Giáo án Ngữ văn 12 tuần 1: Nghị luận về một tư tưởng đạo lý
lượt xem 34
download
Thế nào là nghị luận về một tư tưởng đạo lí? Yêu cầu của một bài văn nghị luận là gì?...Là những câu hỏi học sinh cần hiểu và trả lời được. Và làm sao để giúp cho các em có thể nắm vững được cách làm văn nghị luận về tư tưởng đạo lý thì mời các em cùng quý thầy cô tham khảo những giáo án trong bộ sưu tập này. Bên cạnh đó, giáo viên cũng có thêm tư liệu tham khảo để phục vụ công việc giảng dạy của mình được tốt hơn
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo án Ngữ văn 12 tuần 1: Nghị luận về một tư tưởng đạo lý
- NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÝ I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh : - Nắm được cách viết bài nghị luận về một tư tưởng , đạo lí , trước hết là kĩ năng tìm hiểu đề và lập dàn ý . - Có ý thức và khả năng tiếp thu những quan niệm đúng đắn và phê phán những quan niệm sai lầm về tư tưởng , đạo lí II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN: - Sách giáo khoa Ngữ văn 12 – tập 1. - Sách giáo viên Ngữ văn 12 – tập 1. - Thiết kế dạy học Ngữ văn 12 – tập 1. - Thiết kế bài giảng Ngữ văn 12 – tập 1. - Giới thiệu giáo án Ngữ văn 12 – tập 1. - Bài tập Ngữ văn 12 – tập 1. III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH: GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: gợi tìm, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ:
- KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỶ XX Câu hỏi: a. Văn học Việt Nam từ 1945 – 1975 phát triển trong một hoàn cảnh như thế nào? b. Văn học giai đoạn này có gì khác so với giai đoạn văn học trước cách mạng tháng Tám? c. Văn học giai đoạn này phát triển qua mấy chặng đường và đã đạt được những thành tựu tiêu biểu nào? 3. Giảng bài mới: Vào bài: Ở chương trình Ngữ văn lớp 10 và 11, chúng ta đã được học về thể văn nghị luận. Trong chương trình lớp 12, chúng ta sẽ tiếp tục hoàn thiện về thể văn này với một đề tài nghị luận khác: Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý.
- HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT * Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm 1. Tìm hiểu đề và lập dàn ý: hiểu đề đề và lập dàn ý - Thao tác 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu Đề bài: đề bài của sách giáo khoa Anh (chị) hãy trả lời câu hỏi sau của nhà thơ Tố Hữu: “ Ôi ! Sống đẹp là thế nào, hỡi bạn? ” a. Tìm hiểu đề: + GV: Câu thơ của Tố Hữu nêu lên vấn đề - Vấn đề nghị luận: lối sống đẹp . gì?? + HS: Trao đổi thảo luận và trả lời + GV: Với thanh niên học sinh ngày nay, - Để sống đẹp con người cần xác định: sống thế nào là sống đẹp? + Lí tưởng đúng đắn, cao cả, + HS: Phát biểu + Cá nhân xác định được vai trò, trách nhiệm với cuộc sống, + Đời sống tình cảm phong phú, hành động đúng đắn. Câu thơ trên nêu lí tưởng và hướng con người tới hành động để nâng cao phẩm chất , giá trị con người . + GV: Để sống đẹp, ta cần rèn luyện những - Với thanh niên, học sinh muốn trở thành phẩm chất nào? người “ sống đẹp” cần: + HS: Phát biểu tự do. + Chăm chỉ học tập, khiêm tốn học hỏi, biết nuôi dưỡng hoài bão, ước mơ + Thường xuyên tu dưỡng và rèn luyện đạo đức, có tinh thần bao dung, độ lượng + GV: Cần vận dụng những thao tác lập - Các thao tác lập luận cần vận dụng:
- HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT nào để giải quyết vấn đề trên? + Giải thích ( sống đẹp là sống như thế + HS: Phát biểu. nào?). + Phân tích + Chứng minh, bình luận + GV: Bài viết có thể sử dụng những tư - Sử dụng tư liệu: ngoài thực tế, sách vở … liệu từ đâu? + HS: Phát biểu b. Lập dàn ý: + GV: Ta có thể mở bài bằng những cách * Mở bài: nào? - Nêu vấn đề cần nghị luận + HS: Phát biểu - Trích dẫn nguyên văn câu thơ của Tố + GV: Gọi học sinh thử tập mở bài? Hữu + HS: Phát biểu - Nêu quan điểm của bản thân Có thể giới thiệu bằng nhiều cách: quy nạp, diễn dịch, phản đề, trực tiếp, gián tiếp… * Thân bài: + GV: Phần thân bài cần sắp xếp các ý theo - Giải thích thế nào là lối sống đẹp? trình tự như thế nào? - Phân tích các khía cạnh biểu hiện của + HS: Phát biểu sống đẹp + GV: Lần lượt chốt lại các ý kiến phát - Chứng minh, bình luận: biểu của học sinh + Nêu những tấm gương người tốt, việc tốt: o Những tấm gương hi sinh cao cả vì lý tưởng: Hồ Chí Minh, Nguyễn Trãi, Trần Bình Trọng, Lê Văn Tám, Võ Thị Sáu… o “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”
- HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT (Từ ấy - Tố Hữu). o “Sống là cho, chết cũng là cho” (Tố Hữu). + Phê phán lối sống ích kỉ, vô trách nhiệm, thiếu ý chí, nghị lực… + Bàn cách thức rèn luyện để sống đẹp: tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, có lối sống phù hợp với thời đại và chuẩn mực đạo đức xã hội + GV: Phần kết bài ta kết thúc vấn đề như * Kết bài: thế nào? - Khẳng định ý nghĩa của lối sống đẹp: là + HS: Phát biểu chuẩn mực đạo đức, nhân cách của con người - Liên hệ và rút ra bài học cho bản thân - Thao tác 2: Hướng dẫn học sinh tìm 2. Cách làm một bài văn về tư tưởng, đạo hiểu cách làm một bài văn về tư tưởng, đạo lý: lý. + GV: Qua cách làm bài văn trên, em hiểu * Khái niệm: thế nào là nghị luận về một tư tưởng, đạo lý? Là quá trình kết hợp các thao tác nghị luận + HS: Phát biểu để là rõ vấn đề về tư tưởng, đạo lý trong cuộc + GV: Giới thiệu những đề tài của tư sống tưởng, đạo lý * Đề tài nghị luận: - Nhận thức (lý tưởng, mục đích). - Tâm hồn, tính cách (Lòng yêu nước, nhân ái, bao dung, độ lượng, thói ích kỷ, ba hoa, vụ lợi…. ) - Quan hệ gia đình (tình mẫu tử, tình anh em…. ) - Quan hệ xã hội (Tình đồng chí, đồng bào,
- HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT tình bạn bè…. ) - Cách ứng xử, hành động trong cuộc sống… * Bố cục: Ba phần + GV: Nêu thứ tự các bước tiến hành ở * Các bước tiến hành ở thân bài: thân bài ? - Giải thích khái niệm của đề bài + HS: Phát biểu - Giải thích và chứng minh vấn đề đặt ra - Phân tích những mặt đúng, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề - Nêu ý nghĩa của vấn đề và rút ra bài học bản thân + GV: Cách diễn đạt trong bài văn về tư * Diễn đạt: tưởng đạo lý cần tuân thủ những yêu cầu nào - Chuẩn xác, mạch lạc ? - Có thể sử dụng phép tu từ, biểu cảm + HS: Phát biểu nhưng phải ở mức độ phù hợp + GV: Gọi học sinh đọc kỹ phần Ghi nhớ. * Ghi nhớ: + HS: Đọc phần Ghi nhớ Sách giáo khoa trang 21 * Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh luyện 3. LUYỆN TẬP: tập. - Thao tác 1: Hướng dẫn học sinh luyện a. Bài tập 1: tập Bài tập 1 + GV: Vấn đề mà tác giả nêu ra trong bài - Vấn đề: phẩm chất văn hóa trong nhân viết là gì? cách của mỗi con người … + HS: Phát biểu + GV: Có thể đặt tên cho văn bản là gì? - Có thể đặt tên cho văn bản là : văn hóa + HS: Phát biểu con người , thế nào là người sống có văn hóa…
- HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT + GV: Tác giả sử dụng các thao tác lập - Tác giả sử dụng các thao tác : giải thích, luận nào? đưa câu hỏi, chứng minh, phân tích, bình + HS: Phát biểu luận… + GV: Nhận xét về cách diễn đạt trong - Cách diễn đạt trong văn bản rất đặc sắc, văn bản? khá sinh động, hấp dẫn. + HS: Nhận xét . + GV: Giải thích thêm: o Giải thích: Đưa ra nhiều câu hỏi rồi tự trả nhằm lôi cuốn người đọc theo suy nghĩ của mình o Phân tích và bình luận: Trực tiếp đối thoại với người đọc tạo quan hệ gần gũi, thân mật, thẳng thắn với người đọc. o Phần cuối: Dẫn đoạn thơ của nhà thơ Hy Lạp vừa tóm lược các luận điểm, vừa gây ấn tượng, dễ nhớ và hấp dẫn. - Thao tác 2: Hướng dẫn học sinh luyện b. Bài tập 2: tập Bài tập 2 + GV: Hướng dẫn luyện tập bài tập 2 cho - Giải thích các khái niệm: “lí tưởng, cuộc học sinh làm ở nhà sống”, ý nghĩa câu nói của nhà văn L. Tôn- + HS: Theo dõi, ghi nhận xtoi . - “lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường”: Đưa ra phương hướng cho cuộc sống của Thanh niên trong tương lai thanh niên sống cần có lí tưởng , biết đề ra mục tiêu để phấn đấu vươn tới ước mơ…
- HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT - Vai trò của lý tưởng: Lí tưởng có vai trò quan trọng trong đời sống của thanh niên, là yếu tố quan trọng làm nên cuộc sống con người . - Cần đặt ra câu hỏi để nghị luận: + Tại sao cần sống có lí tưởng? + Làm thế nào để sống có lí tưởng? + Người sống không lí tưởng thì hậu quả như thế nào? + Lí tưởng của thanh niên , học sinh ngày nay ra sao? - Rút ra bài học cho bản thân, hoàn thiện nhân cách để sống tốt hơn, có ích hơn cho xã hội … V. Hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài:: 1. Hướng dẫn học bài: Các yêu cầu khi làm một bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lý? 2. Hướng dẫn chuẩn bị bài: - Hoàn thiện bài tập 2. - Chuẩn bị cho bài học: “Tuyên ngôn độc lập” - Hồ Chí Minh PHẦN MỘT: TÁC GIẢ Câu hỏi: - Hãy giới thiệu vài nét về tiểu sử của Bác? - Nêu những mốc thời gian hoạt động cứu nước của Bác? - Nêu những nét cơ bản trong quan điểm sáng tác của Người?
- - Nêu những nét cơ bản về di sản văn học: Văn chính luận, truyện và kí, thơ ca của chủ tịch Hồ Chí Minh?
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo án Ngữ văn 12 tuần 10: Đất Nước ( Trích trường ca Mặt đường khát vọng - Nguyễn Khoa Điềm )
11 p | 1396 | 86
-
Giáo án Ngữ văn 12 tuần 7: Tây Tiến
16 p | 2083 | 51
-
Giáo án Ngữ văn 12 tuần 6: Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ
8 p | 884 | 42
-
Giáo án Ngữ văn 12 tuần 4: Nghị luận về một hiện tượng đời sống
6 p | 895 | 39
-
Giáo án Ngữ văn 12 tuần 10: Đọc thêm: Đất nước ( Nguyễn Đình Thi )
4 p | 632 | 38
-
Giáo án Ngữ văn 12 tuần 6: Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1 - 12 - 2003
10 p | 652 | 33
-
Giáo án Ngữ văn 12 tuần 12: Thực hành một số phép tu từ cú pháp
7 p | 485 | 32
-
Giáo án Ngữ văn 12 tuần 10: Luật thơ ( tiếp theo)
4 p | 351 | 27
-
Giáo án Ngữ văn 12 tuần 3: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt (TT)
6 p | 690 | 26
-
Giáo án Ngữ văn 12 tuần 9: Phát biểu theo chủ đề
4 p | 385 | 23
-
Giáo án Ngữ văn 12 tuần 11: Thực hành một số phép tu từ ngữ âm
8 p | 414 | 22
-
Giáo án Ngữ văn 12 tuần 12: Đọc thêm: Dọn về làng
7 p | 411 | 22
-
Giáo án Ngữ văn 12 tuần 12: Đọc thêm: Tiếng hát con tàu
4 p | 467 | 22
-
Giáo án Ngữ văn 12 tuần 4: Đọc thêm: Mấy ý nghĩ về thơ ( trích )
6 p | 516 | 20
-
Giáo án Ngữ văn 12 tuần 12: Đọc thêm: Đò Lèn
7 p | 302 | 17
-
Giáo án Ngữ văn 12 tuần 2: Giữ gìn trong sáng của Tiếng Việt
9 p | 174 | 11
-
Giáo án Ngữ văn 12 tuần 4: Đọc thêm: Đố t - xtôi - ép - xki ( trích )
4 p | 165 | 8
-
Giáo án Ngữ văn 12 tuần 5: Trả bài viết số 1 và ra đề số 2
5 p | 201 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn