intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cá mòi luân lạc

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

62
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khi tôi lớn khôn, đã không còn ngó thấy được một con cá mòi mô ở trên sông Thu Bồn. Dù chỉ một con cá mòi ranh cũng không. Từ đó, nghiễm nhiên, cá mòi đã trở thành huyền thoại… Cá mòi đã ra đi Bà nội tôi nói, mùa thu con chim cu ngói bay về cửa sông chui xuống nước hoá kiếp thành con cá mòi. Mùa xuân, cá mòi từ cửa sông ngược lên nguồn. Người ta bắt cá mòi, mổ bụng ra thấy nó có cái mề của con cu ngói. Tôi đang nghĩ tới linh...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cá mòi luân lạc

  1. Cá mòi luân lạc Khi tôi lớn khôn, đã không còn ngó thấy được một con cá mòi mô ở trên sông Thu Bồn. Dù chỉ một con cá mòi ranh cũng không. Từ đó, nghiễm nhiên, cá mòi đã trở thành huyền thoại… Cá mòi đã ra đi Bà nội tôi nói, mùa thu con chim cu ngói bay về cửa sông chui xuống nước hoá kiếp thành con cá mòi. Mùa xuân, cá mòi t ừ cửa sông ngược lên nguồn. Người ta bắt cá mòi, mổ bụng ra thấy nó có cái mề của con cu ngói. Tôi đang nghĩ tới linh hồn của một con chim hiền lành mùa hè đi lượm hạt trên rẫy. Quê tôi có câu hát bắt quờ về nó: “Con cu ăn đậu ăn mè/Ăn chi của mụ mụ đè con cu tôi”. Ba tôi nói, cá mòi là cá mòi, làm chi có chuyện chim con biến thành con cá như bãi bể nương dâu. Tôi không biết tin vô ai vì khi tôi lớn khôn ở quê, con cá mòi tự nhiên biến mất. Người ta nói, thế chiến thứ hai, người Nhật sang Việt Nam, tới biển Cửa Đại rải thuốc để nhử cá mòi về biển của họ. Trên thực tế khoảng 50 năm kể từ năm 1945, cá mòi biệt tích trên sông Thu Bồn. Sau này tôi đọc tài liệu mới biết cá mòi thuộc họ cá trích, sống thành bầy, bơi khắp
  2. các biển trên trái đất này như một phương pháp tự vệ hữu hiệu để bảo vệ nòi giống khỏi bị tuyệt diệt bởi nạn “cá lớn nuốt cá bé”. Mùa xuân và mùa hè, cá mòi bơi về các vùng bờ biển phía Bắc. Mùa thu và mùa đông cá bơi ngược lại vùng bờ biển phía Nam. Cuộc lãng du vì sinh tồn và số phận thúc ép đã biến loài cá mình dẹp vảy ánh bạc này trở thành một cái gì đó bí ẩn và u hoài trong tâm trí người dân quê tôi. Những năm đói ăn sắn trừ cơm, trên bàn nồi canh rau lang ứ hự nấu suông với muối, ba tôi chống đũa ước ao, phải chi có được một hũ mắm cá mòi. Mắm cá mòi, nấu canh rau lang đã thuộc hàng miếng ngon xa xỉ. Những năm sơ tán vô rừng, đốt đống lửa than giữa đêm sưởi ấm, ba lại ước ao giá có một vỉ cá mòi ngồi nướng thì hắn thơm biết mấy. Và cho tới một ngày… Cách đây mười mấy năm, buổi sáng đó má đi chợ về, mở tấm lá chuối úp cái thúng ra, kêu ba lại khoe: Ông ơi tôi thấy ngoài chợ mình họ bán cá mòi đây! Ba tôi liếc qua, nói cá đó nó giông giống cá mòi thôi chớ làm chi còn cá mòi. Má tôi cãi, chính là nó ông quên rồi à? Những con cá mòi mình dẹp dẹp, bỏ lên than đỏ nướng, mỡ chảy ra thơm lừng, dầm với nước mắm tỏi, ngon nhức răng. Tôi hỏi ba, phải cá mòi sông mình không? Ba nói, không! Tôi hỏi có ngon không? Ba nói, không! Những năm gần đây, cá mòi về lại ven biển và trên sông Thu Bồn nhiều vô kể. Tôi bắt đầu th ưởng thức hương vị của con cá lãng du huyền thoại này
  3. với cảm giác của mối tình đầu. Cá mòi trong tôi chưa hề có cuộc chia ly với tất cả mùi vị vẫn còn nguyên sơ phía trước. Từ thời cổ điển, cư dân vùng Địa Trung Hải cũng đã ưa chuộng cá mòi. Caesar và người La Mã rất thích loài cá này. Người Hy Lạp, Ý, Tây Ban Nha, Pháp… gọi con cá mòi nhỏ là cá sardine, cá mòi lớn là pichard… Ở quê tôi, con nhỏ gọi là cá mòi ranh, con lớn cá mòi dầu.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2