VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số 431 (Kì 1 - 6/2018), tr 46-48<br />
<br />
BỒI DƯỠNG ĐỘNG CƠ HỌC TẬP MÔN VẬT LÍ ĐẠI CƯƠNG<br />
CHO HỌC VIÊN TRƯỜNG SĨ QUAN KĨ THUẬT QUÂN SỰ<br />
Trần Ngọc Dũng - Trường Sĩ quan Kĩ thuật quân sự<br />
Nguyễn Đình Thước - Trường Đại học Vinh<br />
Ngày nhận bài: 28/03/2018; ngày sửa chữa: 15/04/2018; ngày duyệt đăng: 27/04/2018.<br />
Abstract: The quality of training courses at universities in general and at Military Engineering<br />
Officer School in particular depends on many factors, particularly learner’s study motivation.<br />
Study motivation motivates students to acquire knowledge and professional skills. In this article,<br />
authors propose some solutions to encourage motivation in studying General Physics for<br />
students at Military Engineering Officer School with aim to improve quality of studying this<br />
module at school.<br />
Keywords: Study motivation, General Physics, Military Engineering Officer School.<br />
1. Mở đầu<br />
Môn Vật lí đại cương thuộc khối kiến thức cơ bản<br />
trong chương trình đào tạo ở các trường đại học kĩ thuật.<br />
Chất lượng dạy học môn Vật lí đại cương có ý nghĩa quan<br />
trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ nâng cao chất lượng<br />
đào tạo sĩ quan kĩ thuật quân sự. Một trong những yếu tố<br />
quyết định chất lượng đào tạo là động cơ học tập của học<br />
viên (HV). Hiểu và quan tâm đầy đủ đến sự phát triển<br />
động cơ cho phép tổ chức tốt các hoạt động học tập của<br />
HV. Bài viết đề cập vấn đề bồi dưỡng động cơ học tập<br />
cho HV Trường Sĩ quan Kĩ thuật quân sự.<br />
2. Nội dung nghiên cứu<br />
2.1. Động cơ học tập Vật lí đại cương của học viên<br />
Trường Sĩ quan Kĩ thuật quân sự<br />
2.1.1. Một số quan niệm về động cơ học tập<br />
Những thành tựu lí luận về hoạt động tâm lí của<br />
A.N. Leonchiev [1] đã được vận dụng vào dạy học<br />
trong nhà trường, nhờ đó giải quyết được nhiều vấn đề<br />
thực tiễn. Có thể mô hình hóa cấu trúc tâm lí của hoạt<br />
động, được xây dựng bởi 6 thành tố, chia thành 02 loại:<br />
1) Hoạt động - hành động - thao tác; 2) Động cơ - mục<br />
đích - phương tiện, các thành tố đó có mối quan hệ và<br />
tác động lẫn nhau. Khái niệm hoạt động gắn liền với<br />
khái niệm động cơ, không có hoạt động nào là không<br />
có động cơ. “Đối tượng của hoạt động là động cơ thực<br />
sự của hoạt động” [1; tr 16]; phân biệt hoạt động này<br />
với hoạt động khác là ở chỗ động cơ của chúng khác<br />
nhau. Cấu trúc của hoạt động học giống với cấu trúc<br />
tâm lí của hoạt động.<br />
Có thể hiểu, động cơ học tập của người học là yếu tố<br />
tâm lí, phản ánh đối tượng có khả năng thỏa mãn nhu<br />
cầu, nó định hướng, thúc đẩy và duy trì hoạt động học<br />
tập của người học. Khi người học có động cơ học tập sẽ<br />
tích cực, tự giác và đạt kết quả cao trong học tập.<br />
<br />
46<br />
<br />
Động cơ học tập của người học gồm 3 thành phần<br />
cơ bản: nhận thức; thái độ và cảm xúc; ý chí và hành<br />
động. Để đánh giá động cơ học tập của người học, có<br />
thể dựa vào những biểu hiện của các thành tố cấu trúc<br />
của động cơ học tập: 1) Nhận thức về hoạt động học<br />
tập; 2) Tính tích cực (hay không tích cực) trong việc<br />
thực hiện hoạt động học tập; 3) Thái độ và cảm xúc của<br />
người học đối với hoạt động học tập. Đây chính là 3 tiêu<br />
chí để đánh giá động cơ học tập của người học trong<br />
quá trình học tập.<br />
Quá trình hình thành và phát triển động cơ học tập<br />
của người học có thể được thúc đẩy từ bên trong và bên<br />
ngoài. Tác động bên trong bằng mâu thuẫn nhận thức,<br />
mâu thuẫn giữa nhiệm vụ mới cần giải quyết và khả năng<br />
hiện có của người học, cần tìm một giải pháp, xây dựng<br />
kiến thức mới. Việc thường xuyên tham gia giải quyết<br />
những mâu thuẫn này sẽ tạo thói quen, sự yêu thích, tính<br />
tích cực và tự giác học tập của người học; hoạt động học<br />
tập đạt kết quả cao thì động cơ học tập sẽ càng được củng<br />
cố. Tác động bên trong hình thành động cơ học tập tích<br />
cực của người học chính là nhận thức đúng về mục tiêu<br />
của hoạt động học tập; tích cực, tự chủ và sáng tạo khi<br />
thực hiện nhiệm vụ học tập, hứng thú học tập, có tinh<br />
thần trách nhiệm đối với hoạt động học tập của bản thân.<br />
Còn tác động bên ngoài đối với động cơ học tập, có thể<br />
kể tới môi trường học tập của nhà trường quân đội, sự<br />
động viên của gia đình,... Những tác động nêu trên đối<br />
với động cơ học tập cần được khai thác trong quá trình<br />
dạy học trong nhà trường.<br />
2.1.2. Thực trạng động cơ học tập môn Vật lí đại cương<br />
của học viên Trường Sĩ quan Kĩ thuật quân sự<br />
Trong chương trình đào tạo của Trường Sĩ quan Kĩ<br />
thuật quân sự, môn Vật lí đại cương được học từ năm thứ<br />
nhất. Chúng tôi đã tiến hành điều tra động cơ học tập môn<br />
<br />
VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số 431 (Kì 1 - 6/2018), tr 46-48<br />
<br />
Vật lí đại cương của các HV năm thứ nhất (điều tra về<br />
nhận thức khoa học): trong học kì I của năm học 20162017 đã thực hiện khảo sát 147 HV; khảo sát 139 HV<br />
trong học kì I của năm học 2017-2018. Động cơ học tập<br />
Vật lí đại cương của HV được chia thành 4 mức độ: rất<br />
tốt, tốt, trung bình và không đạt yêu cầu. Kết quả điều tra<br />
xem bảng sau:<br />
Thời<br />
gian<br />
Học kì 1<br />
năm học<br />
20162017<br />
Học kì 1<br />
năm học<br />
20172018<br />
<br />
Tỉ lệ<br />
đạt rất<br />
tốt<br />
(%)<br />
<br />
Tỉ lệ<br />
đạt tốt<br />
(%)<br />
<br />
Tỉ lệ đạt<br />
mức trung<br />
bình (%)<br />
<br />
Tỉ lệ<br />
không<br />
đạt (%)<br />
<br />
6,8<br />
<br />
54,4<br />
<br />
38,8<br />
<br />
0<br />
<br />
6,5<br />
<br />
68,3<br />
<br />
25,2<br />
<br />
0<br />
<br />
Có thể thấy, động cơ học tập Vật lí đại cương của<br />
HV còn chưa cao, tỉ lệ động cơ học tập của HV ở mức<br />
trung bình còn lớn. Phân tích nguyên nhân động cơ học<br />
tập của các nhóm đối tượng có động cơ khác nhau,<br />
chúng tôi nhận thấy: Sau kì thi vào đại học, các HV<br />
được học tập và rèn luyện trong môi trường quân đội.<br />
Do môi trường học tập ở bậc đại học hoàn toàn mới đối<br />
với HV, bên cạnh đó các em còn phải rèn luyện trong<br />
môi trường quân đội, khác xa với thời gian học tập ở<br />
trường phổ thông,... là những khó khăn, thách thức đối<br />
với họ. Do vậy, HV cần nhận thức đầy đủ về: nhiệm vụ<br />
học tập và rèn luyện ở nhà trường quân đội; chính sách<br />
ưu tiên của xã hội; chuẩn mục tiêu đào tạo sĩ quan kĩ<br />
thuật quân sự.<br />
Vật lí đại cương là môn học được giảng dạy trong<br />
năm thứ nhất của chương trình đào tạo kĩ sư các ngành<br />
kĩ thuật ở bậc đại học. Với một số đặc điểm cơ bản đối<br />
với HV năm thứ nhất mà chúng tôi vừa nêu trên là<br />
nguyên nhân dẫn đến động cơ học tập môn Vật lí đại<br />
cương của HV Trường Sĩ quan Kĩ thuật quân đã xuất<br />
hiện các nhóm có mức động cơ học tập khác nhau.<br />
2.2. Một số biện pháp bồi dưỡng động cơ học tập cho<br />
học viên Trường Sĩ quan Kĩ thuật quân sự trong quá<br />
trình dạy học môn Vật lí đại cương<br />
Động cơ học tập được hình thành và phát triển trong<br />
quá trình học tập của HV. Vì vậy, để bồi dưỡng động cơ<br />
học tập của HV cần có những biện pháp cụ thể. Dưới đây,<br />
chúng tôi đề xuất một số biện pháp sau:<br />
2.2.1. Phát huy tính tích cực học tập của học viên trong<br />
quá trình dạy học<br />
<br />
47<br />
<br />
Tính tích cực học tập về bản chất là tính tích cực nhận<br />
thức, là trạng thái hoạt động của người học đặc trưng bởi<br />
khát vọng, sự cố gắng trong học tập để chiếm lĩnh và vận<br />
dụng tri thức. Nhờ có tính tích cực học tập, người học tự<br />
lực tìm kiếm tri thức để nâng cao hiệu quả và chất lượng<br />
học tập.<br />
Tính tích cực học tập của HV có mối liên hệ đến động<br />
cơ học tập. Động cơ học tập tạo ra hứng thú, hứng thú lại<br />
là cơ sở của tự giác. Hai yếu tố tâm lí: hứng thú và tự giác<br />
tạo nên tính tích cực. Tính tích cực học tập phản ánh tư<br />
duy độc lập, tư duy độc lập là tiền đề của sáng tạo. Ngược<br />
lại, hoạt động học tập một cách tích cực, tự lực và sáng<br />
tạo sẽ phát triển tính tự giác, hứng thú, nhờ đó duy trì và<br />
phát triển động cơ học tập.<br />
Trong quá trình dạy học Vật lí đại cương, giảng viên<br />
(GV) cần lựa chọn nội dung, phương pháp và phương<br />
tiện dạy học phù hợp, sao cho kích thích được hứng thú<br />
của HV trong các hoạt động học tập. Sử dụng những<br />
phương thức tốt nhất để HV tập trung học tập, xác định<br />
rõ được nhiệm vụ học tập, tự giác tham gia xây dựng<br />
bài học, trao đổi và thảo luận; hiểu sâu các kiến thức vật<br />
lí, biết vận dụng những tri thức thu được vào giải quyết<br />
bài toán có nội dung thực tiễn liên quan đến ngành học.<br />
GV cần thường xuyên giao cho HV nhiệm vụ học tập,<br />
vấn đề cần nghiên cứu, qua đó tạo hứng thú, nhu cầu<br />
tìm tòi, nghiên cứu, khám phá cho các em. Trong mỗi<br />
bài giảng, ở từng chủ đề, GV cần thiết kế các tình huống<br />
học tập sao cho kích thích, lôi cuốn được sự tham gia<br />
tích cực, tự chủ của HV và bảo đảm nguyên tắc phân<br />
hóa trong dạy học. GV đưa ra các bài tập sáng tạo, yêu<br />
cầu HV nghiên cứu giải quyết. GV có thể thông qua hệ<br />
thống câu hỏi để định hướng hoạt động tư duy, giúp HV<br />
nắm vững kiến thức và biết vận dụng tri thức một cách<br />
sáng tạo. Với cách thức như vậy, dần tạo ra tính tự giác,<br />
nhu cầu học tập của HV, giúp các em tự tin vào năng<br />
lực học tập của bản thân.<br />
2.2.2. Bồi dưỡng năng lực tự học cho học viên<br />
Học tập ở bậc đại học chủ yếu là tự học, tự nghiên<br />
cứu, nói cách khác là người học phải có năng lực tự học.<br />
Năng lực tự học là khả năng tự tìm tòi, nhận thức và vận<br />
dụng kiến thức vào tình huống tương tự hoặc tình huống<br />
mới với chất lượng cao.<br />
GV cần bồi dưỡng năng lực tự học cho HV ngay<br />
trong những năm đầu của khóa đào tạo, trang bị cho các<br />
em kiến thức về tự học, cụ thể: biết lập kế hoạch tự học,<br />
thực hiện kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch và tự đánh giá;<br />
các phương pháp tự học: cách đọc tài liệu, giáo trình,<br />
cách ghi chép, tra cứu từ điển,...<br />
Có 03 nhóm kĩ năng tự học, gồm: - Nhóm kĩ năng<br />
nhận thức học tập: + Kĩ năng tìm kiếm, khai thác các<br />
<br />
VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số 431 (Kì 1 - 6/2018), tr 46-48<br />
<br />
nguồn thông tin;+ Kĩ năng xử lí, tổ chức, đánh giá thông<br />
tin và nội dung học tập; + Kĩ năng áp dụng, biến đổi, phát<br />
triển kết quả nhận thức; - Nhóm kĩ năng giao tiếp, trao<br />
đổi trong học tập: + Kĩ năng trình bày ngôn ngữ bằng văn<br />
bản, bằng lời nói; + Kĩ năng sử dụng các phương tiện<br />
viễn thông và công nghệ thông tin; - Nhóm kĩ năng quản<br />
lí học tập: + Kĩ năng tổ chức môi trường học tập cá nhân;<br />
+ Kĩ năng lập kế hoạch học tập; + Kĩ năng tự kiểm tra,<br />
đánh giá kết quả học tập.<br />
Các nội dung của biện pháp bồi dưỡng năng lực tự<br />
học của HV được tiến hành trong các giờ học Vật lí đại<br />
cương. GV bên cạnh việc tổ chức, hướng dẫn cho HV tự<br />
học, tự nghiên cứu tìm kiếm tri thức mới và vận dụng<br />
kiến thức giải quyết các bài toán vật lí, cần giao nhiệm<br />
vụ tự học ở nhà, chuẩn bị báo cáo seminar, thực hiện dự<br />
án học tập,... cho các em.<br />
2.2.3. Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát<br />
triển năng lực người học<br />
Trong quá trình dạy học Vật lí đại cương, cần chú<br />
trọng phát triển năng lực tự học, năng lực phát hiện và<br />
giải quyết vấn đề, năng lực thực nghiệm, năng lực tính<br />
toán và năng lực sáng tạo cho người học trong học tập và<br />
nghiên cứu. Phương pháp dạy học của GV là một trong<br />
những yếu tố quyết định đến kết quả học tập của HV;<br />
thông qua hoạt động học tập, năng lực của người học<br />
được hình thành và phát triển.<br />
Việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực<br />
nhằm tạo cho HV có nhu cầu, hứng thú học tập, nhờ đó<br />
các em tích cực, tự lực tìm tòi nghiên cứu thu nhận kiến<br />
thức và vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết vấn đề.<br />
Thường xuyên tổ chức cho HV tham gia vào các hoạt<br />
động học tập ở các hình thức khác nhau như: thực hiện<br />
các buổi seminar, học theo dự án, thực hành thí nghiệm<br />
vật lí và giải các bài tập vật lí.<br />
2.2.4. Tổ chức và hướng dẫn học viên tham gia nghiên<br />
cứu khoa học trong quá trình dạy học Vật lí đại cương<br />
Bản chất của hoạt động nghiên cứu khoa học nói<br />
chung là hoạt động tìm tòi, sáng tạo, phát minh nên nhất<br />
thiết phải có 02 dấu hiệu cơ bản là có tính mới và tính<br />
chứng minh. Ngoài ra, hoạt động nghiên cứu khoa học còn<br />
có một số đặc điểm riêng khá quan trọng trong quá trình<br />
đào tạo, đó là: nghiên cứu khoa học phục vụ cho mục đích<br />
học tập; được GV tổ chức và hướng dẫn; là hình thức mở<br />
rộng tri thức, giúp HV phát hiện và giải quyết vấn đề trong<br />
các đề tài nghiên cứu một cách sáng tạo.<br />
Hoạt động nghiên cứu khoa học được bắt đầu từ<br />
hoạt động tái tạo phát minh, thu nhận tri thức và tri thức<br />
về phương pháp nghiên cứu; thu thập các tài liệu học<br />
tập để giải quyết vấn đề, biết lựa chọn nội dung từ các<br />
bài báo, giáo trình, sách chuyên khảo, biết phân tích và<br />
<br />
48<br />
<br />
đánh giá thông tin, tự xây dựng nội dung của một đề tài<br />
seminar. Do vậy, hoạt động nghiên cứu khoa học đòi<br />
hỏi tư duy sáng tạo, sản phẩm nghiên cứu là cái mới đối<br />
với HV.<br />
Tổ chức, hướng dẫn cho HV Trường Sĩ quan Kĩ thuật<br />
quân sự nghiên cứu các đề tài gắn với quá trình học tập<br />
Vật lí đại cương từ mức độ đơn giản đến phức tạp là một<br />
trong những cách thức tốt nhất để bồi dưỡng năng lực<br />
giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo của các em.<br />
3. Kết luận<br />
Bồi dưỡng động cơ học tập của HV Trường Sĩ quan<br />
Kĩ thuật quân sự trong quá trình dạy học Vật lí đại<br />
cương cần hướng đến những tác động tích cực vào 3<br />
thành phần cơ bản của động cơ học tập (nhận thức; thái<br />
độ và cảm xúc; ý chí và hành động) của HV. Thực hiện<br />
phối hợp đồng bộ các biện pháp nêu trên trong quá trình<br />
dạy học Vật lí đại cương trong năm học 2017-2018 ở<br />
Trường Sĩ quan Kĩ thuật quân sự đã giúp HV tự nhận<br />
thức được tri thức vật lí cơ bản. Kết quả học tập thông<br />
qua điểm thi môn Vật lí đại cương có điểm số tốt hơn<br />
những năm trước (điểm chuẩn tuyển chọn vào trường<br />
trong những năm qua là ổn định). Đánh giá cả quá trình<br />
thực hiện mục tiêu phát triển năng lực của HV trong quá<br />
trình học tập Vật lí đại cương có tính khả thi, đạt được<br />
kết quả tốt.<br />
Như vậy, hoạt động bồi dưỡng động cơ học tập có ý<br />
nghĩa quyết định đến kết quả học tập và rèn luyện, phát<br />
triển năng lực của người học trong công tác đào tạo ở các<br />
trường đại học nói chung và Trường Sĩ quan Kĩ thuật<br />
quân sự nói riêng.<br />
Tài liệu tham khảo<br />
[1] A. N. Leonchiev (1989). Hoạt động ý thức nhân<br />
cách (người dịch: Phạm Minh Hạc, Phạm Hoàng<br />
Gia, Phạm Huy Châu). NXB Giáo dục.<br />
[2] Lương Duyên Bình (chủ biên, 2013). Vật lí đại<br />
cương (tập 1, 2, 3). NXB Giáo dục Việt Nam.<br />
[3] Phan Trọng Ngọ (2005). Dạy học và phương pháp<br />
dạy học trong nhà trường. NXB Đại học Sư phạm.<br />
[4] Nguyễn Thạc (chủ biên) - Phạm Thành Nghị (2009).<br />
Tâm lí học Sư phạm đại học. NXB Đại học Sư phạm.<br />
[5] Đặng Vũ Hoạt - Hà Thị Đức (2003). Lí luận dạy học<br />
đại học. NXB Đại học Sư phạm.<br />
[6] Lê Công Triêm (2005). Sử dụng máy vi tính trong<br />
dạy học vật lí. NXB Giáo dục.<br />
[7] Nguyễn Cảnh Toàn (2001). Quá trình dạy - tự học.<br />
NXB Giáo dục.<br />
<br />