YOMEDIA
ADSENSE
Bồi dưỡng thủ pháp bổ sung yếu tố phụ cho học sinh trong dạy học hình học ở trường trung học cơ sở
38
lượt xem 3
download
lượt xem 3
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Bài viết đưa ra một số biện pháp nhằm bồi dưỡng cho học sinh thủ pháp bổ sung yếu tố phụ trong dạy học Hình học ở trường Trung học cơ sở.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bồi dưỡng thủ pháp bổ sung yếu tố phụ cho học sinh trong dạy học hình học ở trường trung học cơ sở
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE<br />
Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 6, pp. 43-52<br />
This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br />
<br />
DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0047<br />
<br />
BỒI DƯỠNG THỦ PHÁP BỔ SUNG YẾU TỐ PHỤ CHO HỌC SINH<br />
TRONG DẠY HỌC HÌNH HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ<br />
Nguyễn Thị Thanh Tâm<br />
Khoa Sư phạm Tự nhiên, Trường Đại học Hà Tĩnh<br />
Tóm tắt. Thủ pháp bổ sung yếu tố phụ đóng vai trò quan trọng trong giải quyết vấn đề<br />
Toán học nói chung và Hình học nói riêng. Khi học sinh biết sử dụng các yếu tố phụ một<br />
cách hợp lí sẽ tạo được “cầu nối” liên hệ giữa các yếu tố đã cho, tri thức đã biết với các yếu<br />
tố cần tìm, cần giải quyết giúp họ thuận lợi trong việc chứng minh định lí và giải toán hình<br />
học. Trong bài viết này, chúng tôi đưa ra một số biện pháp nhằm bồi dưỡng cho học sinh<br />
thủ pháp bổ sung yếu tố phụ trong dạy học Hình học ở trường Trung học cơ sở.<br />
Từ khóa: Thủ pháp; bổ sung yếu tố phụ; bồi dưỡng; học sinh; dạy học Hình học; trung học<br />
cơ sở.<br />
<br />
1.<br />
<br />
Mở đầu<br />
<br />
Trong chứng minh định lí hay giải bài tập Hình học, thủ pháp (TP) bổ sung yếu tố phụ (như<br />
vẽ hình phụ, bài toán phụ ...) đóng vai trò là yếu tố trung gian quan trọng giúp tìm ra lời giải hoặc<br />
lời giải ngắn gọn, độc đáo và sáng tạo. Nghiên cứu của Trần Luận [4], đã đưa ra một số phương<br />
pháp vẽ hình phụ đơn giản thường được vận dụng trong các chủ đề “Tứ giác” và “Đường tròn”,<br />
như: vẽ các hình phụ bằng hoặc tỉ lệ (hoặc có diện tích bằng hoặc tỉ lệ với các hình có trong kết<br />
luận; vẽ đường tròn phụ, ... Các tác giả nghiên cứu [5], [6] đã đưa ra một số ví dụ về vẽ hình phụ<br />
minh họa cho các kĩ thuật nhằm kết nối tri thức và việc khai thác sâu các định lí trong sách giáo<br />
khoa. Nguyễn Đức Tấn [7], đã trình bày những lời giải hay của các bài toán hình học thể hiện được<br />
sự độc đáo và tính hiệu quả của việc sử dụng hình phụ. Nhưng hướng dẫn về cách thức làm thế nào<br />
để học sinh (HS) có thể kẻ thêm hình phụ có lợi cho việc giải bài toán thì vẫn còn bỏ ngỏ. Trong<br />
[8], tác giả đã sử dụng các thao tác tư duy phân tích, tổng hợp để vẽ tìm cách vẽ hình phụ trong<br />
giải toán Hình học 9. Như vậy, các tác giả đó đều khẳng định, việc bổ sung các yếu tố phụ thể<br />
hiện sự khéo léo, độc đáo và mang tính nghệ thuật, giúp giải quyết nhiều bài toán một cách hiệu<br />
quả nhưng chưa đưa ra các cách thức chung để trang bị TP này cho HS Trung học cơ sở (THCS).<br />
Tuy nhiên, qua các nghiên cứu trên chúng ta nhận thấy, để tìm được yếu tố phụ có lợi trong việc<br />
giải quyết vấn đề (GQVĐ) thì người giải toán phải dựa trên cơ sở xem xét, tìm hiểu đặc điểm của<br />
các đối tượng được đề cập đến, biết biến đổi đối tượng một cách phù hợp và biết đặt nó trong mối<br />
liên hệ với các đối tượng có liên quan... Trên cơ sở đó, bài viết này đề cập đến một số cách thức<br />
bồi dưỡng thủ pháp bổ sung yếu tố phụ cho HS trong dạy học Hình học nhằm giúp các em có thể<br />
nhanh chóng tìm ra giải pháp GQVĐ và có thể độc lập chiếm lĩnh tài liệu học tập.<br />
Ngày nhận bài: 15/3/2016. Ngày nhận đăng: 25/6/2016.<br />
Liên hệ: Nguyễn Thị Thanh Tâm, e-mail: tam.nguyenthithanh@htu.edu.vn<br />
<br />
43<br />
<br />
Nguyễn Thị Thanh Tâm<br />
<br />
2.<br />
2.1.<br />
<br />
Nội dung nghiên cứu<br />
Thủ pháp bổ sung yếu tố phụ trong dạy học Hình học ở trường THCS<br />
<br />
2.1.1. Quan niệm về thủ pháp bổ sung yếu tố phụ<br />
Chúng tôi quan niệm, yếu tố phụ là những chi tiết mới, được đưa vào vấn đề ban đầu (ngoài<br />
những yếu tố đã cho), để giúp những yếu tố đã cho, những tri thức đã biết “xích lại” gần hơn với<br />
cái cần giải quyết. Do đó, yếu tố phụ trong toán học là bài toán phụ, hình phụ, ẩn phụ.<br />
Từ góc độ Triết học duy vật biện chứng, việc bổ sung yếu tố phụ được đặt trong mối quan<br />
hệ với quy luật lượng - chất của quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng. Do đó, người<br />
học cần bổ sung các yếu tố phụ một cách khéo léo để tạo sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi<br />
về chất nhằm đưa vấn đề phức tạp ban đầu về dạng quen thuộc, có thể vận dụng các tri thức đã có.<br />
G. Polya [3] cho rằng, những hoạt động trí tuệ của quá trình giải toán có thể biểu diễn trong<br />
sơ đồ hình vuông sau (Hình 1). Trong đó, thao tác “bổ sung” được ghi trên cạnh nối các đỉnh “tổ<br />
chức” và “liên kết”. Theo tác giả, “bổ sung” là thêm những chi tiết mới, đưa vào những yếu tố phụ,<br />
những hiểu biết của chúng ta về bài toán để khắc phục các “lỗ hổng” và làm cho bài toán được<br />
hoàn thiện nhất định.Từ đó, chúng ta đã có được “một ý chói lọi” trong quan niệm mới về bài toán<br />
sau khi bổ sung những phần tử phụ nhất định.<br />
<br />
Hình 1. Sơ đồ tổng quát về hoạt động trí tuệ trong giải Toán [3, tr16]<br />
Như vậy, bản chất của việc phát hiện, bổ sung đúng đắn các yếu tố phụ là việc tìm tòi các<br />
tri thức trung gian nhằm giúp HS dễ dàng kết nối tri thức đã có với tri thức cần tìm theo một hệ<br />
thống liên hệ nhân quả, phụ thuộc lẫn nhau tạo bước ngoặt then chốt cho việc định hướng đúng<br />
đắn cách giải quyết các vấn đề toán học. Việc khai thác tư tưởng này, nhằm khắc sâu nguyên tắc<br />
hệ thống của tri thức trong dạy học toán.<br />
Trong nghiên cứu này, trên cơ sở các nghiên cứu [1], [6], [9], chúng tôi quan niệm “TP bổ<br />
sung yếu tố phụ là cách khéo léo, linh hoạt đưa các đối tượng toán học (bài toán phụ, hình phụ, ẩn<br />
phụ) vào các yếu tố đã cho của VĐ cần giải quyết làm “cầu nối” gắn kết các tri thức đã biết với các<br />
tri thức cần tìm, cần khám phá; tạo bước ngoặt then chốt cho việc định hướng đúng đắn cách giải<br />
quyết vấn đề”.<br />
<br />
2.1.2. Một số yếu tố phụ thường sử dụng trong dạy học Hình học ở trường THCS<br />
Có nhiều yếu tố phụ được dùng nhằm mục đích tạo ra đối tượng mới hữu ích hơn để dễ<br />
dàng giải quyết được vấn đề ban đầu trong dạy học Hình học ở trường THCS [7], [8], theo chúng<br />
tôi một số yếu tố phụ thường sử dụng, đó là: i) Các bài toán phụ: bài toán tương đương, bài toán<br />
44<br />
<br />
Bồi dưỡng thủ pháp bổ sung yếu tố phụ cho học sinh trong dạy học hình học ở trường ...<br />
<br />
thành phần..; ii) Hình phụ: điểm (trung điểm, điểm chia trong, chia ngoài đoạn thẳng theo một tỉ<br />
số cho trước...); tia (tia đối của một tia, tia phân giác của một góc, tia hợp với một tia cho trước một<br />
góc cho trước...); đoạn thẳng (đoạn thẳng nối hai điểm cho trước, đoạn thẳng bằng đoạn thẳng cho<br />
trước, đoạn thẳng bằng k lần đoạn thẳng cho trước, dây cung chung của hai đường tròn cắt nhau,<br />
đường nối tâm của hai đường tròn...); góc (góc bằng k lần góc cho trước, góc có số đo đặc biệt...);<br />
đường thẳng (đường thẳng qua một điểm và song song hoặc vuông góc với một đường thẳng cho<br />
trước, đường thẳng đi qua một điểm cho trước là tiếp tuyến của một đường tròn...); đường tròn (nội<br />
tiếp, ngoại tiếp một đa giác...). Chúng ta sẽ thấy rõ các minh họa cho những yếu tố phụ này trong<br />
mục 2.<br />
<br />
2.2.<br />
<br />
Một số biện pháp bồi dưỡng TP bổ sung yếu tố phụ cho HS trong dạy học<br />
Hình học ở trường THCS<br />
<br />
2.2.1. Tập luyện cho học sinh phân tích yếu tố đã cho và yếu tố cần tìm trong tình huống<br />
cần giải quyết bằng cách khai thác mối liên hệ nhân quả của yếu tố đã cho, kiến thức<br />
đã biết và yếu tố cần tìm nhằm phát hiện ra yếu tố phụ cần bổ sung<br />
Theo [2, tr. 12] “Liên tưởng nhân quả có vai trò đặc biệt quan trọng trong các quá trình<br />
trí tuệ”. Trên cơ sở tính khách quan, tính phổ biến của mối liên hệ nhân quả theo quan điểm duy<br />
vật biện chứng, cụ thể: một nguyên nhân có thể sinh ra nhiều kết quả và một kết quả cũng có thể<br />
do nhiều nguyên nhân gây ra, GV tập luyện cho HS thói quen vận dụng liên tưởng nhân quả để<br />
GQVĐ. Khi HS giải quyết một bài toán, cần tập luyện cho HS biết phân tích yếu tố cần tìm của bài<br />
toán một cách toàn diện, đầy đủ để tìm ra yếu tố phụ cần bổ sung trên cơ sở những yếu tố đã cho<br />
và kiến thức đã biết. Các tình huống trong dạy học Hình học, có thể có nhiều cách khác nhau để<br />
bổ sung yếu tố phụ nhờ mối liên hệ nhân quả. Bởi vậy, trong dạy học Hình học GV cần tập luyện<br />
cho HS một số cách định hướng hữu ích để HS có thể nhanh chóng xác định được các yếu tố phụ<br />
thích hợp, chẳng hạn:<br />
+ Nếu điều kiện cần tìm liên quan đến độ dài các đoạn thẳng, độ lớn của góc thì chúng<br />
ta thường sử dụng các tam giác bằng nhau, tính chất các đường đặc biệt của tam giác, hình bình<br />
hành (chữ nhật, thoi, vuông), đường tròn. . . ; nếu điều cần chứng minh liên quan đến tích độ dài ta<br />
thường sử dụng tam giác đồng dạng. . .<br />
+ Nếu các yếu tố đã cho có trung điểm của một cạnh thì có thể liên hệ với đường với đường<br />
trung tuyến (của tam giác), đường trung bình đi qua nó (tam giác, hình thang), tâm của hình bình<br />
hành nhận cạnh đó làm một đường chéo. . . ; nếu cho dây cung ta nghĩ đến đường kính, bán kính<br />
đi qua trung điểm hoặc qua đầu dây cung; hai đường tròn thường liên hệ với đường nối tâm, tiếp<br />
tuyến chung, dây cung; cho tam giác hoặc tứ giác có tổng hai góc đối bằng 180o (hay có hai đỉnh<br />
cùng nhìn một đoạn thẳng dưới các góc bằng nhau) ta thường nghĩ đến đường tròn ngoại tiếp. . .<br />
Trong biện pháp này, chúng tôi đề ra 3 hướng thực hiện: 1) Tập luyện cho HS khai thác đặc<br />
điểm, tính chất của yếu tố đã cho để tìm định hướng bổ sung yếu tố phụ có liên quan đến vấn đề<br />
cần giải quyết; 2) Tập luyện cho HS phân tích yếu tố cần tìm trong mối liên hệ với yếu tố đã cho<br />
để xác định các hướng có thể bổ sung yếu tố phụ nhằm tìm cách đưa vấn đề về dạng quen thuộc;<br />
3) Tập luyện cho HS khai thác, phát triển các vấn đề nhằm khắc sâu việc bổ sung yếu tố phụ từ<br />
vấn đề ban đầu.<br />
Để minh họa cho các ý tưởng trên, chúng tôi dẫn ra đây ví dụ chứng minh định lí đường<br />
trung bình của hình thang trong sách giáo khoa Toán 8:<br />
Ví dụ 1. “Đường trung bình của hình thang song song với hai đáy và bằng nửa tổng hai<br />
đáy”.<br />
45<br />
<br />
Nguyễn Thị Thanh Tâm<br />
<br />
Trong sách giáo khoa, định lí được chứng minh<br />
bằng cách: Gọi K là giao điểm của các đường thẳng AF<br />
và DC.Suy ra ∆FBA = ∆FCK, rồi áp dụng tính chất<br />
đường trung bình của tam giác ∆ADK, ta có điều phải<br />
chứng minh.<br />
Điều chứng minh này ngắn gọn và đa số HS có<br />
thể hiểu được khi nắm vững các kiến thức đã có. Nhưng<br />
Hình 1.1.<br />
nếu GVchỉ trình bày như vậy thì nhiều HS sẽ không hiểu<br />
được vì sao lại lại bổ sung yếu tố phụ là điểm K như trên? Và có thể bổ sung yếu tố phụ nào khác<br />
hay không?<br />
Tuy nhiên, nếu GV để HS tự khám phá ra việc bổ sung yếu tố phụ thì họ sẽ biết vì sao lại<br />
bổ sung điểm K như trên và có thể nhận ra được những cách bổ sung yếu tố phụ khác nữa.<br />
Khảo sát thực tế cho thấy, một số HS đã bổ sung yếu tố phụ theo hướng sau “kéo dài EF và<br />
lấy điểm G sao cho EG = 2EF và tìm cách chứng minh EG = AB + CD”. Khi đó, GV giúp HS<br />
nhận ra theo hướng này thì sẽ không chứng minh được bằng những kiến thức đã biết mà phải dùng<br />
đến kiến thức chưa được học (đó là tính chất hình bình hành). Từ đó, GV có thể kích thích sự tích<br />
cực học tập của HS trong việc phân tích mối liên hệ giữa cái cần tìm với cái đã cho, tri thức đã biết<br />
để bổ sung yếu tố phụ thích hợp bởi các câu hỏi, gợi ý, chẳng hạn:<br />
1<br />
Biểu thức cần chứng minh EF//AB, EF//CD và EF = (AB + CD) gợi cho em liên tưởng<br />
2<br />
đến tính chất, định lí nào đã biết? Một định lí nào quen thuộc trong tam giác?<br />
Chúng ta mong đợi HS sẽ trả lời rằng: Đó là định lí về đường trung bình của tam giác.<br />
“Trong hình vẽ, đã có đường trung bình của tam giác hay chưa? (Chưa có)<br />
Em có thể bổ sung yếu tố phụ như thế nào để có thể áp dụng được định lí đường trung bình<br />
của tam giác không?”.<br />
GV dẫn dắt để HS biết cách bổ sung yếu tố phụ là tạo tam giác có đường trung bình EF và<br />
đáy bằng AB + CD; hoặc chia đoạn EF thành hai đoạn tương ứng bằng đường trung bình của các<br />
tam giác có cạnh đáy là AB, CD. Từ đó, HS biết bổ sung yếu tố phụ theo hai hướng:<br />
Thứ nhất, tạo một tam giác có đường trung bình là EF và<br />
đáy bằng AB + CD bằng bốn cách bổ sung yếu tố phụ, đó là giao<br />
điểm K của AF và DC (hình 1.1) (hoặc giao điểm K1 của DF và<br />
AB; hay giao điểm K2 của BE và CD; haygiao điểm K3 của DE<br />
và BA).<br />
Thứ hai, tạo các đường trung bình tương ứng với các cạnh<br />
đáy AB, CD của hai tam giác nào đó và chứng tỏ EI + IF = EF<br />
bằng hai cách bổ sung yếu tố phụ là trung điểm I của AC (hình 1.2)<br />
Hình 1.2.<br />
(hoặc trung điểm J của BD).<br />
Như vậy, các em đã tự mình khám phá được nhiều cách bổ sung yếu tố phụ và phát huy tính<br />
độc lập, sáng tạo trong học tập nhờ khai thác mối liên hệ nhân quả. Ngoài ra, để khắc sâu việc vẽ<br />
hình phụ, GV có thể gợi ý cho HS khai thác phát triển các bài toán từ định lí trên.<br />
Trong hình vẽ chứng minh định lí trên, giả thiết gồm hai yếu tố: “Tứ giác ABCD là hình<br />
thang” và “E, F tương ứng là trung điểm của AD, BC”, GV gợi ý cho HS thay đổi các giả thiết để<br />
phát triển thành các bài toán mới. Chẳng hạn:<br />
- GV có thể gợi ý cho HS thay điều kiện “Tứ giác ABCD là hình thang” bởi một “tứ giác<br />
bất kì” thì kết luận sẽ thay đổi như thế nào nhằm khắc sâu việc bổ sung hình phụ với các bài toán<br />
có giả thiết là trung điểm các cạnh, sử dụng dụng định lí đường trung bình của tam giác. . .<br />
46<br />
<br />
Bồi dưỡng thủ pháp bổ sung yếu tố phụ cho học sinh trong dạy học hình học ở trường ...<br />
<br />
Bằng cách vẽ hình phụ tương ứng theo hai hướng như trên, HS dễ dàng tìm ra được:<br />
Theo hướng thứ nhất, bổ sung yếu tố phụ là giao điểm K của AF và DC, các em dễ dàng<br />
1<br />
1<br />
chứng minh được: EF = DK, mà DK ≤ AB + CD nên EF ≤ (AB + CD) .<br />
2<br />
2<br />
Theo hướng thứ hai, bổ sung yếu tố phụ là trung điểm I của AC, các em dễ dàng chứng<br />
1<br />
1<br />
1<br />
minh được: EI = CD, IF = AB mà EF ≤ EI + IF nên EF ≤ (AB + CD) .<br />
2<br />
2<br />
2<br />
Từ đó, có bài toán mới:<br />
Bài toán 1.1. Tứ giác ABCD có E, F theo thứ tự là trung điểm của AD, BC.<br />
1<br />
a) Chứng minh rằng EF ≤ (AB + CD) .<br />
2<br />
1<br />
b) Tứ giác ABCD có điều kiện gì thì EF = (AB + CD)?<br />
2<br />
(Vũ Hữu Bình, Nâng cao và phát triển toán 8, tập 1, bài tập 16, tr. 78)<br />
- Hoặc, sau khi học xong phần định lí Ta-lét, GV gợi ý để HS khai thác định lí trên bằng<br />
cách viết giả thiết “E, F tương ứng là trung điểm của AD, BC” dưới dạng “E, F là các điểm trên<br />
BF<br />
1<br />
AE<br />
=<br />
= ” thay đổi giả thiết này bởi “E, F là các điểm trên cạnh<br />
cạnh AD, BC sao cho:<br />
AD<br />
BC<br />
2<br />
BF<br />
AE<br />
=<br />
= k, với 0 < k < 1” bằng cách bổ sung yếu tố phụ như trên để<br />
AD, BC sao cho:<br />
AD<br />
BC<br />
chứng minh, ta có bài toán:<br />
Bài toán 1.2. Cho hình thang ABCD có AB // CD. Gọi E, F theo thứ tự là các điểm thuộc<br />
BF<br />
AE<br />
=<br />
= k, với 0 < k < 1. Chứng minh EF = k (AB + CD) .<br />
AD, BC sao cho<br />
AD<br />
BC<br />
Chúng ta xét thêm một bài toán khác:<br />
Ví dụ 2. Cho góc xOy và điểm I thuộc miền trong<br />
của góc đó. Dựng đường thẳng d đi qua I lần lượt cắt các<br />
cạnh Ox, Oy tại các điểm M, N sao cho I là trung điểm<br />
của đoạn MN.<br />
Đối tượng nhận thức trong tình huống này là:<br />
Phương pháp dựng đường thẳng qua I cắt hai nửa đường<br />
thẳng giao nhau tại M, N sao cho IM = IN. Như vậy,<br />
điểm M, N cần dựng có thể được xuất phát từ các nguồn<br />
gốc sau:<br />
Hình 2.1.<br />
i) M, N là hai đỉnh đối diệncủa hình bình hành có<br />
tâm là I, khi đó vẽ hình phụ là hình bình hành, bằng cách:<br />
Xác định O′ trên đường thẳng OI sao cho IO = IO′ , O′<br />
nằm khác phía O đối với I và dựng qua O′ các đường<br />
thẳng lần lượt song song với Oy và Ox (hình 2.1).<br />
ii) M là ảnh đối xứng của N qua phép đối xứng<br />
tâm I, khi đó hình phụ là ảnh O′ y′ của Oy qua phép đối<br />
xứng tâm I, suy ra M = Ox ∩ O′ y′ (hình 2.2).<br />
iii) IM, IN là hai cạnh tương ứng của hai tam giác<br />
bằng nhau. Ta bổ sung yếu tố phụ là điểm O’ trên tia đối<br />
Hình 2.2.<br />
của IO sao cho IO’ = IO, dựng đường thẳng O’y’//Oy cắt<br />
Ox tại M; MI cắt Oy tại N (DeltaOIN = DeltaO’IM) (hình 2.2).<br />
47<br />
<br />
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn