Phạm Hương Quỳnh<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
102(02): 59 - 65<br />
<br />
BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI<br />
SINH HOẠT CHO THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN<br />
Phạm Hương Quỳnh*<br />
Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Thành phố Thái nguyên là một đô thị loại 2 với dân số 256.346 và mật độ dân số 1.288 người/km2.<br />
Lượng nước cấp cho dân cư trong thành phố chủ yếu được cung cấp bởi 2 nhà máy nước Tích<br />
Lương (Công suất 20.000m3/ ngày.đêm và chuẩn bị nâng lên 40.000m3 /ngày .đêm) và nhà máy<br />
nước Túc Duyên (công suất 10.000m3/ngày.đêm). Ngoài ra còn một lượng nước sinh hoạt được<br />
người dân tự khai thác từ các giếng khơi và các nguồn khác. Như vậy trung bình 1 ngày toàn thành<br />
phố sẽ thải ra môi trường xấp xỉ 30.000 m3 nước thải sinh hoạt. Nhưng trên địa bàn thành phố<br />
cũng như trên toàn tỉnh vẫn chưa có nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt nào hoạt động. Đồng nghĩa<br />
với lượng nước thải sinh hoạt không được xử lý mà đã thải trực tiếp ra môi trường sẽ để lại những<br />
tác động xấu tới con người và hệ sinh thái. Việc thiết kế, xây dựng một hệ thống xử lý nước thải<br />
sinh hoạt của thành phố là cần thiết để góp phần vào sự phát triển của Thành phố.<br />
Từ khóa: Xử lý nước thải, nước thải sinh hoạt<br />
<br />
TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI SINH<br />
HOẠT THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN*<br />
Nguồn gốc nước thải sinh hoạt<br />
Nước thải sinh hoạt là nước được thải bỏ sau<br />
khi sử dụng cho các mục đích sinh hoạt ở các<br />
gia đình, cơ quan, trường học, bệnh viện, chợ<br />
và các công trình công cộng khác của cộng<br />
đồng như tắm, giặt, tẩy rửa, vệ sinh cá nhân<br />
[1].<br />
Lượng nước thải sinh hoạt của một khu cư<br />
dân phụ thuộc và dân số, vào tiêu chuẩn cấp<br />
nước và đặc điểm của hệ thống thoát nước.<br />
Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt cho một khu<br />
dân cư phụ thuộc vào khả năng cung cấp<br />
nước của các nhà máy nước sạch hay các trạm<br />
cấp nước hiện có. Các trung tâm, đô thị<br />
thường có tiêu chuẩn cấp nước cao hơn so với<br />
các vùng ngoại thành và nông thôn, do đó<br />
lượng nước thải sinh hoạt tính trên một đầu<br />
người cũng có sự khác biệt giữa thành thị và<br />
nông thôn. Tiêu chuẩn nước cấp sinh hoạt cho<br />
một khu đô thị 120-250 lít/người.ngày[2].<br />
Lượng nước thải sinh hoạt vào khoảng 80%<br />
lượng nước cấp. Vì vậy lượng nước thải sinh<br />
hoạt của một người tại đô thị vào khoảng 85200 lít/người.ngày. Nước thải sinh hoạt ở các<br />
vùng thành thị được hệ thống thoát nước dẫn<br />
ra các sông, hồ, còn các vùng ngoại thành và<br />
nông thôn do không có hệ thống thoát nước<br />
nên nước thải sinh hoạt thường được tiêu<br />
*<br />
<br />
Tel:<br />
<br />
thoát tự nhiên vào các ao hồ hoặc thoát bằng<br />
biện pháp tự thấm.<br />
Thành phần và đặc tính nước thải sinh hoạt<br />
- Nước thải nhiễm bẩn do chất bài tiết của con<br />
người từ các phòng vệ sinh.<br />
- Nước thải nhiễm bẩn do các chất thải sinh<br />
hoạt: cặn bã từ nhà bếp, chất rửa trôi, kể cả<br />
làm vệ sinh sàn nhà.<br />
- Nước mưa chảy tràn<br />
Nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất hữu cơ<br />
dễ bị phân hủy sinh học, ngoài ra còn có cả<br />
các thành phần vô cơ, vi sinh vật và vi trùng<br />
gây bệnh rất nguy hiểm. Chất hữu cơ chứa<br />
đựng trong nước thải bao gồm các hợp chất<br />
như protein (40%-50%), hydrat cacbon (40%50%). Nồng độ chất hữu cơ trong nước thải<br />
sinh hoạt dao động trong khoảng 150450mg/l theo trọng lượng khô. Có khoảng 2040% chất hữu cơ khó bị phân hủy sinh học. Ở<br />
những khu dân cư đông đúc, điều kiện vệ sinh<br />
thấp kém, nước thải sinh hoạt không được xử<br />
lý thích đáng là một trong những nguồn gây ô<br />
nhiễm môi trường nghiêm trọng.<br />
HIỆN TRẠNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI<br />
SINH HOẠT<br />
Điều kiện tự nhiên, xã hội của thành phố<br />
Thái Nguyên<br />
Thành phố Thái Nguyên nằm bên bờ sông<br />
Cầu diện tích 189,705 km2[7]. Dân số<br />
256.346 và mật độ dân số 1288 người/km2.[7]<br />
59<br />
<br />
Phạm Hương Quỳnh<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Vị trí địa lý thành phố Thái Nguyên:<br />
- Phía Đông giáp huyện Phú Bình.<br />
- Phía Tây giáp huyện Phổ Yên.<br />
- Phía Nam giáp thị xã Sông Công.<br />
- Phía Bắc giáp huyện Đại Từ, Phú Lương và<br />
Đồng Hỷ.<br />
-Toạ độ địa lí là 105051' Đ và 21034'B.<br />
Bảng 1: Thành phần cơ bản của nước thải sinh<br />
hoạt:[4]<br />
STT Chỉ tiêu<br />
Đơn vị<br />
Kết quả<br />
1<br />
pH<br />
6-8<br />
2<br />
COD<br />
mg/l<br />
400-550<br />
3<br />
BOD5<br />
mg/l<br />
110-350<br />
4<br />
TSS<br />
mg/l<br />
200-350<br />
5<br />
N-NH4<br />
mg/l<br />
15-30<br />
6<br />
TN<br />
mg/l<br />
20-85<br />
7<br />
TP<br />
mg/l<br />
3-25<br />
8<br />
Coliform<br />
MPN/100ml<br />
104-109<br />
<br />
Địa hình của thành phố gồm các dạng địa<br />
hình đồi thấp, độ cao 30-50m, xen kẽ các<br />
ruộng trũng và thung lũng cao khoảng 20m.<br />
Hai phía Bắc - Nam thành phố có sông Cầu<br />
và sông Công, phía Tây thành phố là hồ Núi<br />
Cốc. Thành phố nằm trên địa bàn có nhiều<br />
tuyến đường giao thông huyết mạch chạy qua<br />
như đường Phan Đình Phùng, đường Cách<br />
Mạng Tháng Tám, đường Hoàng Văn Thụ,<br />
đường quốc lộ 3 và đường cao tốc Thái<br />
Nguyên – Hà Nội nối Thái Nguyên với các<br />
trung tâm kinh tế lớn của vùng Đông Bắc và<br />
đồng bằng Sông Hồng. Đồng thời có nhiều cơ<br />
quan xí nghiệp của thành phố, của tỉnh, của<br />
trung ương đóng trên địa bàn. Những yếu tố<br />
này tạo cho thành phố nhiều lợi thế trong việc<br />
mở rộng giao lưu kinh tế văn hóa với các khu<br />
vực lân cận nhưng nó cũng là thách thức của<br />
thành phố với những vấn đề an ninh xã hội và<br />
đăc biệt là vấn môi trường.<br />
Khí hậu thành phố Thái Nguyên cũng như của<br />
cả tỉnh chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ<br />
tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 10<br />
đến tháng 5. Lượng mưa trung bình hàng năm<br />
khoảng 2.000 đến 2.500 mm. Cao nhất vào<br />
tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1. Nhiệt độ<br />
trung bình các tháng trong năm là 26,50C, độ<br />
ẩm trung bình 83,2%, tốc độ bốc hơi trung<br />
bình 6,5%.[7]<br />
Thành phố bao gồm 18 phường là Trưng<br />
Vương, Thịnh Đán, Tân Long, Quán Triều,<br />
60<br />
<br />
102(02): 59 - 65<br />
<br />
Quang Vinh, Quang Trung, Hoàng Văn Thụ,<br />
Đồng Quang, Phan Đình Phùng, Túc Duyên,<br />
Tân Thịnh, Gia Sàng, Tân Lập, Phú Xá, Cam<br />
Giá, Trung Thành, Hương Sơn, Tân Thành và<br />
8 xã là Phúc Hà, Phúc Xuân, Quyết Thắng,<br />
Phúc Trìu, Thịnh Đức, Tân Cương, Tích<br />
Lương, Lương Sơn.<br />
Thành phố Thái Nguyên là đô thị loại 2, đóng<br />
vai trò là trung tâm của khu vực trung du và<br />
miền núi Bắc Bộ, là trung tâm kinh tế-chính<br />
trị-văn hóa-y tế-giáo dục-khoa học-quân sự<br />
của vùng Đông Bắc. Thành phố có hệ thống<br />
giáo dục đứng thứ ba so với cả nước chỉ sau<br />
Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh. Với 6 trường đại<br />
học và rất nhiều trường cao đẳng trung học<br />
chuyên nghiệp, Thái Nguyên đã trở thành một<br />
trong những trung tâm đào tạo lớn của đất<br />
nước, và là một đô thị loại hai nên những vấn<br />
đề về môi trương cần được quan tâm nhiều<br />
hơn nữa. Do mức độ tập trung dân số đông<br />
mật độ lớn. Vì vậy thành phố chịu nhiều sức<br />
ép về vấn đề môi trường, đặc biệt là việc thu<br />
gom xử lý nước thải sinh hoạt.<br />
Hiện trạng xử lý nước thải sinh hoạt ở<br />
thành phố Thái Nguyên<br />
Hiện nay toàn bộ nước sinh hoạt của thành<br />
phố được cung cấp bởi 2 nhà máy nước Tích<br />
Lương (Công suất 20.000m3/ ngày.đêm và<br />
chuẩn bị nâng lên 40.000m3 /ngày .đêm) và<br />
nhà máy nước Túc Duyên (công suất<br />
10.000m3/ngày.đêm). Ngoài ra còn một lượng<br />
nước sinh hoạt được người dân tự khai thác từ<br />
các giếng khơi và các nguồn khác. Về cơ bản<br />
đảm bảo lượng nước sạch cho người dân.<br />
Như vậy trung bình 1 ngày toàn thành phố sẽ<br />
thải ra môi trường xấp xỉ 30.000 m3 nước thải<br />
sinh hoạt. Nhưng trên địa bàn thành phố cũng<br />
như trên toàn tỉnh vẫn chưa có nhà máy xử lý<br />
nước thải sinh hoạt nào hoạt động. Đồng<br />
nghĩa với lượng nước thải kia không được xử<br />
lý mà đã thải trực tiếp ra môi trường. Hơn nữa<br />
toàn bộ hệ thống thu gom nước thải cũng như<br />
nước mưa toàn thành phố đang xuống cấp<br />
nghiêm trọng do được xây dựng đã lâu và<br />
thiếu quy hoạch thống nhất, đã làm ảnh<br />
hưởng đến khả năng thu gom nước thải và<br />
nước mưa. Khi lượng nước thải sinh hoạt nay<br />
không được thu gom và xử lý hiệu quả nó sẽ<br />
gây ra những hậu quả vô cùng to lớn. Hơn<br />
<br />
Phạm Hương Quỳnh<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
nữa thành phố nằm ở trung tâm của tỉnh và là<br />
thành phố loại 2 của cả nước lên những vấn<br />
đề về môi trường cần phải đặc biệt quan tâm<br />
triệt để.<br />
Tác động của nước thải sinh hoạt đến môi<br />
trường thành phố<br />
Nếu để nước thải sinh hoạt của thành phố<br />
chảy tràn về các kênh các suối thoát nước, sau<br />
đó nước thải này được đổ xuống sông Cầu<br />
làm ô nhiễm nước của dòng sông đặc biệt là<br />
những tháng mùa khô. Ảnh hưởng đến hệ<br />
sinh thái nước của dòng sông và khả năng<br />
cung cấp nước sạch cho chính thành phố và<br />
trên toàn tỉnh và tất cả các tỉnh nằm theo trên<br />
lưu vực của dòng sông Cầu.<br />
Nếu nước thải sinh hoạt không có hệ thống<br />
thu gom và xử lý hợp lý khi chảy qua các khu<br />
dân cư nó gây mùi hôi thối do quá trình phân<br />
hủy các chất trong nước thải làm ảnh hưởng<br />
đến đời sống của người dân và mỹ quan của<br />
thành phố. Đối với một đô thị đang trên đà<br />
phát triển cần thu hút nhiều sự đầu tư từ bên<br />
ngoài. Khi để vấn đề ô nhiễm xảy ra sẽ làm<br />
giảm khả năng thu hút đầu tư từ bên ngoài, từ<br />
đây ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ phát triển<br />
của thành phố nói riêng và của tỉnh nói chung.<br />
Do thành phố không có hệ thống thu gom xử<br />
lý nước thải sinh hoạt hoàn chỉnh nên các<br />
nguồn nước thải sinh hoạt rất dễ gây ô nhiễm<br />
môi trường và gây những hậu quả là rất to<br />
lớn. Khi xảy ra sự ô nhiễm chúng ta cần rất<br />
nhiều kinh phí để khắc phục hậu quả điều này<br />
ảnh hưởng lớn tới tốc độ tăng trưởng kinh tế<br />
và khả năng thu hút đầu tư từ bên ngoài vào.<br />
Lưu lượng thiết kế<br />
Tổng số dân của 12 phường: Trưng Vương,<br />
Quan triều, Quang vinh, Hoàng Văn Thụ,<br />
Đồng Quang, Quang Trung, Phan Đình<br />
Phùng, Túc Duyên, Gia Sàng, Tân lập, Phú<br />
Xá, Cam Giá là 123.576 người( số liệu thống<br />
kê dân số 2009. Theo tiêu chuẩn thải là<br />
120l/người.ngày.<br />
Lưu lượng nước thải tính toán:<br />
Qtbngày = 15000m3/ngày<br />
chọn Q ng ày = 15000 m3/ngày = 173,6 l/s<br />
Qmax = K max × Qtb =<br />
ngày ngày ngày<br />
tb<br />
<br />
102(02): 59 - 65<br />
<br />
=13x15000=19500m3/ngày<br />
K: Hệ số mở rộng K = 1,3<br />
min<br />
min<br />
tb<br />
Qngày<br />
= K ngày<br />
× Qngày<br />
=<br />
<br />
= 0,9x15000=13500m3/ngày<br />
max<br />
Khmax × Qngày<br />
3×19500<br />
max<br />
Qh =<br />
=<br />
= 2437,5(m3 / h)<br />
24<br />
24<br />
min<br />
min<br />
Kh × Qngày 0,6 ×13500<br />
Qhmin =<br />
=<br />
= 337,5(m3 / h)<br />
24<br />
24<br />
Qmax ×1000 2437,5×1000<br />
Qsmax = h<br />
=<br />
= 677(l / s)<br />
3600<br />
3600<br />
Qmin ×1000 337,5 ×1000<br />
Qsmin = h<br />
=<br />
= 93,75(l / s)<br />
3600<br />
3600<br />
- Hàm lượng chất lơ lửng SS :<br />
ass = 60g/người.ngày<br />
- Nhu cầu oxy hóa sinh hóa của nước thải đã<br />
lắng: aBOD = 35g/người.ngày<br />
- Hàm lượng nitơ amon (N-NH4+) : aN-NH+4 =<br />
7g/người.ngày<br />
- Hàm lượng chất lơ lửng trong nước thải là.<br />
<br />
CSH =<br />
<br />
aSS<br />
60 × 1000<br />
× 1000 =<br />
= 500(mg / l )<br />
qo<br />
120<br />
<br />
- Hàm lượng BOD5 của nước thải xác định<br />
theo công thức.<br />
<br />
LSH =<br />
<br />
a BOD<br />
35 × 1000<br />
× 100 =<br />
= 292(mg / l )<br />
qo<br />
120<br />
<br />
- Hàm lượng nitơ amoni của nước thải.<br />
aN −NH+<br />
7<br />
4<br />
CN −NH+ =<br />
×1000=<br />
×1000= 58,33(mg / l)<br />
4<br />
qo<br />
120<br />
Vậy việc cấp thiết nhất lúc này là phải thiết<br />
kế, xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh<br />
hoạt cho thành phố để đảm bảo cho sự phát<br />
triển bền vững của thành phố nói riêng và của<br />
cả tỉnh nói chung.<br />
ĐỀ XUẤT CÔNG NGHỆ XỬ LÝ<br />
Công nghệ 1<br />
Sơ đồ công nghệ (Hình 1)<br />
Thuyết minh công nghệ 1<br />
Nước thải được hệ thống thu gom nước thải<br />
dẫn về khu vực xử lý tập trung, trước khi đi<br />
vào hệ thống xử lý nước thải được chảy qua<br />
song chắn rác để loại bỏ các tạp chất thô có<br />
kích thước lớn như giấy, rẻ, túi nilông, dây<br />
buộc có lẫn trong nước thải. Tránh làm tắc<br />
và giảm hiệu quả của các công trình xử lý<br />
tiếp theo.<br />
61<br />
<br />
Phạm Hương Quỳnh<br />
<br />
SCR<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Máy nghiền<br />
rác<br />
<br />
Hố thu<br />
<br />
Ngăn tiếp nhận<br />
<br />
Bể lắng cát ngang<br />
<br />
Sân phơi cát<br />
<br />
Bể điều hòa<br />
<br />
Mương oxy hóa<br />
<br />
Tuần<br />
hoàn bùn<br />
<br />
Bể lắng thứ cấp<br />
Xử lý bùn dư<br />
<br />
Khử trùng<br />
Nguồn tiếp nhận<br />
<br />
Hình 1: Sơ đồ công nghệ XLNT bằng mương ôxi hóa<br />
<br />
Sau khi nước thải qua song chắn rác được dẫn<br />
vào hố thu. Từ hố thu nước thải được bơm lên<br />
ngăn tiếp nhận để lấy cao trình. Sau đó nước<br />
thải cho tự chảy vào bể lắng cát qua hệ thống<br />
van điều lưu để đảm bảo vận tốc dòng chảy,<br />
để không gây sự xáo trộn trong bể lắng cát. Ở<br />
bể lắng cát thực hiện quá trình lắng cát và các<br />
chất rắn vô cơ không tan có kích thước từ 0,2<br />
- 2 mm có trong nước thải, thời gian lưu nước<br />
trong bể khoảng 30-60s để tránh hiện tượng<br />
lắng và phân hủy các chất hữu cơ ở bể lắng<br />
cát. Nước thải sau khi ra khỏi bể lắng cát<br />
được dẫn vào bể điều hòa, tại bể điều hòa<br />
thực hiện quá trình ổn định nồng độ và lưu<br />
lượng nước thải. Tránh hiện tượng đột biến về<br />
nồng độ và lưu lượng trong ngày khi nhu cầu<br />
sử dụng nước thay đổi theo nhu cầu sinh hoạt.<br />
Sau đó nước thải được dẫn sang bể lắng cấp<br />
một. Tại bể lắng cấp một thực hiện quá trình<br />
lắng làm giảm một lượng các chất hữu cơ<br />
trước khi nước được dẫn sang mương oxy<br />
hóa. Nước được dẫn vào mương oxy hóa qua<br />
62<br />
<br />
102(02): 59 - 65<br />
<br />
van điều chỉnh lưu lượng. Trong suốt chiều<br />
dài của mương xảy ra quá trình oxy hóa các<br />
chất ô nhiễm trong nước thải nhờ hệ vi sinh<br />
vật hiếu khí và yếm khí. Sau thời gian xử lý ở<br />
mương oxy hóa, nước thải đạt tiêu chuẩn thải<br />
và được sang bể lắng cấp hai để lắng nước<br />
thải được thải ra nguồn tiếp nhận. Rác thu<br />
gom được ở song chắn rác được đưa tới máy<br />
nghiền rác và sau đó được xử lý hợp vệ sinh.<br />
Bùn lắng từ bể lắng thứ cấp được đưa sân<br />
phơi bùn để xử lý sau đó được chôn lấp hợp<br />
vệ sinh. Cát thu được ở bể lắng cát đưa đến<br />
sân phơi cát và đưa đi sử dụng cho các mục<br />
đích khác.<br />
Công nghệ 2<br />
Sơ đồ công nghệ (Hình 2)<br />
Thuyết minh sơ đồ 2<br />
Nước thải được hệ thống thu gom nước thải<br />
dẫn về khu vực xử lý tập trung, nước thải<br />
được chảy qua song chắn rác để loại bỏ các<br />
tạp chất thô có kích thước lớn có lẫn trong<br />
nước thải, tránh làm tắc và giảm hiệu quả của<br />
các công trình xử lý tiếp theo. Sau khi nước<br />
thải qua song chắn rác được chảy vào hố thu.<br />
Từ hố thu nước thải được bơm lên ngăn tiếp<br />
nhận để lấy cao trình làm cho dòng nước có<br />
khả năng tự chảy. Sau đó nước thải cho tự<br />
chảy vào bể lắng cát qua hệ thống van điều<br />
lưu để đảm bảo vận tốc dòng chảy, để không<br />
gây sự xáo trộn trong bể lắng cát. Ở bể lắng<br />
cát thực hiện quá trình lắng cát và các chất<br />
rắn vô cơ không tan có kích thước từ 0,2-2<br />
mm có trong nước thải, thời gian lưu nước<br />
trong bể khoảng một phút để tránh hiện tượng<br />
lắng và phân hủy các chất hữu cơ ở bể lắng<br />
cát. Nước thải sau khi ra khỏi bể lắng cát<br />
được dẫn vào bể điều hòa, tại bể điều hòa<br />
thực hiện quá trình ổn định nồng độ và lưu<br />
lượng nước thải. Sau đó nước thải được chảy<br />
sang ngăn lắng. Tại bể lắng cấp 1 tiếp tục<br />
thực hiện quá trình lắng bằng trọng lực các<br />
hạt cặn có trong nước thải theo dòng chảy liên<br />
tục vào và ra bể. Sau đó nước thải chảy đến<br />
hệ thống Aeroten. Trong bể Aeroten xảy ra<br />
quá trình oxy hóa các chất ô nhiễm trong<br />
nước thải nhờ hệ vi sinh vật hiếu khí, sau đó<br />
được đưa tới bể lắng cấp 2. Ở bể lắng cấp 2<br />
tuần hoàn lại một lượng bùn hoạt tính để ổn<br />
định vi sinh vật có trong bể Aroten, nhằm<br />
<br />
Phạm Hương Quỳnh<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
tăng cao hiệu quả xử lý của quá trình. Trên<br />
đường thải ra nguồn tiếp nhận bổ sung hóa<br />
chất khử trùng.<br />
Nước thải đầu vào<br />
SCR<br />
<br />
nghiền rác<br />
<br />
Hố thu<br />
<br />
Ngăn tiếp nhận<br />
<br />
Bể lắng cát<br />
<br />
Sân phơi cát<br />
<br />
ngang<br />
<br />
102(02): 59 - 65<br />
<br />
cát. Nước thải sau khi ra khỏi bể lắng cát<br />
được dẫn hồ sinh học 1 (hồ kỵ khí). Để các<br />
chất ô nhiễm nhờ hệ vi sinh vật yếm khí. Sau<br />
quá trình phân hủy kỵ khí các chất ô nhiễm có<br />
trong nước thải, nước thải được đưa tới hồ<br />
sinh học thứ 2 (hồ hiếu khí). Ở đây tiếp tục<br />
xảy ra quá trình phân hủy các chất ô nhiễm<br />
nhờ hệ vi sinh vật hiếu khí. Sau một thời gian<br />
lưu ở hồ sinh học thứ 2 vừa để xử lý triệt để<br />
và ổn định các chất ô nhiễm trước khi được<br />
thải vào môi trường. Sau đó nước thải được<br />
thải vào nguồn tiếp nhận. Rác thu gom được ở<br />
song chắn rác được đưa tới máy nghiền rác và<br />
sau đó được đưa vào bể metan để xử lý. Cát<br />
thu được ở bể lắng cát đưa đến sân phơi cát<br />
và đưa đi sử dụng cho các mục đích khác.<br />
Bùn sinh ra sau quá trình xử lý ở bể metan<br />
được đưa đến sân phơi bùn hoặc đem đi xử lý.<br />
Nước thải đầu vào<br />
<br />
Bể điều<br />
<br />
hòa<br />
<br />
K<br />
<br />
Bể Aeroten<br />
<br />
Tuần<br />
hoàn<br />
bùn<br />
<br />
SCR<br />
<br />
Sân phơi<br />
cát<br />
<br />
Lắng ly tâm<br />
<br />
Bể lắng cát<br />
<br />
Máy<br />
nghiền<br />
rác<br />
<br />
Bể<br />
mêtan<br />
<br />
Xử lý bùn<br />
Khử trùng<br />
Nguồn tiếp nhận<br />
<br />
Hồ sinh học 1<br />
<br />
Hình 2: Sơ đồ công nghệ XLNT<br />
bằng công nghệ Aeroten<br />
<br />
Công nghệ 3<br />
Sơ đồ công nghệ (Hình 3)<br />
Thuyết minh công nghệ<br />
Từ hệ thống thu gom nước thải dẫn về khu<br />
vực xử lý tập trung, nước thải được chảy qua<br />
song chắn rác trước khi đi vào hệ thống xử lý<br />
chính để loại bỏ các tạp chất thô có kích<br />
thước lớn có lẫn trong nước thải. tránh làm<br />
tắc và giảm hiệu quả của các công trình xử lý<br />
tiếp theo. Sau đó nước thải được dẫn vào bể<br />
lắng cát. Ở bể lắng cát thực hiện quá trình<br />
lắng cát, sỏi, và các chất vô cơ không tan<br />
trong nước thải, các chất có thể lắng có trong<br />
nước thải, thời gian lưu của nước thải ở đây<br />
rất ngắn khoảng 30-70s để tránh hiện tượng<br />
lắng và phân hủy các chất hữu cơ ở bể lăng<br />
<br />
Thu<br />
khí<br />
<br />
Xử<br />
lý<br />
bùn<br />
<br />
Hồ sinh học 2<br />
<br />
Nước thải đầu ra<br />
Hình 3. Sơ đồ công nghệ XLNT bằng hồ sinh học<br />
<br />
Công nghệ 4<br />
Sơ đồ công nghệ (Hình 4)<br />
Thuyết minh công nghệ<br />
Nước thải được hệ thống thu gom dẫn về khu<br />
xử lý tập trung đưa vào hố thu gom. Trước<br />
khi vào hệ thống thu gom, nước thải được cho<br />
chảy qua song chắn rác để loại bỏ các tạp chất<br />
thô kích thước lớn ra khỏi nước thải. Sau đó<br />
nước thải từ hố thu được bơm lên bể lắng cát<br />
63<br />
<br />