kín một ô tròn trong phiếu trả lời trắc nghiệm tương ứng với phương án trả lời đúng. Các em nhớ tô Số báo danh và Mã đề thi trên phiếu Trả lời trắc nghiệm. Câu 1: Sản phẩm nào dưới đây là thành tựu của công nghệ vi sinh vật? A. Phân vi lượng. B. Lúa mì. C. Phân đạm. D. Vaccine phòng bệnh sởi, quai bị. Câu 2: Ý nghĩa về mặt di truyền của sự trao đổi chéo NST trong giảm phân là gì? A. Làm tăng số lượng NST trong tế bào. B. Tạo ra sự ổn định về thông tin di truyền. C. Tạo ra nhiều loại giao tử, góp phần tạo ra sự đa dạng sinh học. D. Duy trì tính đặc trưng về cấu trúc NST. Câu 3: Cho hình dưới đây, (1) tương ứng với quá trình nào? (1) (2) A. Phát sinh cấu trúc. B. Phản biệt hóa. C. Biến đổi tế bào. D. Biệt hóa. Câu 4: Hình bên mô tả một tế bào đang ở kì nào của giảm phân? A. Kì sau I. B. Kì giữa II. C. Kì giữa I. D. Kì sau II. Câu 5: Các bước nghiên cứu vi sinh vật gồm: chuẩn bị mẫu vật và quan sát bằng kính hiển vi là của phương pháp nào dưới đây? A. Phương pháp nghiên cứu hình thái. B. Phương pháp phân lập vi sinh vật. C. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm hóa sinh của vi sinh vật. D. Phương pháp nghiên cứu hình thái và phương pháp phân lập vi sinh vật. Câu 6: Vi khuẩn đường ruột E.coli có hình thức sinh sản nào sau đây? A. Bằng bào tử vô tính. B. Nảy chồi. C. Bằng bào tử hữu tính. D. Trực phân (phân bào không có thoi vô sắc). Trang 1/4 - Mã đề thi 101
- Câu 7: Cho các hướng phát triển sau: (1) Chỉnh sửa, tạo đột biến định hướng các gene trong tế bào vi sinh vật (2) Tìm kiếm và khai thác các nguồn gene vi sinh vật (3) Thiết lập các hệ thống lên men lớn, tự động, liên tục và đồng bộ với công nghệ thu hồi (4) Xây dựng các giải pháp phân tích vi sinh vật tự động trong công nghiệp, nông nghiệp và xử lí môi trường. Số hướng phát triển của công nghệ vi sinh vật trong tương lai là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 8: Kiểu dinh dưỡng có nguồn năng lượng từ ánh sáng và nguồn carbon từ CO2 là A. quang tự dưỡng. B. quang dị dưỡng. C. hóa tự dưỡng. D. hóa dị dưỡng. Câu 9: Vi sinh vật là những sinh vật có đặc điểm là: A. Sinh vật đơn bào, sống kí sinh bắt buộc. B. Sinh vật nhân thực, kích thước trung bình. C. Sinh vật ký sinh trên cơ thể sinh vật khác. D. Sinh vật có kích thước nhỏ bé, chỉ nhìn rõ dưới kính hiển vi. Câu 10: Cho các thành tựu sau: (1) Tạo mô, cơ quan thay thế; (2) Tạo dòng tế bào và động vật chuyển gene; (3) Nhân bản vô tính ở động vật (4) Dung hợp tế bào trần. Các thành tựu chính của công nghệ tế bào động vật gồm A. (1), (2) và (3). B. (2) và (4). C. (1) và (4). D. (2), (3) và (4). Câu 11: Tên gọi khoảng thời gian giữa hai lần phân bào liên tiếp của tế bào nhân thực là gì? A. Quá trình phân bào. B. Phân chia tế bào. C. Phát triển tế bào. D. Chu kì tế bào. Câu 12: Cho các sinh vật sau: Vi khuẩn lactic, trùng roi, trùng giày, tảo silic, cây rêu, giun đất, thỏ. Số vi sinh vật trong các sinh vật trên là? A. 4. B. 5. C. 6. D. 7. Câu 13: Đồ thị dưới đây biểu diễn đường cong sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong điều kiện nuôi cấy không liên tục (trong hệ kín). (1) tương ứng với pha nào? A. Tiềm phát. B. Suy vong. C. Cân bằng. D. Lũy thừa. Trang 2/4 - Mã đề thi 101
- Câu 14: Có các nhận định sau về giảm phân và nguyên phân (1). Nguyên phân và giảm phân cùng xảy ra ở nhóm tế bào sinh tinh (tế bào sinh dục chín chuẩn bị bước vào quá trình tạo tinh trùng) (2). Nguyên phân có một lần phân bào, một lần nhân đôi nhiễm sắc thể. Giảm phân có hai lần phân bào và một lần nhân đôi nhiễm sắc thể. (3). Nguyên phân tạo ra tế bào mang bộ nhiễm sắc thể đơn bội (n) còn giảm phân tạo ra các tế bào mang bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n). (4). Giảm phân có kì trung gian giống với kì trung gian của nguyên phân (5). Kì giữa của giảm phân I và II với nguyên phân là giống nhau, các nhiễm sắc thể cùng co xoắn cực đại và có hình thái đặc trưng cho loài, xếp hàng trên mặt phẳng xích đạo. Số nhận định không đúng là A. 1. B. 3. C. 4. D. 2. Câu 15: Nhóm vi sinh vật được sử dụng để sản xuất chất kháng sinh tự nhiên chủ yếu là A. xạ khuẩn và vi khuẩn. B. xạ khuẩn và nấm. C. vi khuẩn và nấm. D. xạ khuẩn và vi tảo. Câu 16: Cừu Dolly được tạo ra bằng phương pháp nhân giống vô tính không có đặc điểm nào sau đây? A. Có tuổi thọ ngắn hơn các cá thể cùng loài được sinh ra bằng phương pháp tự nhiên. B. Được sinh ra từ tế bào soma, không cần có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái. C. Mang các đặc điểm di truyền giống hệt cá thể cừu mẹ đã mang thai và sinh ra nó. D. Có giai đoạn phôi thai diễn ra trong tử cung của con cừu cái như các cá thể cùng loài. Câu 17: Đặc điểm khác biệt chính của một tế bào đáp ứng với một tín hiệu và một tế bào không có đáp ứng với tín hiệu là có A. phân tử truyền tin nội bào. B. lipid màng liên kết với tín hiệu. C. thụ thể đặc hiệu. D. con đường truyền tin nội bào. Câu 18: Trong môi trường nuôi cấy không liên tục, pha nào có mật độ vi khuẩn trong quần thể cao nhất? A. Pha cân bằng. B. Pha lũy thừa. C. Pha tiềm phát. D. Pha suy vong. Câu 19: Các sản phẩm giàu amino acid như nước tương, nước mắm là sản phẩm ứng dụng của quá trình A. phân giải polysaccharide. B. phân giải protein. C. phân giải glucose. D. phân giải amylase. Câu 20: Công nghệ tế bào không dựa trên nguyên lí nào? A. Tính toàn năng của tế bào. B. Khả năng biệt hóa của tế bào. C. Khả năng phân bào giảm nhiễm của tế bào. D. Khả năng phản biệt hóa của tế bào. Câu 21: Ngành nghề nào sau đây có liên quan đến công nghệ vi sinh vật nhiều hơn các ngành nghề còn lại? A. Giáo viên. B. Bác sĩ. C. Nhà dịch tễ học. D. Dược sĩ. Câu 22: Đặc điểm pha G1 trong chu kì tế bào là gì? A. Tổng hợp thoi phân bào. B. Tế bào sinh trưởng, tăng về kích thước. C. DNA nhân đôi. D. Nhiễm sắc thể nhân đôi thành sợi kép. Câu 23: Ở cà chua (2n = 24), số lượng nhiễm sắc thể kép có trong một tế bào khi đang ở kỳ giữa của quá trình nguyên phân là A. 45. B. 12. C. 24. D. 48. Câu 24: Điền vào chỗ trống(…): “Thông tin giữa các tế bào là ... từ tế bào này sang tế bào khác thông qua phân tử tín hiệu để tạo ra các đáp ứng nhất định”. A. sự truyền dữ liệu. B. sự truyền kháng thể. C. sự truyền hormone. D. sự truyền tín hiệu. Trang 3/4 - Mã đề thi 101
- Câu 25: Thuốc kháng sinh có những đặc điểm nào dưới đây? A. Có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế vi sinh vật. B. Có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế đặc hiệu một hoặc một vài nhóm vi sinh vật gây bệnh. C. Có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế nhiều nhóm vi sinh vật gây bệnh. D. Có khả năng ức chế sinh trưởng của vi sinh vật gây bệnh ở nồng độ cao. Câu 26: Muối chua rau, củ thực chất là tạo điều kiện để quá trình nào sau đây xảy ra? A. Phân giải nucleic acid và lên men lactic. B. Phân giải carbohydrate và lên men lactic. C. Phân giải protein và lên men lactic. D. Phân giải lipid và lên men lactic. Câu 27: Vi sinh vật nhân sơ có thể sinh sản bằng các hình thức nào dưới đây? A. Phân đôi, nảy chồi, hình thành bào tử túi. B. Phân đôi, nảy chồi, hình thành bào tử đảm. C. Phân đôi, nảy chồi, hình thành bào tử tiếp hợp. D. Phân đôi, nảy chồi, hình thành bào tử vô tính. Câu 28: Cho các ứng dụng sau: (1) Sản xuất sinh khối (protein đơn bào); (2) Làm rượu, dưa muối; (3) Sản xuất chế phẩm sinh học (chất xúc tác, gôm …); (4) Sản xuất nước tương và nước mắm. Những ứng dụng nào từ quá trình tổng hợp của vi sinh vật? A. (1); (3). B. (1); (3); (4). C. (1); (2); (4). D. (1); (2); (3). ----------------------------------------------- PHẦN B. TỰ LUẬN (4 Câu = 3.0 Điểm) Câu 29 (1.0 điểm): Tổng hợp amino acid và protein có vai trò gì với vi sinh vật? Con người đã khai thác khả năng này của vi sinh vật để làm gì? Câu 30 (1.0 điểm): Trong bệnh viện, người ta thường dùng các dung dịch nào để rửa vết thương ngoài da hoặc tiệt trùng các dụng cụ y tế? Giải thích? Câu 31 (0,5 điểm): Ở một loài vi khuẩn, quần thể đang ở pha lũy thừa, nếu mật độ tế bào là 13 tế bào/ml thì sau 2 giờ nuôi lượng tế bào đạt được là 832 tế bào/ml. Tính thời gian thế hệ của loài vi khuẩn trên? Câu 32 (0,5 điểm): Vì sao vi sinh vật được sử dụng như những "nhà máy" để sản xuất các protein, DNA, RNA và các sản phẩm khác? ----------------HẾT------------------ (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) Trang 4/4 - Mã đề thi 101
- SỞ GDĐT THÁI NGUYÊN ĐÁP ÁN KIỂM TRA CUỐI KÌ II NĂM HỌC 2022-2023 TRƯỜNG THPT Môn: SINH HỌC - LỚP 10 LƯƠNG NGỌC QUYẾN PHẦN A: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (28 Câu = 7.0 Điểm) Câu\Mã đề 101 102 103 104 105 106 107 108 1 D A A A A C B D 2 C A A A D A C D 3 B D A C D B A B 4 C B D C D A A A 5 A A A B B B D A 6 D D B C D C D B 7 D A D D C D A B 8 A A C A D C C D 9 D D D A A D C C 10 A C A C B D A A 11 D C C A B A B C 12 A B A D C C B C 13 A A C B B A D C 14 B C B A C D D D 15 B B C C C B B B 16 C D C B C B C A 17 C A D B B A C B 18 A C D D C C C C 19 B D B C D D D D 20 C C B D A D A D 21 C B B A A B B A 22 B B C B C C B A 23 C B D D A A D D 24 D D B C D B C B 25 B C B B A B A C 26 B C A B A D A B 27 D B D D B C D A 28 A D C D B A B C
- PHẦN B- ĐÁP ÁN PHẦN TỰ LUẬN KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 MÔN SINH HỌC 10 I – ĐÁP ÁN CÁC MÃ ĐỀ 101; 103; 105; 107 HƯỚNG DẪN CHẤM Câu Hướng dẫn chấm Điểm Câu 29 Tổng hợp amino acid và protein có vai trò gì với vi sinh vật? Con người đã khai thác khả năng này của vi sinh (1.0 điểm) vật để làm gì? - Vai trò của quá trình tổng hợp amino acid và protein đối với vi sinh vật: 0.5 điểm Quá trình này giúp vi sinh vật tổng hợp được các protein tham gia hình thành cấu trúc tế bào và thực hiện chức năng xúc tác, đảm bảo cho sự sinh trưởng của vi sinh vật. - Con người đã ứng dụng quá trình tổng hợp amino acid và protein đối với vi sinh vật để sản xuất amino acid. Ví dụ: sản xuất glutamic acid nhờ vi khuẩn Corynebacterium glutamicum; sản xuất lysine nhờ vi 0.5 điểm khuẩn Brevibacterium flavum; sản xuất protein nhờ nấm men S. cerevisiae. Câu 30 Trong bệnh viện, người ta thường dùng các dung dịch nào để rửa vết thương ngoài da hoặc tiệt trùng các dụng (1.0 điểm) cụ y tế? Giải thích? - Trong bệnh viện, người ta thường dùng dung dịch nước muối sinh lí, cồn iod, nước oxi già, các 0.5 điểm chế phẩm ion bạc,... để rửa vết thương ngoài da hoặc tiệt trùng các dụng cụ y tế. Vì: Các dung dịch trên có thể gây biến tính và làm bất hoạt protein, phá hủy cấu trúc màng sinh 0.5 điểm chất,… khiến cho sự sinh trưởng của các vi sinh vật gây hại bị ức chế. Câu 31 Ở một loài vi khuẩn, quần thể đang ở pha lũy thừa, nếu mật độ tế bào là 13 tế bào/ml thì sau 2 giờ nuôi lượng (0.5 điểm) tế bào đạt được là 832 tế bào/ml. Tính thời gian thế hệ của loài vi khuẩn trên? Thời gian thế hệ (g) là thời gian tính từ khi một tế bào sinh ra cho đến khi tế bào đó phân chia. Như vậy sau thời gian thế hệ, số tế bào trong quần thể sẽ tăng gấp đôi. Gọi N0 là số lượng tế bào của quần thể vi sinh vật ban đầu(N0=13), Nt là số lượng tế bào của quần thể vi sinh vật sau thời gian t(Nt= 832), n là số lần phân chia của vi sinh vật sau thời gian, g là thời gian thế hệ của vi sinh vật đang xét, ta có biểu thức mô phỏng mối liên hệ giữa các yếu tố 0.25 điểm trên như sau : Nt = N0.2 = N0.2 . t/g n Áp dụng công thức: Nt = N0.2t/g = N0.2n Ta có: 832 = 13 x 2n →2n = 832/13 = 64 → n = 6 → g 0.25 điểm = t/n = 120/6 = 20 (phút) Vậy thời gian thế hệ của vi khuẩn trên là 20 phút Câu 32 Vì sao vi sinh vật được sử dụng như những "nhà máy" để sản xuất các protein, DNA, RNA và các sản phẩm (0.5 điểm) khác? Vi sinh vật có khả năng trao đổi chất mạnh mẽ, sinh trưởng nhanh và hệ gene của chúng đã được nghiên cứu kĩ giúp dễ dàng điều khiến các hoạt động trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng. Vì 0.5 điểm thế, chúng được sử dụng như các “nhà máy" protein, DNA, RNA và các sản phẩm khác.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2015-2016
20 p | 825 | 150
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án
17 p | 4154 | 116
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án
14 p | 1676 | 89
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án
13 p | 938 | 75
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án
14 p | 515 | 71
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Hóa lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án
17 p | 593 | 66
-
Bộ đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án
14 p | 663 | 51
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án
17 p | 491 | 41
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án
18 p | 390 | 35
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án
11 p | 436 | 33
-
Bộ đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án
17 p | 587 | 25
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 7 năm 2015-2016
6 p | 552 | 20
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án
17 p | 310 | 16
-
Bộ đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án
17 p | 256 | 12
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 10 năm 2019-2020 có đáp án
18 p | 93 | 10
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Địa lí lớp 12 năm 2015-2016
19 p | 104 | 5
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 12 năm 2015-2016
18 p | 122 | 5
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Địa lí lớp 10 năm 2022-2023 có đáp án
21 p | 13 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn