intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cán Cân Thanh Toán Quốc Tế

Chia sẻ: Nguyen Hai | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:22

196
lượt xem
48
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu hướng dẫn học môn thanh tóan quốc tế cho các bạn sinh viên đại học, cao đẳng

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cán Cân Thanh Toán Quốc Tế

  1. Chuyên đề:
  2. Lý do chọn đề tài Mỗi một quốc gia trên thế giới đều có những quan hệ về kinh tế, văn hóa, chính trị, quân sự, ngoại giao và các lĩnh vực như: thương mại, đầu tư, tín dụng... với nhiều quốc gia khác.Vì vậy gắn với các quan hệ này là các dòng ngoại tệ chảy vào và chảy ra của từng quốc gia tức là phát sinh các khoản thu chi ngoại tệ của mỗi nước.Để đánh giá tình hình thu chi quốc tế trong từng thời kì, người ta tập hợp ghi chép trên một biểu đặc biệt gọi là cán cân thanh toán quốc tế. Cán cân thanh toán quốc tế là một chỉ tiêu quan trọng đối với các nhà hoạch định chính sách trong một nền kinh tế mở. Trạng thái của cán cân thanh toán có ảnh hưởng quan trọng đến sự thay đổi của tỉ giá hối đoái. Vì vậy có những trường hợp buộc chính phủ phải điều chỉnh các chính sách kinh tế để đối phó với sự mất cân bằng trong cán cân thanh toán đang đe dọa sự ổn định và phát
  3. CÁN CÂN THANH TOÁN(BOP) Cán cân thanh toán (hay cán cân thanh toán quốc tế) là một bản ghi chép có hệ thống và đấy đủ tất cả các giao dịch của dân cư và chính phủ của một nước với dân cư và chính phủ của các nước khác trong một thời kì nhất định, thường là 1 năm. Cán cân thanh toán phản ánh khối lượng hàng hóa và dịch vụ mà nền kinh tế đã xuất khẩu hoặc nhập khẩu cũng như chính phủ đã đi vay hoặc cho thế giới bên ngoài vay. Ngoài ra, sự can thiệp của Ngân hàng trung ương vào thị trường ngoại hối thông qua việc thay đổi dự trữ ngoại tệ cũng được phán ánh trong bảng cán cân thanh toán.
  4. Các cách soạn thảo cán cân thanh toán Cán cân thanh toán song phương Cán cân thanh toán chung. Ngoài ra có thể soạn thảo cán cân thanh toán trong từng thời kì hoặc cán cân thanh toán trong từng thời điểm để từ đó phù hợp với yêu cầu phân tích, đánh giá tình hình và quản lý chỉ đạo khác nhau.
  5. Các giao dịch và cách định khoản trong bảng cán cân thanh toán Các giao dịch mang lại ngoại tệ cho đất nước như xuất khẩu hay bán tài sản ra nước ngoài được ghi vào các tài khoản của cán cân thanh toán như một khoản mục Có ( mang dấu: +). Các giao dịch này phản ánh cung về ngoại tệ trên thị trường ngoại hối. Các giao dịch dẫn đến việc thanh toán ngoại tệ như nhập khẩu hàng hóa hay mua các tài sản nước ngoài được ghi như một khoản mục Nợ ( mang dấu: -).Các giao dịch này biểu thị cầu về ngoại tệ trên thị trường ngoại hối.
  6. Các tài khoản của cán cân thanh toán Cán cân thanh toán bao gồm hai tài khoản chủ yếu: tài khoản vãng lai và tài khoản vốn. Ngoài ra, còn có các tài khoản như sai số thống kê (EO), tài trợ chính thức (OF).
  7. Tài khoản vãng lai (CA) còn gọi là cán cân vãng lai là một bộ phận trong cán cân thanh toán của một quốc gia, ghi chép các giao dịch xuất hiện từ hoạt động thương mại về hàng hóa và dịch vụ và thu nhập nhận được từ vốn của một nước được đầu tư ở nước ngoài.
  8. Tài khoản vãng lai được chia thành hai mục lớn: - Tài khoản thương mại: ghi chép thu nhập và thanh toán xuất hiện từ việc xuất khẩu và nhập khẩu các hàng hóa và dịch vụ. - Tài khoản dịch vụ: ghi chép thu nhập và thanh toán xuất hiện từ thương mại dịch vụ và thanh toán về việc sử dụng vốn nước ngoài.Thương mại dịch vụ liên quan đến hoạt động bảo hiểm, vận tải và du lịch quốc tế. Các khoản thanh toán về việc sử dụng vốn bao gồm lãi suất, cổ tức và lợi nhuận.
  9. Tài khoản vốn (K) còn gọi là cán cân vốn ghi chép tất cả những giao dịch liên quan đến việc di chuyển vốn hay tài sản thực và tài khoản chính (gồm tài sản thực như bất động sản hay tài sản tài chính như cổ phiếu, trái phiếu, tiền tệ...) giữa trong nước với thế giới bên ngoài. Chúng ta có thể thấy rằng, số đầu tư ra nước ngoài của một nước bằng với số thặng dư của cán cân thanh toán vãng lai và ngược lại số đầu tư nước ngoài vào một nước thì bằng số thâm hụt của cán cân thanh toán vãng lai.
  10. Tài khoản tài trợ chính thức (OF): Là phần cuối cùng trong cán cân thanh toán phản ánh những giao dịch dự trữ chính thức được giữ bởi ngân hàng trung ương của một nước. Các giao dịch này phản ánh việc ngân hàng trung ương tài trợ cho số dư của cán cân thanh toán. Vì các ngân hàng trung ương hầu hết các nước đều dự trữ quốc tế để can thiệp vào thị trường ngoại hối nhằm hạn chế sự biến động bất lợi của tỷ giá hối đoái.Dự trữ quốc tế có thể vàng hoặc ngoại tệ mạnh.Khoản mục tài trợ chính thức luôn bằng về qui mô và có dấu ngược lại với cán cân thanh toán, để đảm bảo sự cân bằng giữa các khoản mục của cán cân thanh toán.
  11. Sai số thống kê (EO) Do khó có thể ghi chép đầy đủ toàn bộ các giao dịch trong thực tế, nên giữa phần ghi chép và phần thực tế có thể có những khoảng cách. Khoảng cách này được ghi trong cán cân thanh toán như là mục sai số.
  12. Các nhân tố ảnh hưởng Cán cân mậu dịch Lạm phát Thu nhập quốc dân Tỉ giá hối đoái Sự ổn định chính trị và chính sách đối ngoại của quốc gia Khả năng và trình độ quản lí kinh tế của chính phủ
  13. Các biện pháp cải thiện cán cân thanh toán Vay nợ nước ngoài Phá giá tiền tệ Thu hút tư bản ngắn hạn từ nước ngoài
  14. Thực trạng cán cân thanh toán của Việt Nam Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới (WTO), đó là mốc son quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đánh dấu cho việc hội nhập ngày càng sâu rộng với thị trường quốc tế nói chung và trong khu vực nói riêng. Để nắm bắt được những cơ hội cũng như chủ động đối phó với các thách thức trong quá trình hội nhập, nước ta đã và đang tiền hành cải thiện cán cân thanh toán quốc tế.
  15. Thực trạng xuất nhập khẩu của Việt Nam Xuất khẩu: trong giai đoạn 2002-2006 Năm 2002 2003 2004 2005 2006 Giá trị xuất khẩu 16,706 20,149 26,485 32,447 39,826 ( triệu USD) Tốc độ tăng 11.17 20.61 31.45 22.51 22.74 trưởng (%)
  16. Nhập khẩu: trong giai 2002-2006 Năm 2002 2003 2004 2005 2006 Giá trị nhập khẩu 14.546 17.760 22.730 34.886 42.602 ( triệu USD) Tốc độ tăng 3.37 22.10 33.48 14.99 22.12 trưởng (%)
  17. Tài khoản vốn Nam 2001 2002 2003 2004 2005 2006 FDI 1300 1400 1450 1610 1899 2315 Nợ trung và 139 -51 457 1162 921 1025 dài hạn Nợ ngắn hạn -22 7 26 -54 46 -30 Danh mục vốn - - - - 865 1313 đầu tư Tài khoản tiền -1197 642 1372 -634 -534 -1535 gửi Tài khoản vốn 220 1980 2533 2753 3087 3088
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2