Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br />
<br />
BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA PHẪU THUẬT MỞ KHÍ QUẢN<br />
XUYÊN DA NONG TẠI BỆNH VIỆN NGUYỄN TRI PHƯƠNG<br />
Huỳnh Khắc Cường*, Lâm Huyền Trân*, Phạm Bảo Long*, Nguyễn Phước Hiền*, Xà Trường Thành**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá hiệu quả phẫu thuật mở khí quản xuyên da nong.<br />
Đối tượng nghiên cứu: bệnh nhân đặt nội khí quản lâu ngày có chỉ định mở khí quản.<br />
Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang.<br />
Kết quả nghiên cứu: 15 bệnh nhân mở khí quản xuyên da nong, trong đó gồm 9 nam, 6 nữ, tuổi trung bình<br />
là 62 ± 10.6, thời gian đặt nội khí quản kéo dài > 5 ngày. Thời gian mở khí quản trung bình là 7 ± 1.8 phút. Biến<br />
chứng sau mổ chỉ là những biến chứng nhỏ như chảy máu sau mổ trong một trường hợp (7.5%), tràn khí dưới da<br />
1 trường hợp (7.5%).<br />
Kết luận: mở khí quản xuyên da nong trong trường hợp đặt nội khí lâu ngày là phương pháp mổ xâm lấn tối<br />
thiểu, an toàn, nhanh và có hiệu quả.<br />
Từ khóa: mở khí quản xuyên da nong<br />
<br />
ABSTRACT<br />
AN INITIAL RESULT OF PERCUTANEOUS DILATIONAL TRACHEOSTOMY<br />
AT NGUYEN TRI PHUONG HOSPITAL<br />
Huynh Khac Cuong, Lam Huyen Tran, Pham Bao Long, Nguyen Phuoc Hien, Xa Truong Thanh<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 1 - 2014: 116-120<br />
Objective: To assess the initial results of percutaneous dilation tracheostomy.<br />
Subjective: long-term endotracheal patients who need tracheotomy.<br />
Study Design: A sectional descriptive study.<br />
Result: Among 15 patients underwent percutaneous dilatational tracheostomy that included 6 females and 9<br />
males with the median age of 62 ± 10.6 years. Prolonged ventilator support was the most common indication for<br />
tracheostomy. The average duration of intubation before PDT was over 5 days. Median procedure time was 7 ±<br />
1.8 minutes. Complications included minor bleeding in one patient (7.5%), subcutaneous emphysema without<br />
pneumothorax in one patient (7.5%).<br />
Conclusion: Percutaneous dilatational tracheostomy is a minimum invasive, safe, quick and effective<br />
management in long term endotracheal patients.<br />
Key word: percutaneous dilation tracheostomy.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Mở khí quản là 1 trong những phương<br />
thức ngoại khoa lâu đời nhất có lẽ đã tồn tại từ<br />
hơn 3000 năm nay. Tuy nhiên, một thời gian<br />
dài kỹ thuật này không được sử dụng rộng rãi,<br />
mãi cho đến khi kỹ thuật mở khí quản kinh<br />
<br />
điển được chuẩn hóa bởi Chevalier Jackson<br />
từng bước qui trình phẫu thuật, mở khí quản<br />
mới trở thành phẫu thuật được phổ biến. Tỷ lệ<br />
biến chứng của kỹ thuật này có thể lên đến 66<br />
%. Mặc dù tỷ lệ tử vong do phẫu thuật này là<br />
rất thấp, tuy nhiên các biến chứng sau mổ như<br />
<br />
* Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh<br />
**Bệnh viện Nguyễn Tri Phương<br />
Tác giả liên lạc: PGS. TS. Lâm Huyền Trân<br />
ĐT: 0913120599<br />
Email: huyentranent@yahoo.com<br />
<br />
116<br />
<br />
Chuyên Đề Tai Mũi Họng<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br />
chảy máu, viêm mô tế bào nhiễm trùng quanh<br />
lổ mở khí quản và vấn đề thẩm mỹ vẫn còn<br />
tương đối thường gặp(1,3,4).<br />
Mở khí quản xuyên da được mô tả không lâu<br />
sau khi Seldinger mô tả dùng dây dẫn trong đặt<br />
ống thông động mạch vào năm 1953.<br />
Năm 1955, Shelden và cộng sự đã báo cáo nỗ<br />
lực đầu tiên thực hiện mở khí quản xuyên da.<br />
Năm 1969, Toye và cộng sự báo cáo mở khí<br />
quản dựa trên phương pháp nong.<br />
Năm 1985, Ciaglia và cộng sự đã mô tả kỹ<br />
thuật mở khí quản xuyên da nong bằng cách sử<br />
dụng kim, dây dẫn và nhiều ống nong lớn dần.<br />
Năm 1989, Schachner và cộng sự đã phát<br />
triển dụng cụ mở khí quản forcep nong trên<br />
dây dẫn.<br />
Từ đó đến nay, trên thế giới đã có nhiều<br />
công trình nghiên cứu về phương pháp mở khí<br />
quản xuyên da nong(1,2,3,4).<br />
Tại Việt Nam, bệnh viện 103, đã có nghiên<br />
cứu chế tạo bộ dụng cụ mở khí quản cấp cứu<br />
TC-08 với bằng sáng chế độc quyền(2).<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Nghiên cứu mô tả cắt ngang có can thiệp.<br />
<br />
Phương pháp tiến hành<br />
Bệnh nhân có chỉ định mở khí quản được<br />
xem xét chỉ định, chống chỉ dịnh thực hiện kỹ<br />
thuật xuyên da nong.<br />
<br />
Chỉ định<br />
Giống như chỉ định mở khí quản kinh điển<br />
Đặt nội khí quản lâu ngày<br />
Hút đàm phế quản<br />
Giảm khoảng chết<br />
Duy trì đường thở.<br />
Tắc nghẽn đường hô hấp trên kéo dài (chẳng<br />
hạn do hàm mặt).<br />
Bệnh lý thanh quản.<br />
Hẹp dưới thanh môn.<br />
Bảo vệ đường thở<br />
Chậm hồi phục phản xạ thanh môn<br />
Vệ sinh khí quản/ hoạt động ho không<br />
hiệu quả.<br />
<br />
Tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương, từ tháng<br />
8/2013 chúng tôi bắt đầu áp dụng mở khí quản<br />
xuyên da nong bằng dụng cụ Ultraperc.<br />
<br />
Chống chỉ định:<br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
<br />
Béo phì,<br />
<br />
Mục tiêu tổng quát<br />
“Đánh giá hiệu quả của phẫu thuật mở khí<br />
quản xuyên da nong tại bệnh viện Nguyễn Tri<br />
Phương”.<br />
<br />
Bệnh nhân không ngửa cổ tối đa được,<br />
<br />
Mục tiêu chuyên biệt<br />
Đặc điểm của phẫu thuật mở khí quản<br />
xuyên da nong.<br />
<br />
U thanh khí quản<br />
<br />
Các tai biến của phẫu thuật mở khí quản<br />
xuyên da nong.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Những bệnh nhân đặt nội khí quản lâu ngày<br />
có chỉ định mở khí quản tại bệnh viện Nguyễn<br />
Tri Phương từ tháng 8/2013 đến tháng 11/ 2013.<br />
<br />
Chuyên Đề Tai Mũi Họng<br />
<br />
Rối loạn đông máu,<br />
Tuyến giáp to,<br />
<br />
Chấn thương cột sống cổ<br />
Mềm sụn khí quản…<br />
Khối u vùng trước cổ<br />
Bệnh nhân cần mở khí quản cấp cứu không<br />
phải là đối tượng thích hợp với kiểu mở này.<br />
<br />
Phương pháp vô cảm<br />
An thần nhẹ qua đường tĩnh mạch<br />
Dụng cụ: chúng tôi sử dụng bộ mở khí quản<br />
xuyên da nong Ultraperc<br />
<br />
Kỹ thuật<br />
Bệnh nhân nằm ngửa, kê gối dưới vai, giúp<br />
cổ ngửa tối đa. Xác định các mốc giải phẫu<br />
<br />
117<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br />
<br />
xương móng, khuyết giáp trên, sụn nhẫn, màng<br />
nhẫn giáp, màng nhẫn khí quản, màng liên sụn<br />
khí quản, hõm ức…<br />
Dùng dao số 15 rạch da tương ứng màng sụn<br />
khí quản (tùy theo mở khí quản cao thì màng<br />
sụn khí quản 1-2, mở khí quản trung bình thì<br />
màng sụn khí quản 2-3, mở khí quản thấp thì<br />
màng sụn khí quản 3-4). Chiều dài đường rạch<br />
da khoảng 5-7mm.<br />
Dùng Kelly bóc tách nhẹ lớp mỡ dưới da và<br />
lớp cân mạc trước khí quản đến tận sụn khí<br />
quản, dùng ngón tay trỏ xác định màng liên sụn<br />
khí quản..<br />
Dùng kim chọc đâm xuyên màng sụn khí<br />
quản ở thành trước khí quản.<br />
Sau khi kim này lọt vào lòng khí quản, lắp<br />
xylanh có thuốc tê vào kim, rút nhẹ xylanh để<br />
thấy khí vào lòng xylanh, chắc chắn là kim đã ở<br />
trong lòng khí quản, sau đó bơm ít thuốc tê vào<br />
lòng khí quản để giảm phản xạ.<br />
Dùng dây dẫn có đầu tù hình chữ J luồn qua<br />
đầu kim chọc để vào lòng khí quản.<br />
Rút kim chọc ra khỏi da mà vẫn giữ dây dẫn<br />
đầu tù chữ J nằm trong lòng khí quản.<br />
<br />
Bơm bóng Caunule.<br />
Kiểm tra xác định chắc chắn Canule dã vào<br />
lòng khi quản<br />
Gắn nòng trong<br />
Cột dây cố định Canule quanh cổ<br />
Lót gạc quanh chân Canule<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Tổng số: 15 trường hợp (nam: 9, nữ 6)<br />
Tuổi trung bình: 62 ± 10,6<br />
Đặc điểm của phẫu thuật mở khí quản xuyên<br />
da nong:<br />
Chỉ định mở khí quản: đặt nội khí quản lâu<br />
ngày: 100 %<br />
Thời gian mở khí quản xuyên da nong: 7 ±<br />
1,8 phút<br />
Lượng máu mất trung bình: không đáng kể,<br />
vì không hút được, máu chỉ thấm vào gạc.<br />
Chuyển sang mổ hở kinh điển: 1 trường hợp<br />
Các tai biến của phẫu thuật mở khí quản<br />
xuyên da nong<br />
Chảy máu: 1 trường hợp<br />
Tràn khí dưới da: 1 trường hợp<br />
<br />
Luồn kim nong có kích cỡ lớn hơn kim chọc<br />
để nong màng liên sụn khí quản.<br />
<br />
Nhiễm trùng vết mổ: không có trường hợp<br />
nào<br />
<br />
Rút kim nong, vẫn giữ dây dần đầu tù chữ J<br />
trong lòng khí quản.<br />
<br />
Chảy máu<br />
<br />
Luồn dây nong trung bình theo dây dẫn.<br />
Luồn ống nong cỡ lớn vào theo dây nong<br />
trung bình. Kéo ống nong ra vào nhiều lần nhằm<br />
mục đích nong rộng mô mềm từ da, mô trước<br />
khí quản và nong màng liên sụn khí quản.<br />
Chuẩn bị sẵn canule kiểm tra bóng, xả bóng<br />
sau khi kiểm tra, bôi thuốc bôi trơn vào canule.<br />
Luồn kim nong lớn vào lòng canule<br />
Luốn bộ Canule- kim nong lớn- vào dây<br />
nong lớn qua dây dẫn đưa vào lòng khí quản<br />
Rút toàn bộ kim nong lớn - dây nong lớndây dẫn<br />
Canule còn nằm lại trong lòng khí quản<br />
<br />
118<br />
<br />
Chúng tôi có 1 trường hợp chảy máu sau mở<br />
khí quản xuyên da nong. Trường hợp này đã<br />
dùng phương pháp băng ép nhưng không hiệu<br />
quả, nên chúng tôi quyết định mở rộng vết mở<br />
khí quản để cầm máu. Chúng tôi rạch da ngang<br />
cổ như mở khí quản kinh điển, bóc tách theo<br />
đường giữa bộc lộ sụn khí quản và canule, xác<br />
định được vị trí chảy máu từ động mạch ở màng<br />
liên sụn khí quản, đốt cầm máu.<br />
<br />
Tràn khí dưới da<br />
Chúng tôi có 1 trường hợp tràn khí dưới da<br />
vùng cổ sau mở khí quản xuyên da nong, mức<br />
độ tràn khí nhẹ, khu trú vùng cổ, không khó thở,<br />
không giảm Sp02/máu. Chụp Xquang phổi<br />
<br />
Chuyên Đề Tai Mũi Họng<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
không có tràn khí trung thất, không tràn khí<br />
màng phổi.<br />
<br />
xuyên da nong. Thời gian này là ngắn hơn thời<br />
gian mở khí quản hở kinh điển.<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
<br />
Các tai biến của phẫu thuật mở khí quản<br />
xuyên da nong:<br />
<br />
Đặc điểm của phẫu thuật mở khí quản xuyên<br />
da nong.<br />
<br />
Chỉ định<br />
Chỉ định mổ của phẫu thuật mở khí quản<br />
xuyên da nong có hạn hẹp hơn so với mở khí<br />
quản hở kinh điển. Những trường hợp cấp cứu<br />
khẩn cấp thì mở khí quản xuyên da nong không<br />
phải là chọn lựa đầu tiên(2,3). Những trường hợp<br />
tuyến giáp to cũng không là chỉ định của phẫu<br />
thuật mở khí quản xuyên da nong. Tuy nhiên,<br />
trong lô nghiên cứu của chúng tôi có 2 trường<br />
hợp tuyến giáp to vừa phải, chúng tôi vẫn sử<br />
dụng được kỹ thuật mở khí quản xuyên da<br />
nong. Trường hợp thứ nhất chúng tôi chọn<br />
phương pháp mở khí quản xuyên da nong cao,<br />
tức ngang tầm sụn khí quản 1-2. Trường hợp thứ<br />
hai, chúng tôi mở khí quản xuyên da nong thấp<br />
ngang tầm màng liên sụn khí quản 3-4. Trong cả<br />
2 trường hợp, chúng tôi đều tìm thấy khoảng<br />
trực tiếp từ da đến khí quản là khoảng có thể<br />
thực hiện được phương pháp xuyên da nong.<br />
Tuyến giáp to chưa vượt quá hõm ức không phải<br />
là chống chỉ định tuyệt đối của mở khí quản<br />
xuyên da nong.<br />
Chúng tôi có 1 trường hợp phải chuyển<br />
sang mở khí quản hở kinh điển do mềm sụn<br />
khí quản. Trường hợp này sau khi đặt canule,<br />
Sp02 có xu hướng giảm dần, kiểm tra không<br />
thấy có khí vào ra canule, chứng tỏ canule<br />
không vào được lòng khí quản, chúng tôi<br />
quyết định chuyển sang mở khí quản hở kinh<br />
điển. Trong khi mổ hở, chúng tôi phát hiện<br />
lòng khí quản xẹp lõm, bệnh sử cũng ghi nhận<br />
đã rút nội khí quản 3 lần thất bại, điển hình<br />
của mềm sụn khí quản.<br />
<br />
Chảy máu<br />
Chảy máu trong khi mở khí quản xuyên da<br />
nong rất ít(3,4), xem như không đáng kể, thường<br />
chỉ ở mức độ chảy máu thấm gạc.<br />
Chảy máu sau mổ: chúng tôi có 1 trường hợp<br />
chảy máu sau mổ kéo dài, đòi hỏi phải mở hở<br />
cầm máu. Trong khi mở rộng vết mổ, chúng tôi<br />
phát hiện chảy máu từ động mạch ở màng liên<br />
sụn khí quản, xử trí đốt cầm máu.<br />
Đã có công trình báo cáo về tai biến chảy<br />
máu ồ ạt đưa tới tử vong do tổn thương động<br />
mạch không tên ở bệnh nhân thở máy kéo dài.<br />
Tai biến nguy hiểm chết người này có thể xảy ra<br />
ở cả 2 trường hợp phẫu thuật mở khí quản hở<br />
kinh điển hoặc mở khí quản xuyên da nong(2).<br />
Tuy nhiên, do mẫu nghiên cứu của chúng tôi còn<br />
ít nên chúng tôi chưa ghi nhận tai biến nặng nề<br />
này.<br />
<br />
Tràn khí dưới da<br />
Tràn khí dưới da là tai biến thường gặp của<br />
mở khí quản hở kinh điển, cũng như trong mở<br />
khí quản xuyên da nong. Trong lô nghiên cứu<br />
của chúng tôi có 1 trường hợp tràn khí dưới da,<br />
tuy nhiên mức độ tràn khí là nhẹ, không gây khó<br />
thở, không giảm Sp02, chụp Xquang phổi không<br />
có hình ảnh tràn khí màng phổi, cũng không có<br />
tràn khí trung thất.<br />
<br />
Tai biến khác<br />
Các tai biến khác như tổn thương thành sau,<br />
dò khí thực quản, tổn thương đỉnh phổi … là<br />
những tai biến có thể gặp ở cả 2 phương pháp<br />
mở khí quản kinh điển và mở khí quản xuyên da<br />
nong(5).<br />
<br />
Về thời gian phẫu thuật<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
<br />
Thời gian phẫu thuật của chúng tôi tương<br />
đồng với thời gian phẫu thuật của các tác giả<br />
khác khi sử dụng phương pháp mở khí quản<br />
<br />
Mở khí quản xuyên da nong là phương<br />
pháp mổ ít xâm lấn, với đường vào tối thiểu,<br />
sẹo mổ nhỏ, ít tổn thương mô, ít chảy máu, ít<br />
bị nhiễm trùng vết mổ, bảo tồn các cấu trúc<br />
<br />
Chuyên Đề Tai Mũi Họng<br />
<br />
119<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br />
<br />
giải phẫu là những ưu điểm của kỹ thuật này.<br />
Tuy nhiên, phương pháp mổ này cũng có<br />
những tai biến như chảy máu sau mổ, tràn khí<br />
dưới da như mổ hở kinh điển, và cũng có<br />
trường hợp mổ xuyên da nong thất bại phải<br />
chuyển sang mổ hở kinh điển.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
2.<br />
<br />
Đỗ Tất Cường, Hoàng Mạnh An, Kiều Văn Khương (2010)<br />
“Tóm tắt nghiên cứu hiệu quả của dụng cụ TC- 08 trong mở<br />
khí quản cấp”, Y Học TP. Hồ Chí Minh, Tập 14, Phụ bản của<br />
Số 4, tr 28-33.<br />
Madsen KR, Guldager H, Rewers M, Weber SO, KøbkeJacobsen K & Jensen R (2011) “Guidelines for Percutaneous<br />
Dilatational Tracheostomy (PDT) from the Danish Society of<br />
Intensive Care Medicine (DSIT) and the Danish Society of<br />
<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
<br />
Anesthesiology and Intensive Care Medicine (DASAIM)” Dan<br />
Med Bull;58(12):C4358, pp1-4.<br />
Mahmoodpoor A, (2009) “Tracheocutaneous fistula, as a longterm complication of Percutaneous Dilatational Tracheostomy<br />
Case Report”, J Cardiovasc Thorac Res; Vol.1 (1): 33-36.<br />
Shlugman D (2003) “Acute fatal haemorrhage during<br />
percutaneous dilatational tracheostomy”, Br J Anaesth;90: 51720.<br />
Türkmen A, Altan A, Turgut N, Yildirim G, Ersoy A, Koksal<br />
Ç, Medetoğlu A and Kamali S (2008). “Comparison of<br />
percutaneous dilational tracheostomy with surgical<br />
tracheostomy”, M.E.J. ANESTH 19 (5), pp 1055-1067.<br />
<br />
Ngày nhận bài báo: 26/11/2013<br />
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 16/12/2013<br />
Ngày bài báo được đăng: 10/01/2014<br />
<br />
Chưa đánh dấu TLTK trong bài<br />
<br />
120<br />
<br />
Chuyên Đề Tai Mũi Họng<br />
<br />