Bộ đề văn nghị luận về hiện tượng đời sống
lượt xem 24
download
Mời quý thầy cô và các bạn tham khảo Bộ đề văn nghị luận về hiện tượng đời sống để nâng cao kĩ năng và kiến thức về các dàn ý của văn nghị luận. Hy vọng giúp các bạn nắm được các dạng về văn nghị luận.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bộ đề văn nghị luận về hiện tượng đời sống
- ** Bộ đề văn nghị luận về hiện tượng đời sống ** Bộ đề văn nghị luận về hiện tượng đời sống Cách làm dạng bài “Nghị luận về một hiện tượng đời sống”: Bàn về một hiện tượng, con người, sự việc… có thật trong cuộc sống cả tiêu cựcvà tích cực ở trên mọi phương diện của cuộc sống. Đề tài: Những hiện tượng tốt hoặc chưa tốt đang diễn ra trong mỗi con người và đời sống xã hội cần được nhìn nhận thêm : Hiện tượng tốt : Hiến máu nhân đạo,ủng hộ nạn nhân nhiễm chất độc màu da cam, ủng hộ đồng bào lũ lụt… Phong trào mùa hè xanh, quỹ thắp sáng ước mơ… Mái ấm tình thương, ngôi nhà tình nghĩa, ngôi nhà mơ ước…. Nỗ lực vượt qua hoàn cảnh để vươn lên…. Hiện tượng xấu: Ô nhiễm môi trường,tai nạn giao thông… Bệnh thành tích; sự vô cảm, hiện tượng nói tục…. Tình trạng bạo lực học đường, nghiện game… Về cấu trúc triển khai bài làm: Mở bài : Giới thiệu về sự việc, hiện tượng cần nghị luận Thân bài : 1/ Khái niệm và bản chất của hiện tượng (gọi tên sự việc, hiện tượng),nêu thực trạng(biểu hiện, mức độ ) 2/ Nguyên nhân ( khách quan – chủ quan ) của sự việc, hiện tượng.( Pt,c/ minh) 3/ Tác dụng –ý nghĩa ( nếu là sự việc, hiện tượng tốt); tác hại hậu quả ( nếu là sự việc, hiện tượng xấu) 4/Giải pháp, biện pháp để phát huy ( nếu là hiện tượng tốt); biện pháp khắc phục ( nếu hiện tượng xấu) hoặc kiến nghị đề xuất. Kết bài: Bày tỏ thái độ ý kiến về hiện tượng xã hội vừa nghị luận Rút ra bài học về nhận thức, hành động cho bản thân . Các dạng đề luyện tập: Đề 1: Trong trường em hiện nay còn nhiều bạn có thói quen ăn quà vặt và vứt rác nơi công cộng . Hãy đặt ra một tiêu đề về vấn đề này và viết một bài văn trao đổi những suy nghĩ của em . Học sinh đặt được tiêu đề đúng : Mở bài : Nêu ra các hiện tượng Thân bài : Có bố cục rõ ràng mạch lạc với các ý sau: +Nêu ra các biểu hiện +Nêu ra nguyên nhân : Do ý thức kém Do thói quen Do kỷ luật chưa nghiêm 1 ** Phan Thanh ******** THCS2 TT Thanh Ba **
- ** Bộ đề văn nghị luận về hiện tượng đời sống ** Do tuyên truyền giáo dục chưa tốt +Nêu tác hại : Ảnh hưởng đến sức khỏe Ảnh hưởng đến cảnh quan sư phạm ,đến môi trường Hình thành thói quen xấu +Nêu cách khắc phục Tuyên truyền giáo dục Đề ra cách thực hiện nghiêm túc và các biện pháp kỷ luật Mỗi người tự ý thức về mình Kết bài: Nêu ý nghĩa của việc khắc phục hiện tượng hoặc kêu gọi chấm dứt hiện tượng. Đề số 2: Trên đất nước ta ngày nay có rất nhiều tấm gương vượt lên số phận để sống , học tập , cống hiến cho xã hội . em hãy viết bài văn trình bầy những suy nghĩ của em về những người khong chịu thua số phận đó Đáp án – biểu điểm A – Mở bài : Giới thiệu khái quát những tấm gương tiêu biểu trên một số lĩnh vực Họ đều giống nhau ở điểm : vượt lên số phận để sống , học tập , cống hiến cho xã hội B – Thân bài : (7 điểm) a/ Ca ngợi một số tấm gương không chịu thua số phận chọn những tấm gương tiêu biểu được đài báo nói đến : +Nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký +Nhà thơ Đỗ trọng khôi +Vận động viên Paragames +Kỹ sư máy tính …… Cần kể ngắn gọn , giới thiệu được ý thức vươn lên chiến thắng số phận của họ b/ Suy nghĩ về những con người ấy Họ đáng cảm phục chiến thắng số phận bằng ý chí nghị lực Họ cho ta hiểu sức mạnh của ý chí nghị lực Họ đã “tàn” Nhưng không “phế” lại còn mang đến cho xã hội những thành quả vô giá Vì sao họ có thể “không chịu thua số phận” ? Ý thức về bản thân và cuộc đời Ước muốn có cuộc sống tốt đẹp,có ích. Họ có ý thức,kiên trì vượt khó Sự giúp đỡ của mọi người C,Trách nhiệm của mỗi chúng ta và xã hội với họ như thế nào? Cảm thông ,tôn trọng họ Giúp đỡ họ nếu có điều kiện và khi họ cần Tạo điều kiện để những người như họ được phát huy khả năng C.Kết luận: Quyết tâm học tập những tấm gương đó *Chú ý: 2 ** Phan Thanh ******** THCS2 TT Thanh Ba **
- ** Bộ đề văn nghị luận về hiện tượng đời sống ** Biết kết hợp nghị luận +Thuyết minh và biểu cảm Bố cục đủ 3 phần Câu văn có hình ảnh cảm xúc. Đề số 3: Một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng.Ngồi bên hồ , dù là hồ đẹp nổi tiếng , người ta cũng tiện tay vứt rác xuống …Em hãy đặt một nhan đề để gọi ra hiện tượng ấy và viết bài văn nêu suy nghĩ của mình Đáp án Biểu điểm I Đặt tiêu đề thích hợp cho văn bản – (1 điểm ) II – Dàn bài : A – Mở bài : (1,5 điểm) Nêu hiện tượng : Thành phố của chúng ta ngày càng đẹp , nhưng đáng tiếc là chưa thật sạch Nhiều người vẫn có thói quen vứt rác bừa bãi ở những nơi công cộng , hành vi đó thật đáng phê phán B – Thân bài : ( 6 điểm) – (Mỗi ý a,b,c,d –1,5 điểm ) a/Những hành vi thiếu ý thức của mọi người ở nơi công cộng Trên đường phố , trong công viên Các hồ , sông trong thành phố Ở các khu du lịch b/Nguyên nhân Do ý thức kém ,do thói quen Do giáo dục vệ sinh chưa tốt Do kỷ luật chưa nghiêm c/ Tác hại : Làm mất mĩ quan thành phố Làm ô nhiễm môi trường , gây hại cho sức khỏe cộng đồng d/ Nêu cách khắc phục Tuyên truyền giáo dục ngay từ nhỏ hình thành thói quen không vứt rác bừa bãi Phạt nghiêm những hành vi thiếu ý thức ở những nơi công cộng Mỗi người tự nhắc nhở bản thân luôn có ý thức giữ cho môi trường xanh – sạch – đẹp C – Kết bài : (1,5 điểm) Ngôi nhà không thể đẹp nếu như không sạch Thành phố cũng vậy Con người không thể khỏe mạnh nếu như môi trường bi ô nhiễm => Giữ gìn môi trường sạch đẹp là nhiệm vu của mỗi người §Ò 3: Mét hiÖn tîng phæ biÕn hiÖn nay lµ vøt r¸c ra ®êng hoÆc nh÷ng n¬i c«ng céng. Em h·y viÕt mét bµi v¨n nªu suy nghÜ cña m×nh. A. Më bµi 3 ** Phan Thanh ******** THCS2 TT Thanh Ba **
- ** Bộ đề văn nghị luận về hiện tượng đời sống ** - Cuéc sèng ngµy mét ph¸t triÓn, v¨n minh, ViÖt Nam v¬n lªn m¹nh mÏ trªn trêng quèc tÕ. - ViÖt Nam dang kh¼ng ®Þnh m×nh lµ mét quèc gia hoµ b×nh, ph¸t triÓn, v¨n minh vµ th©n thiÖn. ThÕ nh÷ng chóng ta vÉn b¾t gÆp nh÷ng hµnh vi thiÕu ý thøc cña mét sè ngêi danh lµm xÊu ®i h×nh ¶nh ®Êt níc vµ con ngêi ViÖt - C©u tr¶ lêi n»m trong chÝnh mçi chóng ta. B. Th©n bµi 1. Nªu hiÖn tîng - NÕu ®i d¹o mét vßng thµnh phè, b¹n sÏ b¾t gÆp nh÷ng hµnh vi thiÕu ý thøc lµm ¶nh hëng tí vÖ sinh c«ng céng diÔn ra rÊt phæ biÕn trong ®êi sèng h»ng ngµy nh mét nçi nhøc nhèi chung + Mét ngêi ngang nhiªn vøt r¸c tung toÐ ra ®êng. + R¸c bay tõ trªn g¸c xuèng ®êng bÊt chÊp ai ë bªn díi, + Vøt r¸c xuèng hå. + Nh÷ng n¬i nhiÒu kh¸ch tham quan du lÞch r¸c ë kh¾p n¬i… - Nh÷ng hµnh vi ®ã kh«ng ph¶i lµ c¸ biÖt. Ngêi ta x¶ r¸c nh c¸c quyÒn ®îc thÕ, thµnh mét cè tËt xÊu khã söa ch÷a. - NhÊt trong nh÷ng khu tËp thÓ, r¸c trë thµnh vÊn ®Ò bøc xóc cña nhiÒu ngêi vµ r¸c cßn lµm ®au ®Çu c¶ nh÷ng nhµ qu¶n lÝ. 2. LÝ gi¶i nguyªn nh©n - ThiÕu ý thøc céng ®ång b¾t nguån tõ t tëng Ých kØ cña mét sè c¸ nh©n, hä chØ biÕt sach nhµ m×nh, s¹ch mÆt m×nh cßn ngêi kh¸c th× mÆc kÖ. - ViÖc x¶ r¸c bõa b·i lÆp ®i lÆp l¹i thµnh thãi quen, nhiÒu ngêi ban ®Çu khã chÞu sau quen m¾t, råi quen tay tõ lóc nµo kh«ng biÕt. Ngêi lín lµm ¾t h¼n trÎ con lµm theo. L©u dÇn trë thµnh thãi tËt chung. - C¸c ®ã thÞ chÞu søc Ðp lín tõ qu¸ tr×nh ®« thÞ ho¸, trong khi c¸c c¬ së h¹ tÇng cha ®¸p øng ®îc. - Còng xuÊt ph¸t tõ viÖc x©y dùng c¬ së céng céng cña c¸c thµnh phè cßn nhiÒu h¹n chÕ, cha thùc sù cã mét chiÕn lîc dµi h¬i tõ c¸c cÊp qu¶n lÝ 3. H©u qu¶ - ViÖc x¶ r¸c bõa b·i ®em ®Õn hËu qu¶ kh«n lêng vµ ngêi l·nh chÞu h©u qu¶ Êy ®«i khi chÝnh lµ nh÷ng ngêi g©y ra. - Vøt r¸c bÊt kÓ m¶nh thuû tinh, nh÷ng thø dÔ tr¬n trît nguy h¹i cho ai dÉm ph¶i - Nh÷ng khu du lÞch v½ng kh¸c chØ vÝ r¸c th¶i bõa b·i, mÊt mÜ quan, mïi só uÕ bèc lªn khã chÞu cho du kh¸ch. - Vøt r¸c trong thµnh phè lµm cho diÖn m¹o xanh – sach ®Ñp mÊt dÇn. B¹n bÌ quèc tÕ ®Õn ViÖt Nam sÏ cã ®¸nh gi¸ ra sao. - Nh÷ng hå ®iÒu hoµ cña thµnh phè tï ®äng, næi lÒnh bÒng r¸c rëi, níc hå bèc mïi khã chÞu. - ViÖt Nam ®ang héi nhËp, nhiÒu cuéc häp, héi nghÞ quan trong ®îc tæ chøc, nh÷ng v©n héi míi má ra tríc m¾t d©n téc kh«ng lÏ chØ v× hµnh ®éng v« ý thøc cña mét vµi ngêi lµm xÊu ®i h×nh ¶nh cña c¶ ®Êt níc - Thanh niªn ViÖt Nam bíc ra thÕ giíi ngµy mét nhiÒu, kh«ng lÏ hµnh trang héi nhËp cña c¸c ban lµ c¶ nh÷ng thãi xÊu kh«ng nªn cã. 4. C¸ch gi¶i quyÕt 4 ** Phan Thanh ******** THCS2 TT Thanh Ba **
- ** Bộ đề văn nghị luận về hiện tượng đời sống ** - Singapo næi tiÕng lµ mét quèc gia s¹ch nhÊt thÕ giíi, cÇn 50 n¨m ®Ó thay ®æi thãi quen c¶ mét d©n téc. ë ®©y nÕu vøt r¸c, nhæ b· kÑo cao su ra ®êng ngay c¶ viÖc kh¹c nhæ bõa b·i cïng bÞ ph¹t nÆng. - Chóng ta cÇn cã nh÷ng quy ®Þnh nghiªm kh¾c ®ãi víi nh÷ng hµnh vi lµm ¶nh hëng tíi vÖ sinh céng céng, - H¬n c¶ lµ ý thøc cña mçi ngêi. Thay ®æi mét thãi quen cÇn thêi gian dµi, nªn b¾t ®Çu ngay tõ h«m nay. - ViÖc gi¸o dôc ý thøc n¬i c«ng céng cÇn ®a vµo nhµ trêng, c¸c bµi häc kh«ng ®¬n thuÇn lµ lÝ thuyÕt, cÇn cho c¸c em t×m hiÓu thùc tÕ vµ n©ng cao dÇn ý thøc vµ cã hµnh vi phï hîp. A. KÕt bµi M¬ íc chung cña nh©n d©n ta : trong t¬ng lai kh«ng xa ViÖt Nam sÏ trë thµnh mét trong nh÷ng con rång ch©u ¸ Mçi ngêi cïng ®ãng gãp søc m×nh vµo c«ng cuéc chung Êy. B¾t ®Çu b»ng viÖc lµm nhá cña mçi ngêi : bá r¸c ®óng n¬i quy §Ò bµi4: HiÖn nay ngµnh gi¸o dôc ®ang ph¸t ®éng phong trµo Nãi kh«ng víi tiªu cùc trong thi cö vµ bÖnh thµnh tÝch trong gi¸o dôc . Em cã suy nghÜ g× vÒ vÊn ®Ò nµy? Dµn ý: 1/ Më bµi: Giíi thiÖu vÊn ®Ò cÇn nghÞ luËn 2/ Th©n bµi: a.Nªu b¶n chÊt, biÓu hiÖn cña vÊn ®Ò: *NX: Tiªu cùc trong thi cö vµ bÖnh thµnh tÝch trong gi¸o dôc , trë thµnh c¨n bÖnh kh¸ trÇm träng vµ phæ biÕn hiÖn nay. Nã thÓ hiÖn qua mét sè biÓu hiÖn chÝnh sau: - Tiªu cùc: + Xin ®iÓm, ch¹y ®iÓm + Mua b»ng cÊp + Xin, ch¹y cho con vµo trêng chuyªn, líp chän + §uêng d©y ch¹y ®iÓm vµo THPT, §¹i häc…. + Thi hé, thi thuª…. + Ch¹y chøc ch¹y quyÒn… - BÖnh thµnh tÝch trong gi¸o dôc : +B¸o c¸o kh«ng ®óng thùc tÕ + Bao che khuyÕt ®iÓm ®Ó lÊy thµnh tÝch + Coi träng sè lîng chø kh«ng coi träng chÊt lîng +HS: Häc ®Ó lÊy b»ng cÊp, ph¸t biÓu chØ ®Ó céng ®iÓm… + Sè GSTS, c¸c nhµ khoa häc nhiÒu nhng Ýt cã nh÷ng c¶i tiÕn s¸ng t¹o b,Ph©n tÝch ®óng sai lîi h¹i: - Lîi: tríc m¾t cho c¸ nh©n- kh«ng cÇn bá c«ng søc nhiªu nhng vÉn ®¹t kÕt qu¶ cao - H¹i lµ rÊt nghiªm träng ®Ó l¹i hËu qu¶ l©u dµi: +C¸c thÕ hÖ HS ®îc ®µo t¹o ra kh«ng cã ®ñ tr×nh ®é ®Ó tiÕp cËn víi c«ng viÖc hiÖn ®¹i, ®Êt níc Ýt nh©n tµi + T¹o thãi quen cho HS ng¹i häc, ng¹i thi, ng¹i s¸ng t¹o + T¹o ra sù bÊt b×nh ®¼ng trong x· héi c,Nguyªn nh©n cña hiÖn tîng nµy lµ : - Do gia ®×nh : Kh«ng muèn con vÊt v¶ mµ vÉn ®¹t kÕt qu¶ cao 5 ** Phan Thanh ******** THCS2 TT Thanh Ba **
- ** Bộ đề văn nghị luận về hiện tượng đời sống ** - Do nhµ trưêng: Muèn HS cã thµnh tÝch cao ®Ó b¸o c¸o - Do XH: HÖ thèng luËt cha nghiªm, cô thÓ; cha thùc sù coi träng nh©n tµi(§B lµ nh÷ng c¬ quan nhµ níc); nhËn thøc cña nhiÒu ngêi cßn h¹n chÕ … d, C¸ch kh¾c phôc: - Ph¶i gi¸o dôc nhËn thøc cho HS , vµ toµn XH ®Ó hä hiÓu r»ng chØ cã kiÕn thøc thùc sù hä míi cã chç ®øng trong XH hiÖn ®¹i - XH ph¶i thùc sù coi träng nh÷ng ngêi cã kiÕn thøc, cã thùc tµi vµ lÊy ®ã lµ tiªu chuÈn chÝnh ®Ó sö dông hä -Ph¶i cã mét hÖ thèng ph¸p luËt, luËt gi¸o dôc chÆt chÏ, nghiªm ngÆt, xö lý nghiªm nh÷nh sai ph¹m. C¸ch ra ®Ò thi coi chÊm thi ph¶i ®æi míi ®Ó sao cho HS kh«ng thÓ hoÆc kh«ng d¸m tiªu cùc 3/ KÕt bµi: - Th©u tãm l¹i vÊn ®Ò K§, P§ , rót ra bµi häc cho b¶n th©n Đề số 5 : Trò chơi điện tử luôn là món tiêu khiển hấp dẫn , nhiều bạn vì mải chơi mà sao nhãng việc học tập và còn phạm những sai lầm khác . Ý kiến của em về việc đó như thế nào ? Đáp án –Biểu điểm I.Mở bài: Giới thiệu khái quát về trò chơi điện tử Tác hại của trò chơi điện tử II.Thân bài: A,Trò chơi điện tử đang là món tiêu khiển hấp dẫn đến mức nhiều bạn đã mải chơi phạm nhiều sai lầm như thế nào?(3 điểm) Đây là trò chơi có mặt ở mọi nơi từ thành phố đến nông thôn Số lượng cửa hàng dịch vụ ? rò chơi này rất nhiều Học sinh ham chơi điện tử quên cả học hành Nảy sinh nhiều thói xấu:nói dối ,quen các bạn xấu qua mạng ,dễ mắc phải tệ nạn xã hội B,Nguyên nhân của những hiện tượng trên?(2 điểm) Những trò chơi hấp dẫn ,dễ bị mê mải quên cả thời gian Cái chính là do ý thức tự giác chưa cao của các bạn Gia đình quản lý con cái chưa tốt C,Phương thức giả quyết (2 điểm) Mỗi bạn học sinh phải có ý thức thực hiện quy định của gia đình về thời gian dành cho trò chơi điện tử ,không ảnh hưởng đến học tập .Cần tránh những nội dung xấu không phù hợp lứa tuổi. Chính quyền cần quản lý những địa điểm dịch vụ điện tử Cha mẹ cần quan tâm đến con cái Đoàn đội cần tổ chức nhiều sinh hoạt tập thể bổ ích cho các bạn trẻ III.Kết bài(1.5 điểm) Phải có ý chí nghị lực Phải biết rõ mục đích chính của học sinh là phải học tập Đề 6 Suy nghĩ của anh (chị) về vấn nạn bạo lực học đường. 6 ** Phan Thanh ******** THCS2 TT Thanh Ba **
- ** Bộ đề văn nghị luận về hiện tượng đời sống ** *MB: Trước đây, chúng ta thường có tâm lý chủ quan nghĩ rằng bạo lực học đường là một vấn đề hết sức xa xôi, không xảy ra phổ biến,chỉ tồn tại ở những nước phương Tây hay ở những nước lân cận(Trung Quốc). Đồng thời cũng vì thế mà không ý thức được sâu sắc về tầm ảnh hưởng, tác động, hậu quả nghiêm trọng của nó tới thế hệ trẻ nói riêng, con người nói chung. Song thời gian gần đây, bạo lực học đường đã có những chiều hướng gia tăng, phát triển phức tạp và trở thành một vấn đề nóng bỏng, một vấn nạn nhức nhối khiến mọi người không khỏi bàng hoàng, kinh ngạc. Phải chăng đó chính là một dự báo “sóng ngầm đang thành bão”. Đứng trước thực trạng đó mỗi chúng ta cần có nhận thức và hành động như thế nào? *TB: 1. Giải thích. Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học. Bạo lực học đường hiện nay có xu hướng gia tăng nhanh chóng, diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới,hiện đang xâm nhập và lan rộng ở VN.Do đó đang trở thành một vấn nạn nghiêm trọng của toàn xã hội. 2. Hiện trạng. a. Biểu hiện của hành động bạo lực học đường có thể xảy ra dưới nhiều hinh thức như: + Xúc phạm, lăng mạ, xỉ nhục, đay nghiến, chà đạp nhân phẩm, làm tổn thương về mặt tinh thần con người thông qua lời nói. + Đánh đập, tra tấn, hành hạ, làm tổn hại về sức khỏe, xâm phạm cơ thể con người thông qua những hành vi bạo lực. b. Chứng minh: Chỉ cần một thao tác rất nhanh trên google ta có thể tìm thấy hàng loạt các clip bạo lực không chỉ đơn giản chỉ là các nam sinh mà nay hot nhất chính là clip của các nữ sinh: Ở Phú Thọ, nữ sinh đánh bạn bằng giày cao gót; ở Hà Nội,(nữ sinh hà nội bị đánh hội đồng gây xôn xao)được dư luận đề cập nhiều nhất gần đây với đoạn clip dài chưa quá 2phút; Ở TPHCM, Nghệ An… Học sinh có thái độ không đúng mực vs thầy cô giáo, dùng dao đâm chết bạn bè, thầy cô… (Tại TP.HCM,2 nam hs (1 em lớp 7,1 em lớp 9)trường THCS Nguyễn Huệ,Q.4,xích mích khi chát zớii nhau trên mạng dẫn đến đâm nhau trong ngày tổng kết trường,khiến 1 em bị thương nặng)(1 nữ học sinh lớp 9 trường THCS Nguyễn Công Trứ dùng dao lam"xả" lên mặt nữ sinh trường khác) Lập nên các nhóm hội hoạt động đánh nhau có tổ chức. Giáo viên đánh đập, xúc phạm tới nhân phẩm của học sinh…(cách đây nhiều năm trc đây là vấn đề được dư luận chú trọng nhất,nhưng sau này đây chỉ là hiện tượng hi hữu,ít được chú ý) 3. Nguyên nhân xảy ra vì những lí do trực tiếp rất không đâu: Nhìn đểu, nói móc, tranh giành người yêu, không cùng đẳng cấp... Sự phát triển thiếu toàn diện, thiếu hụt về nhân cách, thiếu khả năng kiểm soát hành vi ứng xử của bản thân, non nớt trong kĩ năng sống, sai lệch trong quan điểm sống. do ảnh hưởng từ môi trường văn hóa bạo lực: phim, ảnh, sách, báo, đồ chơi mang tính bạo lực (kiếm, súng...)=>nguyên nhân sâu xa:bạo lực học đường xuất phát từ xã hội: Nhiều ý 7 ** Phan Thanh ******** THCS2 TT Thanh Ba **
- ** Bộ đề văn nghị luận về hiện tượng đời sống ** kiến của các chuyên gia tâm lý cho rằng bạo lực học đường ngày càng manh động, gia tăng là do xã hội nhìn đâu, lĩnh vực nào cũng có bạo lực. Một số thầy cô cho rằng nguyên nhân của bạo lực học đường là do học sinh bị ảnh hưởng của game online đầy bạo lực. Các game bạo lực này đang dần phá hủy tâm hồn và nhân cách các em, biến các em thành những con người dữ tợn. sự giáo dục chưa đúng đắn, thiếu quan tâm của gia đình; tình trạng bạo lực trong gia đình cũng là một phần nhân tố ảnh hưởng không tốt. Và một khi bạo lực gia đình vẫn còn tồn tại thì bạo lực học đường sẽ vẫn còn có nguy cơ gia tăng( : Những năm gần đây, cảnh bạo lực diễn ra khắp nơi, khắp các lĩnh vực, bạo lực sân cỏ, cầu thủ đánh nhau, huấn luyện viên chửi trọng tài, cổ động viên choảng nhau; bạo lực kinh doanh đâm chém để tranh giành thị phần. Ngoài đường phố xe taxi húc vào xe cảnh sát, đánh trả lại cảnh sát. Rồi bạo lực gia đình, con cái hù dọa cha mẹ, mẹ đánh đập con gây thương tích, con hành hạ cha đến ngất xỉu… và rất nhiều hình thức bạo lực khác, không riêng gì bạo lực học đường. ). (Ở đây để vấn đề thêm sâu sắc có thể liên hệ với hình ảnh cậu bé Phác trong “chiếc thuyền ngoài xa” – Nguyễn Minh Châu để vấn đề thêm sâu sắc.) Sự giáo dục trong nhà trường: nặng về dạy kiến thức văn hóa, đôi khi lãng quên nhiệm vụ giáo dục con người “tiên học lễ hậu học văn”. Xã hội thờ ơ, dửng dưng, buông xuôi, chưa có sự quan tâm đúng mức, những giải pháp thiết thực, đồng bộ, triệt để.( Đa số học sinh cho rằng bạo lực học đường là sai trái nhưng không dám lên tiếng vì sợ liên lụy, sợ mình sẽ là nạn nhân tiếp theo, vì thế mà không dám báo với thầy cô hay chính quyền địa phương. Một bộ phận học sinh khác thì thờ ơ, dửng dưng, im lặng, hoặc thậm chí cổ vũ, đồng tình với bạo lực...) 4. Hậu quả Với nạn nhân: • Tổn thương về thể xác và tinh thần • Tổn hại đến gia đình, người thân, bạn bè người bị hại • Tạo tính bất ổn trong xã hội: tâm lí lo lắng bất an bao trùm từ gia đình, nhà trường, đến xã hội. Người gây ra bạo lực: • Con người phát triển không toàn diện: phát triển ngược trở lại phía “con”, đi ngược lại tính “ người” mất dần nhân tính. • Mầm mống của tội ác mất hết tính người sau này. • Làm hỏng tương lại chính mình, gây nguy hại cho xã hội. • Bị mọi người lên án, xa lánh, căm ghét. 5. Giải pháp. Đối với những người gây ra bạo lực học đường: cố gắng mở rộng nâng cao nhận thức: • Giữ cho trái tim luôn ấm nóng tình yêu thương. • Địa ngục do ta mà có, thiên đường cũng do chính ta tạo nên ý thức rõ ràng về hành động và hậu quả hành động do bản thân thực hiện • Nơi lạnh nhất ko phải là bắc cực mà là nơi không có tình thương Nhận thức rõ vai trò sức mạnh của tình người. Xã hội cần có những giải pháp đồng bộ, chặt chẽ giáo dục con người trong gia đình, nhà trường, trong toàn xã hội; coi trọng dạy kĩ năng sống, vươn tới những điều chân thiện mỹ. Có thái độ quyết liệt phê phán răn đe, giáo dục cải tạo, biện pháp trừng phạt kiên quyết làm gương cho người khác. 8 ** Phan Thanh ******** THCS2 TT Thanh Ba **
- ** Bộ đề văn nghị luận về hiện tượng đời sống ** Bốn giải pháp cấp thiết xóa bạo lực học đường Toàn xã hội cần phải củng cố, nâng cao chất lượng môi trường xã hội, văn minh tiến bộ. Cần có biện pháp quản lý, ngăn chặn và chế tài hiệu quả những hoạt động có tác hại đến môi trường văn hóa xã hội. Nghiêm cấm các game bạo lực. Quan tâm nâng cao văn hóa gia đình. Trong từng gia đình, người lớn phải làm gương, giao tiếp ứng xử đúng mực, mạnh dạn lên án và loại bỏ bạo lực ra khỏi đời sống gia đình. Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ ba môi trường giáo dục: gia đình nhà trường xã hội. Các cơ quan báo chí phải quan tâm thỏa đáng đối với lĩnh vực văn hóa, đạo đức và chấp hành luật pháp của mọi người dân. Xã hội và ngành giáo dục cần xác định rõ lại vai trò, vị trí của người thầy, quyền hạn và trách nhiệm trong nhiệm vụ giáo dục đạo đức học sinh. Người thầy và nhà trường phải được bảo vệ danh dự và có đủ cơ chế để răn đe học sinh. Nhà trường cần phát huy trách nhiệm đội ngũ giáo viên chủ nhiệm trong việc kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của từng cá nhân học sinh. Tình thương, trách nhiệm là phương thuốc hiệu nghiệm nhất ngăn chặn bạo lực học đường. 6. Mở rộng: (phản đề) “Không nên mất niềm tin vào con người. Nhân loại là cả một đại dương. Nếu một vài giọt nước trong đại dương ấy dơ bẩn thì cả đại dương cũng không vì thế mà trở thành dơ bẩn được.” (Mahatma Gandhi). >Hiện tượng trên chỉ là một phần rất nhỏ của xã hội nên không phải vì thế mà chúng ta mất đi niềm tin vào con người vào thế hệ trẻ. Cần nhân rộng những tấm lòng cao cả, nêu gương người tốt việc tốt điển hình > Hình thành thái độ đồng cảm, sẻ chia, yêu thương giúp con người nói chung, thế hệ trẻ nói riêng tiến tới những vẻ đẹp nhân cách Chân thiện mĩ, phát huy những truyền thống nhân ái, nhân đạo từ ngàn xưa trước khi chúng ta phải đối phó với căn bệnh vô cảm 7. Đưa ra bài học cho bản thân: Có quan điểm nhận thức, hành động đúng đắn, hình thành những quan niệm sống tốt đẹp... *KB:Khẳng định lại luận điểm... Đề 7 Nói không với các tệ nạn xã hội 1. Mở bài: Trong cuộc sống, bên cạnh nhiều nề nếp, thói quen tốt còn không ít thói quen xấu và tệ nạn có hại cho con người, xã hội. Những thói xấu có sức quyến rũ ghê gớm như cờ bạc, thuốc lá hoặc ma túy, sách xấu, băng đĩa có nội dung độc hại... Nếu không tự chủ được mình, dần dần con người sẽ bị nó ràng buộc, chi phối, dần dần biến chất, tha hóa. Chúng ta hãy kiên quyết nói "Không!" với các tệ nạn xã hội. 2. Thân bài: a) Tại sao phải nói "không!" * Cờ bạc, thuốc lá, ma túy... là thói hư tật xấu, những tệ nạn xã hội gây ra tác hại ghê gớm đối với bản thân, gia đình và xã hội về nhiều mặt: tư tưởng, đạo đức, sức khỏe, kinh tế, nòi giống... Tệ nạn xã hội là mối nguy trước mắt và lâu dài của đất nước, dân tộc. 9 ** Phan Thanh ******** THCS2 TT Thanh Ba **
- ** Bộ đề văn nghị luận về hiện tượng đời sống ** * Sự ràng buộc, chi phối ghê gớm của thói hư tật xấu: Do bạn bè xâu rủ rê hoặc tò mò thử cho biết. Sau một vài lần không có thì bồn chồn, khó chịu. Dần dần dẫn tới nghiện ngập. Không có thuốc cơ thể sẽ bị hành hạ, mọi suy nghĩ và hành động đều bị cơn nghiện chi phối. Để thỏa mãn, người ta có thể làm mọi thứ, kể cả giết người, trộm cắp...Một khi đã nhiễm thì rất khó từ bỏ, nó sẽ hành hạ và làm cho con người điêu đứng. Thói hư tật xấu là bạn đồng hành của chủ nghĩa cá nhân ích kỉ. b) Tác hại của cờ bạc, ma túy, sách xấu sẽ dẫn đến thoái hóa đạo đức, nhân cách con người. * Cờ bạc: Đó cũng là một loại ma túy, ai đã sa chân thì không thể bỏ. Trò đỏ đen, may rủi kích thích máu cay cú, hiếu thắng. Mất nhiều thời gian, sức khoẻ, tiền bạc và sự nghiệp. Ảnh hưởng rất lớn đến nhân cách và hạnh phúc gia đình, an ninh trật tự xã hội. Hành vi cờ bạc bị luật pháp cấm và tùy theo mức độ vi phạm mà có mức xử lí khác nhau. * Thuốc lá: Là sát thủ giấu mặt với sức khỏe con người. Khói thuốc có thể gây ra nhiều bệnh: ung thư phổi, ung thư vòm họng, tai biến tim mạch... Khói thuốc không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân mà còn ảnh hưởng tới những người xung quanh. Tiêu tốn tiền bạc, làm giảm thu nhập gia đình, ảnh hưởng đến kinh tế quốc dân. Trên thế giới, nhiều nước đã cấm quảng cáo thuốc lá, cấm hút thuốc ở công sở và chỗ đông người. * Ma túy: Thuốc phiện, hêrôin là chất kích thích gây nghiện rất nhanh. Người dùng thuốc sẽ rơi vào trạng thái ảo giác, hoang tưởng. Nghiện ma túy nghĩa là tự mang án tử hình. Khi mắc nghiện, vỏ não bị tổn thương rất lớn, sức khỏe suy kiệt nhanh chóng. Đối với người nghiện ma túy thì tiền bạc bao nhiêu cũng không đủ. Nghiện ma túy cũng đồng nghĩa với việc mất hết danh dự, đạo đức, tình yêu, hạnh phúc, gia đình, sự nghiệp... * Văn hóa phẩm độc hại: Khi tiếp xúc với loại này, con người sẽ bị ám ảnh bởi những hành vi không lành mạnh, có những ham muốn phi đạo đức, sa vào lối sống ích kỉ, bản năng, mất hết khả năng phấn đấu, sống không mục đích. Nếu làm theo những điều bậy bạ sẽ dẫn đến sự thay đổi đạo đức, nhân cách, ảnh hưởng đến uy tín bản thân và gia đình, có thể sẽ dẫn tới vi phạm pháp luật. 3. Kết bài: *Chúng ta cần: Tránh xa những thói hư tật xấu và tệ nạn xã hội Khi đã lỡ mắc thì phải có quyết tâm từ bỏ và làm lại cuộc đời Xây dựng cho mình và tuyên truyền cho mọi người lối sống lành mạnh. Đề 8: Về tai nạn giao thông 1/Mở bài Trong những năm gần đây, tình hình trật tự an toàn giao thông ở nước ta có nhiều diễn biến phức tạp, đặc biệt là trên lĩnh vực giao thông đường bộ. 10 ** Phan Thanh ******** THCS2 TT Thanh Ba **
- ** Bộ đề văn nghị luận về hiện tượng đời sống ** 2/ Thân bài a/ Nêu thực trạng tai nạn giao thông . Mỗi ngày , các phương tiện thông tin đại chúng đều có bản tin về sô lượng các vụ tai nạn giao thông xảy ra trên các địa bàn trên cả nước . Đáng báo động, tính chất các vụ tai nạn ngày càng nghiêm trọng, thể hiện qua số người chết tăng mạnh. Có vụ tai nạn do hai xe khách va vào nhau làm thiệt mạng hàng vài chục người . Hàng năm số vụ tai nạn giao thông vẫn không hề suy giảm, ngược lại nó còn tăng lên rất nhiều. Cứ mỗi năm, Việt Nam có tới gần một nghìn vụ tai nạn giao thông, nhiều nhất là xe máy. b/ Hậu quả Tai nạn giao thông và những thiệt hại do tai nạn gây ra đang là nỗi lo và vấn đề bức xúc của toàn xã hội. Đó là thiệt hại về sinh mạng, thiệt hại về nhân lực, trí tuệ, gây tổn thương về tinh thần xã hội, về vật chất, tiền của và cả nỗi đau thể xác, tinh thần dai dẳng. Tai nạn giao thông có ảnh hưởng nặng nề đối với trẻ Việt Nam. Có rất nhiều trẻ trực tiếp bị tai nạn giao thông gây tử vong hoặc thương tật nặng nề và còn có biết bao trẻ khác bị ảnh hưởng gián tiếp bởi cha, mẹ các em bị tai nạn giao thông cướp đi sinh mệnh hoặc tàn tật. Theo thống kê, những người thiệt mạng do tai nạn giao thông chủ yếu là đàn ông, trụ cột của gia đình. Những người vợ xót xa khi mất đi người chồng thân yêu, đứa con nghẹn ngào vì tới đây sẽ chẳng còn được vòng tay người cha dạy dỗ . Họ mang đến sự thương tâm cho toàn xã hội. c/ Nguyên nhân Nguyên nhân gây ra tình trạng tai nạn giao thông cao ở nước ta có rất nhiều . Đó là sự hiểu biết còn hạn chế về an toàn giao thông đường bộ, về quy định giao thông, về các hành vi lái xe an toàn.Số đông dân chúng còn có quan niệm rằng tai nạn giao thông là do số mệnh con người quyết định.Họ không thấy rằng phần lớn tai nạn giao thông là có thể phòng tránh được. Môi trường giao thông không an toàn và cơ sở hạ tầng giao thông nghèo nàn. Ví dụ, có rất ít các biển báo giao thông và các khu vực an toàn cho người đi bộ.Việc sử dụng mũ bảo hiểm là rất ít mặc dù có nhiều mũ bảo hiểm chất lượng tốt.Việc chấp hành luật lệ giao thông còn kém. Những hành động nguy hiểm thường gặp của thanh niên như lạng lách, đua xe máy là nguồn gốc của nhiều tại nan giao thông . Đồng thời , việc người dân sử đã sử dụng rượu bia , nồng độ cồn trong máu quá mức cho phép cũng là nguyên nhân gây ra những vụ tai nạn không đáng có d/ Giải pháp khắc phục Trước thực trạng đáng bức xúc trên , Bộ Y tế, Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia đã triển khai các hoạt động nhằm tăng nhận thức về phòng tránh tai nạn và an toàn giao thông. Áp phích, tờ rơi về an toàn giao thông và sử dụng mũ bảo hiểm đã được phân phát rộng rãi trên toàn quốc . Các tiểu phẩm phát trên truyền hình cũng góp phần vận động để giúp cho công chúng hiểu rõ hơn về luật giao thông và nghiêm chỉnh chấp hành luật. Quy định bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm khi sử dụng phương tiện xe gắn máy tham gia giao thông và xử phạt nghiêm minh những trường hợp không chấp hành luật cũng đã hạn chế bớt tình trạng tai nạn giao thông Còn đối với giao thông học đường cần sự đồng thuận giữa gia đình, nhà trường và xã hội , không chỉ được thể hiện bằng văn bản, giấy tờ, những lời hứa suông,... mà phải bằng hành động cụ thể. Nhà trường cần đa dạng hoá các sinh hoạt ngoại khoá của học sinh, sinh viên, trong đó có các hoạt động về tuyên truyền, phổ biến pháp luật giao thông. Cần coi ý thức chấp hành pháp luật về giao thông như một trong những tiêu chí cơ bản để đánh giá ý thức 11 ** Phan Thanh ******** THCS2 TT Thanh Ba **
- ** Bộ đề văn nghị luận về hiện tượng đời sống ** rèn luyện đạo đức của học sinh, sinh viên: xếp loại đạo đức trung bình đối với học sinh, sinh viên vi phạm giao thông lần một và xếp loại yếu nếu vi phạm lần hai trong cùng một năm học. Đồng thời việc đặt biển báo giới hạn tốc độ, làm gờ giảm tốc, đèn hiệu giao thông, vạch dành cho người đi bộ ở khu vực , đặc biệt nơi có đông trẻ em cũng cần được thực hiện . Tổ chức các cuộc thi an toàn giao thông cho mọi người đặc biệt là thanh thiếu niên.Huấn luyện cho các tuyên truyền viên đi đến từng hộ gia đình tuyên truyền về phòng chống tai nạn bao gồm cả các tai nan giao thông.Hỗ trợ các địa phương xây dựng sân chơi an toàn cho trẻ để trẻ có thể chơi an toàn xa đường giao thông… e/ Phê phán những thái độ , hành động coi nhẹ an toàn giao thông Ngày nay , tình trạng đua xe của giới trẻ, tầng lớp thanh niên những người chủ tương lai đất nước đang gây bức xúc trong dư luận . Đó là những thanh niên đua đòi với bản tính “con nhà giàu” cùng với sự rủ rê của bạn bè, họ sẵn sàng đánh cược với tính mạng của mình. Những bậc cha mẹ nuông chiều con , khi hay tin con mình xảy ra tai nạn, nhận ra thì đã quá muộn,. Nếu như những thanh thiếu niên kia biết quý bản thân mình, biết tuân thủ luật lệ giao thông thì sẽ chẳng có những điều thương tâm và đáng tiếc. Một mặt khác , do sự tắc trách của một số cơ quan xây dựng, rút xén vật liệu khiến cho chất lượng đường xá kém . Còn có những kẻ chỉ vì lợi ích cá nhân mà quên đi tính mạng, sự an toàn của người đi đường, rải đinh xuống lòng đường để thu lợi bởi những đồng tiền kiếm được từ vá xe, thay lốp. Họ cố tình không hiểu sự nguy hiểm của việc làm đó, với tốc độ cao như vậy những người tham gia giao thông khi bị thủng săm đột ngột sẽ bị văng người ra khỏi xe và nguy cơ tử vong là rất lớn. 3/Kết bài Là một học sinh, mỗi chúng ta phải xem xét lại mình , phải tự giác làm đúng các nguyên tắc an toàn giao thông mà nhà trường và xã hội đã chỉ dẫn.Có như thế thì tuổi trẻ học đường đã góp một phần nào trong việc giảm thiểu tai nạn giao thông, một vấn nạn mà xã hội và đất nước đang tìm cách khắc phục. Ngày nay, trên thế giới, môi trường là vấn đề được quan tâm hàng đầu . Ở các quốc gia tiên tiến , vấn đề giữ gìn vệ sinh môi trường được quan tâm thường xuyên nên việc xả rác và nước thải bừa bãi hầu như không còn nữa . Người dân được giáo dục rất kỹ về ý thức bảo vệ môi trường sống xanh – sạch – đẹp . Đáng buồn thay nước ta có một hiện tượng phổ biến là vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng , không giữ gìn vệ sinh đường phố . Việc làm đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường mà cụ thể ở đây là gây ô nhiễm môi trường . Hiện tượng không giữ gìn vệ sinh đường phố có rất nhiều biểu hiện nhưng phổ biến nhất là vứt rác ra đường hoặc nơi công cộng . Ăn xong một que lem hay một chiếc kẹo , người ta vứt que, vứt giấy xuống đất . Uống xong một lon nước ngọt hay một chai nước suối , vứt lon , vứt chai ngay tại chỗ vừa ngồi mặc dù thùng rác để cách đó rất gần . Tuy vậy , họ vẫn thản nhiên , vô tư không có gì áy náy .Đáng sợ hơn, ở một số dòng sông những người sống trong những con đò đậu ngay trên sông có những việc làm gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Họ vô tư xả rác trên đò xuống sông, đi tiêu đi tiểu xuống sông rồi ngay lập tức lại lấy nước dưới sông lên tắm gội, giặc giũ thậm chí là nấu nướng. Thế nhưng hiện tượng xả rác đó còn lan sâu vào một tầng lớp trí thức trẻ ngày nay. Biểu hiện cụ thể ở một số sinh 12 ** Phan Thanh ******** THCS2 TT Thanh Ba **
- ** Bộ đề văn nghị luận về hiện tượng đời sống ** viên làm gia sư. Họ thường đứng ở các ngã ba, ngã tư đường để phát tờ rơi quảng cáo nhóm gia sư của mình một cách bừa bãi khiến khắp đường phố rải rác đầy những tờ rơi. Những việc làm trên tuy nhỏ nhưng lại gây tác hại vô cùng to lớn .Phải chăng dọn dẹp sạch sẽ nhà mình từ phòng khách đến nhà ăn, từ trong nhà ra ngoài vườn là tốt?Còn việc vứt rác bừa bãi, bạ đâu quăng đó cả những nơi công cộng là không cần thiết, không quan tâm không ảnh hưởng gì đến mình, đến gia đình mình.Điều này, mỗi chúng ta cần suy nghĩ lại.Bạn nghĩ sao khi một thành phố văn minh,giàu đẹp lại ngập tràn trong biển rác? Nó thể hiện hành vi của người vô văn hóa, vô ý thức, gây mất vệ sinh và ảnh hưởng đến sức khỏe con ngươì. Người ta vô tư vứt rác xuống sông nhưng họ có nghĩ rằng bao nhiêu người sử dụng nguồn nước này để ăn uống, tắm giặt?Nước không sạch,con người sử dụng, ăn uống, sức khỏe sẽ ra sao? Không có sức khỏe tốt thì lực lượng con người sẽ cống hiến như thế nào cho đất nước khi bước vào thiên niên kỉ mới với nền kinh tế công nghiệp , hiện đại . Không ở đâu xa , ngay trong thành phố của chúng ta – nơi con sông Bạch Đằng chảy qua phải chịu bao rác rưởi dơ bẩn . Công viên ven bờ sông là nơi sinh hoạt thể dục thể thao của các cụ ông , cụ bà và cả các thanh thiếu niên. Mọi người đến để thư giãn , hóng mát nhưng nhìn xuống dòng nước ven bờ , nước bẩn theo cống vẫn từng ngày từng giờ ung dung đổ xuống , bao ni lông bị ném xuống trôi bồng bềnh gây phản cảm , mất mĩ quan cả dòng sông . Còn đối với những ghế đá vô tội vạ bị những người vô ý thức trét bã kẹo cao su , khi có một người nào đó vô tình ngổi lên thì việc gì sẽ xảy ra ? Bã kẹo sẽ dính chặt vào quần áo của người đó không những làm bẩn quần áo mà còn gây sự khó chịu . Và sẽ ra sao khi người ngồi trên ghế đá kia có một cuộc hẹn quan trọng ? Bạn thấy đó , chỉ cần có một hành động vô ý thức đó mà gây ảnh hưởng đến công việc của người khác . Ngày nay , đi đến đâu cũng có nhiều người tự hào khoe khu phố mình đang sống là một khu phố văn hóa . Thế nhưng , được đặt bảng khu phố văn hóa mà rác rưởi vương vãi khắp nơi gây phản cảm cho người đi đường . Như vậy họ chẳng khác gì tự mình mỉa mai mình , tự đánh mất thể diện mình và cả khu phố . Cỏ mọc um tùm là điều kiện thuận lợi cho sinh sôi nảy nở của loài muỗi . Từ đó phát sinh dịch bệnh sốt xuất huyết – căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng của con người . Và việc một số tài xế đổ gạch đá phế thải ra ngoài đường thì sao ? Một con đường đang sạch đẹp bỗng dưng phải hứng chịu vô số đất đá . Chúng vương vãi khắp nơi gây ùn tắc giao thông . Và cũng trên những con đường ấy đã xảy ra bao vụ tai nạn giao thông gây đau thương cho nhiều gia đình . Không chỉ có gạch đá bị thải ra đường mà còn có cả xác súc vật nữa . Như đã kể ở trên , xác súc vật bị quăng bừa bãi khắp nơi . Thịt của chúng dần phân hủy kèm theo là một mùi hôi vô cùng khó chịu đối với những người vô tình đi ngang qua . Tệ hại hơn , đứng trước nguy cơ bùng nổ dịch cúm gia cầm H5N1, một số người dân khi thấy gà vịt chết hàng loạt đã không báo cho cơ quan thú y xử lý mà họ đã tự ý ném xác chúng xuống hồ , ao . Đó là một việc làm vô cùng nguy hiểm vì nếu lỡ con gà hay vịt ấy mang trong mình mầm bệnh thì dịch bệnh sẽ phát tán trên cả khu vực rộng lớn do nước từ các ao , hồ này sẽ chảy ra sông – nguồn nước sinh hoạt của rất nhiều gai đình . Các quán ăn trên vỉa hè cũng có những hành vi xả rác nghiêm trọng . Những đồ ăn dư thừa hằng ngày vẫn đổ vào các cống thoát nước . Chúng khiến cho cống không thoát được nước . Vào những ngày mưa lớn , do hệ thống cống thoát nước không hoạt động hiệu quả , nước tràn khắp đường phố , cản trở giao thông . Nhiều lúc nước bẩn tràn ngược vào nhà . Nhìn cảnh tượng ấy , em thật bức xúc, xót xa cho một vẻ mĩ quan bị đánh mất . Thật đáng nguy hiểm khi trẻ em ngày nay lại sa vào hiện tượng vứt rác bừa bãi rất 13 ** Phan Thanh ******** THCS2 TT Thanh Ba **
- ** Bộ đề văn nghị luận về hiện tượng đời sống ** nhiều . Cứ sau giờ chơi là mỗi lớp học lại đầy những vỏ kẹo , vỏ bánh . Điều đó làm phiền lòng rất nhiều thầy cô . Làm sao các thầy , các cô có thể toàn tâm dạy học trong một phòng học toàn rác bẩn như vậy . Và thế là việc học tạm gián đoạn để thu gom rác , dọn vệ sinh lớp . Nếu việc này vẫn xảy ra thường xuyên thì cả lớp sẽ mất bao nhiêu thời gian học tập và thậm chí có thể bị trừ điểm thi đua của lớp . Thật tai hại làm sao ! Ngày hôm nay , vị trí nước ta đã khác đi rất nhiều . Nước ta đã là một thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO . Và sau khi tổ chức thành công Hội nghị thượng đỉnh APEC, con người và đất nước Việt Nam ta ngày càng được nhiều người biết đến . Lượng khách nước ngoài đến thăm nước ta ngày càng đông . Mọi người được giới thiệu về nước Việt Nam như là một nước thanh bình, thân thiện . Nhưng khi nhìn thấy những sự việc trên thì liệu họ còn cái nhìn thân thiện về nước ta chăng ? Hay đó là một cách nhìn khác , cái nhìn pha diện về cách sống của người Việt Nam . Chưa bao giờ , ô nhiễm môi trường đang thực sự là vấn đề lớn của cả nhân loại như ngày nay. Những biến đổi khí hậu và hậu quả khủng khiếp của nó không còn là dự báo nữa mà thành hiện thực ở khắp nơi . Hiện tượng toàn cầu hóa El Nino và trái đất nóng dần lên do hiệu ứng nhà kính vẫn diễn ra từng ngày , từng giờ . Điều đáng suy nghĩ là ở chỗ phần lớn , nếu không muốn nói là tất cả những hiện tượng trên đều có nguyên nhân từ con người , từ những hành động bừa bãi mà trong đó có cả việc xả rác và khí thải bừa bãi . Nói cách khác , những tác hại của việc xả rác mà em đã nêu ra như mất vệ sinh , thể hiện hành vi vô văn hóa , gây mất mĩ quan lan truyền dịch bệnh , tốn kém tiền của trong việc thu gom và xử lý , khiến cho người nước ngoài có ấn tượng không tốt … đều có nguyên nhân bắt nguồn từ con người . Đầu tiên là do những thói quen xấu lười biếng và lối sống lạc hậu ích kỷ chĩ nghĩ đến quyền lợi cá nhân của một số người . Họ sống theo kiểu “Của mình thì giữ bo bo Của người thì thả cho bò nó ăn ” Họ nghĩ đơn giản rằng chỉ cần nhà mình sạch thì được còn bẩn thì ai bẩn mặc ai . Những nơi công cộng không phải là của mình , vậy thì việc gì mà phải mất công gìn giữ. Cứ ném rác vội ra là xong, đã có đội vệ sinh lo dọn dẹp. Cách nghĩ như thế thật là thiểu cận và nguy hại làm sao. Nguyên nhân tiếp theo là do thói quen đã có từ lâu, khó sửa đổi, phải có sự nhắc nhở thì người ta mới không xả rác bừa bãi. Ở các lớp học, hằng ngày, các thầy cô và ban cán sự lớp phải thường xuyên nhắc nhở thì mới giữ cho lớp học sạch đẹp. Nhưng xã hội là một phạm vị rộng lớn hơn lớp học rất nhiều. Mọi người đều bận rộn với công việc của mình và không một ai có đủ thời gianđể đi nhắc nhở từng người một . Không được nhắc nhở , con người ta lại quay về với thói quen trước kia . Nguyên nhân cuối cùng là do ý thức về vệ sinh của một số người chưa được tốt . Họ không nhận thức được rằng hành vi của mình là vô ý thức , phản văn hóa, văn minh , phá hoại môi trường sống . Bên cạnh đó cũng cần phải nói đến việc giáo dục ý thức giữ gìn , bảo vệ môi trường sống chưa được quan tâm đúng mức , chưa được tổ chức thường xuyên . Mặc dù trên các phương tiện thông tin đại chúng vẫn có những chương trình kêu gọi ý thức bảo vệ môi trường của con người nhưng chúng quá ít ỏi , không đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu và học hòi của người dân . Do đó mà trình độ hiểu biết của người dân còn thấp dẫn đến thái độ tuân thủ nội quy nơi công cộng chưa đi vào nề nếp . Mặt khác , nếu so với các nước trên thế giới thì việc xử phạt những người vô ý thức cũng chưa thật nghiêm túc. Ví dụ như ở nước Singapo, chỉ cần ném một mẩu giấy ra đường là đã bị phạt tiền rất nặng . Tùy vào mức độ sai phạm mà người vi phạm có thể bị đánh giữa đường . Còn ở Việt Nam thì sao ? Những người vô ý thức vẫn ung dung 14 ** Phan Thanh ******** THCS2 TT Thanh Ba **
- ** Bộ đề văn nghị luận về hiện tượng đời sống ** như không có gì xảy ra vì hình thức xử phạt ở nước ta quá dễ dãi , nhẹ nhàng chưa đủ sức răn đe . Đất nước ngày càng phát triển trên nhiều lĩnh vực , đời sống người dân ngày càng được nâng cao cách nghĩ . Lối sống của mỗi người ngày càng văn minh , tiến độ ứng xử có văn hóa . Đặc biệt là trong yêu cầu của cuộc sống ngày nay , đường phố xanh – sạch – đẹp là một tiêu chuẩn không thể thiếu đối với một thành phố văn minh, sạch đẹp . Điều đó khiến mỗi người cần có ý thức giữ gìn vệ sinh để bảo vệ sức khỏe cho bản thân mình và người khác . Nhận thức cùa người dân đa phần đã tích cực hơn . Mỗi nhà đều phải gom rác sinh hoạt để đúng chỗ để các cô chú công nhân vệ sinh đem vận chuyển đến nơi quy định để xử lý . Những việc làm đó thật đáng biểu dương vì không những giữ vệ sinh giữ sức khỏe cho cá nhân một người một gia đình mà còn cho cả cộng đồng . Các bạn thấy đó tuy có nhiều người vô ý thức xả rác bừa bãi nhưng tồn tại song song với những con người này là số lớn những con người có ý thức vệ sinh rất tốt . Một nhóm bạn trẻ ở thành phố biển nhân ngày nghỉ hè rảnh rỗi đã cùng nhau nhặt rác ở khắp bãi biển , một bà lão lớn tuổi vẫn ngày ngày nhặt những mảnh chai trên cát , làm giảm đi sự nguy hiểm cho những người vui chơi trên biển. Đó là những việc làm tốt đẹp đáng cho ta noi theo . Còn những người vô ý thức kia đã đến lúc suy nghĩ lại . Hãy làm việc gì đó trước khi quá muộn . Nạn vứt rác bừa bãi có thể được khắc phục dựa trên sự cố gắng của mỗi người và toàn xã hội . Ngay từ bây giờ , ta cần kêu gọi ý thức giữ gìn vệ sinh của mỗi người . Bằng nhiểu hình thức như áp phích, panô ,các chương trình tuyên truyền trên đài phát thanh truyền hình , những thông điệp cơ bản về ý thức bảo vệ môi trường sẽ được truyền đến tận tai , tận mắt của mỗi người góp phần nâng cao ý thức của người dân . Hơn nữa , đối với những người ương bướng , cố tình vi phạm cần phải bị xử phạt thích đáng . Không thể nhẹ tay với những con người vô ý thức , tàn phá môi trường nghiêm trọng vì nếu quá dễ dãi với họ thì sẽ mãi không bao giờ chấm dứt được tình trạng trên . Nếu như thực hiện được những việc làm trên thì cuộc sống sẽ tươi đẹp biết bao . Và có lẽ ở nước ta cũng không xảy ra chuyện vớt trên sáu tấn rác mỗi ngày ở một con kênh hay những cái lắc đầu chê trách của du khách nước ngoài Mỗi người trong cộng đồng ai cũng muốn có sức khỏe dồi dào , người thân không ốm đau , láng giềng yên ổn nhưng do nếp sống nếp nghĩ quen thuộc của một số ít người mà còn hiện tượng vứt rác bừa bãi ra nơi công cộng . Thời đại công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước không cho phép người dna6 cứ tiếp tục lối sống , nếp nghĩ như thế . Hãy khắc phục nó bằng mọi cách có thể . Mỗi người chúng ta hãy sống thật tốt đẹp , giữ gìn vệ sinh ở bất kì nơi đâu , trong nhà hay ngoài ngõ , trên cạn hay dưới sông để tạo môi trường sống trong lành cho cả mình và mọi người , để có điều kiện cống hiến nhiều nhất cho đất nước . Đứng trước xu thế hội nhập ngày nay , làm thế nào để vươn ra biển lớn , để hòa nhập cùng với bạn nè ở bốn phương . Thiết nghĩ , cần nhất là một gương mặt một diện mạo mới của đất nước . Một con đường sạch đẹp ở thành phố luôn tạo cho mọi người, nhất là các khách du lịch quốc tế một cảm giác thoải mái . Hãy làm cho mình đẹp hơn dưới con mắt của mọi người , đứng vì những thói quen xấu của cá nhân như vứt rác bừa bãi gây ảnh hưởng đến mọi người . Hãy chấm dứt những hành vi kém văn hóa ấy để làm cho cuộc sống của chúng ta ngày càng tốt đẹp hơn . Và hãy sống theo tinh thần cao đẹp : “Mình vì mọi người , mọi người vì mình ” Đối với em thì những hành vi như xả rác bừa bãi nơi công cộng , đổ nước thải sinh hoạt xuống cống , rãnh là những hành động xấu , đáng chê trách . Chúng gây những hậu quả nghiêm trọng cho mọi người . Vì vậy mỗi người dân chúng ta và toàn xã hội cần phải nhanh 15 ** Phan Thanh ******** THCS2 TT Thanh Ba **
- ** Bộ đề văn nghị luận về hiện tượng đời sống ** chóng khắc phục hiện tượng đó . Riêng với chúng em – những học sinh – người chủ tương lai của đất nước thì giờ đây cần phải xem lại bản thân mình , điều chỉnh những hành vi của mình thật đúng đắn . Đứng trước hiện tượng vứt rác bừa bãi trên , chúng em sẽ tích cực nâng cao ý thức bảo vệ môi trường , tuyên truyền cho bạn bè cùng làm theo . Hi vọng rằng với việc làm nhỏ đó chúng em đã góp phần làm cho môi trường sống xung quanh trở nên xanh – sạch – đẹp và trái đất sẽ luôn là ngôi nhà chung đáng yêu của tất cả nhân loại . 16 ** Phan Thanh ******** THCS2 TT Thanh Ba **
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Ôn tập Văn nghị luận xã hội và tham khảo một số đề
13 p | 1352 | 246
-
Tuyển tập gợi ý các bài văn nghị luận xã hội Ngữ văn 9
11 p | 1203 | 212
-
BỐ CỤC VÀ PHƯƠNG PHÁP LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
5 p | 474 | 55
-
Hướng dẫn làm bài văn nghị luận lớp 8 và 9: Phần 1
47 p | 246 | 46
-
Bài 1 : NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ
6 p | 956 | 43
-
Giáo án Ngữ văn 12 tuần 6: Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ
8 p | 884 | 42
-
Giáo án Ngữ văn 12 tuần 4: Nghị luận về một hiện tượng đời sống
6 p | 890 | 39
-
Giáo án Ngữ văn 12 tuần 1: Nghị luận về một tư tưởng đạo lý
9 p | 948 | 34
-
Bài giảng Ngữ văn 12 tuần 1 bài: Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí
18 p | 426 | 31
-
Giáo án Ngữ văn 12 tuần 7 bài: Nghị luận về một ý kiến bàn về Văn học
8 p | 435 | 28
-
Tham khảo: Cách làm văn nghị luận xã hội
9 p | 218 | 22
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận cho học sinh lớp 9
14 p | 127 | 11
-
Nghị luận về: Đạo làm con
4 p | 72 | 6
-
Nghị luận xã hội về khen và chê
3 p | 93 | 4
-
Nghị luận xã hội chủ đề: Lao động và cống hiến
6 p | 24 | 4
-
Kế hoạch bài dạy Ngữ văn 9 - Chủ đề: Văn học nghị luận
24 p | 66 | 3
-
Nghị luận về tình mẫu tử thiêng liêng trong cuộc đời mỗi con người
2 p | 54 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn