intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bồi dưỡng Văn tổng hợp

Chia sẻ: Valerian Hạnh | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:86

76
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu Bồi dưỡng Văn tổng hợp sau đây sẽ trang bị cho các em những kiến thức cơ bản cũng như nâng cao về Văn học lớp 10. Bên cạnh đó, tài liệu còn đưa ra một số bài văn hay của giáo viên cũng như học sinh giúp cho mở rộng thêm vốn kiến thức về môn học này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bồi dưỡng Văn tổng hợp

  1. Nhìn chung về Lịch sử văn học thế giới A. Một vài vấn đề chung: I. Một số khái niệm liên quan: 1. Phân biệt “văn học thế giới” và “văn học nước ngoài” 2. Phân biệt “văn học thế giới” và “văn học toàn cầu” (hay văn học được toàn cầu hoá). II. Sự cần thiết phải nghiên cứu văn học thế giới: 1. Các nền văn học vừa tồn tại cho chính nó, vừa tồn tại trong quan hệ với các nền văn học khác. Nghiên cứu văn học trong bối cảnh rộng lớn hơn sẽ ý thức tốt hơn nền văn học của mỗi quốc gia. 2. Thấy được những đóng góp cũng như những hạn chế của mỗi nền văn học trong bức tranh chung văn học thế giới. 3. Mở rộng nghiên cứu văn học thế giới phù hợp với đặc điểm thời đại quốc tế hoá và toàn cầu hoá hiện nay. B. Nhìn văn học thế giới theo không gian và thời gian: I. Nhìn văn học thế giới theo trục không gian: 1. Sự cần thiết của việc phân chia các vùng khác nhau của văn học thế giới. 2. Cơ sở của việc phân chia các vùng khác nhau của văn học thế giới. 3. Những vùng (khu vực) văn học chính. 4. Tính tương đối của sự phân chia. II. Nhìn lịch sử văn học thế giới theo cái nhìn thời gian với những góc nhìn khác nhau: 1. Nhìn lịch sử văn học thế giới với góc nhìn lịch sử – xã hội. 2. Nhìn lịch sử văn học thế giới dưới góc nhìn ý thức hệ. 3. Nhìn lịch sử văn học thế giới dưới góc nhìn phương pháp nghệ thuật C. Giao tiếp – Điều kiện tốt của sự phát triển văn học: I. Cơ sở làm nảy sinh sự giao tiếp văn học. II. Những hình thức giao tiếp phổ biến. III. Giao tiếp và sự kiến tạo văn học có tính chất toàn cầu. D. Một vài vấn đề gợi ý mở rộng nghiên cứu: 1. Lịch sử văn học Việt Nam trong giao lưu với văn học nước ngoài? 2. Tác động của văn học thế giới đối với văn học Việt Nam hiện nay? Chương I : ĐẶC ĐIỂM CHÍNH CỦA VĂN HỌC CÁC THỜI ĐẠI (Hướng dẫn nội dung bài học) I. Văn học cổ đại: 1. Đặc điểm lịch sử liên quan tới văn học: là thời kì nhân loại còn ở trình độ rất thấp, cả về tổ chức cộng đồng, phương thức kiếm sống và trình độ tư duy. 2. Về văn học: § Các thể loại văn học phổ biến. § Tính nguyên hợp của một số thể loại thời kì nguyên thuỷ phản ánh trình độ tư duy của người xưa. § Tính thần thánh phản ánh thái độ sùng bái đối với tự nhiên § Thần thoại – một trong những loại hình nghệ thuật quan trọng của văn học cổ đại. 3. Văn học cổ đại Hi lạp – La Mã – thành tựu điển hình nhất của văn học cổ đại thế giới. § Ba bộ phận chính của văn học cổ đại Hi Lạp – La Mã. § Thần thoại Hi Lạp – La Mã. § Tính đầu nguồn của văn học cổ đại Hi Lạp – La Mã đối với sự phát triển của văn học châu Au. II. Văn học trung đại thế giới: 1. Những đặc điểm chung liên quan tới văn học: - Quan niệm thời gian của người trung đại. - Quan niệm vũ trụ. - Địa vị con người. 2. Đặc điểm phổ biến của văn học trung đại: a. Bộ phận văn học chính thống: - Tính qui phạm, công thức và xu hướng phi cá tính. - Khuynh hướng đề cao chức năng giáo huấn. b. Bộ phận văn học phi chính thống. 3. Gợi ý mở rộng nghiên cứu: Tìm đọc thêm về văn học trung đại Việt Nam để có thể so sánh sự tương đồng (hay khác biệt) giữa văn học trung đại VN và một vài nền văn học khác. Từ đó có thể rút ra những nét độc đáo, riêng biệt. Chương II . KHÁI QUÁT VĂN HỌC THỜI ĐẠI PHỤC HƯNG (Hướng dẫn nội dung bài học) A. Thời đại Phục hưng I. Nội dung khái niệm “phục hưng”: 1. Phục hồi những giá trị cổ đại. 2. Khám phá về con người. II. Đặc điểm thời đại Phục hưng: 1. Sự phát triển kinh tế thương mại và lối sống đô thị. 2. Thời đại của những sự khám phá kì diệu về vũ trụ và con người. 3. Thời đại của những sáng tạo mới, 4. Triết lí nhân văn và tinh thần thực tiễn. “Ở cấp độ thế giới quan, chủ nghĩa nhân văn là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, tình cảm, (sự) quí trọng các giá trị 1
  2. con người như trí tuệ, tình cảm, phẩm giá, sức mạnh, vẻ đẹp. Chủ nghĩa nhân văn không phái là một khái niệm đạo đức đơn thuần, mà còn bao hàm cả cách nhìn nhận, đánh giá con người về nhiều mặt (vị trí, vai trò, khả năng, bản chất…) trong các quan hệ với tự nhiên, xã hội và đồng loại”. B. Văn học phục hưng I. Những nội dung chính của văn học Phục hưng: 1. Ca ngợi những vẻ đẹp cuộc sống trần thế, 2. Phê phán những thế lực phản nhân văn. II. Một số gương mặt tiêu biểu của văn học Phục hưng: 1. Văn học Phục hưng Italy: Dante, Boccassio… 2. Văn học Phục hưng Tây Ban Nha: Cervantes… 3. Văn học Phục hưng Pháp: Ronsard, Rabelais… 4. Văn học Phục hưng Anh: Thomas Moore, William Shakespeare… III. Đỉnh cao của văn học thời đại Phục hưng – văn học Phục hưng Anh: 1. Bối cảnh nước Anh thời đại Phục hưng. 2. Sự thịnh hành của nghệ thuật sân khấu. 3. Vài nét về William Shakespeare – kịch tác gia vĩ đại của văn học Phục hưng. IV. Gợi ý nghiên cứu: Nắm vững sự khác biệt trong quan niệm về con người giữa hai thời đại Trung đại và Phục hưng và sự biểu hiện trong văn học. Chương III. KHÁI QUÁT VĂN HỌC CẬN – HIỆN ĐẠI TÂY ÂU (Hướng dẫn nội dung bài học) A. Lịch sử cận đại Tây Au I. Thời đại của những cuộc cách mạng xã hội và sự thắng thế của tư sản: 1. Khuynh hướng tư sản hoá, 2. Cách mạng tư sản Pháp và sự xác lập quyền lực mới. II. Thời đại của sự thống trị của tư duy duy lí (rationalism): 1. Một nền tri thức dựa trên sự hoài nghi. 2. Chủ nghĩa duy lí Descartes. B. Diễn biến của văn học cận – hiện đại Tây Âu I. Thế kỉ XVII - Thời đại cổ điển: 1. Bối cảnh lịch sử của thời đại cổ điển. 2. Những đặc điểm quan trọng của văn học cổ điển: - Một phong cách văn học đề cao lí trí và trách nhiệm xã hội. - Một phong cách văn học được qui chế hoá. - Nghệ thuật sân khấu – thể loại quan trọng hàng đầu của văn học cổ điển. Một số tác giả lớn: Boileau, La Fontaine, Corneille, Racine, Molìere… II. Thế kỉ XVIII - Thời đại Khai sáng: 1. Bối cảnh lịch sử của thời đại Khai sáng 2. Những đặc điểm quan trọng của văn học Khai sáng: - Gắn liền với hiện thực sôi động của thế kỉ, - Khuynh hướng tư tưởng: khẳng định khả năng lớn lao của con người. Vẻ đẹp con người hành động. - Đa dạng hoá thể loại văn học. Sự phát triển mạnh mẽ của thể loại tiểu thuyết. Các tác giả quan trọng: Diderot, Voltàire, Jean Jacques Rousseau (Pháp), Daniel Defoe, Jonathan Swift (Anh), Schiller, Goeth (Đức)… III. Thế kỉ XIX – Thời đại lãng mạn: 1. Sự khai sinh thời đại lãng mạn. 2. Đặc điểm cơ bản của thời đại lãng mạn: - Từ thời đại lí trí sang thời đại đề cao tình cảm, - Thời đại của tự do cá nhân, - Khuynh hướng nội dung, tư tưởng: phản ứng hiện thực sau cách mạng tư sản, hướng về miêu tả lí tưởng chủ quan cá nhân nghệ sĩ. Một số tác gia tiêu biểu: Walter Scott, Byron, John Keats, Shelley (Anh), Lamartine, A. Musset, A. Vigny, Chateaubriand, V. Hugo (Pháp)… IV. Thế kỉ XIX - Thời đại hiện thực 1. Cơ sở lịch sử của thời đại hiện thực 2. Văn học hiện thực – sự phản ánh chân thật đời sống với tinh thần phê phán. 3. Những chủ đề lớn của văn học hiện thực. 4. Biến thái của chủ nghĩa hiện thực cuối thế kỉ XIX – sự xuất hiện của chủ nghĩa tự nhiên. Một số tác giả tiêu biểu: Charles Dickens, Thackeray, ba chị em Bronte (Anh), Stendhal, Honoré de Balzac, Gustave Flaubert, Guy De Maupassant, Emile Zola (Pháp)… V. Thế kỉ XIX - Sự khởi đầu của chủ nghĩa hiện đại (modernism)- sự xuất hiện của chủ nghĩa tượng trưng, với các nhà thơ Charles Baudelaire, Arthur Rimbaud, Paul Verlaine, Stéphale Mallarmé (Pháp), Oscar Wilde (Anh) … Chương IV- KHÁI QUÁT VĂN HỌC ANH THẾ KỶ XIX (Hướng dẫn nội dung bài học) I. Thời đại 1. Là thế kỉ phồn thịnh của kinh tế tư bản chủ nghĩa, là “công xưởng của thế giới”. 2. Bên cạnh sự phồn thịnh của chủ nghĩa tư bản là tình trạng nhiều bất công của xã hội, đặc biệt là sự bần cùng 2
  3. của tầng lớp thợ thuyền. II. Tình hình văn học: Có hai trào lưu văn học chính: trào lưu lãng mạn và trào lưu hiện thực. 1. Trào lưu lãng mạn : Xuất hiện khá sớm với hai thế hệ tác giả: - Thế hệ thứ nhất, với những nhà thơ như William Wordsworth, Samuel coleridge… - Thế hệ thứ hai, như Walter Scott, George Gordon Byron, Shelley, John Keats… Tiểu thuyết lịch sử của Walter Scott (Aivanhoe)và thơ của Byron, Shelley… có ảnh hưởng nhiều đến các tác giả lãng mạn châu Âu thế kỉ XIX. George Gordon Byron (1788-1824) § Là một trong những gương mặt văn học hàng đầu của nước Anh. Đó là “nghệ sĩ lớn nhất và có tính cách Anh nhất. Ong vĩ đại và có tính chất Anh đến mức chỉ từ một mình ông thôi, chúng ta biết được nhiều sự thực về đất nước ông hơn những người kia cộng lại” (H. Taine, nhà phê bình văn học Pháp thế kỉ XIX). Byron là hình ảnh tiêu biểu của nhà thơ yêu tự do, ghét bất công, luôn tranh đấu vì lí tưởng đẹp đẽ của con người. § Byron sáng tác trên nhiều lĩnh vực: thơ, kịch, tiểu thyết bằng thơ… - Trường ca “Cuộc hành hương của Childe Harold” (1812-1817) là tập thơ trữ tình, viết dưới dạng nhật kí hành trình của nhân vật trữ tình Childe Harold. Thực chất, đó là hành trình trở về với nhân dân của nhà thơ. - Kịch thơ “Manfred” (1817) nêu lên một biểu tượng triết học về con người nổi loạn chống lại sự tầm thường, nhàm chán của đời sống. - Kịch thơ “Cain” (1821) nêu lên hình ảnh con người bất phục tùng, nhân danh con người để trăn trở về số phận, tương lai của con người. 2. Trào lưu hiện thực : chiếm ưu thế văn đàn Anh từ thập niên 30 trở đi. Các chủ đề thường gặp: đời sống của tầng lớp dưới, bi kịch thân phận của những con người bé nhỏ trong xã hội, những thói hợm hĩnh của giới trưởng giả thượng lưu… * Các tác giả tiêu biểu của trào lưu hiện thực: - Charles Dickens (1812-1870), với các tác phẩm nổi tiếng; + “Phác hoạ của Boz” (sketches by Boz,1833) + “Di thư của hội Pickwick” (The posthumous papers of the Pickwick club, 1837), + “Oliver Twist” (1838), + “Những cuộc phiêu lưu của Nicolas Nickleby” ( the adventures of Nicolas Nickleby, 1839), + “David Copperfield” (1850). - William Makepeace Thackeray với tiểu thuyết “Hội chợ phù hoa” (Vanity Fair). - Nhóm nhà văn nữ của gia đình Bronte: + Charlotte Bronte: “Jane Eyre”, “Shirley”. + Emily Bronte: “Trên cao gió lộng” (Wuthering heights). + Anne Bronte: “Agnes Grey”, “Người tá điền của lâu đài Wildfell” (the tenant of Wildfell hall). * Điểm chung của các nhà văn hiện thực Anh: . Phản ánh hiện thực gắn liền với văn phong hài hước theo truyền thống Anh, . Sự phê phán đi đôi với mong muốn thực hành điều thiện trong xã hội, . Phổ biến lối kết thúc có hậu (happy-end). Chương VI. KHÁI QUÁT VĂN HỌC CẬN – HIỆN ĐẠI TÂY ÂU (hướng dẫn nội dung bài học) A. Thời đại Khuynh hướng tư sản là nội dung của lịch sử cận – hiện đại, bao gồm ba thế kỉ (17, 18, 19), với các màu sắc và mức độ khác nhau. - Thế kỉ XVII: tính cân bằng xã hội, - Thế kỉ XVIII: tư sản đấu tranh giành quyền thống trị, - Thế kỉ XIX: Khẳng định quyền lực tư sản. Sự nảy sinh những mặt trái cực đoan. B. Văn học Tây Âu thế kỉ XIX I. Thế kỉ XIX là thế kỉ văn học quan trọng 1. Tính phong phú, đa dạng, 2. Tính bước ngoặt, 3. Tính hoàn thiện của các phong cách văn học. II. Hai trào lưu văn học chính 1. Trào lưu văn học lãng mạn: § Bắt đầu từ Đức, Anh, Pháp và lan rộng ra các quốc gia châu Âu. § Nét chung của trào lưu lãng mạn: phản ứng với hiện thực tư sản, hướng vào miêu tả ước muốn chủ quan của nghệ sĩ, phát huy tối đa tưởng tượng, sự dâng trào chất trữ tình…. § Các tác giả tiêu biểu: Byron, John Keats, Shelley… (Anh), Chateaubriand, Lamartine, Musset, Victor Hugo... (Pháp). * George Gordon Byron và hình ảnh con người nổi loạn: - Là nhà văn hàng đầu của văn học lãng mạn Anh thế kỉ XIX. Sáng tác có ảnh hưởng nhiều đến thế hệ các nhà văn lãng mạn Anh và châu Âu. - Một số sáng tác tiêu biểu: + “Cuộc hành hương của Childe Harold” và sự trở về với nhân dân. + Một số vở kịch (“Manfred”, “Cain”…) với thái độ nổi loạn chống trật tự xã hội. 2. Trào lưu văn học hiện thực: § Phản ứng hiện thực theo tinh thần tái hiện bức tranh của đời sống khách quan, phân tích, mổ xẻ nó với tinh thần phê phán. Các đề tài thường gặp: cuộc sống của những người bình thường trong xã hội, bi kịch thân phận con người, sự tha hoá nhân cách con người trong hoàn cảnh xã hội đồng tiền… 3
  4. § Các tác giả tiêu biểu: Charles Dickens, Thackeray, chị em Bronte…(hiện thực Anh), Stendhal, Honoré de Balzac, Gustave Flaubert…(Pháp). * Honoré de Balzac – Bậc thầy của văn học hiện thực Pháp và thế giới: - H. Balzac - Đứa con hư của giai cấp tư sản, - Bộ tiểu thuyết “Tấn trò đời” - Bức tranh hiện thực xã hội Pháp nửa đầu thế kỉ XIX, - Chủ đề tha hoá – một trong những chủ đề quan trọng trong sáng tác của Balzac và văn học hiện thực. Thơ Thơ là một hình thức nghệ thuật dùng từ, dùng chữ trong ngôn ngữ làm chất liệu, và sự chọn lọc từ cũng như tổ hợp của chúng được sắp xếp dưới một hình thức lôgíc nhất định tạo nên hình ảnh hay gợi cảm âm thanh có tính thẩm mỹ cho người đọc, người nghe. Từ thơ thường được đi kèm với từ câu để chỉ một câu thơ, hay với từ bài để chỉ một bài thơ. Một câu thơ là một hình thức câu cô đọng, truyền đạt một hoặc nhiều hình ảnh, có ý nghĩa cho người đọc, và hoàn chỉnh trong cấu trúc ngữ pháp. Một câu thơ có thể đứng nguyên một mình. Một bài thơ là tổ hợp của các câu thơ. Tính cô đọng trong số lượng từ, tính tượng hình và dư âm thanh nhạc trong thơ biến nó thành một hình thức nghệ thuật độc đáo, tách biệt hẳn khỏi các hình thức nghệ thuật khác. Thơ có một lịch sử lâu dài. Định nghĩa sớm nhất ở châu Âu về thơ có thể bắt đầu từ nhà triết học người Hy-Lạp Aristotle (384-322) BC. Ở Việt Nam, thơ có thể bắt nguồn từ tục ngữ, ca dao mà ra. Những câu có vần điệu, dễ nhớ như Sấm bên đông, động bên tây vốn là những kinh nghiệm được đúc kết thông qua sự từng trải, sự quan sát các hiện tượng thiên nhiên, mà đúc kết lại, truyền từ đời nọ sang đời kia, giống như một thứ mật mã trong ngôn ngữ để truyền thông tin vậy. Những đúc kết bao gồm đủ mọi mặt trong cuộc sống, sau này khi được biến thành những câu ca dao, câu vè, chúng trở thành một hình thức văn nghệ, giải trí. Thông qua giao lưu giữa các nền văn hóa, các thể loại thơ được tăng dần. Từ những cấu trúc đơn giản đến những cấu trúc phức tạp. Những xu hướng gần đây cho thấy, cấu trúc không còn là một yếu tố quan trọng trong thơ. Trong các thể loại thơ ở Việt Nam ta có thể kể đến vài loại như lục bát, song thất lục bát, các thể loại thơ Đường như thất ngôn bát cú, thất ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn bát cú rồi đến các loại thơ mới và thơ tự do. Ngoại trừ thơ tự do, một hình thức hầu như không có một cấu trúc rõ rệt, các loại thơ khác hầu như đều có một cấu trúc nhất định. Chặt chẽ nhất có thể là các loại thơ 'Đường, trong đó cấu trúc về nội dung, luật về số chữ trong câu, số câu trong bài, về cách gieo vần quyết định thể loại của bài thơ. Sự khắt khe trong cấu trúc làm cho thơ Đường trở nên gần như một hình loại văn học chỉ dành riêng cho các tầng lớp trung lưu trở lên, là những người có giáo dục đường hoàng. Chính vì sự khắt khe này, thơ Đường hiện nay dần dần bị phai nhạt và hầu như không còn ai để ý đến nữa. Hiện nay, thơ trở thành một hình thức nghệ thuật hầu như ai cũng biết đến. Không ai đã từng thông qua một quá trình giáo dục mà không biết một vài câu thơ. Thơ còn trở nên một hình thức để bày tỏ tâm tư và chứa đựng tính sáng tạo của con người. Có thể nói, sự tồn tại của thơ đi song song với sự tồn tại của ngôn ngữ. Còn ngôn ngữ tức là còn thơ. Một cách hiểu về thơ Thơ, thơ ca hay thi ca, là một khái niệm chỉ các loại sáng tác văn học có vần điệu, có đặc điểm ngắn gọn, súc tích, nhiều ý cô đọng. Một bài văn cũng có thể là một bài thơ nếu sự chọn lọc các từ trong đó xúc tích và gây cảm xúc cho người đọc một cách nhanh chóng. Bên cạnh đó, một bài thơ thường còn mang tính vần giữa câu nọ với câu kia và tổ hợp của các câu gây ra âm hưởng nhạc tính trong bài. Thơ thường dùng như một hình thức biểu tả cảm xúc trữ tình, hoặc tình cảm xúc động trước một hiện tượng xảy ra trong cuộc sống, như khi người ta đứng trước một phong cảnh ngoạn mục, hoặc đứng trước một thảm cảnh. Sự tương tác giữa tình cảm con người và hoàn cảnh tạo nên những cảm nghĩ mà người ta muốn bày tỏ với một phong độ chắt lọc, tinh khiết, không rườm rà, song có mức thông tin cao, đột phát, nhưng cô đọng và chiết khúc. Muốn làm được như vậy, người làm thơ phải có một con mắt quan sát chi tiết, tổng quát hóa, và nhanh chóng liên tưởng giữa những hình ảnh quan sát được với những gì vốn có trước đây. Tính nhạc trong thơ là một hình thức làm cho bài thơ dễ được cảm nhận bởi người nghe hay người đọc và sức cảm nhận nhanh chóng này tương tự như hiệu ứng của việc xem phim và nghe âm nhạc trong phim hòa quyện với nhau cùng một lúc. Câu chữ trong thơ văn, hay trong ngôn ngữ, giúp con người tái tạo lại hình ảnh mà nó miêu tả, song âm thanh và vần điệu của các từ lại gây cảm xúc về âm nhạc. Sự kết nối khéo léo giữa hai tính chất này của ngôn ngữ thúc đẩy sự tìm tòi các từ có âm thanh hay, xác thực với tình cảm người viết muốn truyền, đồng thời tìm tòi những từ mới. Tính âm nhạc còn thể hiện trong việc sử dụng các từ diễn tả âm thanh như "rì rào", "vi vút", "ầm ầm", "lanh canh", v.v... Chính vì tính chất này, việc làm thơ nhiều khi tương tự như việc làm toán, hoặc việc bài binh bố trận trong quân sự, mà bài toán hay kẻ thù phải chinh phục chính là cảm xúc của họ, và câu chữ hoặc từ là phép toán hay lực lượng quân đội mà họ có, và người làm thơ phải nhanh chóng tìm ra phương pháp biểu tả tình cảm của mình dưới một hình thức cô đọng, hợp lý, với một số lượng từ rất nhỏ. Để lùng tìm những câu, chữ, từ, nghĩa nhanh chóng, người làm thơ thường phải kinh qua một quá trình luyện tập lâu dài, bằng cách đọc sách, học cách biểu tả tình cảm của mình bằng những câu chữ ngắn gọn, đồng thời có cảm quan nhạy bén với ngữ nghĩa của từ được dùng. Thơ còn đòi hỏi tính phân tích các từ nghép và cô đọng từ. Chính vì thế, nhiều khi do làm thơ, người làm thơ dễ rơi vào tình trạng liên tưởng giữa từ của nghĩa này sang từ của nghĩa khác. Khi được dùng trong thơ, người ta còn gọi là sự "chơi chữ". Tính hội họa trong thơ, hay còn gọi là tính tạo hình, là một tính chất cơ bản. Người làm thơ, trước khi viết thơ, thường rơi vào tình trạng mà người ta gọi là "cảm hứng". Trong tình trạng này, các hình ảnh thu được trong trí nhớ, có thể bao gồm cả các khung cảnh ở bên ngoài quan sát được, liên kết với nhau, tạo nên một thế giới nhỏ bé. Hình ảnh có thể rõ đến mức người ta gần như cảm thấy có thể động vào những vật thể, ngửi thấy mùi vị, thấy sự chuyển động của vật thể, thấy màu sắc v.v. Người làm thơ sẽ sống trong thế giới ấy trong khi họ đang nghĩ về bài thơ, họ sẽ đi lại, vào các góc của thế giới của mình, nhìn rõ hơn các vật cảnh, liên kết thêm những màu sắc, những chuyển động, những dãy liên tiếp của các sự kiện xảy ra, hay nói cách khác, họ xa rời cái thế giới mà họ đang sống. Chính vì hiện tượng này, người ta có câu nói đùa, chỉ các nhà thơ là thơ thẩn, nằm mơ hay mơ mộng như người ở trên cung trăng. Đây là một hiện trạng có thật. Sự hưng phấn do được sống trong thế giới riêng của mình, được xắp đặt nó theo ý riêng của mình, được thêm thắt, chắt lọc, được cho các vật chuyển động, xoay quanh các vật, chiêm ngưỡng chúng, cảm giác chúng v.v. gây nên sự ham mê, thôi thúc người làm thơ tiếp tục sống và diễn tả lại chúng bằng từ ngữ. Không những quan sát và diễn 4
  5. tả không thôi, họ còn phải nâng sự quan sát của họ lên đến một mức độ nhạy bén, hoa mỹ, không tầm thường - đây chính là sự khác biệt giữa thơ và truyện hay với các loại hình nghệ thuật khác. Một số cách dùng từ để thể hiện: Quan Cách diễn tả thường thấy Cách diễn tả có tính thơ hơn sát thì thầm, lõm bõm, quất mặt, vắt nước, bạc trời đất, xiên ngang mưa ảm đạm, xối xả, rầu rĩ trời lãng đãng, nham nhở, đặc sệt, nhỏ giọt, thở khói đen, bám rễ, buồn thảm, rầu, ơi là buồn, héo hắt, tênh đeo trên ngực nở, thắm, thơm lừng, thơm ngát, chúm chím, nứt ra, ngóc đầu, nhảy múa, hát vị ngọt, phanh lồng hoa thơm nồng ngực tỏa hương Việc chọn lọc từ tạo nên hình ảnh thường được thấy rất nhiều trong các bài thơ. Có những hình ảnh đẹp, mềm mại, hài hòa, thơ mộng. Có những hình ảnh khắc khổ, vuông thành sắc cạnh, song cũng có những hình ảnh đồ xộ, đôi khi gớm ghiếc. Mỗi một hình ảnh đều nhằm tái tạo lại thị giác, cảm quan của người làm thơ lúc họ viết. Một trong những ví dụ về hình ảnh có thể tìm thấy trong tập Truyện Kiều của Nguyễn Du:[1] Cỏ non xanh tận chân trời Cành lê trắng điểm một vài bông hoa Do ảnh hưởng của quan niệm hội họa dưới thời người làm thơ còn sống, Nguyễn Du thường sử dụng phong thái thủy mặc trong thơ của mình. Phong cảnh đơn sơ, chấm điểm, phác thảo và nhẹ nhàng, nhưng không kém sức quyến rũ. Một câu khác của Bà Huyện Thanh Quan: Lom khom dưới núi tiều vài chú Lác đác bên sông chợ mấy nhà Hay Nguyễn Khuyến: Ao thu lạnh lẽo nước trong veo Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo Sóng biếc theo làn hơi gợn tí Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo. Hay gần đây hơn của nhà thơ Trần Đăng Khoa trong bài Nghe thầy đọc thơ: Em nghe thầy đọc bao ngày Tiếng thơ đỏ nắng, xanh cây quanh nhà Mái chèo nghiêng mặt sông xa Bâng khuâng nghe vọng tiếng bà năm xưa Không chỉ là những hình ảnh đẹp, tĩnh tại, hình ảnh trong thơ còn động đậy, hoạt bát. Người đọc thơ vừa hình tượng được vật thể, vừa thấy màu sắc, vừa thấy sự chuyển động của chúng. Chính vì lý do này, nhiều khi các vật được miêu tả trong thơ được nhà thơ cho thêm tính "hoạt họa" của nó, hay còn gọi là "nhân cách hóa". Dùng động từ cho những vật tưởng là vô tri, vô giác cũng giống như việc thổi sức sống vào trong vật thể, làm nó sống động trong đầu người đọc thơ. Chẳng hạn Trần Đăng Khoa đã viết trong bài Mặt bão: Bão đến ầm ầm Như đoàn tàu hỏa Bão đi thong thả Như con bò gầy Hay trong bài "Góc Hà Nội" Nắng tháng tư xỏa mặt Che vội vàng nỗi nhớ đã ra hoa. .. Thành phố ngủ trong rầm rì tiếng gió Nhà ai quên khép cửa Giấc ngủ thôi miên cả bến tàu[2] Đương nhiên khi đọc những câu thơ trên, chúng ta còn thấy tính ẩn dụ, so sánh hình ảnh. Tính tương đương của hình ảnh làm cho người đọc dễ liên tưởng hơn, đặc biệt khi để miêu tả một trạng thái với nhiều chi tiết mà tính chắt lọc của thơ không cho phép người ta được rườm rà. Ví von, ẩn dụ còn gây hiệu ứng về các trạng thái tình cảm, chẳng hạn như người ta cảm thấy những vật vô tri, vô giác, hay những hoàn cảnh tự nhiên bỗng trở nên đáng yêu hơn, ngộ nghĩnh hơn, đáng ghét hơn, hay đáng sợ hãi hơn v.v. Những hình ảnh ví von ngộ nghĩnh thường thấy trong các bài thơ của thiếu nhi làm, chẳng hạn mấy câu thơ Khoa làm lúc 9 tuổi trong bài Buổi sáng nhà em: Ông trời nổi lửa đằng đông Bà sân vấn chiếc khăn hồng đẹp thay .. Chị tre chải tóc bên ao Nàng mây áo trắng ghé vào soi gương Bác nồi đồng hát bùng boong Bà chổi loẹt quẹt lom khom trong nhà Song nó cũng xuất hiện trong những bài của những nhà thơ lớn tuổi. Ví dụ Nguyễn Mỹ trong bài Con đường ấy[3]: Nắng bay từng giọt - nắng ngân vang Ở trong nắng có một ngàn cái chuông Hoặc Hàn Mặc Tử trong bài Một Nửa Trăng: Hôm nay chỉ có nửa trăng thôi Một nửa trăng ai cắn vỡ rồi Đặc biệt tính ví von trong thơ Hồ Xuân Hương gây nhiều trạng thái tình cảm nửa hư, nửa thực, gần như trêu chọc người đọc, như trong bài Đánh Cờ: 5
  6. Quân thiếp trắng, quân chàng đen, Hai quân ấy chơi nhau đà đã lửa. Thọat mới vào chàng liền nhảy ngựa, Thiếp vội vàng vén phứa tịnh lên. Hai xe hà, chàng gác hai bên, Thiếp thấy bí, thiếp liền ghểnh sĩ. Hay trong bài Ốc nhồi (thơ Hồ Xuân Hương): Bác mẹ sinh ra phận ốc nhồi, Đêm ngày lăn lóc đám cỏ hôi. Quân tử có thương thì bóc yếm, Xin đừng ngó ngoáy lỗ trôn tôi. Nếu hình ảnh trong đầu của nhà thơ không sống động, thì người đọc thơ cũng không có cảm quan sống động của bài thơ. Sự tương tác giữa họa, nhạc trong thơ có thể gần như tương tự với sự đóng góp của họa sĩ, nhạc sĩ, hay nói cách khác, sự dàn dựng một bộ phim, và họa sĩ, nhạc công, đạo diễn phim v.v. tất cả đều chỉ bởi nhà thơ với ngòi bút và những từ ngữ trong một hệ thống ngôn ngữ mà ra. Cách sử dụng dùng hình ảnh động đậy bằng việc cho thêm các động từ cũng thường được thấy trong các bài thơ Đường, đặc biệt là trong các vế đòi hỏi tính đối lập. Chẳng hạn Hồ Xuân Hương trong bài Lên chơi đông sơn tự: Đông Sơn cảnh chiếm một hồ riêng, Uyên báu bay về, khói pháp chen, Đá núi điểm đầu, mưa phất xuống, Ngàn hoa nở rộ, gió tung lên, Đế Bà hương hỏa thơm bên xóm, Trịnh Chúa xe qua vết cũ còn, Cứu độ bè từ qua bể khổ, Chim âu ngủ đứng bến ngư thôn. Một điểm khá quan trọng trong phim ảnh, nhạc, thơ hoặc bất cứ một hình thức nghệ thuật nào là tính lôgic của các sự kiện. Sự phát triển của các hình ảnh từ nhỏ đến lớn, từ trầm đến thanh, từ mịn màng đến gồ ghề v.v. phải luôn luôn được cân nhắc. Người đọc thơ bị lôi cuốn một phần cũng vì tính lôgic của nó. Rất nhiều bài thơ, ngay cả của những thi sĩ nổi tiếng, do sắp xếp các hình ảnh trong thơ thiếu tính lôgic mà bài thơ của họ không được mấy người để ý. Những hình ảnh đẹp họ gợi lên, hay những tương tác giữa các nhân vật trong thơ, cũng như tiến trình dẫn đến cao trào không có một sự phát triển lôgic nhất định, gây cảm giác bấp bênh, lõm bõm, và rời rạc cho người đọc. Nhạc trong thơ, hay sự tiến trình của cao trào cũng như thuôi trào trong thơ, cũng tương tự như tiến trình của âm nhạc, đòi hỏi phải theo cung, theo nhịp và theo sự tiến triển của thời gian. Trong hội họa tiến trình này còn được hiểu như tiến trình của các gam màu, đồng dạng hoặc đối lập. Thơ không phải là một tổ hợp của các hình ảnh lộn xộn, song là một chuỗi các hình ảnh được gắn lại với nhau theo một quá trình sắp đặt hợp lý, không kể tính thuận nghịch. Chính vì đặc tính này, người làm thơ, hay các nhà thơ, còn có thể được gọi là các "nghệ sĩ". Họ không chỉ là người biết nhiều từ vựng, biết mường tượng phong cảnh giỏi, song họ là người biết sắp xếp các sự kiện hợp lý, và các bài thơ của họ tái tạo lại tình cảm, tái tạo lại sự kiện trong đầu người đọc nhanh tróng và gắn bó, như sự phát triển tình cảm của họ khi họ viết một bài thơ. Nắm bắt được sự phát triển tình cảm của mình, gây dựng được cao trào đòi hỏi nhà thơ gần như có thêm một bản sao của chính mình. Họ phải quan sát cảm quan và sự tiến triển tình cảm của chính bản thân, ghi nhớ chúng và viết lại. Cảm quan của nhà thơ, sự hội tụ của các sự kiện bên ngoài, tính triết lý v.v. đều ảnh hưởng bởi ngoại cảnh và môi trường xã hội. Không một nhà thơ nào không bị ảnh hưởng của điều kiện chính trị, lịch sử, phong cách suy nghĩ của thời đại khi họ còn sống. Tứ thơ, hay ý tứ của bài thơ, là tình cảm, hình ảnh chủ đạo mà bài thơ muốn truyền đạt. Phong cách là cách chọn từ, cách diễn đạt ý tưởng của mình, chẳng hạn: ngộ nghĩnh, đơn sơ, mộc mạc, đơn giản, thanh thoát, gồ ghề, góc cạnh, mỉa mai, châm biếm, hoặc là cao thượng, đầy tính triết lý v.v. Cấu tứ của bài thơ là cấu trúc và ý tưởng gộp lại. Cách sắp xếp các câu thơ, sự sắp xếp của bài thơ, luật sử dụng trong bài thơ, vần điệu và tính nhạc đều là một phần của cấu tứ. Để có một cấu tứ tốt, người làm thơ thường phải nâng tầm mắt mình cao hơn tình cảm của mình, bao quát toàn bộ bài thơ, làm chủ chính tác phẩm của mình. Một điểm nữa khá quan trọng, song lại có thể là lỗ hổng lớn nhất trong tất cả các bài bàn luận về thơ là dư âm. Dư âm là cảm quan người đọc có được sau khi đọc một cụm từ, một câu thơ, một đoạn thơ, hay một bài thơ. Tuy nguồn gốc của dư âm là ở bản thân cấu kết của các từ, cách sử dụng từ, của âm thanh và hình ảnh do các từ tạo ra, song kết quả của dư âm còn do ảnh hưởng của tâm trạng người đọc, cảm quan của người đọc, hay nói cách khác, khả năng cảm nhận của người đọc. Sở dĩ dư âm là một lỗ hổng lớn là vì tính khó bao trùm được của bất cứ một bàn luận nào về khía cạnh này. Có thể nói dư âm là kết xuất của cảm quan của người viết thơ cộng với cảm quan của người đọc thơ. Tạo được dư âm như mình mong muốn là cái thần của người làm thơ. Nó cũng tương tự như cảm quan của người nghe âm nhạc, sau khi nghe một đoạn nhạc. Tính mỹ thuật và âm hưởng của bài thơ, của đoạn nhạc là cái làm cho người ta nhớ và mến trọng. Có lẽ vì thế mà nhiều nhà thơ dùng ngoại cảnh để nói nội tình hơn là phân tích tình cảm nội tâm, tức là đi gián tiếp hay hơn là đi trực tiếp, hay lấy cái chung để nói cái riêng tư hay hơn là lấy cái riêng tư để nói cái riêng tư. Dư âm còn có thể là cái hương vị của bài thơ, từ đó người đọc cảm nhận được phong thái, cái hay cái đẹp trong tâm tư của nhà thơ. Nếu tôi nói hoa thơm thì người đọc chưa chắc đã cảm thấy hoa thơm, nhưng nếu tôi nói thoảng đưa trong không gian thì người đọc thấy cái gì nhè nhẹ, hình dung được cái hương bay. Hay nói cách khác, người làm thơ không diễn tả những gì hiển hiện trước mặt, không nói những gì hiển nhiên vốn có, bằng ngôn ngữ cửa miệng, đầu lưỡi, tức là thứ ngôn ngữ vẫn dùng thường ngày, song dùng một cách khác, gián tiếp chỉ đến điều mình muốn nói. Một trong những ví dụ là cách dùng hình ảnh cái bàn với những cái ghế trống rỗng trong vở nhạc kịch "Những người khốn khổ", phỏng theo tiểu thuyết cùng tên của Victor Hugo. There's a grief that can't be spoken. There's a pain goes on and on. Empty chairs at empty tables 6
  7. Now my friends are dead and gone. ... Phantom faces at the window. Phantom shadows on the floor. Empty chairs at empty tables Where my friends will meet no more. Tạm dịch: Có những nỗi thương tiếc không bật được thành lời. Có những nỗi đau lê gót chẳng dừng. Những cái ghế vắng vẻ bên những cái bàn trống không Những người bạn của tôi giờ đã chết và không còn nữa. ... Ảo ảnh của những gương mặt ngoài cửa sổ. Những bóng ma trên sàn nhà. Những cái ghế vắng vẻ bên những cái bàn trống không Nơi những người bạn của tôi không còn gặp nhau được nữa. Nếu cộng những câu trên với bản nhạc hát chúng thành bài hát thì dư âm là những giọt nước mắt trào ra. Như vậy việc dùng hình ảnh gián tiếp để nói cái nỗi đau ở trong lòng có tác động mạnh hơn, có sức truyền cảm lớn hơn, hơn là chỉ đơn giản nói "những người bạn của tôi chết cả rồi". Làm thơ là một việc khó và không phải ai cũng có thể làm được. Nhiều khi người ta cho rằng khả năng làm thơ là một thiên phú, trời cho và thường gây cảm xúc thán phục nếu ai đó có khả năng "xuất khẩu thành thơ". Đương nhiên khi làm thơ, người làm thơ phải có hiểu biết và một trí tuệ nhất định, song kể cả khi dùng trí tuệ thì trí tuệ của người làm thơ cũng bị cảm xúc của tình cảm chủ quan chi phối. Thơ là thể loại văn học lấy cảm xúc, lấy trí tuệ xúc tích được diễn đạt theo hình thức có vần điệu hoặc tự do (không vần điệu). Trong việc sáng tác các thể loại văn học thì nhà thơ là người cần thiên phú nhất, cho nên ít khi do học mà làm được thơ hay, dù nếu đã làm được thơ hay và cũng được học thì vẫn tốt hơn. Thơ tồn tại như một loại thể văn học, còn "chất Thơ" hay "chất Thi ca" thì tồn tại ở nhiều loại hình, loại thể văn nghệ và trong thiên nhiên nói chung. Ví dụ một phong cảnh đẹp, một không khí môi trường gợi cảm xúc thi ca - như mùa thu vàng, chiều đông tuyết nhẹ rơi lãng đãng, khi tiễn hay đón gặp lại người thân sau nhiều năm xa vắng... làm cho tâm hồn tràn lên cảm xúc trữ tình, khiến ta như muốn ca lên, hát lên để biểu lộ một cái gì đó dạt dào hay xao xuyến. Nói tóm lại thi ca là tất cả những gì thuộc tình cảm và lý trí chịu sự chi phối của cảm xúc rung động đa dạng của con người. Khi nào bạn còn những rung động đó, nghĩa là tâm hồn bạn còn chất thi ca, còn khiến bạn sống có ý nghĩa hơn trên cõi đời này. Thơ, ngoài đặc điểm đó, lại là một nghệ thuật tuân theo các tính chất riêng của thể loại này - trong đó yếu tố trời cho làm thơ là số một. Những tính chất riêng của thể loại thơ là một vấn đề lớn, mà muốn hiểu nó chúng ta cần tham khảo từ nhiều nguồn như các giáo trình văn học, cũng như các nguồn khác. Phân tích Âm Bài chi tiết: Tiếng Việt Âm (sound) do sự nhóm họp của một hoặc nhiều nguyên âm tạo nên. Những âm gần giống nhau, không kể các phụ âm đứng trước hay đứng sau hay sự tác động của các dấu gây sự trầm bổng của âm, tạo nên vần trong thơ. Chẳng hạn, âm đơn: à, ca, cha, đá, lá, ta âm kép: biên, chiêm, chuyên, xuyên Bảng phân các loại âm sau đây được trích từ Hệ thống thanh trong tiếng Việt (Việt Nam Văn Học Sử Yếu, Dương Quảng Hàm): Loại Dấu chỉ Tên các thanh Chua thêm thanh thanh phù bình thanh không có dấu Bằng trầm thượng dấu huyền thanh phù thương thanh ngã (~) trầm thương hỏi (?) thanh sắc (') phù khứ thanh nặng (.) Trắc trầm khứ thanh riêng cho các tiếng phù nhập thanh sắc (') đằng sau có phụ trầm nhập thanh nặng (.) âm ch, p, và t Nếu lựa từ sao cho có âm và thanh tương hợp thì khi đọc lên sẽ nghe êm tai, ta gọi lời văn có vần. Hai tiếng vần với nhau khi có âm tương tự và có cùng thanh (hoặc là cùng bình thanh hoặc là cùng trắc thanh). Trong thơ, vấn đề hợp vần là điều cốt yếu. Sự phối trí âm thanh nhịp điệu là yếu tố cơ bản của thơ. Vần 7
  8. Vần (rhyme) là những chữ có cách phát âm giống nhau, hoặc gần giống nhau, được dùng để tạo âm điệu trong thơ. Đây là một quy luật để nối các câu trong bài thơ với nhau. Thường vần được dùng để nối câu gieo vào chữ cuối cùng của câu thơ. Có hai loại vần: vần bình: những chữ không dấu hoặc dấu huyền — ba, bà vần trắc: những chữ có dấu hỏi, ngã, sắc, nặng — bả, bã, bá, bạ Chữ "đấy", "cấy" cùng phát ra một âm "ây" song đều thuộc trắc thanh. Những tiếng "dâu", "màu", "sầu" có âm "âu" và "au" và thuộc bình thanh. Vần thể còn được quan niệm là vần giàu hay nghèo: Vần giàu (hay còn gọi là Vần Chính): những chữ có cùng âm và thanh o Thanh bằng: Phương, sương, cường, trường o Thanh trắc: Thánh, cảnh, lãnh, ánh Vần nghèo (hay còn gọi là Vần Thông): đồng thanh nhưng với âm tương tự o Thanh bằng: Minh, khanh, huỳnh, hoành o Thanh trắc: Mến, lẽn, quyện, hển Ví dụ hai câu dùng Vần Chính: Lầu Tần chiều nhạt vẻ thu Gối loan tuyết đóng, chăn cù giá đông Cưỡng vận Khi hai vần là Vần Thôngvới nhau mà thôi. Người lên ngựa kẻ chia bào Rừng phong thu đã nhuộm màu quan san Lạc vận Khi hai vần không thuộc Vần Chính hay Vần Thông. Người về chiếc bóng năm canh Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi Trong thơ Việt, có hai cách gieo vần Gieo vần ở giữa câu (Yêu Vận hay "vần lưng"): Chữ cuối của câu trên vần với một chữ nằm bên trong câu dưới như trong thể thơ lục bát, chữ cuối câu có sáu chữ vần với chữ thứ sáu của câu tám chữ sau đó. Chẳng hạn Nguyễn Du truyện Kiều (1(6)-2(6)) (2(8)-3(6)) (3(8)-4(6)) (4(8)-..): Người về chiếc bóng năm canh Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi Vầng trăng ai xẻ làm đôi? Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường Gieo vần ở cuối câu (Cước Vận hay "vần chân"): Các chữ ở cuối câu vần với nhau. Vần tiếp các cặp trắc bằng xen kẽ tiếp nhau. Chẳng hạn Xuân Diệu trong Tương Tư Chiều(2,3) (4,5) (6,7): 1. Bữa nay lạnh mặt trời đi ngủ sớm, 2. Anh nhớ em, em hỡi! Anh nhớ em. 3. Không gì buồn bằng những buổi chiều êm, 4. Mà ánh sáng đều hòa cùng bóng tối. 5. Gió lướt thướt kéo mình qua cỏ rối; 6. Vài miếng đêm u uất lẩn trong cành; 7. Mây theo chim về dãy núi xa xanh 8. Từng đoàn lớp nhịp nhàng và lặng lẽ. 9. Không gian xám tưởng sắp tan thành lệ. Vần chéo Trong thi đoạn bốn câu, chữ cuối câu thứ nhất vần với câu thứ ba và chữ cuối câu thứ hai vần với câu thứ tư. Chẳng hạn Anh Thơ trong bài Tiếng chim tu hú(1,3) (2,4): 1. Nắng hè đỏ hoa gạo 2. Nước sông Thương trôi nhanh 3. Trên đường đê bước rảo 4. Gió nam giỡn lá cành Nhiều khi chỉ cần chữ cuối câu thứ hai vần với câu thứ tư mà thôi. Chẳng hạn Quang Dũng trong bài Đôi bờ(2,4): 1. Xa quá rồi em người mỗi ngả 2. Bên này đất nước nhớ thương nhau 3. Em đi áo mỏng buông hờn tủi 4. Dòng lệ thơ ngây có dạt dào? Vần ôm 8
  9. Trong thi đoạn bốn câu, chữ cuối câu thứ nhất vần với câu thứ tư và chữ cuối câu hai vần với câu thứ ba. Vần trắc ôm vần bằng, hay ngược lại. Chẳng hạn Nguyên Sa trong Áo lụa Hà Đông(1,4) (2,3): 1. Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát 2. Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông 3. Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng 4. Thơ của anh vẫn còn nguyên lụa trắng Vần ba tiếng Trong thi đoạn bốn câu, chữ cuối câu một, câu hai và câu thứ tư vần với nhau. Câu ba khác vần. Chẳng hạn Thâm Tâm trong Tống Biệt Hành(1,2,3). 1. Đưa người ta không đưa qua sông 2. Sao có tiếng sóng ở trong lòng? 3. Bóng chiều không thắm không vàng vọt 4. Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong? Cách gieo vần dùng chữ cuối cùng của câu cũng xuất hiện trong các bài thơ của châu Âu, chẳng hạn như hai câu trích trong bài On His Being Arrived to the Age of Twenty-three của nhà thơ người Anh John Milton (tiếng Anh): That I to manhood am arrived so near, And inward ripeness doth much less appear, Hay tạm dịch là: Tuổi thành xuân đến quá nhanh Đã nào một chút trưởng thành trong tôi Ở đây âm "ia" (của near và appear) được dùng để làm vần nối hai câu thơ. Điệu Điệu (rhythm), hay còn gọi là nhạc điệu, tạo nên do âm thanh của từ được chọn và nhịp điệu ngắt câu. Nhạc trong thơ được tạo nên bởi ba yếu tố: vần, tiết tấu và từ. Thơ lục bát, ca dao là một thể loại giàu nhạc tính. Âm hưởng của vần: (a)- Vần bằng thường gây cảm giác nhẹ nhàng, mềm mại. Gió mơn man sợi nắng mành Sương còn đu ngọn lá xanh miệt mài Dương gian hé rạng hình hài Trời se sẽ lạnh, đất ngai ngái mùi (b) - Vần trắc thường gây cảm giác mạnh mẽ, động đậy, tỉnh thức. Gió mơn man sợi nắng mành Sương còn đu ngọn lá xanh miệt mài Dương gian hé rạng hình hài Trời se sẽ lạnh, đất ngai ngái mùi Tiết tấu của câu: Tiết tấu là nói đến cái nhịp, cái điệu của câu thơ. dựa vào chỗ ngắt đoạn, tức chỗ chia câu thành từng vế, mỗi vế có nghĩa trọn vẹn. Đó là nhịp dài (--), khi ngâm người ta ngừng lại ngân nga lâu một chút. Ngoài ra, trong mỗi vế, khi ngâm tùy theo hứng, người ta cũng có thể ngừng lại ngân nga ngắn hơn ở những chỗ vế chia thành từng bộ phận, đó là nhịp ngắn (-). Dương gian (-) hé rạng (-) hình hài (--) Trời (-) se sẽ lạnh (-), đất ngai (--) ngái mùi(--) Nhịp trong thơ: tạo nên do sự phân định của câu và của từ, tương tự khi viết cho dấu phẩy, khi đọc ngưng hơi. Nhịp (4/4) - (2/2/2/2) Em ngồi cành trúc (--) em tựa cành mai (--) Đông đào (-) tây liễu (-) biết ai (-) bạn cùng (--) Nhịp (2/2/2) - (2/2/2/2) Trời mưa (-) ướt bụi (-) ướt bờ (-) Ướt cây (-) ướt lá (--) ai ngờ (-) ướt em (--) Nhịp (2/4) - (2/2/2/2) Yêu mình (--) chẳng lấy được mình (--) Tựa mai (-) mai ngã (--) tựa đình (-) đình xiêu (--) Nhịp (2/4) - (4/4) Đố ai (-) quét sạch lá rừng (--) Để ta khuyên gió (--) gió đừng rung cây (--) Nhịp (2/4) - (2/4/2) Hỡi cô (-) tát nước bên đàng (--) Sao cô (-) múc ánh trăng vàng (--) đổ đi (--) Nhịp (4/2) - (2/4/2) Trách người quân tử (-) bạc tình (--) Chơi hoa (--) rồi lại bẻ cành (--) bán rao (--) Nhịp (3/2/2) - (4/3/2) Đạo vợ chồng (-) thăm thẳm (-) giếng sâu (--) Ngày sau cũng gặp (--) mất đi đâu (-) mà phiền (--) Nhạc tính của từ: Theo ngữ học, mỗi từ đơn của ta thường là một âm tiết, khi phát lên nhẹ hay mạnh, trong hay đục là tùy theo vị trí phát âm của nó trong khẩu cung (kể từ môi đến cuống họng, kể cả độ mở của miệng). Một từ được 9
  10. phát lên tại vị trí nào trong khẩu cung là phải chịu ảnh hưởng của bốn yếu tố tạo nên nó: nguyên âm, phụ âm đầu, phụ âm cuối và thanh. Vì thế từ nào có: 1. nguyên âm bổng như: i, ê, e 2. phụ âm vang như: m, n, nh, ng 3. thanh bổng như: không dấu, dấu sắc, dấu hỏi, thì từ được phát ra, âm sẽ cao, trong và nhẹ. Ngược lại, từ nào gặp phải : 1. nguyên âm trầm: u, ô, o, 2. phụ âm tắc: p, t, ch, c, và thanh trầm: dấu huyền, dấu ngã, dấu nặng thì từ phát ra âm sẽ đục và nặng. Sự trong đục của các từ ngắt nhịp trong câu, và nhất là của các từ dùng làm vần có ảnh hưởng nhiều nhất đến nhạc tính của thơ. Hôm qua (-) tát nước đầu đình (--) Bỏ quên cái áo (-) Trên cành hoa sen (--) Em được (--) thì cho anh xin (--) Hay là (-) em để làm tin (-) trong nhà. (--) Những từ ngắt nhịp và những từ dùng làm vần trong 4 câu thơ này hầu hết đều có những yếu tố tạo nên âm vang và trong, nên nhạc thơ nghe vui, diễn tả được tình cảm trong sáng, yêu đời của chàng trai ở đây. Nụ tầm xuân (-) nở ra xanh biếc. (--) Em đã có chồng (--) anh tiếc (-) lắm thay. (--) Âm “iếc” trong 2 từ “biếc” và “tiếc” lấy làm vần ở đây có 2 nguyên âm bổng (iê) vút cao với thanh sắc cũng thuộc loại thanh bổng nhưng đã bị đứt hơi, tắc nghẽn bởi phụ âm cuối ‘c’, được mệnh danh là âm tắc, nên khi đọc lên nghe như tiếng nấc, nhạc thơ vì vậy chậm lại, nghe nghẹn ngào, tức tưởi. Như thế, vần “iếc” ở đây gieo rất đắt, đã cực tả được nỗi tiếc nuối đứt ruột của chàng trai khi trở lại chốn cũ, gặp lại người xưa, tình mình thì đang nồng, người mình yêu lại quá đẹp, nhưng than ôi muộn mất rồi, vì nay nàng đã là gái có chồng! Yêu ai tha thiết, thiết tha Áo em hai vạt trải ra chàng ngồi. Đôi khi để đảm bảo cho nhạc tính của câu ca dao (âm luật, âm vận), những âm tiết của từ kép có thể đảo ngược vị trí. Như câu ca dao trên hai âm tiết “tha thiết” được đảo thành “thiết tha” vì thể lục bát chỉ gieo vần bằng (tha, ra). Thơ hoặc ca dao hay sử dụng từ láy, nhờ sự lập lại toàn thể hay một số yếu tố của từ gốc mà từ láy khi phát âm, hai điểm phát âm sẽ trùng nhau (từ láy hoàn toàn) hay tiến sát gần nhau (từ láy không hoàn toàn) tạo thành một chuỗi hòa âm, giúp cho nhạc điệu của thơ vừa phong phú, vừa tăng uyển chuyển, nhịp nhàng. Luật Luật làm thơ (rule) : Vần bằng được ký hiệu bằng B, vần trắc được ký hiệu bằng T, vần không theo luật để trống. Thơ lục bát Bài chi tiết: Thơ lục bát C â u Vần s ố 1 BBTTBB 2 BBTTBBTB Chữ 1 2 345 6 78 thứ Ông trời nổi lửa đằng đông Bà sân vấn chiếc khăn hồng đẹp thay Biệt lệ Tuy luật bằng trắc đã qui định như ở trên, nhưng những chữ thứ 1, thứ 3 và thứ 5 nếu không theo đúng luật thì cũng không sao. Cái biệt lệ ấy được gọi là "nhất, tam, ngũ bất luận", có nghĩa là chữ thứ 1, chữ thứ 3 và chữ thứ 5 không kể (bất luận), tức không nhất thiết phải theo đúng luật. Còn các chữ thứ 2, chữ thứ 4, và chữ thứ 6 bắt buộc phải theo đúng luật (phân minh), do câu "nhì, tứ, lục phân minh". Những ô để trống là những ô không theo luật. C â u Vần s ố 1 B T B 2 B T B B Chữ 12 34 56 78 thứ Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ 10
  11. Phá Luật Thỉnh thoảng chúng ta bắt gặp người làm thơ thích phá luật ở chữ thứ hai câu 6, thay vì vần bằng thì lại đổi ra vần trắc; còn chữ thứ tư thì có khi đổi thành vần bằng thay vì vần trắc như thường lệ. Câu 6 cũng được ngắt ra làm hai vế. Chẳng hạn hai câu trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, chữ "cốt" là một chữ thuộc vần trắc, song lại nằm ở vị trí của vần bằng: Câu Vần số cách tuyế 1 Mai cốt tinh thần , t ngườ mườ phâ vẹ mườ 2 Mỗi một vẻ i i n n i Chữ 1 2 3 4 5 6 7 8 thứ Thơ song thất lục bát Bài chi tiết: Thơ song thất lục bát Song thất là hai câu bảy chữ nối theo hai câu lục bát. Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn đã được Đoàn Thị Điểm diễn nôm lại bằng thể thơ này. Trong câu bảy chữ trên, chữ thứ ba là vần trắc, chữ thứ năm là vần bình, chữ thứ bảy là vần trắc; trong câu bảy chữ dưới, chữ thứ ba là vần bình, thứ năm là vần trắc, và chữ thứ bảy là vần bình. Hai câu lục bát tiếp sau thì theo luật thường lệ. C â u Vần s ố 1 T B T 2 B T B 3 B T B 4 B T B B Chữ 12 3 4 5 6 7 8 thứ Chàng thì đi cõi xa mưa gió Thiếp lại về buồng cũ gối chăn Đoái trông theo đã cách ngăn Tuôn màu mây biếc, trải ngần núi xanh Chữ cuối cùng của câu có bảy chữ trên vần với chữ thứ năm của cây bảy chữ dưới, chữ cuối câu bảy chữ ở dưới vần với chữ cuối của câu sáu chữ trong hai câu lục bát tiếp theo, chữ cuối câu sáu chữ lục bát vần với chữ thứ sáu của câu có tám chữ, và chữ cuối của câu tám chữ lục bát vần với chữ thứ năm của câu bảy chữ tiếp theo. Tuy nhiên, chữ cuối câu lục bát tám chữ cũng có thể vần với chữ thứ ba câu bảy chữ, biến đổi âm trong vần chữ này đổi sang vần bình. Do đó, chữ thứ ba trong câu bảy chữ trên có thể là trắc hay bằng. C â u Vần s ố 1 B T 2 B T B 3 B T B 4 B T B B Chữ 12 3 4 5 6 7 8 thứ Nước trong chảy lòng phiền chẳng rửa Cỏ xanh thơm dạ nhớ khó quên Nhủ rồi tay lại trao liền Bước đi một bước lại vin áo chàng Thơ bốn chữ Bài chi tiết: Thơ bốn chữ Nếu chữ thứ hai là vần bằng thì chữ thứ tư là vần trắc. C âu Vần số 1 T B 2 B T Chữ 12 34 thứ 11
  12. Bão đến ầm ầm Như đoàn tàu hỏa Ngược lại, nếu chữ thứ hai là vần trắc thì chữ thứ tư là vần bằng. C âu Vần số 1 B T 2 T B Chữ 12 34 thứ Chim ngoài cửa sổ Mổ tiếng võng kêu Song nhiều bài thơ không theo luật ở trên. Bão đi thong thả Như con bò gầy Thơ năm chữ Bài chi tiết: Thơ năm chữ Tương tự như luật của thơ bốn chữ ở trên, song cũng nhiều trường hợp không theo luật. Hôm nay đi chùa Hương Hoa cỏ mờ hơi sương Cùng thầy me em dậy Em vấn đầu soi gương Thơ mới Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Thơ mới là tên gọi chung của các thể loại thơ phi cổ điển, chịu ảnh hưởng các phép tắc tu từ, thanh vận của thơ hiện đại phương Tây. Trở thành một hiện tượng trong khu vực các nước đồng văn châu Á, thơ mới ra đời, phát triển dựa trên yêu cầu cấp thiết hiện đại hóa thi ca truyền thống. Một vài đặc điểm Giải phóng triệt để khỏi các phép tắc tu từ, thanh vận chặt chẽ của các thể loại thơ truyền thống, thậm chí có sự xuất hiện và phát triển mạnh của thể loại thơ tự do, thơ không vần, thơ cấu trúc theo bậc thang v.v. Số lượng câu thường không bị giới hạn như các bài thơ truyền thống. Ngôn ngữ bình thường trong đời sống hàng ngày được nâng lên thành ngôn từ nghệ thuật trong thơ, không còn câu thúc bởi việc sử dụng điển cố văn học. Nội dung đa diện, phức tạp, không bị gò ép trong những đề tài trăng hoa tuyết nguyệt kinh điển. Chịu ảnh hưởng của các trào lưu, khuynh hướng hiện đại trong thơ ca phương Tây như chủ nghĩa tượng trưng, chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa duy mỹ, chủ nghĩa ấn tượng, duy hiện đạiv.v. Phong trào thơ mới Thơ mới tại các quốc gia thường bắt đầu bằng việc trên thi đàn xuất hiện những bài thơ có thể tài nghệ thuật, thanh vận v.v. khác biệt với thơ truyền thống. Được sự ủng hộ của những cây bút trẻ, sự xuất hiện của các bài thơ phi cổ điển ngày càng nhiều và lý luận về thơ mới cũng phát triển trong sự đối đầu với các khuynh hướng sáng tác theo thể tài và loại thể thơ truyền thống. Khi sự thắng thế giữa thơ mới với thơ cũ đã hoàn tất, khi thơ mới đã được thừa nhận, tiến trình hiện đại hóa thi ca đã đến giai đoạn cuối với sự biến mất của khái niệm thơ mới trên thi đàn. Từ những năm cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, tại Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam, Đài Loan, Thái Lan, Malayxia v.v., thơ mới đã trở thành hiện tượng chung của khu vực. Nhật Bản có lẽ là quốc gia châu Á đi đầu trong phong trào thơ mới, với sự xuất hiện của thể loại shintaishi (tân thể thi) vào năm 1882, khi Toyama Seiichi (1848-1900), Yatabe Ryokichi (1851-1899) và Inoue Tetsujiro (1855-1944), ba giáo sư Đại học Tokyo, trong khi dịch thơ Tây phương, đã thử sáng tác một số bài thơ theo phong cách châu Âu đương thời và cho in thành tập mang tên Shintaishi-sho (tân thể thi sao), và đạt mốc lớn tiếp theo vào cuối thời Meiji với sự ra đời của thơ tự do, hay còn gọi là thơ sử dụng văn nói. Lịch sử Việc chủ nghĩa tư bản thâm nhập vào Việt Nam và sau Thế chiến thứ nhất, cùng với việc người Pháp đẩy mạnh phong trào khai phá thuộc địa đã vô tình đẩy nhanh làn gió của văn hóa phương Tây vào Việt Nam. Giới trí thức trẻ nhanh chóng tiếp thu văn hóa Pháp và nhận ra vần luật, niêm luật của Nho gia đã quá gò bó trong việc thể hiện tiếng thơ của con người. Năm 1917 trên báoNam Phong (số 5), Phạm Quỳnh, nổi tiếng là người bảo thủ, cũng phải thú nhận sự gò bó của các luật thơ cũ: "Người ta nói tiếng thơ là tiếng kêu của con tim. Người Tàu định luật nghiêm cho người làm thơ thực là muốn chữa lại, sửa lại tiếng kêu ấy cho nó hay hơn nhưng cũng nhân đó mà làm mất đi cái giọng tự nhiên vậy." Sau đó, Phan Khôi cũng viết nhiều bài báo chỉ trích những trói buộc của thơ văn cũ và đòi hỏi cởi trói cho sáng tác thơ ca. Trong khoảng 1924-1925, cuốn tiều thuyết của Hoàng Ngọc Phách kể về mối tình Đạm Thủy-Tố Tâm đã gây sóng gió trong giới học sinh và thanh niên thành thị, dù tình yêu ấy chưa vượt qua được rào cản của đại gia đình phong kiến. Tiếp theo đó, năm 1928, Nguyễn Văn Vĩnh cũng đã phá vỡ vần điệu niêm luật, số câu, số chữ của "thơ cũ" khi dịch bài La cigale et la fourmi (Con ve và con kiến) của La Fontaine sang tiếng Việt. Năm 1929, Trịnh Đình Rư tiếp tục viết trên báo Phụ nữ tân văn (số 26): 12
  13. "Cái nghề thơ Đường luật khó đến như thế, khó cho đến đỗi kẻ muốn làm thơ, mỗi khi có nhiều tư tưởng mới lạ muốn phát ra lời, song vì khó tìm chữ đối, khó chọn vần gieo, nên ý tưởng dầu hay cũng đành bỏ bớt. Cái phạm vi của thơ Đường luật thật là hẹp hòi, cái qui củ của thơ Đường luật thật là tẩn mẩn. Ta nếu còn ưa chuộng mà theo lối thơ này mãi, thì nghề thơ văn của ta chắc không có bao giờ mong phát đạt được vậy."[1] Ngày 10 tháng 3 năm 1932, bài thơ Tình già của Phan Khôi ra mắt bạn đọc trên báo Phụ nữ tân văn số 122 cùng với bài giới thiệu mang tên Một lối thơ mới trình chánh giữa làng thơ đã có tiếng vang mạnh mẽ, được xem là bài thơ mở đầu cho phong trào Thơ mới. Ngay sau đó, cuộc tranh luận giữa lối thơ mới và thơ cũ diễn ra vô cùng gay gắt. Mãi đến năm 1941, cuộc tranh chấp mới chấm dứt do sự thắng thế của lối thơ mới, khép lại mấy trăm năm thống lĩnh của thơ Đường. Một thời kỳ vàng son mới của văn học Việt Nam đã diễn ra với tên gọi quen thuộc làphong trào Thơ mới Khuynh hướng chung Khuynh hướng chung của thời kỳ Thơ mới những năm 1930-1945 là khuynh hướng lãng mạn, là lý tưởng thẩm mỹ cái "tôi" của tác giả, thẩm mỹ hóa cái cuộc sống rối ren, tơi bời của xã hội nửa thực dân, nửa phong kiến và là tâm trạng buồn sầu, ưu uất, lạc lõng giữa vòng đời. Tính khuynh hướng của nghệ thuật lãng mạn rất đa dạng, có khi lãng mạn, mộng mơ, ai ca, thần bí, anh hùng, triết học, cũng có khi lãng mạn anh hùng, lãng mạn công dân hay lãng mạn xã hội,... Nhưng nét bao trùm chủ nghĩa lãng mạn là mộng mơ. Các nhà thơ muốn thoát khỏi những điều kiện ngột ngạt của xã hội bảo hộ thời thơ mới bằng cách tưởng tượng, trốn vào trong cái thế giới vô cùng lý tưởng ấy. Đối với chủ nghĩa lãng mạn, chỉ có cái gì khác thường, khác người, khác đời, và sự đối lập giữa mộng và thực là đáng kể. Trong hoàn cảnh mất nước, sống giữa cái xã hội hủ lậu, ngột ngạt ấy thì sự đối lập là dễ hiểu. Trong văn học thời kỳ này, thơ cũng như văn xuôi, cá nhân tự khẳng định, tự biểu hiện ra niềm vui, mơ ước, khát vọng. Cảm hứng sáng tác gắn liền với ý thức cá nhân; thơ mới là thơ của cái "tôi", một cái "tôi" chưa bao giờ được biết đến trong thơ cổ điển. Cái "tôi" bấy giờ không làm việc "tải đạo" nữa mà vượt lên những công thức ước lệ, khuôn khổ định Buồn, cô đơn là tâm trạng của một cá thể thi nhân nhưng lại là nét chung của các nhà thơ trong trường phái này. Đây không phải là một hiện tượng lạ mà do những nguyên nhân khách quan chung. Họ không biết phải làm gì, phải đi theo hướng nào giữa cái xã hội tan tác ấy. Họ cũng không chấp nhận được cuộc sống tầm thường, tẻ nhạt như mọi người xung quanh. Do đó, họ cảm thấy lạc lõng, bơ vơ giữa xã hội. Trong thơ mới có nhiều rạo rực, âu lo, có nhiều khát vọng một cách vội vã, căng thẳng, chính cái mới này đã quyết định sự ra đời của thơ mới. Những tác phẩm đầu tiên Những tác phẩm ra đời đầu tiên được chính nhóm Tự lực văn đoàn chê là "đọc lên nó lủng củng, trục trặc, lại có vẻ ngơ ngẩn" và giáo sư Hoàng Như Mai cho rằng "bây giờ không ai kể nó ra nữa, không phải vì bội bạc mà vì nó dở" [ Một đoạn trong bài "Tình già" của Phan Khôi viết: ...Ôi đôi ta tình thương nhau thì vẫn nặng, mà lấy nhau hẳn đà không đặng. Để đến nỗi tình trước phụ sau, chi cho bằng sớm liệu mà buông nhau... Một đoạn trong bài "Trên đường đời" của Lưu Trọng Lư viết: Lần bước tiếng gieo thầm, bóng ai kia lủi thủi. Lẳng lặng với sương đeo im lìm cùng gió thổi Không tiếng không tăm không thưa không hỏi... Một đoạn trong bài "Hai cô thiếu nữ" của Nguyễn Thị Manh Manh: Hai cô thiếu nữ đi ra đồng (Một cô ở chợ, một cô ở đồng) Hai cô thiếu nữ đi ra đồng Một mảnh lụa hồng, một vóc vải đen Hai cô rủ nhau đi xuống đầm (Cô đi chân không, cô đi dép đầm) Hai cô rủ nhau đi xuống đầm Bóng lụa hồng tách bóng vải thâm... Tác giả, tác phẩm tiêu biểu Thơ Thế Lữ: Nhớ rừng, Cây đàn muôn điệu... Xuân Diệu: Vội vàng, Nguyệt cầm, Lời kỹ nữ... Huy Cận: Ngậm ngùi, Tràng giang... Lưu Trọng Lư: Tiếng thu, ... Hàn Mặc Tử: Đây thôn Vĩ Dạ,Mùa xuân chín... Nam Trân: Đẹp và Thơ - Cô gái Kim Luông... Chế Lan Viên: Thu... Phạm Huy Thông: Tiếng địch sông Ô... Vũ Đình Liên: Ông đồ... Nguyễn Nhược Pháp: Chùa Hương... Tế Hanh: Quê hương... Nguyễn Bính: Mưa xuân... Đoàn Phú Tứ: Màu thời gian... Thâm Tâm: Tống biệt hành... Vũ Hoàng Chương: Say đi em... T.T.Kh.: Hai sắc hoa Tigôn... Phê bình Hoài Thanh: Thi nhân Việt Nam 13
  14. Văn bản văn học VĂN BẢN VĂN HỌC 1. I. KHÁI NIỆM - Theo nghĩa rộng, văn bản văn học là tất cả các loại văn bản sử dụng ngôn từ một cách có nghệ thuật hịch, cáo, kí, tạp văn,,, - Theo nghĩa hẹp, văn bản văn học chỉ bao gồm các sáng tác có hình tượng nghệ thuật dược xây dựng bằng hư cấu như truyện, thơ, kịch.… 1. II. ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BẢN VĂN HỌC B. Đặc điểm về ngôn từ : a.Có tính nghệ thuật và thẩm mĩ. Các yếu tố âm thanh, từ ngữ, kiểu câu ,… trong văn bản văn học đều được lựa chọn, trau chuốt, sắp xếp theo một trật tự đặc biệt, nhiều khi khác thường nhằm tạo nên vẻ đẹp và sự hấp dẫn. Chẳng hạn trong bài ca dao sau : Bây giờ mận mới hỏi đào… b.Ngôn từ văn học dùng để sáng tạo hình tượng, tức là nói đến một thế giới tưởng tượng. Giá trị của ngôn từ văn học không phải là nói đúng các sự thật cụ thể như là một thông tin báo chí mà là dựng lên được các bức tranh của đời sống chân thực, sinh động trong trí tưởng tượng của con người. Các nhân vật như Đôn Ki-hô-tê, Dế Mèn, lão Hạc, chị Dậu , … dù có ít nhiều nguyên mẫu của thực tế, nhưng đều là nhân vật hư cấu. Gia Cát Lượng trong Tam quốc diễn nghĩa, Nguyễn Huệ trong Hoàng Lê nhất thống chí… tuy là nhân vật có thật trong lịch sử nhưng đều được tái tạo bằng tưởng tượng. Nhân vật trữ tình trong thơ, người kể chuyện bằng truyện đều không đồng nhất với tác giả ngoài đời. Đặc điểm này cho phép văn bản có thể thoát li các sự thật cụ thể , cá biệt để nói lên các sự thật có tính khái quát của xã hội và con người. c.Ngôn từ văn học do yêu cầu sáng tạo hình tượng mà có tính biểu tượng, đa nghĩa. Biểu tượng trong văn học là những hình ảnh cụ thể, sinh động, gợi cảm nhưng lại mang ý nghĩa quy ước của nhà văn hoặc của người đọc. Ví dụ, t0rng bài Ta đi tới, Tố Hữu viết : - Mẹ ơi lau nước mắt - Làng ta giặc chạy rồi - Tre làng ta lại mọc - Chuối vườn ta xanh chồi - Trâu ta ra bãi, ra đồi, - Đồng ta lại hát hơn mười năm xưa. Từ mẹ là biểu tượng về người mẹ Việt Nam nói chung, không nhất thiết nói riêng người mẹ cụ thể nào. Nước mắt cũng là biểu tượng của sự đau thương, mất mát, tủi nhục, đắng cay mà mà dân ta phải chịu đựng trong thời kì quê hương bị gặc chiếm đóng. Những tre chuối, bãi đồng, tiếng hát không chỉ là hình ảnh cụ thể mà là biểu tượng về quê hương được giải phóng. Tính biểu tượng làm cho ngôn từ văn học có khả năng biểu đạt phong phú, sâu rộng hơn so với những ngôn từ trong giao tiếp ngôn ngữ thông thường. Do có tính biểu tượng mà ngôn từ văn học có tính đa nghĩa, biểu hiện những ý ở ngoài lời. Trong văn học, tính đa nghĩa thể hiện ở chỗ một từ trong văn bản đồng thời có thể mang nhiều nghĩa. Chẳng hạn, câu thơ Nguyễn Du trong Truyện Kiều tả nỗi đau của Thúy Kiều khi tiễn Thúc Sinh về nhà : Vầng trăng ai xẻ làm đôi Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường. Vầng trăng không chỉ là mặt trăng, mà còn là biểu tượng cho hạnh phúc tròn đầy. Ai đây là số phận hay chính là Kiều, người đã khuyên Thúc Sinh về nhà ? Xẻ là cắt chia mà cũng là nõi đau đứt ruột của nhân vật và dự cảm về sự chia li mãi mãi về sau. Cụm từ Đầu súng trăng treo trong bài Đồng chí của Chính Hữu có thể hiểu theo nhiều cách, không xác đinh : vẻ đẹp của cuộc chiến đấu hay biểu tượng của lí tưởng, niềm tin gắn bó những người đồng chí. VĂN BẢN VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM - 1, Văn học trung đại Việt Nam có vẻ dẹp riêng so với so với văn học dân gian và văn học hiện đại. Nắm vững các đặc điểm của văn học thời kì này sẽ có thuận lợi trong việc đọc hiểu và thưởng thức cái hay, cái đẹp của nó. Vậy văn học trung đại có những đặc điểm gì ? - Văn học trung đại ViệtNamviết bằng chữ Hán và chữ Nôm. Cần chú ý đến bản phiên âm, dịch nghĩa, các từ cổ và điển cố. - 2. Văn học trung đại thiên về biểu hiện tâm, chí mà ít tả thực các hiện tượng đời sống. Hình tượng nhân vật, phong cảnh thường được thể hiện bằng những hình ảnh tượng trưng, ước lệ. Các nhân vật trong văn học trung đại thường thể hiện cái chí bình sinh của cả một đời như chung thủy, trung trực, ghét gian tà, coi phú quý như phù vân,… Vì vậy, khi phân tích văn bản văn học trung đại, một mặt cần tìm hiểu các hình ảnh tượng trưng ước lệ ( như tùng, các , trúc , mai,..sơn, thủy,..) ; mặt khác cần khai thác tâm sự, chí hướng, lí tưởng, nhân cách của tác giả được gửi gắm vào trong văn bản. - 3. Văn học trung đại thường xây dựng những kiến trúc ngôn từ vững chãi, đối xứng hài hòa như thơ luật, văn biền ngẫu, sử dụng điển cố, lời ít ý nhiều. Chú ý khám phá phương diện này mới thấy công phu tỉ mỉ của người xưa khi làm thơ văn và hiểu được vẻ đẹp kiến trúc độc đáo của các áng thơ văn ấy. Đề thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT môn Ngữ văn2013 Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức đã diễn ra ngày 11/1/2013. Với đề thi môn Ngữ văn, học sinh đã khá bất ngờ và lúng túng. Đề thi gồm hai câu, trong đó, nguyên văn câu hai như sau: “Trong tác phẩm văn học, sáng tạo nghệ thuật quan trọng, đặc sắc nhất, nhiều khi không phải ở hình tượng con người mà ở hình tượng đồ vật, sự vật: Một thứ thuốc chữa bệnh quái lạ (Thuốc - Lỗ Tấn), một bức thư pháp đẹp và quý (Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân) một công trình kiến trúc kỳ vĩ, tinh xảo (Vũ Như Tô - Nguyễn Huy Tưởng), một cây đàn 14
  15. huyền thoại (Đàn ghi ta của Lor-ca - Thanh Thảo)… Đó là những đồ vật, sự vật mang ý nghĩa biểu trưng cho nhận thức, nhân cách, ý chí, khát vọng, số phận… của con người. Ý kiến của anh chị về nhận định trên? Hãy phân tích hai trong những hình tượng đồ vật, sự vật đã nêu để làm sáng tỏ ý kiến của mình”. Có một cái gì đó không ổn ở một đề thi cấp quốc gia, người viết xin được chia sẻ một vài ý kiến như sau: Thứ nhất, đề yêu cầu nêu ý kiến về một nhận định. Nhưng, nhận định trên không có xuất xứ rõ ràng (Nhận định của ai? Công bố ở đâu?) Đề thi phải đảm bảo tính khoa học, mà khoa học thì phải minh bạch, rõ ràng. Bất cứ một ý kiến, một đánh giá nào thuộc khoa học xã hội nhân văn phải luôn mang tính lịch sử - xã hội cụ thể, thậm chí tính cá nhân. Hay nhận định trên là của người biên soạn đề? Ai cũng có quyền phát biểu quan điểm của mình. Nhưng lấy một ý kiến, một quan điểm chưa một lần được công bố công khai để làm đề thi cấp quốc gia thì e rằng chưa được hợp lý. Thứ hai, tác giả cho rằng: “một thứ thuốc chữa bệnh quái lạ (Thuốc - Lỗ Tấn), một bức thư pháp đẹp và quý (Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân), một công trình kiến trúc kỳ vĩ, tinh xảo (Vũ Như Tô - Nguyễn Huy Tưởng) một cây đàn huyền thoại (Đàn ghi ta của Lor-ca - Thanh Thảo)” là những đồ vật, sự vật là chưa ổn. Một cây đàn thì có thể gọi là đồ vật, sự vật nhưng “một cây đàn huyền thoại” có thể là một đồ vật, sự vật được chăng? Đã gọi là huyền thoại thì có thể sờ nắn nó được chăng? Đọc lại truyện ngắn “Thuốc” của Lỗ Tấn tôi thấy phương thuốc chữa bệnh quái lạ là một chiếc bánh bao tẩm máu người. Gọi nó là một sự vật, đồ vật có ổn chăng? Ngay kể cả nhìn thấy và sờ mó được như: “một công trình kiến trúc kỳ vĩ tinh xảo”, “một bức thư pháp đẹp và quý” mà gọi là “những đồ vật, sự vật” theo tôi cũng không ổn. Thứ ba, về mặt kiến thức, lại càng có vấn đề. Tác giả nhận định: “Trong tác phẩm văn học, sáng tạo nghệ thuật quan trọng, đặc sắc nhất, nhiều khi không phải ở hình tượng con người mà ở hình tượng đồ vật, sự vật” (những chữ in đậm do người viết nhấn mạnh). Tôi cho rằng đây là một nhận định chưa ổn. Tác giả đã thực hiện biện pháp so sánh “hình tượng con người” nhiều khi “không quan trọng và đặc sắc bằng hình tượng đồ vật, sự vật” trong các tác phẩm nêu ở dưới, sau dấu hai chấm. Thực ra, theo sách giáo khoa Ngữ văn trung học phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và căn cứ trên chính các văn bản tác phẩm văn học ấy thì chúng ta nhận thấy không phải như tác giả so sánh. Trong tác phẩm: “Đàn ghi ta của Lor-ca” của Thanh Thảo, hình tượng người nghệ sĩ Lor-ca quan trọng hơn và đặc sắc hơn hình tượng cây đàn ghi ta; trong tác phẩm: “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân, hình tượng người tử tù Huấn Cao quan trọng hơn và đặc sắc hơn hình tượng “một bức thư pháp đẹp và quý”. Cả hai tác phẩm trên đều hướng đến ca ngợi hình tượng người nghệ sĩ tài hoa, đầy khát vọng là Lor-ca và Huấn Cao. Còn cây đàn, bức thư pháp chỉ là những chi tiết nghệ thuật làm nổi bật hình tượng con người mà thôi. Tương tự như vậy là hình tượng đầy bi kịch của Vũ Như Tô (Vũ Như Tô - Nguyễn Huy Tưởng), là hình tượng đầy nỗi đau trước “quốc dân tính” của chính tác giả Lỗ Tấn (Thuốc - Lỗ Tấn) đều quan trọng và đặc sắc hơn, “một công trình kiến trúc kỳ vĩ, tinh xảo” và “một thứ thuốc chữa bệnh quái lạ”. Thiết nghĩ rằng, trước khi đưa ra một nhận định, tác giả nên đọc kỹ tác phẩm, yêu cầu của sách giáo khoa và chuẩn kiến thức kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông. Anh có thể cho đề ở bất cứ đâu, có thể tung hứng thoải mái nhưng phải bắt đầu từ những nền tảng căn bản nhất. Thứ tư, khi kỳ thi này diễn ra (ngày 11/1/2013) học sinh chưa được học tác phẩm “Thuốc” của Lỗ Tấn. Thật tội nghiệp cho các em và thật tội nghiệp cho những trường tuân thủ đúng chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Điều này không có gì là sai, nhưng chưa ổn. Riêng tác phẩm “Vũ Như Tô” của Nguyễn Huy Tưởng, chương trình phổ thông (kể cả chương trình phổ thông ở trường chuyên) cũng chỉ dạy đoạn trích được đặt tên là “Vĩnh biệt cửu trùng đài”. Đó là hồi cuối của vở kịch, nó tập trung “mở nút” bi kịch của người nghệ sĩ Vũ Như Tô chứ không nói gì nhiều đến một công trình kiến trúc kỳ vĩ, tinh xảo cả. Rõ ràng ở điểm này, học sinh quá lúng túng. Cuối cùng, người viết cảm nhận rằng đề thi trên hơi rườm rà, nặng nề, khô cứng. Nó chưa thật sự cho học sinh thoải mái thể hiện cái “tôi” của mình trong cảm thụ cái hay, cái đẹp của văn chương; nó chưa thật sự là chìa khóa để các em mở cánh cửa đi vào thế giới muôn màu của nghệ thuật ngôn từ. Chúng ta đang nói về đổi mới kiểm tra, đánh giá, đổi mới ra đề (nhất là đề thi môn ngữ văn). Theo cảm quan của chúng tôi, những giáo viên dạy môn ngữ văn thì đề thi trên chưa tạo ra được một cái gì đó mới mẻ, độc đáo. Nó vẫn như cũ, vẫn là nhận định của những “đấng bậc” mà các em học sinh vẫn phải “kính nhi viễn chi”. Các em học sinh đã bị đóng khung: “ngủ say trong một cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ”. Các em được bày tỏ ý kiến nhưng trong chừng mực đó mà thôi. Nên đưa ra những đề mở, thực sự mở cửa tâm hồn và trí tuệ của các em. Hữu Chính Đề thi chọn đội tuyển HSG quốc giamônVăn2012,QuảngNgãi. Câu 1 : 8.0 điểm Mẹ và Quả - Nguyễn Khoa Điềm - Những mùa quả mẹ tôi hái được Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng Những mùa quả lặn rồi lại mọc Như mặt trời khi như mặt trăng Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên Còn những bí và bầu thì lớn xuống Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi Và chúng tôi, một thứ quả trên đời Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi Mình vẫn còn một thứ quả non xanh. (Thơ Việt Nam 1945 - 1985, NXB Văn học, Hà Nội, 1985) Bài học cuộc sống mà anh/chị nhận được từ bài thơ trên. Câu 2 ( 12.0 điểm): 15
  16. Nhà nghiên cứu Phan Huy Dũng đã nhận xét các tác phẩm viết về nhà thơ, về những con người tài hoa nghệ sĩ như sau : " Bên cạnh việc dựng chân dung sắc nét về các đối tượng được nhắc đến trong niềm đồng cảm, ngưỡng mộ, những tác phẩm hướng về đề tài này bộc lộ những suy tư sâu sắc của tác giả về nghệ thuật, về người nghệ sĩ và về các vấn đề khác của nhân sinh" ( Tác phẩm văn học trong nhà trường phổ thông- một góc nhìn, một cách đọc; NXB GD- 2009) Bằng việc phân tích các tác phẩm : "Độc Tiểu Thanh Kí" ( Nguyễn Du), "Chữ người tử tù"(Nguyễn Tuân), anh/chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. Giải Nhất kỳ thi HS giỏi Văn quốc gia chia sẻ bí quyết học Văn “Khi xưa trong lịch sử, văn chương rất được coi trọng và dường như nó là tiêu chí để đánh giá người tài thì nay nó cũng xứng đáng được coi trọng…”, Chu Minh Anh Thơ - giải Nhất môn Văn lớp 12 kỳ thi học sinh giỏi toàn quốc chia sẻ. Cái tin cô học trò nhỏ Chu Minh Anh Thơ - học sinh lớp 12C1 Trường THPT chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An) đạt số điểm cao nhất (17/20 điểm) và giành giải Nhất kỳ thi học sinh giỏi (HSG) văn toàn quốc năm học 2011 - 2012 không làm mọi người bất ngờ. Bởi như cô giáo chủ nhiệm Lê Lương Tâm nhận xét thì: “Anh Thơ có đam mê văn chương và học giỏi ngay từ khi mới bước vào trường. Ngoài niềm đam mê văn chương, Anh Thơ còn có phương pháp học văn rất đặc biệt, điểm tổng kết môn Văn luôn đạt trên 9 phẩy. Trong kỳ thi vừa rồi, cô học trò đã chuẩn bị hết sức kỹ lưỡng bởi vậy kết quả này hoàn toàn xứng đáng cho sự nỗ lực của em". Được biết, Anh Thơ là học sinh thứ ba của Trường THPT Phan Bội Châu đoạt giải Nhất môn Văn HSG quốc gia kể từ khi thành lập trường tới nay. Chu Minh Anh Thơ vừa giành giải Nhất môn Văn kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm học 2011 - 2012. Đã là học sinh cuối cấp ba, chuẩn bị thi đại học nhưng Thơ trông bé xíu, chẳng khác gì một học sinh cấp hai. Bạn bè và thầy cô đùa rằng: chắc trong người Thơ có quá nhiều chữ nên không lớn lên được. Được biết, mẹ Anh Thơ là giáo viên dạy văn nên ngay từ bé, cô bạn đã sớm bộc lộ khả năng cảm thụ cái đẹp, đặc biệt là qua những câu ca dao, những vần thơ, áng văn của mẹ. Năm lớp 9, Thơ giành giải Nhất kỳ thi học sinh giỏi văn toàn tỉnh Nghệ An. Từ niềm đam mê văn học, Thơ quyết định gắn bó với hành trình tìm kiếm cái đẹp, cái thơ mộng của cuộc đời, những số phận con người qua từng con chữ, từng tác phẩm văn học bằng việc đăng ký vào lớp chuyên văn Trường THPT chuyên Phan Bội Châu. Trong khi gần như lớp trẻ tìm kiếm cơ hội trong tương lai bằng cách cố kiếm một “suất” trong các lớp khối tự nhiên thì lựa chọn của Minh Anh lại khiến nhiều người không khỏi tiếc cho em bởi ngoài khả năng nổi trội về môn Văn, Minh Anh học khá đều các môn tự nhiên. Thế nhưng, vượt qua những lời xì xào bàn tán, Minh Anh ghi dấu ấn của mình bằng thành tích ấn tượng. Năm lớp 11, lần đầu tiên được nhà trường cử đi thi HSGQG môn Văn, Thơ đã giành giải Ba. Thế nhưng giải thưởng này không làm cô học trò nhỏ bằng lòng. “Nếu lần đó, em không bỏ sót ý vì quá tập trung vào việc trau chuốt ngôn từ thì kết quả đã khác”, Thơ tiếc rẻ. Coi đây là một bài học xương máu, Thơ đã tìm cho mình một phương pháp học rất đặc biệt: ứng dụng công thức toán học vào những bài văn. Thơ chia sẻ kinh nghiệm làm bài thi của mình: “Một bài văn cũng như một bài toán, nó đều có công thức để cho ra kết quả và bắt buộc học sinh phải tư duy để tìm ra phương án tối đa nhất. Để làm được một bài văn hay, ngoài khả năng cảm thụ thì cảm hứng sáng tạo là điều tối cần thiết. Và cảm hứng đó phải do mình tạo ra. Văn không phải là dông dài với những ngôn từ quá trau chuốt mà là khi đặt bút viết, người viết phải xác định mình viết cái gì, viết như thế nào, viết cái nào trước, cái nào sau. Dàn ý cho một bài văn cũng giống như một công thức để giải 1 bài toàn, nó phải đầy đủ, cụ thể, không được sót bất cứ chi tiết nào. Có như vậy mình mới tránh được lỗi sót ý trong khi làm bài”. Làm văn bằng công thức toán học, một cách suy nghĩ táo bạo nhưng chính bí quyết đó đã mang lại thành công lớn cho Anh Thơ. Một điều khiến chúng tôi bất ngờ với cô học trò nhỏ này đó là em học giỏi Văn không chỉ để thỏa mãn niềm đam mê mà còn để chứng minh văn chương có những giá trị riêng của nó trong cuộc sống xô bồ, bon chen và nhiều toan tính như hiện nay. 16
  17. “Nói thật là em rất buồn khi nhiều người tỏ ra không mấy thiện cảm khi biết em đang theo học lớp chuyên văn. Khi xưa trong lịch sử, văn chương rất được coi trọng và là một trong những tiêu chí để đánh giá người tài thì nay nó cũng xứng đáng được coi trọng. Thế nhưng trong suy nghĩ của một số người, văn chương có rất ít giá trị, không thể đưa lại một cuộc sống sung túc, đầy đủ như các ngành khối tự nhiên khác. Chính trong suy nghĩ của các bạn học sinh, giá trị của văn chương cũng đang bị coi nhẹ. Bởi vậy, Anh Thơ quyết tâm học thật giỏi môn học này để chứng minh văn chương có giá trị lớn trong thực tiễn đời sống. Bản thân em rất muốn góp một chút gì đó để thay đổi nhận thức của mọi người rằng không chỉ có giỏi Toán, Lý hay Hóa học, Tin học mới có thể thành công. Em sẽ tiếp tục theo đuổi niềm đam mê văn chương của mình. Mong muốn sau này của em là sẽ trở thành một nhà phê bình văn học để góp một tiếng nói nâng cao giá trị văn chương, đặc biệt là thay đổi quan niệm lệch lạc của một bộ phận không nhỏ các bạn trẻ về những giá trị của văn chương…”, Anh Thơ chia sẻ về những ước mơ, dự định của mình. Hiện nay, Anh Thơ đang miệt mài ôn luyện để giành kết quả cao nhất trong hai kỳ thi quan trọng sắp tới. Với giải Nhất kỳ thi quốc gia môn Văn, theo quy định mới của Bộ GD-ĐT, em có thể đăng ký vào bất cứ một trường ĐH cùng khối thi nào. Thế nhưng cô học trò nhỏ của vùng đất học xứ Nghệ này vẫn quyết tâm ôn luyện và thử sức mình trong vai trò là một sĩ tử. Chia sẻ về thành tích của Chu Minh Anh Thơ, thầy Đậu Văn Mùi - hiệu trưởng Trường THPT Phan Bội Châu cho biết: “Nhà trường không bất ngờ với thành tích mà Chu Minh Anh Thơ đã đạt được bởi bên cạnh niềm đam mê, Anh Thơ có một quyết tâm rất lớn mà không phải học sinh nào cũng có được. Thành công của em Thơ cũng là thông điệp mà nhà trường muốn gửi tới các phụ huynh, các em học sinh rằng, môn Văn nói riêng và các môn xã hội nói chung có nhiều giá trị và các em cần suy nghĩ và học tập một cách nghiêm túc. Nếu chọn một ngành tự nhiên cho nghề nghiệp tương lai thì những giá trị văn học, lịch sử cũng rất cần thiết bởi nó nâng tầm văn hóa, giúp con người sống có văn hóa hơn”. Dạy tác phẩm tùy bút trong trường THPT - Nhìn từ đặctrưng thể loại (P1) TRẦN VĂN MINH KHOA SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC CẦN THƠ 1- Trong sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 12 nâng cao được sử dụng đại trà từ năm học 2008-2009, có hai tác phẩm thuộc thể loại tùy bút: Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân) và Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường). Tác phẩm của Nguyễn Tuân đã có sẵn từ trước, còn tác phẩm của Hoàng Phủ Ngọc Tường thì mới được đưa vào. Không nghi ngờ gì nữa, đây là hai tác phẩm hay, rất xứng đáng, góp phần tăng cường chất Văn trong nội dung chương trình và đáp ứng mục tiêu giáo dục mĩ cảm cho học sinh. Nhưng trên thực tế ở trường phổ thông, việc dạy - học các tác phẩm này đã và đang gặp không ít trở ngại, vướng mắc. Bởi trong suốt một quá trình dài trước đó, học sinh chủ yếu được học các tác phẩm văn xuôi thiên về tự sự. Dần dần, cảm xúc và nhận thức của các em đã quen nương theo cốt truyện, hệ thống nhân vật, tình tiết,… Đến khi cần cảm thụ một tác phẩm văn xuôi giàu chất trữ tình, nghĩa là không còn những căn cứ quen thuộc để bám víu, chắc chắn các em gặp lúng túng và mất phương hướng. Bộ công cụ mới được trang bị để mổ xẻ tác phẩm trữ tình (nhân vật trữ tình, cái tôi trữ tình, mạch cảm xúc chủ quan; phương thức và giọng điệu trữ tình,…) khó có thể được sử dụng một cách thành thạo ngay được. Hậu quả là, cả người dạy và người học đều ngán những tác gia, tác phẩm tùy bút. Vì không thật sự hứng thú nên việc truyền đạt và tiếp nhận trên lớp học đối với những nội dung này khó lòng đạt được kết quả như mong muốn. Mặt khác, quan niệm về thể loại và định hướng tiếp cận tác phẩm tùy bút trong Sách Giáo khoa, Sách Giáo viên (đều do Bộ Giáo Dục ấn hành năm 2007) cũng chưa được trình bày một cách thật sáng rõ và nhất quán. Điều bất cập này chắc chắn có ảnh hưởng không nhỏ, gây nên khó khăn trước hết đối với người giáo viên khi chuẩn bị bài giảng. Chúng tôi xin dẫn ra một số điểm chưa hợp lý về vấn đề này, cụ thể như sau: a- “Bài ký thực chất thuộc thể tùy bút vì hành văn phóng túng, nhân vật chính là cái tôi của tác giả, chất trữ tình rất đậm”(1). b- “Ai đã đặt tên cho dòng sông? thực chất thuộc thể tùy bút (…). Qua bài kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? ta thấy nổi bật lên cái tôi của Hoàng Phủ Ngọc Tường - tài hoa, uyên bác, giàu tình cảm và trí tưởng tượng lãng mạn, say mê cái đẹp của cảnh và người xứ Huế”(2). c- “Tùy bút thuộc thể ký (…). Tùy theo cái tôi của tác giả mà tuỳ bút có loại thiên về triết lí, có loại thiên về thông tin khoa học (về văn hóa, văn học, lịch sử hay phong tục), có loại thiên về mô tả phong cảnh, v. v… Cũng có loại thuần túy trữ tình”(3). d- Trong tác phẩm Người lái đò sông Đà, Nguyễn Tuân đã “sử dụng thể tùy bút pha bút ký, kết cấu phóng túng, thể hiện đậm nét cái tôi của tác giả”(4).Rõ ràng, cách trình bày của sách giáo khoa đã làm cho vấn đề trở nên khó hiểu, dễ nhầm lẫn. Làm sao xác định được tính hệ thống, cấp độ của từng thể loại và mối liên hệ giữa tùy bút với ký nếu dựa trên những nhận định tréo ngoe với nhau: “Bài ký thực chất thuộc thể tùy bút” và “Tùy bút thuộc thể ký”? Vậy thì thể loại nào thuộc thể loại nào? Và nếu tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông ? “thực chất thuộc thể tùy bút” thì sao không gọi đúng như thế đi, mà lại xếp nó vào thể loại ký? Cách xác định đặc trưng thể loại của tùy bút trong trích dẫn (c) cũng có điểm chưa thỏa đáng. Các loại tùy bút được liệt kê ra (loại thiên về triết lí, loại thiên về thông tin khoa học, loại thiên về mô tả phong cảnh, loại thuần túy trữ tình) đâu phải chỉ “tùy theo cái tôi của tác giả” (còn chịu sự chi phối của các yếu tố khác như ý đồ sáng tác, đề tài, chủ đề,…). Cách phân định các loại tùy bút cũng chưa nhất quán về tiêu chí: khi thì căn cứ vào đề tài (loại thiên về thông tin khoa học, loại thiên về mô tả phong cảnh), khi thì căn cứ vào cảm hứng sáng tác (loại thiên về triết lý, loại thuần túy trữ tình). Mặt khác, cũng vì quan niệm rằng tùy bút “có loại thuần túy trữ tình” nên các tác giả biên soạn sách đã không dứt khoát xếp Người lái đò sông Đà vào tùy bút, mà cho là “sử dụng thể tùy bút pha bút ký”. Đột ngột đưa ra một thuật ngữ mới về thể loại (bút ký) mà hoàn toàn không có giới thuyết khái niệm hoặc giải thích thêm cho rõ ràng, vô tình có thể dẫn đến cách hiểu máy móc, phiến diện: trong tác phẩm “tùy bút pha bút ký”, phần “thuần túy trữ tình” mới là tùy bút, còn thuật sự, miêu tả thì thuộc về bút ký. Từ định hướng lý luận có vẻ phức tạp, nhập nhằng về thể loại như thế, phần hướng dẫn giảng dạy và học tập các tác phẩm tùy bút trong Sách giáo viên, Sách giáo khoa đã không tránh khỏi thiên lệch, chưa đảm bảo nguyên tắc cơ bản của việc cảm thụ và bình giá tác phẩm văn chương là phải xuất phát từ đặc trưng thể loại. Những câu hỏi gợi ý để tìm hiểu cái tôi tài hoa, uyên bác của tác giả thường chiếm tỉ lệ lớn hơn (Ví dụ: “Hãy phân tích và chứng minh những phương diện khác nhau của tài 17
  18. nghệ Nguyễn Tuân trong việc mô tả tính chất hung bạo của thác dữ sông Đà. Gợi ý: Trí tưởng tượng phong phú, khả năng quan sát tinh tường của nhà văn… Những liên tưởng so sánh có sức diễn tả chính xác và sắc sảo như thế nào?”; “Hãy cho biết để viết được đoạn văn trích, tác giả phải vận dụng những tri thức của các ngành văn hóa, nghệ thuật nào? Hiệu quả thẩm mỹ đạt được ra sao?”). Phần gợi ý để cảm nhận cái tôi trữ tình, giàu cảm xúc trong tác phẩm chiếm tỉ lệ rất khiêm tốn. Trong toàn bộ 6 câu hỏi Hướng dẫn học bài sau tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông? chỉ có chưa tới 1 câu riêng về chất trữ tình: “Qua đoạn trích, anh (chị) có cảm nhận gì về tấm lòng của tác giả đối với Huế, với dòng sông Hương và có nhận xét như thế nào về phong cách nghệ thuật của ký Hoàng Phủ Ngọc Tường?”. Trên cơ sở thực tế vừa phân tích, chúng tôi xin góp thêm ý kiến để làm sáng tỏ vấn đề, cụ thể ở hai phương diện: phân định thể loại đối với tùy bút và hướng tiếp cận các tác phẩm tùy bút căn cứ vào đặc trưng về loại hình của nó. 1- Trong sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 12 nâng cao được sử dụng đại trà từ năm học 2008-2009, có hai tác phẩm thuộc thể loại tùy bút: Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân) và Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường). Tác phẩm của Nguyễn Tuân đã có sẵn từ trước, còn tác phẩm của Hoàng Phủ Ngọc Tường thì mới được đưa vào. Không nghi ngờ gì nữa, đây là hai tác phẩm hay, rất xứng đáng, góp phần tăng cường chất Văn trong nội dung chương trình và đáp ứng mục tiêu giáo dục mĩ cảm cho học sinh. Nhưng trên thực tế ở trường phổ thông, việc dạy - học các tác phẩm này đã và đang gặp không ít trở ngại, vướng mắc. Bởi trong suốt một quá trình dài trước đó, học sinh chủ yếu được học các tác phẩm văn xuôi thiên về tự sự. Dần dần, cảm xúc và nhận thức của các em đã quen nương theo cốt truyện, hệ thống nhân vật, tình tiết,… Đến khi cần cảm thụ một tác phẩm văn xuôi giàu chất trữ tình, nghĩa là không còn những căn cứ quen thuộc để bám víu, chắc chắn các em gặp lúng túng và mất phương hướng. Bộ công cụ mới được trang bị để mổ xẻ tác phẩm trữ tình (nhân vật trữ tình, cái tôi trữ tình, mạch cảm xúc chủ quan; phương thức và giọng điệu trữ tình,…) khó có thể được sử dụng một cách thành thạo ngay được. Hậu quả là, cả người dạy và người học đều ngán những tác gia, tác phẩm tùy bút. Vì không thật sự hứng thú nên việc truyền đạt và tiếp nhận trên lớp học đối với những nội dung này khó lòng đạt được kết quả như mong muốn.Mặt khác, quan niệm về thể loại và định hướng tiếp cận tác phẩm tùy bút trong Sách Giáo khoa, Sách Giáo viên (đều do Bộ Giáo Dục ấn hành năm 2007) cũng chưa được trình bày một cách thật sáng rõ và nhất quán. Điều bất cập này chắc chắn có ảnh hưởng không nhỏ, gây nên khó khăn trước hết đối với người giáo viên khi chuẩn bị bài giảng. Chúng tôi xin dẫn ra một số điểm chưa hợp lý về vấn đề này, cụ thể như sau :a- “Bài ký thực chất thuộc thể tùy bút vì hành văn phóng túng, nhân vật chính là cái tôi của tác giả, chất trữ tình rất đậm”(1).b- “Ai đã đặt tên cho dòng sông? thực chất thuộc thể tùy bút (…). Qua bài kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? ta thấy nổi bật lên cái tôi của Hoàng Phủ Ngọc Tường - tài hoa, uyên bác, giàu tình cảm và trí tưởng tượng lãng mạn, say mê cái đẹp của cảnh và người xứ Huế” (2).c- “Tùy bút thuộc thể ký (…). Tùy theo cái tôi của tác giả mà tuỳ bút có loại thiên về triết lí, có loại thiên về thông tin khoa học (về văn hóa, văn học, lịch sử hay phong tục), có loại thiên về mô tả phong cảnh, v. v… Cũng có loại thuần túy trữ tình”(3). d- Trong tác phẩm Người lái đò sông Đà, Nguyễn Tuân đã “sử dụng thể tùy bút pha bút ký, kết cấu phóng túng, thể hiện đậm nét cái tôi của tác giả”(4).Rõ ràng, cách trình bày của sách giáo khoa đã làm cho vấn đề trở nên khó hiểu, dễ nhầm lẫn. Làm sao xác định được tính hệ thống, cấp độ của từng thể loại và mối liên hệ giữa tùy bút với ký nếu dựa trên những nhận định tréo ngoe với nhau: “Bài ký thực chất thuộc thể tùy bút” và “Tùy bút thuộc thể ký”? Vậy thì thể loại nào thuộc thể loại nào? Và nếu tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông ? “thực chất thuộc thể tùy bút” thì sao không gọi đúng như thế đi, mà lại xếp nó vào thể loại ký? Cách xác định đặc trưng thể loại của tùy bút trong trích dẫn (c) cũng có điểm chưa thỏa đáng. Các loại tùy bút được liệt kê ra (loại thiên về triết lí, loại thiên về thông tin khoa học, loại thiên về mô tả phong cảnh, loại thuần túy trữ tình) đâu phải chỉ “tùy theo cái tôi của tác giả” (còn chịu sự chi phối của các yếu tố khác như ý đồ sáng tác, đề tài, chủ đề,…). Cách phân định các loại tùy bút cũng chưa nhất quán về tiêu chí: khi thì căn cứ vào đề tài (loại thiên về thông tin khoa học, loại thiên về mô tả phong cảnh), khi thì căn cứ vào cảm hứng sáng tác (loại thiên về triết lý, loại thuần túy trữ tình). Mặt khác, cũng vì quan niệm rằng tùy bút “có loại thuần túy trữ tình” nên các tác giả biên soạn sách đã không dứt khoát xếp Người lái đò sông Đà vào tùy bút, mà cho là “sử dụng thể tùy bút pha bút ký”. Đột ngột đưa ra một thuật ngữ mới về thể loại (bút ký) mà hoàn toàn không có giới thuyết khái niệm hoặc giải thích thêm cho rõ ràng, vô tình có thể dẫn đến cách hiểu máy móc, phiến diện: trong tác phẩm “tùy bút pha bút ký”, phần “thuần túy trữ tình” mới là tùy bút, còn thuật sự, miêu tả thì thuộc về bút ký. Từ định hướng lý luận có vẻ phức tạp, nhập nhằng về thể loại như thế, phần hướng dẫn giảng dạy và học tập các tác phẩm tùy bút trong Sách giáo viên, Sách giáo khoa đã không tránh khỏi thiên lệch, chưa đảm bảo nguyên tắc cơ bản của việc cảm thụ và bình giá tác phẩm văn chương là phải xuất phát từ đặc trưng thể loại. Những câu hỏi gợi ý để tìm hiểu cái tôi tài hoa, uyên bác của tác giả thường chiếm tỉ lệ lớn hơn (Ví dụ: “Hãy phân tích và chứng minh những phương diện khác nhau của tài nghệ Nguyễn Tuân trong việc mô tả tính chất hung bạo của thác dữ sông Đà. Gợi ý: Trí tưởng tượng phong phú, khả năng quan sát tinh tường của nhà văn… Những liên tưởng so sánh có sức diễn tả chính xác và sắc sảo như thế nào?”; “Hãy cho biết để viết được đoạn văn trích, tác giả phải vận dụng những tri thức của các ngành văn hóa, nghệ thuật nào? Hiệu quả thẩm mỹ đạt được ra sao?”). Phần gợi ý để cảm nhận cái tôi trữ tình, giàu cảm xúc trong tác phẩm chiếm tỉ lệ rất khiêm tốn. Trong toàn bộ 6 câu hỏi Hướng dẫn học bài sau tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông? chỉ có chưa tới 1 câu riêng về chất trữ tình: “Qua đoạn trích, anh (chị) có cảm nhận gì về tấm lòng của tác giả đối với Huế, với dòng sông Hương và có nhận xét như thế nào về phong cách nghệ thuật của ký Hoàng Phủ Ngọc Tường?”. Trên cơ sở thực tế vừa phân tích, chúng tôi xin góp thêm ý kiến để làm sáng tỏ vấn đề, cụ thể ở hai phương diện: phân định thể loại đối với tùy bút và hướng tiếp cận các tác phẩm tùy bút căn cứ vào đặc trưng về loại hình của nó. Cảm hứng yêu nước trong thơ trung đại Văn học trung đại Việt Nam nếu hình dung như một thứ màu vàng, một vụ quả bội thu thì mảnh đất gieo trồng của nó đầy máu, mồ hôi và cả ước mơ của người gieo hạt. Thế hệ ông cha chúng ta đã cần mẫn xới vun bằng tình yêu của mình với mảnh đất ấy. Sự nghiệp giữ nước gian khổ mà vinh quang, và ý thức trách nhiệm của người cầm bút đã đem đến văn học trung đại một cảm hứng lớn: cảm hứng yêu nước. Có thể nói, cảm hứng yêu nước trong thơ trung đại Việt Nam thể hiện trước hết ở lòng tự hào dân tộc. Chúng ta đã từng thấy dõng dạc vang lên trong bài thơ thần của Lý Thường Kiệt là tiếng nói đầu tiên như âm vang từ khí thiêng sông núi dội về: đất nước Việt Nam do vua Nam làm chủ. Nước là của vua, vua là tượng trưng cho chủ quyền của nước: 18
  19. Sông núi nước Nam vua Nam ở Rành rành định phận ở sách trời Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm? Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời Đến vơi Nam quốc sơn hà, người đọc không khỏi ngỡ ngàng như đứng trước một công trình nhỏ bé, bến chắc mà tài hoa. Bài thơ hoàn toàn không có vũ khí binh đao mà kì lạ thay ta vẫn nhận ra tiếng quân reo, ngựa hí…Sự liên tưởng nhiều tầng ấy phải chăng được gợi lên từ tiếng nói tự hào dân tộc của một con người giàu lòng yêu nước và tinh thần tự chủ. Ở đây, ý thức tinh thần độc lập, tự chủ khá rõ nét. Bài thơ xứng đáng là một bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta. Nếu không có lòng tự hào dân tộc thì khó có thể viết ra được những câu thơ đầy hoành tráng như thế. Trong thơ trung đại, cảm hứng yêu nước còn thể hiện ở tinh thần quyết chiến, quyết thắng quân xâm lược. Chúng ta có thể nhận thấy rõ điều này qua thơ các thi sĩ thời Trần, thơ Nguyễn Trãi…Một trong những thành tựu quan trọng của thơ thời Trần là đã thể hiện được chủ nghĩa yêu nước, ý chí quật cường chống quân xâm lược của dân tộc ta. Chính cảm hứng này đã tạo ra Hào khí Đông Á trong lịch sử chống xâm lược của dân tộc. Hào khí ấy vang lên hùng tráng mà tha thiết qua khúc ca khải hoàn Tụng giá hoàng kinh sư của Trần Quang Khải: Đoạt sóc Chương Dương độ Cầm Hồ Hàm Tử quan Thái bình tu trí lực Vạn cổ thử giang sơn. Bài thơ làm sống dậy một không gian trận mạc chiến trường, đao kiếm với ngựa thét quân reo ngất trời tráng khí. Một trong hai trận ấy do đích thân Trần Quang Khải chỉ huy. Chương Dương, Hàm Tử nằm trong hệ thống chiến thắng mở màn có ý nghĩa chiến lược cho cuộc phản công thắng lợi, mạnh và nhanh, cường độ lớn và tốc độ phi thường đã tạo cho lời thơ khí thế hùng tráng, thiêng liêng. Yêu nước, căm thù giặc tất yếu phải chiến đấu đến cùng cho lí tưởng ấy. Trong thơ trung đại Việt Nam dường như vẫn còn văng vẳng tiếng mài giáo dưới ánh trăng của Đặng Dung (Cảm hoài), cái múa giáo đầy thách thức của Phạm Ngũ Lão. Sự mất còn của non sông đã đặt gánh nặng lên vai con người thời cuộc với thử thách nặng nề: giết giặc cứu nước. Vậy nên trong Thuật hoài Phạm Ngũ Lão đã xây dựng được hình tượng một con người tràn đầy khí thế, tầm vóc. Ở đó có cả sức mạnh của tướng sĩ ba quân trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông, đồng thời đó cũng là sức mạnh của cả dân tộc. Từ suy ngẫm khái quát về tư thế, tầm vóc và sức mạnh của dân tộc chuyển sang suy ngẫm về bổn phận và trách nhiệm của cá nhân trước cộng đồng, Phạm Ngũ Lão đã có cách khơi khơi thật khéo léo: nếu đấng nam nhi còn vương nợ tức là chưa có công trạng gì với núi sông thì sẽ huống thẹn khi nghe chuyện Vũ Hầu. Đúng là cái thẹn của một của một nhân cách lớn, cái xấu hổ lớn lao rất đáng trân trọng của Phạm Ngũ Lão. Ông xấu hổ với bản thân, với cộng đồng nhất là với một nam nhi thời loạn. Đến như Gia Cát Lượng, một con người đã từng xuất thế để quên đi sự đời nhưng cũng dời liều cỏ giúp Lưu Bị chấn hưng nhà Hán thời Tam Quốc, còn với sĩ phu đời Trần, trước tình thế Tổ quốc ngàn cân treo sợi tóc há chỉ đứng nhìn và bình thản hay sao? Múa giáo non sông trải mấy thu Ba quân hùm khí nuốt Sao ngưu Công danh nam tử còn vương nợ Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu. Đến khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, tinh thần yêu nước của con người Việt Nam lại bật lên mạnh mẽ. Không thể cầm gươm tham gia nghĩa quân như các sĩ phu yêu nước khác, Nguyễn Đình Chiểu đã đánh giặc bằng ngòi bút: Chở bao nhiêu đạo thuyền không thẳm Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà Nỗi lo lắng và niềm đau xót cho ách nước, nạn dân ngày càng trở nên sâu sắc hơn. Mỗi bữa thấy,mỗi ngày trông kẻ thù trước mắt lấn thêm một bước, Đồ Chiểu đau đớn như bị cắt đi một phần máu thịt. Cảm hứng bao trùm bài chạy tây là sự xửng sốt, nỗi bàng hoàng, lo lắng cho vận nước nạn dân: Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây Một bàn cờ thế phút sa tay…. Cho nên tinh thần quyết chiến, quyết thắng không chỉ biểu hiện nơi trận mạc sa trường. Nó còn là lẽsống, một hạnh phúc được sẵn sàng xả thân cho Tổ quốc. Tư thế của Đặng Dung là tư thế của một kẻ anh hùng, một chí trai thời loạn: Vai khiêng trái đất mong phù chúa Giáp gột sông trời khó vạch mây.. Trong thơ, chúng ta nhận thấy dường như còn có những nỗi buồn sâu kín của con người trước sựđổi thay của đất nước, những cảnh trớ trêu trong xã hội, nạn chiến tranh, cát cứ, xâm lựơc. Đó là trường hợp Sông lấp (Tú Xương), Hội Tây (Nguyễn Khuyến)…Nghe tiếng ếch vẳng bên tai mà Tú Xương giật mình. Cái giật mình của Tú Xương là cái giật mình chứa bao đau xót trước hiện thực phũ phàng. Đó là cái giật mình của lòng yêu nước của tinh thần dân tộc sâu kín được ấp ủ, nung nấu nhưng không có cách nào giải tỏa đựơc: Sông kia rày đã nên đồng Chỗ làm nhà cửa, chỗ trồng ngô khoai Vẳng nghe tiếng ếch bên tai Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò (Sông lấp) Còn với Nguyễn Khuyến thì sao? Ông xót xa trước những trò lố lăng, xúc phạm đến danh dự dân tộcdo thực dân Pháp bày ra. Bên Hội Tây đã thể hiện sâu sắc nỗi đau đó: Khen ai khéo vẽ trò vui thế Vui thế bao nhiêu nhục bấy nhiêu. Không chỉ có vậy, cảm hứng yêu nước trong thơ trung đại còn thể hiện ở việc các nhà thơ ca ngợicảnh đẹp của quê hương đất nước. Trong thơ, thiên nhiên đất nứớc Việt Nam hiện lên thật đẹp đẽ,tráng lệ giàu đường nét, màu sắc. Với thơ thời Trần, qua cảnh trí thiên nhiên các thi sĩ đã gửi vào đótình yêu quê hương đất nước của mình. Nguyễn Trung 19
  20. Ngạn khi đi sứ cũng đã viết nên những vầnthơ xúc động về tình yêu quê hương đất nước với những phong vị riêng của một vùng đồng bằngBắc Bộ: Dâu già lá rụng tằm vừa chín Lúa sớm bông thơm cua béo ghê Nghe nói ở nhà nghèo vẫn tốt Dẫu vui đất khách chẳng bằng về (Quy Hứng) Kể cả một chiếc lá đỏ thưa, một cánh cò chao liệng, một tiếng chuông vẳng trong mây trời, một tiếngsáo, thuyền câu ngoài bến đậu…Tất cả đều trở thành nguồn thi hứng cho các thi sĩ thời Trần: Tiếng sáo thuyền câu ngoài bến đậu Trăng rơi đầy nước, móc đầy sông Còn Nguyễn Trãi, cảnh đẹp thiên nhiên, khí trời lúc sang xuân thật huyền hồ đầy âm thanh, màu sắc. Xuân về mang theo sự tươi tốt với những làn mưa. Cỏ ở bến xanh như màu khói bao la bát ngát: Cỏ xanh như khói bến xuân tươi Lại có mưa xuân nước vỗ trời (Bến đò xuân đầu trại) Như vậy cảm hứng yêu nước trong thơ trung đại Việt Nam đã thể hiện ở nhiều khía cạnh phong phúvà sâu sắc. Đất nước, dân tộc là nỗi niềm khắc khỏai không nguôi trong tâm hồn con người Việt Namnói chung và các thi sĩ nói riêng. Vậy nên, ở mỗi nhà thơ có cách khai thác, cảm nhận khác nhau song lại là vẫn sự thống nhất và làm nên một cảm hứng yêu nước lớn. Chính cảm hứng ấy đã làmnên cái độc đáo riêng và giá trị của thơ Việt Nam thời trung đại. ĐỀ THI HSG QUỐC GIA 2012 Câu 1. (8,0 điểm) Là thanh niên thế hệ hôm nay, anh/chị hãy suy nghĩ và phác họa một châm ngôn sống cho chính mình. Câu 2. (12,0 điểm) Các nhà văn, nhà thơ nhân đạo lớn thường gửi vào sáng tác một cách nhìn sâu sắc về con người, cách nhìn này hướng đến đời sống nội tâm và cảm xúc. Bằng việc phân tích một vài tác phẩm trung đại và hiện đại đã học, anh/chị hãy bình luận ý kiến trên. Ảnh hưởng của Văn học dân gian đối với văn học viết Việt Nam Nhận xét về ảnh hưởng to lớn của văn học dân gian đối với văn học thành văn Việt Nam, giáo trình Văn học dân gian nhận định: “Văn học dân gian là cội nguồn, là bầu sữa mẹ nuôi dưỡng nền văn học dân tộc Việt Nam. Nhiều thể loại văn học viết được xây dựng và phát triển dựa trên sự kế thừa các thể loại văn học dân gian. Nhiều tác phẩm , nhiều hình tượng do văn học dân gian tạo nên là nguồn cảm hứng, là thi liệu, văn liệu của văn học viết. Nhiều nhà thơ , nhà văn lớn của dân tộc (Nguyễn Trãi , Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du , Hồ Xuân Hương , Phan Bội Châu , Nguyễn Bính, Hồ Chí Minh, Nguyễn Duy….) đã tiếp thu có kết quả văn học dân gian để sáng tạo nên những tác phẩm văn chương ưu tú”. Đó là một nhận định xác đáng thể hiện rõ mối quan hệ máu thịt gắn bó giữa văn học dân gian và văn học thành văn trong suốt tiến trình phát triển của văn học dân tộc. VHDG chính là nền tảng của VHV và có tác động lớn đến sự hình thành và phát triển của VHV, là nguồn cảm hứng dồi dào, tiếp thêm chất liệu và cảm hứng sáng tạo cho văn học viết. + Về phương diện nội dung: VHDG cung cấp cho các nhà văn của mọi thời đại những quan niệm xã hội, đạo đức của nhân dân lao động, của các dân tộc. Ngoài ra, nó còn cung cấp những tri thức hữu ích về tự nhiên xã hội, góp phần quan trọng về sự hình thành nhân cách con người. Nó bảo tồn, phát huy những truyền thồng tốt đẹp của dân tộc như: truyền thống yêu nước, tinh thần hướng thiện, trọng nhân nghĩa, giàu tình thương,...Biểu hiện rõ nhất là ở đề tài, nguồn cảm hứng, tư tưởng nhân ái, tình cảm lạc quan, yêu đời, tình yêu thiên nhiên, đất nước, tình yêu con người,... - Đề tài tiêu biểu trong văn học dân gian: Số phận người phụ nữ, thân phận người lao động nói chung, tình yêu đôi lứa, những kinh nghiệm sống quý báu, đặc biệt ngợi ca tình cảm gắn bó với quê hương, đất nước,... - Nguồn cảm hứng : Văn học dân gian thường lấy nguồn cảm hứng từ thiên nhiên, cuộc sống xã hội, lao động sản xuất,... .Đặc biệt, ca dao Việt Nam đã đưa ra những tiêu chí về vẻ đẹp người con gái truyền thống. - Tư tưởng nhân ái : Văn học dân gian đề cao tình cảm yêu thương con người nhất là thân phận người phụ nữ, người lao động cùng khổ,... ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HỌC DÂN GIAN ĐỐI VỚI VĂN HỌC VIẾT (NỘI DUNG) Phương diện Văn học dân gian Văn học viết nội dung “Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ”, “Tay ai thì lại làm nuôi miệng “Miệng ăn núi lở” Làm biếng ngồi ăn lở núi non.” (Tục ngữ) (Bảo kính cảnh giới số 22” Đề tài “Anh em như thể tay chân - Nguyễn Trãi) Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần” “Chân tay gẫm lại ai hơn nữa (Ca dao) Tranh cạnh làm chi, lỗi phép nhà” (Nguyễn Bỉnh Khiêm) Mười Thương Chân quê Một thương tóc bỏ đuôi gà Hôm qua em đi tỉnh về ? Hai thương ăn nói mặn mà có duyên Đợi em ở mãi con đê đầu làng Ba thương má lúm đồng tiền Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng Bốn thương răng lánh hạt huyền Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi ! Nguồn cảm kém thua Nào đâu có yếm lụa sồi ? hứng Năm thương cổ yếm đeo bùa Cái dây lưng đũi nhuộn hồi sang xuân ? Sáu thương nón thượng quai tua Nào đâu cái áo tứ thân ? dịu dàng Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen ? Bảy thương nết ở khôn ngoan Nói ra sợ mất lòng em 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2