intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2010 Môn: ĐỊA LÍ; Khối: C

Chia sẻ: Tran Quyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

76
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Câu I (2,0 điểm) 1. Trình bày những biểu hiện suy giảm và các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học ở nước ta. 2. Chứng minh rằng dân số nước ta còn tăng nhanh. Điều đó gây ra khó khăn như thế nào cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước ? Câu II (3,0 điểm) 1. Trình bày cơ cấu công nghiệp theo ngành ở nước ta. Tại sao cần phải phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm ?

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2010 Môn: ĐỊA LÍ; Khối: C

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2010 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: ĐỊA LÍ; Khối: C Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (8,0 điểm) Câu I (2,0 điểm) 1. Trình bày những biểu hiện suy giảm và các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học ở nước ta. 2. Chứng minh rằng dân số nước ta còn tăng nhanh. Điều đó gây ra khó khăn như thế nào cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước ? n Câu II (3,0 điểm) 1. Trình bày cơ cấu công nghiệp theo ngành ở nước ta. Tại sao cần phải phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm ? 2. Phân tích những thế mạnh về tự nhiên để phát triển kinh tế ở Đồng bằng sông .v Cửu Long. Để sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng này, vấn đề quan trọng hàng đầu cần phải quan tâm là gì ? Tại sao ? Câu III (3,0 điểm) Cho bảng số liệu: KHỐI LƯỢNG HÀNG HÓA ĐƯỢC VẬN CHUYỂN THÔNG QUA tre CÁC CẢNG BIỂN CỦA NƯỚC TA DO TRUNG ƯƠNG QUẢN LÍ Đơn vị: nghìn tấn Năm 2000 2003 2005 2007 Loại hàng Tổng số 21 903 34 019 38 328 46 247 - Hàng xuất khẩu 5 461 7 118 9 916 11 661 - Hàng nhập khẩu 9 293 13 575 14 859 17 856 - Hàng nội địa 7 149 13 326 13 553 16 730 Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2008, NXB Thống kê, 2009, trang 516 oi Anh (chị) hãy: 1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu khối lượng vận chuyển phân theo loại hàng hóa thông qua các cảng biển trong giai đoạn 2000 – 2007. 2. Nhận xét sự thay đổi đó từ biểu đồ đã vẽ và giải thích. II. PHẦN RIÊNG (2,0 điểm) tu Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu IV.a hoặc IV.b) Câu IV.a. Theo chương trình Chuẩn (2,0 điểm) Trình bày những thay đổi trong việc tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở nước ta. Tại sao Đông Nam Bộ trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất trong cả nước ? Câu IV.b. Theo chương trình Nâng cao (2,0 điểm) So sánh chuyên môn hoá sản xuất nông nghiệp giữa Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long. Tại sao giữa hai vùng này lại có sự khác nhau về chuyên môn hoá ? ----------Hết---------- Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: ......................................................................; Số báo danh: ............................................
  2. GỢI Ý BÀI GIẢI MÔN ĐỊA LÝ Khối C KỲ THI TUYỂN SINH ĐH 2010 PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH: ( 8 điểm) Câu 1 (2 điểm) 1.1 Thí sinh cần nêu được các ý cơ bản: 1.1.a Những biểu hiện suy giảm đa dạng sinh học - Ở thực vật: trong 14.500 loài đã biết thì có 500 loài bị mất dần, 100 loài có nguy cơ tuyệt chủng. - Ở động vật: trong 300 loài đã biết có 96 loài bị mất dần và 62 loài có nguy cơ tuyệt chủng. - Động vật dưới nước như cá có 90 loài bị mất dần. n 1.1.b Các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học ở nước ta: - Cần xậy dựng và mở rộng các hệ thống vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên… Ban hành “ Sách đỏ Việt Nam” để bảo vệ nguồn gen động vật, thực vật quý hiếm khỏi nguy v - cơ tuyệt chủng. - Ban hành các qui định về khai thác để sử dụng lâu dài các nguồn lợi sinh vật của đất nước (cấm khai thác gỗ quý, cấm săn bắn động vật trái phép, cấm dùng thuốc nổ đánh bắt cá…) 1.2 e. 1.2.a Chứng minh dân số nước ta còn tăng nhanh: - Dân số còn tăng nhanh đặc biệt vào nửa cuối thế kỷ XX đã dẫn đến “bùng nổ dân số” (dẫn chứng) - Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên tuy có giảm nhưng vẫn còn cao. + Thời kỳ 1989 -1999: 1,7%. + Thời kỳ 1999-2005: 1,32%. + Trung bình từ 1999 – 2009: 1,2% tr - Trunh bình mỗi năm dân số nước ta tăng khoảng 1 triệu người. 1.2.b Dân số nước ta tăng nhanh gây ra những khó khăn cho sự phát triển kinh tế xã hội như: - Tạo nên sức ép rất lớn đối với sự phát triển kinh tế đòi hỏi phải tăng GDP, tăng nhanh sản lượng lương thực. oi - Tạo ra sức ép lớn đến bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường (dân số càng đông thì bình quân đất nông nghiệp theo đầu người cáng thấp, tài nguyên sớm cạn kiệt) - Gây sức ép lớn đến chất lượng cuộc sống (thu nhập, nhà ở, dinh dưỡng, chất lượng giáo dục, y tế…) Câu II ( 3 điểm) II.1.a Trình bày cơ cấu công nghiệp theo ngành: tu Cần nêu được các ý: - Có sự chuyển dịch về cơ cấu công nghiệp theo ngành rõ rệt. - Cả nước hiện có ba nhóm với 29 ngành khác nhau (trong đó nhóm công nghiệp khai thác có 4 ngành, nhóm chế biến có 23 ngành và nhóm điện – khí – nước có 2 ngành). - Đã nổi lên một số n gành trọng điểm (công nghiệp năng lượng, chế biến lương thực thực phẩm, dệt – may, hóa chất – phân bón, cao su,vật liệu xây dựng, cơ khí, điện tử) - Cơ cấu công nghiệp có sự chuyển dịch theo hướng: + Tăng tỷ trọng của công nghiệp chế biến. Dẫn chứng: năm 1996 công nghiệp khai thác chiếm 79,9%; đến năm 2005: 83,2% và 2007: 85,4%. + Giảm tỷ trọng của công nghiệp khai thác . Dẫn chứng: năm 1996 công nghiệp khai thác chiếm 13,9%; năm 2005: 11,2% và 2007 chỉ còn 9,6%. + Nhóm công nghiệp điện – khí, nước cũng chuyển dịch theo hướng giảm về tỷ trọng. Dẫn chứng: năm 1996 chiếm 6,2%; 2005 là 5,6% và 2007 chỉ còn 5%.
  3. 2.1.b Giải thích: Sở dĩ cần phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta là vì: - Phát huy thế mạnh lâu dài của nước ta. - Mang lại hiệu quả cao về kinh tế - xã hội. - Có tác động mạnh mẽ đến các ngành kinh tế khác. - Thích nghi với tình hình mới để có thể hội nhập vào thị trường khu vực và thế giới. Câu II.2 II.2.a Phân tích những thế mạnh về tự nhiên để phát triển kinh tế ở Đồng bằng sông Cửu Long Thí sinh cần nêu được các ý chính sau đây: - Đồng bằng sông Cửu Long là châu thổ rộng lớn nhất nước ta có diện tích hơn 40.000km2. - Vùng có đất là tài nguyên quan trọng hàng đầu (có ba nhóm đất chính: phù sa ngọt, đất phèn, đất mặn và đất khác) + Đất phù sa ngọt: 1,2 triệu ha (30% diện tích đồng bằng) màu mỡ nhất, có giá trị trồng cây n lương thực (lúa). + Đất phèn: 1,6% ha (41%) + Đất mặn: 75 vạn ha (19%) Hai loại này (đất phèn và đất mặn) có giá trị trồng rừng ngập mặn, chăn nuôi thủy sản. + Đất khác: 40 vạn ha (chiếm 10% diện tích) v - Khí hậu: thể hiện tính chất cận xích đạo có số giờ nắng cao (2200 – 2700 giờ /năm);nhiệt độ trung bình năm cao (25-27 độ); lượng mưa lớn (1300- 2000mm). Khí hậu ít tai biến về thời tiết (không bị ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, gió phơn Tây Nam, ít bị bão...) e. - Mạng lưới sông ngòi kênh rạch chằng chịt có nhiều thuận lợi cho phát triển giao thông đường sông, có giá trị phát triển chăn nuôi, thủy sản, sinh hoạt...) - Vùng có diện tích rừng ngập mặn lớn nhất nước với hệ sinh thái tràm – đước ở Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang..., có nhiều cá, chim... - Có tài nguyên biển phong phú (vịnh Thái Lan, có trữ lượng cá tôm lớn, hàng trăm bãi tôm cá), có hơn nửa triệu ha mặt nước để nuôi trồng thủy sản. - Có các khoáng sản: dầu khí ở thềm lục địa, đá vôi ở Kiên Giang, than bùn ở tứ giác Long tr Xuyên... để phát triển cây công nghiệp. Câu II.2.b Để sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng này vấn đế quan trọng hàng đầu cần phải quan tâm oi là: - Nước ngọt trong mùa khô. - Giải thích: + Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích đất mặn, đất phèn lớn (chiếm tới 60%) nên cần có nước ngọt để thau chua, rửa mặn cải tạo đất. + Vùng tứ giác Long Xuyên dùng nước ngọt là biện pháp hàng đầu để rửa phèn thông qua tu kênh Vĩnh Tế Câu III ( 3 điểm) III.1 Kết quà xử lý số liệu: KHỐI LƯỢNG HÀNG HÓA ĐƯỢC VẬN CHUYỂN THÔNG QUA CÁC CẢNG BIỂN CỦA NƯỚC TA DO TRUNG ƯƠNG QUẢN LÝ Đơn vị: % 2000 2003 2005 2007 Tổng số 100 100 100 100 Hàng xuất khẩu 24,9 20,9 25,9 25,2 Hàng nhập khẩu 42,4 39,9 38,8 38,6 Hàng nội địa 32,7 39,2 35,3 36,2
  4. Câu III.2 Vẽ biểu đồ: Biểu đồ cơ cấu khối lượng vận chuyển phân theo các loại hàng hóa qua cảng biển giai đoạn 2000 – 2007 v n Câu III.3.a Nhận xét: - Đối với hàng xuất khẩu: e. - Có sự chuyển dịch về tỷ trọng khối lượng hàng hóa vận chuyển theo từng giai đoạn và không đều + Giao đoạn 2000 – 2003: Giảm tỷ trọng (4%) + Giai đoạn 2003 – 2005: Tăng tỷ trọng (5%) + Giai đoạn 2005 – 2007: Giảm nhẹ (0,7%) - Đối với hàng nhập khẩu: tr + Giai đoạn 2000 – 2007: giảm dần, giảm liên tục + Năm 2007 so với 2000: giảm 3,8%. - Đối với hàng nội địa: + Giai đoạn từ 2000 – 2003: tăng khá nhanh (6,5%) oi + Giai đoạn từ năm 2003 – 2005: giảm tỷ trọng (3,9%) + Giai đoạn từ 2005 – 2007: tăng nhẹ trở lại (0,9%). Câu III.3.b Giải thích Sở dĩ có sự chuyển dịch về cơ cấu khối lượng hàng hóa vận chuyển thay đổi theo từng giai đoạn là do phụ thuộc vào nhiều yếu tố: thị trường, sản xuất, cung ứng nguồn hàng, nhu cầu… tu PHẦN RIÊNG ( 2 điểm) Câu IV.a Theo chương trình chuẩn (2 điểm) IV.a.1 Những thay đổi trong việc tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở nước ta - Có sự thay đổi theo hai hướng chính đó là: + Tăng cường chuyên môn hóa sản xuất phát triển các vùng chuyên canh quy mô lớn đối với các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu. + Đẩy mạnh đa dạng hóa nông nghiệp, đa dạng hóa kinh tế nông thôn, cho phép khai thác hợp lý hơn các thế mạnh tự nhiên , lao động, giảm thiểu bớt những rủi ro, tăng cường sự phân hóa lãnh thổ nông nghiệp. - Kinh tế trang trại có bước phát triển mới thúc đẩy sản xuất nông – lâm nghiệp và thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa.
  5. IV.a.2 Đông Nam Bộ trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất trong cả nước là vì: - Vùng có nhiều thuận lợi về tự nhiên và kinh tế - xã hội để phát triển cây công nghiệp như: có đất badan khá nhiều màu mỡ (chiếm 40% diện tích của vùng), có đất xám bạc màu trên phù sa cổ, thoát nước tốt, thích hợp cho trồng cây công nghiệp. + Có khí hậu cận xích đạo, có hai mùa mưa khô rõ rệt, khí hậu ôn hòa hơn so với vùng Tây Nguyên. + Có địa hình đồi lượn sóng, tương đối bằng phẳng. - Về kinh tế - xã hội: Đông Nam Bộ có nhiều cơ sở chế biến cây công nghiệp, có cơ sở vật chất – kỹ thuật, hạ tầng khá tốt; có nhiều dự án đầu tư về trồng, chế biến cây công nghiệp; có thị trường tiêu thụ rộng lớn. Câu IV.b Theo chương trình nâng cao (2 điểm) n IV.b.1 So sánh chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp giữa đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long: - Sự giống nhau: v + cả hai vùng đều chuyên môn hóa sản xuất lúa cao sản + Cả hai vùng đều phát triển chuyên canh cây thực phẩm, cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày ( đay, cói), chăn nuôi thủy sản. - Sự khác nhau: e. + Đồng bằng sông Hồng chuyên môn hóa các loại rau cao cấp (rau vụ đông), chăn nuôi lợn, bò sữa… + Đồng bằng sông Cửu Long: phát triển các cây ăn quả nhiệt đới, chăn nuôi tôm; vịt đàn… IV.b.2 Giải thích: Sở dĩ giữa hai vùng này lại có sự khác nhau về chuyên môn hóa trong nông nghiệp là vì đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long có những điều kiện sinh thái nông nghiệp, điều kiện kinh tế tr - xã hội, trình độ thâm canh nông nghiệp khác nhau (thí sinh dẫn chứng). GVC ĐẶNG QUANG QUỲNH, ĐH Sư phạm TP.HCM oi tu
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0