intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bữa ăn dinh dưỡng cho trẻ ăn dặm

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

81
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sẽ không mất quá nhiều thời gian để có một chén bột hay chén cháo thơm ngon, đầy đủ dinh dưỡng cho bé ở tuổi ăn dặm. Chương trình quốc gia về sức khỏe trẻ em của Việt Nam khuyến cáo các bà mẹ nên tập cho bé ăn dặm khi bé tròn 6 tháng tuổi. Tập cho trẻ làm quen với thức ăn Nếu cho trẻ ăn quá sớm, phần lớn thức ăn sẽ không tiêu hóa được và khiến hai quả thận còn non yếu của bé phải làm việc quá sức. Việc tập cho bé ăn...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bữa ăn dinh dưỡng cho trẻ ăn dặm

  1. Bữa ăn dinh dưỡng cho trẻ ăn dặm Sẽ không mất quá nhiều thời gian để có một chén bột hay chén cháo thơm ngon, đầy đủ dinh dưỡng cho bé ở tuổi ăn dặm. Chương trình quốc gia về sức khỏe trẻ em của Việt Nam khuyến cáo các bà mẹ nên tập cho bé ăn dặm khi bé tròn 6 tháng tuổi. Tập cho trẻ làm quen với thức ăn Nếu cho trẻ ăn quá sớm, phần lớn thức ăn sẽ không tiêu hóa được và khiến hai quả thận còn non yếu của bé phải làm việc quá sức. Việc tập cho bé ăn dặm cần được thực hiện một cách từ từ, thức ăn từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc, từ mịn đến thô, và tăng dần theo từng lứa tuổi. Để cho bé có thời gian làm quen với từng thức ăn, bắt đầu từ bột gạo, mỗi lần chỉ nên tập cho bé ăn một loại thức ăn mới và đợi vài ngày trước khi cho bé ăn lại món đó để xem bé có dị ứng với loại thức ăn ấy không.
  2. Sẽ không mất quá nhiều thời gian để có một chén bột hay chén cháo thơm ngon, đầy đủ dinh dưỡng cho bé ở tuổi ăn dặm Không nên sử dụng máy xay để cho ra thứ bột quá mịn, điều này sẽ làm trẻ không có cơ hội luyện tập phản xạ nhai, dễ dẫn đến tình trạng khó làm quen với các loại thức ăn sau này và đưa đến biếng ăn ở trẻ. Tốt nhất bạn hãy sử dụng một cái rây, tán thức ăn đã được nấu nhừ qua rây, lấy phần bột bên dưới. Đến tháng thứ 8, mặc dù chưa đủ răng nhưng trẻ bắt đầu có phản xạ nhai, bạn sẽ sử dụng luôn phần thức ăn thô hơn bên trên rây trộn chung phần bột dưới rây để kích thích trẻ nhai nuốt, rồi dần dần đến cháo nhừ. Khi trẻ 1 tuổi tập cho trẻ ăn cơm nát, cơm nhão, và sau này có thể ăn cơm cùng bố mẹ.
  3. Bữa ăn dinh dưỡng, không gây dị ứng Cần lưu ý cho trẻ ăn đủ 4 nhóm thực phẩm cho mỗi bữa chính bao gồm: - Nhóm bột đường: gạo, nếp, bột mì, bánh mì, mì, nui, bún, phở, hủ tiếu, khoai, bắp. - Nhóm đạm: nguồn động vật như thịt, cá, trứng, sữa, tôm tép, lươn…; nguồn thực vật như đậu nành, các sản phẩm chế biến từ đậu nành và các loại đậu đỗ khác. - Nhóm béo: dầu, mỡ, bơ, hạt có dầu. - Nhóm vitamin và chất khoáng: rau củ, trái cây các loại. Để có một chén cháo đủ dinh dưỡng cho bé, bạn có thể lường theo ước lượng như sau: 1 chén cháo + 2 muỗng canh thịt đã băm nhuyễn (thay đổi mỗi ngày với các chất đạm khác) + 2 muỗng canh rau xanh đã thái nhuyễn (thay đổi mỗi ngày với các loại rau có màu xanh hoặc củ có màu vàng như cà rốt, bí đỏ…) + 1-2 muỗng cà phê dầu ăn. Sẽ không mất quá nhiều thời gian để có một chén bột hay cháo thơm ngon, đầy đủ dinh dưỡng cho bé, thức ăn tươi ngon vẫn là lựa chọn hàng đầu cho sức khỏe của bé, thực phẩm đóng hộp, thức ăn đóng gói, chỉ nên cho bé dùng khi cần “chữa cháy” mà thôi.
  4. Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý một số thức ăn sau đây có thể gây dị ứng nơi trẻ: - Lòng trắng trứng: Bé có thể ăn được lòng đỏ nhưng bạn không nên cho lòng trắng trước khi bé 1 tuổi. Lòng trắng trứng rất giàu protein và bé có thể dị ứng với chính chất này. Thực tế, nếu cảm thấy lo ngại, bạn có thể đợi đến lúc bé 2 tuổi trở đi mới cho ăn. - Mật ong: Mật ong có thể chứa mầm vi khuẩn Clostridium botulinum, một loại vi khuẩn kỵ khí gây chứng ngộ độc. Bộ máy tiêu hóa của người lớn có khả năng ngăn sự phát triển của mầm bệnh này nhưng với bé thì không. - Bơ lạc: Lạc có khả năng gây dị ứng khá cao. Để tránh cho bé khỏi nguy cơ này, bạn chỉ nên cho con ăn bơ lạc lúc bé được ít nhất là 1 tuổi. - Bột mì hay các sản phẩm từ lúa mì: Hầu hết các bé có thể ăn được các loại thực phẩm từ lúa mì (trong bột ngũ cốc và bánh mì) từ lúc 6-8 tháng tuổi. Tuy nhiên, trong lúa mì có chứa một lượng lớn gluten, một số bé bị dị ứng với chất này. - Động vật có vỏ như cua, tôm, trai, sò: Đây là những loại thực phẩm rất giàu dinh dưỡng nhưng lại có khả năng gây dị ứng cao. Vì thế, theo các chuyên gia, bạn không nên cho con ăn tôm, cua… khi bé dưới 1 tuổi, thậm chí là 3-4 tuổi nếu bạn chưa thấy yên tâm.
  5. - Những thức ăn có nguy cơ gây dị ứng khác: như ngô, đậu nành, cà chua, dâu tây, kiwi, chocolate, trà, cà phê, các loại thực phẩm muối, các loại gia vị, không dùng ít nhất cho đến khi bé 1 tuổi. - Những thức ăn đã gây dị ứng cho chính vợ chồng bạn cũng cần tránh cho bé ăn cho đến khi ít nhất bé được 1 tuổi. Dấu hiệu khi bé dị ứng thức ăn thường là ngứa, phát ban; nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng, bụng chướng, xì hơi nhiều; chảy nước mũi; ho, thở dốc và thở khò khè. Hầu hết những triệu chứng này thường thấy trong vài giờ sau khi ăn xong. Hãy đưa bé đến bác sĩ ngay nếu bạn nghĩ bé bị dị ứng thức ăn nào đó
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2