intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bốn năng lực cần thiết của một người lãnh đạo giỏi

Chia sẻ: Vũ Đỗ Hồng Nhung | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

154
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các lãnh đạo xuất chúng hiểu rõ rằng cách tốt nhất để thu về giá trị cao nhất là tạo ra những giá trị cao nhất. Tác giả bài viết Tony Schwartz là tác giả của cuốn sách đang bán chạy nhất hiện nay: "The Way We''''re Working Isn''''t Working": Cách chúng ta làm việc không phải là làm việc.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bốn năng lực cần thiết của một người lãnh đạo giỏi

  1. Bốn năng lực cần thiết của một người lãnh đạo giỏi Các lãnh đạo xuất chúng hiểu rõ rằng cách tốt nhất để thu về giá trị cao nhất là tạo ra những giá trị cao nhất. Tác giả bài viết Tony Schwartz là tác giả của cuốn sách đang bán chạy nhất hiện nay: "The Way We''''re Working Isn''''t Working": Cách chúng ta làm việc không phải là làm việc. Khi còn là một anh chàng nhà báo trẻ tuổi đầy huênh hoang mà vẫn
  2. không giấu nổi vẻ thiếu chín chắn, tôi đã được Ed Kosner, Tổng biên tập Tạp chí Newsweek, tuyển vào làm một công việc mà ngay cả bản thân tôi khi đó vẫn chưa dám tin là mình có thể làm được. Nhưng khi bị thả ra giữa biển lớn như vậy, tôi chỉ còn một lựa chọn là phải bơi. Tuy nhiên, tôi cũng biết một điều rằng ông ấy sẽ không bao giờ để tôi chết chìm. Niềm tin của ông chính là chiếc phao cứu đắm cho tôi. Mấy năm sau, tôi đầu quân cho Arthur Gelb, Tổng biên tập Tạp chí New York Times. Lần này, tôi lại bị hấp dẫn trước lòng nhiệt tình "dễ lây" của ông khi được là một phần trong một tổ chức cao quý, nguyện cống hiến để đem đến cho đời những tờ báo tuyệt vời nhất thế giới. Trong suốt hơn 10 năm qua, tôi đã làm việc với rất nhiều vị CEO và các lãnh đạo cấp cao, giúp họ xây dựng nên những môi trường làm việc năng động, chất lượng cao bằng cách truyền năng lượng cho đội ngũ nhân viên của họ. Và cũng trong quá trình đó, tôi đã quan sát thấy các vị lãnh đạo tuyệt vời nhất thường có 4 điểm chung như sau:
  3. 1. Người lãnh đạo xuất chúng nhận thấy ở chúng ta những điểm mạnh mà đôi khi chính bản thân chúng ta cũng không hiểu rõ hết. Đây chính là điều mà Kosner đã dành cho tôi. Ông đem lại cho tôi niềm tin mà tôi chưa có, còn tôi tin tưởng vào phán đoán của ông còn hơn cả phán đoán của chính tôi. Đó là hiệu ứng Pygmalion: các mong mỏi tự thực hiện. Các cảm xúc, dù tiêu cực hay tích cực, đều có khả năng tự phát triển. Nếu không có niềm tin của Kosner, chắc chắn tôi sẽ chẳng bao giờ dám nghĩ rằng mình lại có thể viết báo ở một trình độ cao như thế. Bởi vì ông tỏ ra rất đỗi tin tưởng vào khả năng của tôi - ông nhận rõ hơn cả chính tôi rằng hoài bão và sự kiên trì sẽ giúp tôi thành công như thế nào, nên tôi không phí nhiều năng lượng cho những lo lắng và hoài nghi. Thay vào đó, tôi nỗ lực trau dồi bản thân mỗi ngày, từng bước một. Do chúng ta ai cũng có thể trở nên xuất sắc ở hầu như mọi lĩnh vực nếu biết tập trung và có lòng mong mỏi, cho nên cuối cùng, tôi cũng làm
  4. việc tốt hơn; và chính điều này củng cố thêm cho tôi niềm tin, sự hài lòng, và lòng quyết tâm tiến bộ. 2. Người lãnh đạo xuất chúng không tìm cách tận dụng tối đa năng lực của nhân viên; thay vào đó, họ cố gắng tìm hiểu và đáp ứng các nhu cầu của nhân viên, và trên hết là một nhiệm vụ vượt lên cả những lợi ích cá nhân trước mắt của chúng ta và của chính họ. Người lãnh đạo xuất chúng hiểu rằng những cảm giác họ mang đến cho nhân viên mỗi ngày có một tác động rất lớn tới chất lượng công việc. Ai trong chúng ta cũng có những nhu cầu cơ bản về mặt vật chất, tình cảm, tinh thần, và tâm lý. Người lãnh đạo giỏi chú trọng vào việc giúp nhân viên thỏa mãn những nhu cầu đó, vì họ biết rằng điều đó sẽ giúp nhân viên làm việc tốt hơn với phong độ ổn định hơn. Arthur Gelb không chỉ giúp tôi thỏa mãn nhu cầu về mặt tình cảm là cần được đề cao tài năng, ông còn giúp tôi đáp ứng một nhu cầu tinh
  5. thần là được tham gia vào một sứ mệnh có ý nghĩa còn to lớn hơn cả thành công cá nhân của tôi. Trên thế giới này, chẳng có mấy người lãnh đạo chịu bỏ thời gian để tìm hiểu xem họ thực sự ủng hộ cái gì ngoài vấn đề tài chính, và tại sao nhân viên lại nên cảm thấy hứng khởi khi làm việc dưới trướng của họ. 3. Người lãnh đạo xuất chúng dành thời gian để đưa ra một định nghĩa rõ ràng về thành công, và sau đó tin tưởng trao cho nhân viên quyền được tự mày mò và tìm cách tốt nhất để đạt được nó. Một trong những nhu cầu cơ bản của chúng ta là được tự do thể hiện bản thân. Và một trong những trải nghiệm đáng thất vọng nhất và khiến chúng ta cảm thấy mình như những đứa trẻ to xác tại nơi làm việc là cảm giác bị gò bó trong phong cách quản lý vi mô của lãnh đạo. Nhiệm vụ của người lãnh đạo không phải là làm công việc của nhân viên; họ phải trở thành một nguồn cung cấp năng lượng lớn cho nhân
  6. viên - tức là phải để chúng ta được tự do và khuyến khích chúng ta phát huy hết khả năng của mình trong công việc thường ngày. Một phần của nhiệm vụ đó là vạch ra càng rõ ràng càng tốt những mong đợi của họ đối với nhân viên - tức những kết quả làm việc chính mà nhân viên cần đem lại. Quá trình này rất khó khăn và tốn nhiều thời gian, nhưng phần lớn những vị lãnh đạo mà tôi từng tiếp xúc hầu như đều không mảy may bận tâm tới nó. Khi đã thực hiện tốt quá trình này, bước tiếp theo người lãnh đạo cần làm là đứng tránh đường cho nhân viên thực hiện. Để làm được điều đó, người lãnh đạo phải biết đặt niềm tin vào nhân viên; họ phải tin tưởng rằng nhân viên sẽ tự tìm ra cách thức hữu hiệu nhất để thực hiện công việc; và cho dù họ có thể mắc sai lầm, nhưng rồi qua đó họ sẽ học hỏi được nhiều điều và tự phát triển bản thân. 4. Những lãnh đạo xuất sắc nhất đều có khả năng chấp nhận các
  7. đặc điểm trái ngược trong con người, đặc biệt là điểm mạnh và điểm yếu, lòng tự tin và tính khiêm nhường. Đây là một năng lực rất mạnh mẽ, bởi vì tất cả chúng ta, dẫu có nhận thức được điều đó hay không, đều luôn tranh đấu với chính giá trị con người mình. Bất cứ lúc nào chúng ta cũng có thể để mình rơi vào trạng thái hoài nghi về giá trị của bản thân. Những lãnh đạo xuất chúng không cho rằng họ lúc nào cũng cần phải đúng hoặc hoàn hảo, bởi vì họ đã học được cách đề cao bản thân trong khi vẫn thừa nhận những điểm yếu của mình. Và họ cũng mang tinh thần rộng lượng này tới các nhân viên. Lãnh đạo càng khiến nhân viên cảm thấy mình được đề cao dù có những khiếm khuyết, nhân viên càng tốn ít năng lượng để tìm cách khẳng định mình, tự vệ, và phục hồi lại giá trị đã bị mất đi; đồng thời, họ cũng có thêm năng lượng để sáng tạo thêm các giá trị. Cả bốn năng lực trên đều được xây dựng dựa trên nền tảng là một kiến thức toàn diện. Các lãnh đạo xuất chúng hiểu rõ rằng cách tốt nhất để
  8. thu về giá trị cao nhất là tạo ra những giá trị cao nhất. Theo Ehow
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2