intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bỏ túi những nguyên tắc quản lý tài chính hiệu quả cho doanh nghiệp

Chia sẻ: Lan Xi Chen | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:6

64
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Quản trị tài chính sẽ giúp tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp bắt đầu từ việc quản trị nguồn vốn có hiệu quả. Bạn đang làm chủ một doanh nghiệp vừa và nhỏ? Bạn chưa tìm ra phương pháp quản lý tài chính hiệu quả? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những vấn đề về tài chính với 5 nguyên tắc, cùng tham khảo nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bỏ túi những nguyên tắc quản lý tài chính hiệu quả cho doanh nghiệp

BỎ TÚI NHỮNG NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH<br /> HIỆU QUẢ CHO DOANH NGHIỆP<br /> <br /> Bạn đang làm chủ một doanh nghiệp vừa và nhỏ? Bạn chưa tìm ra phương pháp quản lý tài  <br /> chính hiệu quả? Bài viết dưới đây sẽ  giúp bạn giải đáp những vấn đề  về  tài chính với 5  <br /> nguyên tắc, cùng tham khảo nhé!<br /> <br /> 1. Quản lý tài chính là gì?<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Trong doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh, mối quan hệ tiền – hàng – tiền thoạt nhìn thấy có <br /> vẻ  đơn giản song với những doanh nghiệp quy mô lớn, mối quan hệ nhìn thì đơn giản đấy  <br /> nhưng để  quản lý nó hiệu quả  và mang lại lợi nhuận lại là bài toán nan giải, thậm chí nếu  <br /> kiểm soát không tốt khiến nhiều doanh nghiệp ngấp nghé bên bờ vực phá sản. Vậy: quản lý  <br /> tài chính là gì?<br /> Bên cạnh khái niệm là quản lý dòng hàng thì việc Quản lý (quản trị) tài chính (dòng tiền)  <br /> được định nghĩa là: việc quản lý các nghiệp vụ tài chính phát sinh trong quá trình sản xuất và  <br /> kinh doanh của doanh nghiệp. Hay có thể  nói rằng, quản trị  tài chính giúp tối đa hóa lợi  <br /> nhuận của doanh nghiệp từ việc quản trị nguồn vốn có hiệu quả.<br /> <br /> 2. Vai trò của quản trị tài chính trong doanh nghiệp<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Quản trị tài chính có tầm quan trọng đối với doanh nghiệp vì:<br /> <br /> –       Thứ nhất: Kiểm soát dòng tài chính của mọi hoạt động hay sản xuất kinh doanh của tổ <br /> chức đó<br /> <br /> –       Thứ hai: quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp và khả năng phát triển trong tương lai. <br /> Cụ  thể, các vai trò thể  hiện tầm quan trọng của quản trị  tài chính trong doanh nghiệp như <br /> sau:<br /> <br /> Hoạch định tài chính trong doanh nghiệp<br /> Vai trò đầu tiên của quản trị tài chính trong doanh nghiệp là hoạch định nguồn lực tài chính  <br /> sẵn có của mình trên cơ sở tận dụng tối đa các đòn bẩy tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sử <br /> dụng vốn hay nói cách khách là nâng cao lợi nhuận so với vốn đầu tư.<br /> <br /> Quyết định các khoản đầu tư và tài trợ<br /> <br /> Hoạch định không chưa đủ, lãnh đạo hay nhà quản trị tài chính phải quyết định phương pháp  <br /> thực hiện hiệu quả, đồng thời xác định các khoản đầu tư và tài trợ cho hoạt động đầu tư vào  <br /> tài sản, công nghệ, con người… như  thế  nào cho hợp lý. Để  từ  đó lợi nhuận được tăng  <br /> trưởng phù hợp so với mức đầu tư vào tài sản cố định, máy móc hoặc từ việc nâng cấp công  <br /> nghệ sản xuất hiện tại… để đáp ứng nhu cầu thị trường.<br /> <br /> Kiểm soát hoạt động và tình trạng doanh nghiệp thông qua kiểm soát dòng tiền<br /> <br /> Hầu hết các hoạt động trong doanh nghiệp đều có tác động tới tài chính trong doanh nghiệp.  <br /> Do đó nhà quản trị thông qua dòng tiền có thể kiểm soát hầu hết các hoạt động đang diễn ra  <br /> và hiệu quả của các hoạt động đó thông qua tình hình tài chính.<br /> <br /> 3. Nguyên tắc quản lý tài chính doanh nghiệp<br /> Có rất nhiều nguyên tắc quản lý tài chính doanh nghiệp. Có thể phụ thuộc vào lĩnh vực kinh  <br /> doanh, loại hình doanh nghiệp, chính sách nhà nước… Tuy nhiên, có một số nguyên tắc quản <br /> lý tài chính doanh nghiệp cơ bản như sau:<br /> <br /> Trade­off: Rủi ro càng cao thì lợi nhuận càng cao<br /> <br /> Mỗi quyết định đầu tư hay tài trợ  của doanh nghiệp bên cạnh kỳ  vọng vào lợi nhuận nhận  <br /> lại đều ẩn chứa nhiều rủi ro. Do vậy, việc chấp nhận mức độ rủi ro và kiểm soát rủi ro như <br /> thế  nào để  đảm bảo lợi nhuận thu lại từ việc đầu tư  là hiệu quả  nhất là một trong những  <br /> nguyên tắc mà bất cứ nhà quản trị tài chính nào cũng phải xem xét cẩn thận.<br /> <br /> Giá trị thời gian của tiền tệ<br /> <br /> Khi doanh nghiệp quyết định phân bổ  một khoản tiền lớn, bên cạnh chi phí cơ  hội dĩ nhiên  <br /> phải gánh, doanh nghiệp còn bị  tác động bởi giá trị  giảm (hoặc tăng) dần theo thời gian do  <br /> các yếu tố về lạm phát…<br /> <br /> Tác động của thuế<br /> <br /> Có thể lấy ví dụ cùng là quyết định đầu tư vào xây dựng nhà xưởng (tài sản cố định) doanh  <br /> nghiệp có thể sẽ phải đối mặt với lựa chọn mức ưu đãi thuế hoặc ưu đãi thuế sử dụng đất,  <br /> tài nguyên ở những địa phương khác nhau. Đôi lúc chính sách thuế ưu đãi của địa phương sẽ <br /> là đòn bẩy giúp doanh nghiệp hoạt động tốt hơn song cũng có thể  sẽ  tác động theo chiều <br /> ngược lại.<br /> <br /> Vốn vay và Vốn chủ sở hữu: Tận dụng đòn bẩy tài chính<br /> <br /> Sẽ có nhiều rào cản nếu chỉ sử dụng lượng vốn có giới hạn của chủ sở hữu để  đầu tư  phát <br /> triển hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.<br /> <br /> 4. Các phương pháp quản lý tài chính doanh nghiệp hiệu quả<br /> Dưới đây là một số  phương pháp quản lý tài chính doanh nghiệp hiệu quả  bạn nên tham <br /> khảo:<br /> Phương pháp thứ nhất<br /> Các nhà quản lý tài chính cần phải nắm rõ tình hình tài chính của doanh nghiệp mình. Để làm <br /> được điều này, các bạn cần phải dựa vào các báo cáo tài chính của doanh nghiệp mình, sau <br /> đó tiến hành phân tích tài chính của doanh nghiệp. Từ  đó nhìn thấy tình hình thực tế  và cơ <br /> hội kinh doanh mới để mà nắm bắt.<br /> Phương pháp thứ hai<br /> Các nhà quản lý tài chính phải chú trọng đến cơ chế quản lý tài chính doanh nghiệp, đặc biệt  <br /> là nguồn vốn của doanh nghiệp. Cơ chế quản lý nguồn vốn quyết định đến sự phát triển các  <br /> hoạt động kinh doanh và đảm bảo tính an toàn tài chính cho doanh nghiệp. Vì thế  nên cần  <br /> phải điều chỉnh cơ cấu thu chi phù hợp với việc cắt giảm các chi phí đầu vào. Để đảm bảo  <br /> kế  hoạch chi hợp lý, hiệu quả, đảm bảo kiểm soát được bội chi, tiến tới cân bằng vốn và  <br /> doanh thu.<br /> Phương pháp thứ ba<br /> Các nhà quản lý phải đẩy nhanh tiến trình nâng cao năng lực của bộ  máy quản lý tài chính  <br /> trong doanh nghiệp. Đặc biệt phải khẩn trương hình thành đội ngũ chuyên gia quản lý tài <br /> chính có năng lực, trình độ chuyên môn, đáp ứng yêu cầu của các hoạt động kinh doanh.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Có rất nhiều cách để quản lý tài chính doanh nghiệp hiệu quả, suy cho cùng, tất cả các cách <br /> đó đều phải được cân nhắc kỹ dựa trên các nguyên tắc quản lý tài chính doanh nghiệp hiệu  <br /> quả  nên trên. Bên cạnh đó, hiện nay có nhiều giải pháp hỗ  trợ  việc quản lý tài chính tại <br /> doanh nghiệp thông qua việc quản lý dòng tiền.<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2