Bối cảnh thương mại quốc tế và định hướng cho Việt Nam
lượt xem 39
download
Trước cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, thương mại thế giới đã bị ảnh hƣởng nặng nề. Theo ƣớc tính của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) thì thƣơng mại toàn cầu bị sụt giảm hơn 10% trong năm 2009; một con số trầm trọng nhất so với nhiều thập niên qua. Mặc dù sự sụt giảm này là hệ quả của cuộc suy thoái, việc phục hồi đẩy mạnh giao thƣơng sẽ là một trong những đầu tàu quan trọng kéo nền kinh tế thế giới đi lên. ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bối cảnh thương mại quốc tế và định hướng cho Việt Nam
- BỐI CẢNH THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ ĐỊNH HƢỚNG CHO VIỆT NAM Trƣớc cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, thƣơng mại thế giới đã bị ảnh hƣởng nặng nề. Theo ƣớc tính của Tổ chức Thƣơng mại thế giới (WTO) thì thƣơng mại toàn cầu bị sụt giảm hơn 10% trong năm 2009; một con số trầm trọng nhất so với nhiều thập niên qua. Mặc dù sự sụt giảm này là hệ quả của cuộc suy thoái, việc phục hồi đẩy mạnh giao thƣơng sẽ là một trong những đầu tàu quan trọng kéo nền kinh tế thế giới đi lên. Hơn bao giờ hết, những diễn biến và xu hướng của thương mại quốc tế sẽ tạo ra những ảnh hưởng nhất định trong nền kinh tế thế giới. Ở phương diện quốc gia, nắm bắt được những hiện tượng này rất cần thiết trong việc hoạch định chính sách để đưa nền kinh tế tiến sâu vào quá trình hội nhập toàn cầu một cách có hiệu quả. Không giẫm lại vết xe lịch sử Trong cơn bộc phát của cuộc suy thoái, đã có nhiều lo lắng cũng như cảnh báo về khả năng các quốc gia sẽ áp dụng tràn lan các chính sách bảo hộ để hạn chế bớt nạn thất nghiệp đang gia tăng. Người ta đã liên tưởng đến Đạo luật Thuế quan Smoot-Hawley mà Mỹ ban hành vào năm
- 1930 ở thời kỳ Đại khủng hoảng. Đạo luật này đã làm tăng mạnh thuế quan đối với gần như hầu hết các mặt hàng nhập khẩu vào Mỹ. Hệ quả là các nước khác cũng trả đũa bằng việc tăng thuế nhập khẩu của họ, dẫn đến suy sụp thương mại thế giới, làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng lịch sử này. Cảnh báo trên là thận trọng, nhưng tình hình thực tế đã cho thấy hệ thống mậu dịch toàn cầu ngày nay đã ngăn ngừa hữu hiệu tình trạng tràn lan của bảo hộ và chiến tranh thương mại. Theo báo cáo gần đây của WTO, mặc dù các nước đã áp dụng một số biện pháp hạn chế giao thương, không có nước thành viên nào áp dụng rộng rãi các biện pháp bảo hộ cũng như các biện pháp trả đũa. WTO ước lượng rằng các biện pháp hạn chế thương mại được áp dụng từ tháng 10 -2008 đến tháng 10- 2009 chỉ làm ảnh hưởng tối đa khoảng 1% khối lượng thương mại thế giới. Để giảm bớt áp lực bảo hộ tăng cao do diễn biến xấu của tỷ lệ thất nghiệp, một số nƣớc đã tìm cách “xả van” thông qua một số biện pháp hạn chế thƣơng mại trong phạm vi cho phép của luật lệ. Theo số liệu của WTO, số lƣợng của các cuộc điều tra chống bán phá giá, chống bán trợ giá, và tự vệ đƣợc thực Thủ tướng Nguyễn hiện trong khoảng thời gian hoành hành của Tấn Dũng trong cuộc suy thoái đã tăng cao so với thời điểm chuyến thăm Nhật trƣớc đó. Ví dụ, nếu nhƣ năm 2007 có 163 Bản. cuộc điều tra chống bán phá giá thì con số này đã tăng lên 212 trong năm 2008, và đƣợc dự báo là còn tăng cao hơn cho toàn năm 2009. Tuy nhiên, tình trạng này không thể gọi là bộc phát vì vẫn chƣa cao bằng con số 366 trƣờng hợp trong năm 2001. Theo một số liệu khác có được từ kết quả theo dõi của Global Trade Alert thì trong khoảng thời gian từ tháng 11-2008 đến tháng 9-2009 các nước đã ban hành 192 biện pháp có tính chất bảo hộ thương mại. Số lượng các biện pháp được sử dụng tăng cao từ tháng 1 đến tháng 5 -2009 (khi cơn suy thoái toàn cầu đang cao độ) nhưng đã bắt đầu giảm dần sau
- đó. Với xu hướng này thì có thể thấy rằng khả năng bộc phát tràn lan của bảo hộ cũng như chiến tranh thương mại toàn cầu là không có. Giới hạn của tự do hóa đa phƣơng Sự thành công trong việc chống lại sự tràn lan của các chính sách bảo hộ trong bối cảnh hiện nay cũng nhƣ sự gia tăng thƣơng mại thế giới trong những thập niên qua tất nhiên là đã nhờ phần lớn vào sự hiện hữu của WTO (và GATT trƣớc đây). Thông qua Chủ tịch nước Nguyễn các vòng đàm phán đã kết thúc, các nƣớc thành viên đã đi đến nhiều cam kết ràng Minh Triết thăm Tây buộc nhằm thúc đẩy tự do hóa thƣơng mại Ban Nha. ngày càng mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, sự trì trệ của vòng đàm phán Doha trong hơn tám năm qua đã cho thấy những giới hạn nhất định của việc thúc đẩy tự do hóa thương mại đa phương. Mặc dù vòng Doha được cho là hướng đến các mục tiêu phát triển để giúp đỡ các nước đang phát triển hưởng được nhiều lợi ích hơn từ thương mại, những bất đồng về tự do hóa lĩnh vực nông nghiệp (một quan tâm hàng đầu của các nước đang phát triển) vẫn còn quá lớn để đi đến một thỏa hiệp thật sự vì mục đích phát triển. Trong Hội nghị Bộ trưởng Thương mại của các nước thành viên WTO vào cuối tháng 11 đầu tháng 12 vừa qua, nhiều nước đã kêu gọi cần kết thúc vòng Doha trong năm 2010. Nhưng khả năng này phụ thuộc rất lớn vào động thái của Mỹ. Chính phủ Obama, mặc dù cũng tỏ ra quan tâm đến thương mại nhưng vấn đề y tế và hai cuộc chiến ở Afghanistan và Iraq vẫn là ưu tiên chính sách hàng đầu hiện nay. Do đó, liệu Mỹ có đủ quyết tâm chính trị để giúp đạt được một kết cục trong năm 2010 hay không là câu hỏi đang được đặt ra.
- Những khó khăn trong đàm phán đa phƣơng toàn cầu đã thúc đẩy các nƣớc chọn phƣơng pháp mở rộng giao thƣơng tƣơng đối dễ hơn thông qua con đƣờng ký kết các hiệp định thƣơng mại tự do song phƣơng hoặc trong khu vực. Và hiện tƣợng này đã Chủ tịch nước Nguyễn tăng mạnh trong những năm gần đây. Theo số liệu của WTO, hiện nay có hơn 200 hiệp Minh Triết thăm Ý. định thƣơng mại tự do đang có hiệu lực đã đƣợc thông báo với WTO (con số này sẽ lớn hơn nhiều nếu tính luôn các hiệp định đã ký kết nhƣng chƣa có hiệu lực cũng nhƣ các hiệp định đang đƣợc thƣơng lƣợng hoặc đang trong trạng thái đề xuất). Riêng Mỹ hiện cũng đang có 17 hiệp định song phƣơng có hiệu lực và ba hiệp định khác đang chờ đƣợc thông qua. Sự thông qua của Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản gần đây cũng nằm trong xu hƣớng này. Tuy nhiên, sự gia tăng các hiệp định thương mại tự do đã làm cho các hoạt động xuất/nhập khẩu trở nên phức tạp hơn rất nhiều do phải áp dụng các mức thuế quan cũng như quy tắc xuất xứ khác nhau tùy theo đối tượng có thuộc dạng được ưu đãi đặc biệt hay không. Jagdish Bhagwati, chuyên gia quốc tế hàng đầu về thương mại, gọi tình trạng này giống như “tô mì spaghetti” (có hàm ý là rối rắm, lộn tùng phèo). Ông cũng cho rằng các hiệp định thương mại tự do cũng mang tính bảo hộ (nhìn ở phương diện toàn cầu), bởi vì những ưu đãi đặc biệt chỉ dành cho các thành viên trong hiệp định. Nhận xét đó đúng ở phương diện thuần thương mại và ở phạm vi toàn cầu. Tuy nhiên, trong thực tế thì không thể bỏ qua yếu tố chính trị. Hiệp định thương mại tự do cũng là một công cụ thiết yếu của chính sách ngoại giao. Do đó, việc sử dụng các lợi ích thương mại để thắt chặt thêm các mối quan hệ chiến lược là điều cần thiết. Phát triển bền vững Từ những nỗ lực mở rộng giao thương thông qua con đường ký kết riêng lẻ các hiệp định thương mại tự do trong khi đàm phán đa phương toàn cầu bị trì trệ thì có thể thấy rằng thương mại là một yếu tố rất quan trọng
- trong chiến lược phát triển quốc gia. Tuy nhiên, để có thể có những lợi ích thật sự thì thương mại phải được lồng trong bối cảnh phát triển bền vững. Ở khía cạnh này, trong phạm vi quốc gia, người ta đã nhận r a là cần phải có những chiến lược cụ thể để giải quyết các tác động tiêu cực lên môi trường do các hoạt động sản xuất để phục vụ xuất khẩu gây ra. Điều này đặc biệt rất quan trọng đối với các nước đang phát triển bởi vì các mặt hàng xuất khẩu của họ đa phần là từ nguồn tài nguyên thiên nhiên. Trong phạm vi toàn cầu, trước những báo động về vấn đề biến đổi khí hậu, việc giảm thiểu khí thải carbon (CO2) càng trở nên cấp bách. Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của 192 quốc gia nhóm họp tại Copenhagen (Đan Mạch) trong tháng 12-2009 cũng không nằm ngoài mục đích chính là cố tìm ra một thỏa thuận toàn cầu cho việc cắt giảm loại khí thải gây nhiều tranh cãi này. Trong quá trình tìm kiếm các giải pháp hợp lý, thương mại là một yếu tố không thể tách rời. Một lý do quan trọng là vì nếu các nước có những khác biệt về mức độ cắt giảm thì sẽ dẫn đến những chênh lệch về tính cạnh tranh của hàng hóa giữa các nước. Ví dụ, nếu Mỹ có yêu cầu cắt giảm khí thải cao hơn Trung Quốc thì các nhà sản xuất thép (một ngành công nghiệp thải nhiều khí CO2) của Mỹ sẽ phải tốn chi phí nhiều hơn so với các nhà sản xuất thép Trung Quốc. Trong trường hợp như vậy, tất nhiên là các nhà sản xuất thép Mỹ sẽ tạo áp lực lên chính phủ của mình để đảm bảo tính cạnh tranh của họ. Một giải pháp họ có thể đưa ra là yêu cầu áp dụng một loại thuế nhập khẩu đối với thép Trung Quốc để điều chỉnh sự khác biệt về tiêu chuẩn cắt giảm khí thải. Rõ ràng là yếu tố thương mại sẽ làm cho nỗ lực tìm kiếm và thực thi các giải pháp cho vấn đề biến đổi khí hậu trở nên phức tạp hơn. Tuy nhiên, trong khó khăn vẫn có cơ hội. Có một số ý kiến cho rằng hệ thống thương mại toàn cầu nên ưu tiên cắt giảm mạnh các hàng rào thuế quan đối với các mặt hàng được sản xuất bằng những công nghệ thân thiện với môi trường. Đây sẽ là động cơ tốt cho doanh nghiệp thay đổi và phát minh ra các công nghệ mới phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững. Một vài định hƣớng
- Từ các diễn biến và xu hướng của thương mại thế giới như đã phân tích ở trên, có thể rút ra một vài định hướng chính sách phù hợp cho Việt Nam như sau. Thứ nhất, Việt Nam cần phải tập trung định hướng các hoạt động xuất/nhập khẩu phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững. Về mặt xuất khẩu, cần hạn chế khai thác ồ ạt các nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng như các hoạt động chế biến gây tác hại nặng lên môi trường. Bên cạnh đó, cần khuyến khích và tạo điều kiện cho các mặt hàng xuất khẩu thân thiện với môi trường. Ví dụ, dựa trên thế mạnh nông nghiệp truyền thống, có thể định hướng/hỗ trợ cho các hoạt động sản xuất thực phẩm hữu cơ (organic foods) để xuất khẩu vào các thị trường đầy tiềm năng như Nhật Bản. Sản xuất thực phẩm hữu cơ vừa thân thiện với môi trường vừa có giá trị xuất khẩu cao hơn. Về mặt nhập khẩu, cần phải tránh các công nghệ cũ đang bị các nước khác loại bỏ và tìm cách bán tháo. Bên cạnh đó, cần khuyến khích nhập khẩu các công nghệ phục vụ cho quá trình phát triển các ngành công nghiệp phù hợp với phát triển bền vững, chẳng hạn như điện gió và năng lượng mặt trời. Thứ nhì, trong các nỗ lực mở rộng giao thương thông qua con đường ký kết các hiệp định thương mại tự do song phương, Việt Nam cần chú tâm (a) chọn lựa những đối tác vừa có thể đưa lại lợi ích thương mại và vừa phục vụ mục tiêu chiến lược ngoại giao như Mỹ, Ấn Độ, Nga… (b) đòi hỏi đối tác xóa bỏ những rào cản đối với các mặt hàng mà mình đang có lợi thế so sánh và để đáp lại thì có thể nhượng bộ mạnh tay hơn đối với các mặt hàng đã bị hàng nhập khẩu các nước khác chiếm lĩnh. Ví dụ, đối với một số mặt hàng đang bị nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm lĩnh thị phần thì có thể linh hoạt dành những ưu đãi thuế quan đối với các mặt hàng này trong lúc thương lượng một hiệp định với Ấn Độ. Nếu được như vậy thì nhập khẩu từ Ấn Độ sẽ cạnh tranh với nhập khẩu Trung Quốc trên thị trường Việt Nam thay vì cạnh tranh với các mặt hà ng nội địa khác mà Việt Nam đang cố gắng phát triển. Thứ ba, Việt Nam cần sử dụng các biện pháp tự vệ, chống bán phá giá, và chống bán trợ giá để bảo vệ quyền lợi chính đáng của các nhà sản xuất trong nước khi tình thế đòi hỏi phải như thế. Theo đó, Chính phủ
- cần tạo điều kiện thông tin tốt về ba biện pháp này để các nhà sản xuất trong nước nắm rõ luật lệ nhằm tạo ra những áp lực cần thiết khi họ phải gánh chịu những hậu quả nặng nề của nhập khẩu ồ ạt. Đừng nên sợ sẽ bị trả đũa, miễn là áp dụng các biện pháp này phù hợp với luật lệ. Thực tế cho thấy là các nước đang phát triển ngày càng mạnh dạn hơn trong việc sử dụng chúng. Dùng luật lệ để bảo vệ quyền lợi của mình là một việc cần phải làm nếu như muốn trở nên vững vàng hơn trong các quan hệ thương mại quốc tế.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Việt Nam gia nhập WTO
10 p | 1266 | 613
-
Bài tập tình huống luật kinh doanh
7 p | 507 | 91
-
Kinh tế thế giới kinh tế đối ngoại của Việt Nam và ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế
18 p | 250 | 89
-
Thực trạng sở hữu trí tuệ
5 p | 266 | 80
-
Thuế gián thu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
2 p | 261 | 43
-
Câu hỏi trắc nghiệm kinh tế quốc tế - thương mại quốc tế
22 p | 284 | 32
-
Bài giảng Thương mại quốc tế - Chương 7: Đầu tư trực tiếp nước ngoài
12 p | 139 | 12
-
Bài giảng Kinh tế quốc tế 1 - ĐH Thương Mại
0 p | 141 | 10
-
Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam 2009: Kinh tế Việt Nam 2008 - Suy giảm và thách thức đổi mới
37 p | 96 | 7
-
Giáo án học phần Kinh tế quốc tế
108 p | 42 | 5
-
Bài giảng Quản lý nhà nước về thương mại - Chương 9: Đổi mới quản lý nhà nước về thương mại trong quá trình hội nhập quốc tế
5 p | 15 | 5
-
Bài giảng Pháp luật cạnh tranh: Pháp luật và chính sách cạnh tranh trong bối cảnh toàn cầu hóa - TS. Trần Thăng Long
11 p | 76 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn