intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Chương 5 - ThS. Quan Minh Quốc Bình

Chia sẻ: Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PPTX | Số trang:35

115
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

 Bài giảng "Kinh tế vĩ mô - Chương 5: Thị trường ngoại tệ và cán cân thanh toán" cung cấp cho người học các kiến thức: Thị trường ngoại hối, cung và cầu ngoại tệ, dịch chuyển cung cầu ngoại tệ, các loại cơ chế tỷ giá hối đoái, tỷ giá hối đoái danh nghĩa & tỷ giá hối đoái thực,... Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Chương 5 - ThS. Quan Minh Quốc Bình

  1. ̣ KINH TẾ HOC VĨ MÔ 5 ̣ ường Ngoai Tê va Thi Tr ̣ ̣ ̀  Cán Cân Thanh Toán
  2. 1. Thị Trường Ngoại Hối • Thị trường ngoại hối (foreign exchange market) – là thị trường quốc tế tại đó tiền của quốc gia này có thể đổi lấy tiền của quốc gia khác 2
  3. Tỷ Giá Hối Đoái • Tỷ giá hối đoái (exchange rate) – Mức giá mà một đồng tiền trao đổi để lấy 1 đồng tiền khác. • Tỷ giá hối đoái có thể được biểu hiện theo 2 cách: – Cách 1: Một đơn vị nội tệ đổi lấy một số lượng đơn vị ngoại tệ. Sử dụng ở những nước có đồng tiền mạnh như Anh quốc. VD: 2USD/GBP có nghĩa là 1 bảng Anh (nội tệ) đổi 2 đô-la Mỹ (ngoại tệ). – Cách 2: Một số lượng nội tệ đổi lấy một đơn vị ngoại tệ. VD: 21.000VND/USD. Cách này thông dụng hơn. 3
  4. Sự mất giá và lên giá của đồng tiền • Đồng nội tệ mất giá/giảm giá (depreciation): phải đổi nhiều tiền nội tệ hơn để lấy 1 đồng ngoại tệ. • Đồng nội tệ lên giá/tăng giá (appreciation): chỉ đổi ít tiền nội tệ hơn để lấy 1 đồng ngoại tệ. • Tỷ giá hối đoái tăng  đồng ngoại tệ tăng giá (appreciation), đồng nội tệ mất giá (depreciation). • Tỷ giá hối đoái giảm  đồng ngoại tệ mất giá (depreciation), đồng nội tệ tăng giá (appreciation). 4
  5. 2. Sự hình thành tỷ giá hối đoái • Tỷ giá hối đoái được hình thành do cung và cầu ngoại tệ. • Cầu ngoại tệ sinh ra từ: - Nhập khẩu hàng hóa- dịch vụ. - Đầu tư và chuyển nhượng vốn ra nước ngoài. - Trả nợ nước ngoài. - Cất trữ, nhu cầu du học, khám chữa bệnh ở nước ngoài. • Cung ngoại tệ sinh ra từ: - Xuất khẩu hàng hóa dịch vụ - Đầu tư và chuyển nhượng vốn của nước ngoài vào trong nước. - Người nước vào vào trong nước du lịch, khám chữa bệnh. 5
  6. 2. Cung và Cầu Ngoại Tệ • Tỷ giá hối đoái danh nghĩa đồng biến với cung ngoại tệ và nghịch biến với cầu ngoại tệ. Giá (tiền nước mua) Giá (tiền  Hàng hóa e1=21.000  e2=22.000  nước bán) VND/USD VND/USD Tôm Việt  210.000  10 USD/kg 9.55USD/kg Nam (cung) VND/kg Máy tính Mỹ  1.000  21 triệu  22 triệu  (cầ u) USD/cái VND/cái VND/cái 6
  7. 3. Cân bằng trên thị trường ngoại tệ tỉ giá  Cầu  ngoại  tệ  quan  hệ  nghịch  e với  tỉ  giá  hối  đoái  (e  giam,  ̉ hàng  hóa  nước  ngoài  re ̉ hơn,  nhập  khẩu  tăng,  S cầu  ngoại  tệ  tăng).  Đường  cầu  ngoại  F tệ dốc xuống.  Cung  ngoại  tệ  quan  hệ  thuận  với  tỉ  giá  hối  đoái    (e  tăng,  hàng  hóa  e0 trong  nước  re ̉ hơn,  xuất  khẩu  tăng,  cung ngoại tệ tăng). Đường cung ngoại  tệ dốc lên. D  Cân  bằng  trên  thị  trường  ngoại  F hối  là  nơi  giao  nhau  của  đường  cung  QE Qe 0 ngoại tệ Se và đường cầu ngoại tệ De .  Tại đó xác định được tỉ giá hối đoái cân  bằng  e0  và  lượng  ngoại  tệ  cân  bằng  Qe0  7
  8. 3. Cân bằng trên thị trường ngoại tệ Tỉ giá cân bằng sẽ tự giữ ổn  e định Thừa ngoại tệ S e  E1 cao hơn mức cân bằng: cung  e1 ngoại tệ cao hơn cầu ngoại tệ e0 Thị trường sẽ thừa ngoại tệ Thị trường sẽ tự điều chỉnh để  e2 đạt mức cân bằng cũ Thiếu ngoại tệ D   E2  thấp  hơn  tỉ  giá  cân  bằng:  e cầu cao hơn cung Qe Qe 2 Qe 0 Qe 1 Thị trường sẽ thiếu ngoại tệ Thị trường sẽ tự điều chỉnh để  đạt mức cân bằng cũ 8
  9. 3. Dịch chuyển cung cầu ngoại tệ • Cầu ngoại tệ sinh ra từ: - Nhập khẩu hàng hóa- dịch vụ. - Đầu tư và chuyển nhượng vốn ra nước ngoài. - Trả nợ nước ngoài. - Cất trữ, nhu cầu du học, khám chữa bệnh ở nước ngoài. - Kỳ vọng tỷ giá hối đoái trong tương lai (tăng, cầu ngoại tệ sẽ cao) • Cung ngoại tệ sinh ra từ: - Xuất khẩu hàng hóa dịch vụ - Đầu tư và chuyển nhượng vốn của nước ngoài vào trong nước. - Người nước vào vào trong nước du lịch, khám chữa bệnh. - Kỳ vọng tỷ giá hối đoái trong tương lai (giảm, cung ngoại tệ sẽ cao) => Khi các yếu tố sinh ra cung, cầu ngoại tệ thay đổi, đường cung, đường cầu dịch chuyển. 9
  10. 3. Dịch chuyển cầu ngoại tệ 10
  11. 3. Dịch chuyển cung ngoại tệ 11
  12. 4. Các loại cơ chế tỷ giá hối đoái • Cơ chế tỷ giá thả nổi (Floating Exchange Rate Regime): là loại tỷ giá được quyết định bởi cung và cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối. • Cơ chế tỷ giá cố định (Fixed Exchange Rate Regime): là loại tỷ giá được quyết định bởi ngân hàng trung ương. NHTW điều hòa cung cầu ngoại tệ để duy trì tỷ giá cố định. • Cơ chế tỷ giá thả nổi có quản lý (Flexibility Limited Exchange Rate Regime): là loại tỷ giá được quyết định bởi cung và cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối có sự quản lý của Nhà nước. 12
  13. 4. Cơ chế tỷ giá cố định Hai khái niệm trong hệ thống tỷ giá hối đoái cố định: • Định giá thấp đồng nội tệ (under evaluation): khi NHTW chủ động giảm giá đồng nội tệ so với ngoại tệ. Nhằm mục đích thúc đẩy xuất khẩu. • Định giá cao đồng nội tệ (over  evaluation): khi NHTW chủ động tăng giá trị đồng nội tệ so với ngoại tệ. Nhằm mục đích hỗ trợ khẩu hoặc trả nợ nước ngoài. 13
  14. 4. Cơ chế tỷ giá cố định 14
  15. 4. Cơ chế tỷ giá cố định 15
  16. 4. Cơ chế tỷ giá thả nổi có quản lý • Để tỉ giá được tự do biến động trong biên độ cho phép. • E0 do cung và cầu quyết định • Sự can thiệp của chính phủ: – Phá giá đồng nội tệ (devaluation): là chủ động làm giảm giá đồng nội tệ so với ngoại tệ bằng cách tăng tỷ giá hối đoái danh nghĩa. Chính phủ mua ngoại tệ làm cầu tăng, tỉ giá tăng. – Nâng giá đồng nội tệ (revaluation): là chủ động làm tăng giá đồng nội tệ so với ngoại tệ bằng cách giảm tỷ giá hối đoái danh nghĩa. chính phủ bán ngoại tệ làm cung tăng, tỉ giá giảm. • Chính phủ có thể can thiệp vào nền kinh tế một cách linh hoạt để thực hiện những mục tiêu mong muốn. • Được áp dụng rộng rãi trên thế giới. 16
  17. 4. Cơ chế tỷ giá thả nổi có quản lý 17
  18. 4. Cơ chế tỷ giá thả nổi có quản lý 18
  19. 5. Tỷ giá hối đoái danh nghĩa & tỷ giá hối đoái thực • Tỷ giá hối đoái danh nghĩa: là giá tương đối giữa đồng tiền của 2 nước. Ví dụ: tỷ giá giữa đôla Mỹ và đồng Việt Nam là 21.000 đồng ăn 1 USD thì bạn có thể đổi 1 USD lấy 21.000 trên thị trường tiền tệ. 19
  20. 5. Tỷ giá hối đoái danh nghĩa & tỷ giá hối đoái thực • Tỷ giá hối đoái thực: là giá tương đối của hàng hóa ở 2 nước. Nó cho biết tỷ lệ mà ở đó, hàng hóa của 1 nước được trao đổi với hàng hóa của nước khác. • Tỷ giá hối đoái thực đôi khi còn gọi là tỷ lệ trao đổi exP • Tỷ giá hối đoái thực = P* trong đó P = giá hh nước ngoài (tính theo ngoại tệ) P* = giá hh trong nước (được diễn tả tính theo nội tệ) e = tỷ giá hối đoái danh nghĩa. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2