intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các Báo Cáo Tài Chính Hợp Nhất

Chia sẻ: Nguyễn Việt Cường | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:28

497
lượt xem
232
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu tham khảo về báo cáo tài chính hợp nhất

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các Báo Cáo Tài Chính Hợp Nhất

  1. Báo Cáo Tài Chính Hợp Nhất 1
  2. Báo Cáo Tài Chính Hợp Nhất Việt Nam, tháng 05/2009 TỔNG QUAN • Giới thiệu • Các nguyên tắc kế toán đối với báo cáo tài chính hợp nhất • Bảng cân đối kế toán hợp nhất • Báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất • Hợp nhất đối với công ty liên kết • Ví dụ tổng hợp Mục tiêu • Tổng quan về báo cáo tài chính hợp nhất (ngoại trừ báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất) • Giới thiệu chuẩn mực IFRS 3, IAS 27 & IAS 28 • Tổng quan về lý thuyết và thực hành hợp nhất báo cáo tài chính, phương pháp và kỹ thuật hạch toán • Tài liệu này sẽ trang bị cho học viên kiến thức về hợp nhất báo cáo tài chính ở trình độ môn F7 chương trình ACCA: Báo cáo tài chính 2
  3. Các nguyên tắc kế toán đối với báo cáo tài chính hợp nhất Khái niệm kế toán tập đoàn Nếu một công ty sở hữu hơn 50% số cổ phiếu thường của một công ty khác : -Công ty thứ nhất (công ty mẹ, P) thường sẽ kiểm soát công ty thứ hai (công ty con, S) -P có đủ quyền biểu quyết chỉ định tất cả các giám đốc của S -P có thể quản lý S như thể S chỉ là một bộ phận của P thay vì là một công ty độc lập -Về pháp lý, P & S là khác nhau, nhưng về bản chất kinh tế, chúng được xem là một đơn vị duy nhất (hay một tập đoàn) Khái niệm kế toán nhóm • Yêu cầu then chốt trong kế toán tập đoàn là phản ánh bản chất kinh tế của mối quan hệ • Mục tiêu của báo cáo tài chính hợp nhất là nhằm thể hiện vị thế của cả tập đoàn như một chủ thể kinh doanh duy nhất, do đó: – Tất cả tài sản và nợ phải trả của P và S đều được trình bày chung trong bảng cân đối kế toán hợp nhất – Tất cả các khoản thu nhập và chi phí của P và S đều được trình bày chung trong báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất 3
  4. Các chuẩn mực IFRSs liên quan đến vấn đề hợp nhất • IFRS 3 – Hợp Nhất Kinh Doanh • IAS 27 – Báo Cáo Tài Chính Hợp Nhất và Riêng Rẽ • IAS 28 – Kế Toán Các Khoản Đầu Tư Vào Công Ty Liên Kết Các khái niệm quan trọng Quyền chi phối các chính sách tài chính và hoạt động Kiểm soát của một công ty nhằm thu được lợi ích kinh tế từ hoạt động của công ty đó.(IFRS 3, IAS 27, 28) Một công ty chịu sự kiểm soát của một công ty khác Công ty con (công ty mẹ) (IFRS 3, IAS 27, 28) Công ty có một hoặc nhiều công ty con (IFRS 3, IAS 27) Công ty mẹ Bao gồm công ty mẹ và các công ty con (IAS 27) Tập đoàn Công ty trong đó nhà đầu tư có ảnh hưởng đáng kể Công ty liên nhưng không phải là công ty con hoặc công ty liên kết doanh của nhà đầu tư (IAS 28) Quyền tham gia của nhà đầu tư vào việc đưa ra các Ảnh hưởng quyết định về chính sách tài chính và hoạt động của đáng kể bên nhận đầu tư nhưng không kiểm soát các chính sách đó. (IAS 28) Khái niệm Kiểm soát • Theo IAS 27, quyền kiểm soát có thể được giả định tồn tại khi công ty mẹ nắm giữ hơn một nửa (hay 50%) quyền biểu quyết ở công ty con trừ trường hợp có thể xác định rõ là quyền sở hữu không gắn liền với quyền kiểm soát. 4
  5. Khái niệm Kiểm soát • IAS 27 còn mô tả 4 trường hợp vẫn tồn tại quyền kiểm soát ngay cả khi công ty mẹ nắm giữ ít hơn 50% quyền biểu quyết tại công ty con : i. Các nhà đầu tư khác thỏa thuận dành cho công ty mẹ hơn 50% quyền biểu quyết ii. Công ty mẹ có quyền chi phối các chính sách tài chính và hoạt động theo quy chế đã thỏa thuận trước đó iii. Công ty mẹ có quyền bổ nhiệm hoặc bãi miễn đa số các thành viên Hội đồng quản trị iv. Công ty mẹ có quyền bỏ đa số phiếu tại các cuộc họp Hội đồng quản trị Minh Họa 1 Công ty Vinh Hung đang cân nhắc việc đầu tư vào công ty Thanh Thảo. Nguồn vốn của công ty Thanh Thảo bao gồm: 10,000 cổ phiếu thường có quyền biểu quyết (loại A) 10,000 cổ phiếu thường không có quyền biểu quyết (loại B) Cả 2 loại này có quyền nhận cổ tức như nhau. Mô tả phương pháp kế toán tập đoàn thích hợp cho công ty Vinh Hung nếu: (i)Vinh Hung mua 6.000 cổ phiếu A (ii)Vinh Hung mua 10.000 cổ phiếu B và 4.000 cổ phiếu A Khái niệm chủ thể kinh doanh • Mục đích của kế toán hợp nhất là để: – Trình bày các thông tin tài chính của công ty mẹ và công ty con dưới dạng là một chủ thể kinh doanh duy nhất – Thể hiện các nguồn lực kinh tế do tập đoàn kiểm soát – Thể hiện các nghĩa vụ của tập đoàn – Thể hiện kết quả kinh doanh cả tập đoàn tạo ra được từ những nguồn lực kinh tế của mình 5
  6. Các công ty con không hợp nhất • IAS 27 yêu cầu báo cáo tài chính hợp nhất phải bao gồm tất cả các công ty con. Quy định này có hai trường hợp ngoại lệ: – Thiếu quyền kiểm soát – Công ty con được ngoại trừ khỏi việc hợp nhất phải được kế toán như khoản mục đầu tư theo chuẩn mực IAS 39 – Công ty con được nắm giữ cho mục đích bán lại – Kế toán như tài sản đầu tư ngắn hạn tại mức giá thấp hơn giữa giá ghi sổ và giá trị hợp lý trừ chi phí liên quan đến việc bán hàng (giá trị thuần) Các lý do không muốn hợp nhất một công ty con • Công ty mẹ có thể không muốn hợp nhất một số công ty con vì: – Công ty con có kết quả kinh doanh kém – Công ty con có tình hình tài chính xấu – Công ty con có lĩnh vực hoạt động khác hẳn với lĩnh vực hoạt động của các công ty khác trong tập đoàn • Theo IFRS, những lý do này là không hợp lệ. Những trường hợp không phải thực hiện kế toán hợp nhất • Theo IAS 27, công ty mẹ không cần lập báo cáo tài chính hợp nhất khi và chỉ khi có đầy đủ tất cả các điều kiện dưới đây: – Công ty mẹ đồng thời là công ty con bị một công ty khác sở hữu toàn bộ hoặc một phần và được các cổ đông, kể cả cổ đông không có quyền biểu quyết chấp thuận không lập báo cáo hợp nhất. – Chứng khoán của công ty không được giao dịch đại chúng – Công ty không đang trong tiến trình phát hành chứng khoán ra công chúng – Công ty mẹ cấp cao nhất hoặc cấp trung phát hành báo cáo tài chính hợp nhất theo các quy định của IFRS. 6
  7. Các nguyên tắc hợp nhất • Khác biệt về ngày báo cáo – Trong thực tế, các công ty thường lập báo cáo tài chính đến ngày kết thúc kỳ kế toán của tập đoàn. IAS 27 cho phép hợp nhất những báo cáo tài chính kết thúc trễ hơn hoặc sớm hơn không quá 3 tháng so với ngày báo cáo của công ty mẹ. Các báo cáo này phải được điều chỉnh cho những giao dịch quan trọng hay những sự kiện quan trọng xảy ra giữa ngày lập các báo cáo đó và ngày lập báo cáo của công ty mẹ. • Thống nhất chính sách kế toán – Báo cáo tài chính hợp nhất được lập phải áp dụng thống nhất một chính sách kế toán. Nếu không, báo cáo tài chính phải được điều chỉnh. Các nguyên tắc hợp nhất • Loại bỏ các giao dịch nội bộ – Các giao dịch giữa các đơn vị trong cùng tập đoàn phải được loại bỏ khi hợp nhất nhằm đảm bảo mục tiêu chính của báo cáo tài chính là trình bày tình hình tài chính của tập đoàn như một chủ thể kinh doanh duy nhất. Một tập đoàn không thể giao dịch với chính nó và tạo ra lợi nhuận từ những giao dịch này. Các nguyên tắc hợp nhất • Mối quan hệ với các bên liên quan – Các công ty là công ty con được coi là các bên liên quan của công ty mẹ. Điều này có nghĩa là báo cáo tài chính có thể bị ảnh hưởng bởi các giao dịch với các bên liên quan. 7
  8. Bảng Cân Đối Kế Toán Hợp Nhất Nguyên tắc căn bản • Bảng cân đối tài sản phải thể hiện tất cả các tài sản và nợ phải trả của công ty mẹ và con. • Các khoản mục giữa các đơn vị trong cùng tập đoàn phải được loại trừ (chẳng hạn các khoản mục phải thu, phải trả trên bảng cân đối hợp nhất chỉ bao gồm những khoản phải thu phải trả đối với bên thứ 3) Phương pháp lập bảng cân đối kế toán hợp nhất 1. Khoản đầu tư vào công ty con (S) trên bảng cân đối của công ty mẹ (P) được thay thế bằng tài sản thuần của công ty S. 2. Khoản đầu tư vào công ty con sẽ được loại trừ bằng cách loại bỏ vốn cổ phiếu và dự trữ của công ty S. 3. Kết quả cho thấy một bảng kế toán hợp nhất gồm: - Tài sản thuần của cả tập đoàn (P + S) - Vốn cổ phần của cả tập đoàn bằng với vốn cổ phần của P - Lợi nhuận giữ lại bao gồm các khoản lợi nhuận do tập đoàn tạo ra (tất cả lợi nhuận của P và phần lợi nhuận tạo ra sau ngày hợp nhất) 8
  9. Minh họa 2 Xem phụ lục Lợi thế thương mại trong hợp nhất • Chi phí đầu tư thường lớn hơn giá trị của tài sản ròng khi hợp nhất. Chênh lệch này là lợi thế thương mại. • Lợi thế thương mại đại diện cho những tài sản không được thể hiện trên bảng cân đối kế toán của công ty con chẳng hạn như danh tiếng của công ty. • Lợi thế thương mại được tính như sau: $ Chi phí đầu tư vào S X Trừ: giá trị của tài sản thuần mua được (X) Lợi thế thương mại X • Lợi thế thương mại dương được hạch toán như một tài sản dài hạn trên bảng cân đối kế toán hợp nhất và là đối tượng cho việc xem xét giảm giá trị tài sản Minh họa 3 Ngày 31/12/2008, Trang mua 80% cổ phiếu thường của Ha với giá $78,000. Vào ngày này, tài sản ròng của Ha là $85,000. Lợi thế thương mại trong giao dịch hợp nhất này là bao nhiêu? 9
  10. Kỹ thuật hợp nhất • Cách hợp nhất tốt nhất là sử dụng các bước hợp nhất chuẩn để đảm bảo tính nhất quan và mạch lạc xuyên suốt cho tất cả các trường hợp và ví dụ. (Bước 1) – Lập cấu trúc tập đoàn P Ngày hợp Ký hiệu này thể hiện P sở hữu nhất 80% 80% vốn cổ phần của S và ngày mua vốn cổ phần. S Kỹ thuật hợp nhất (Bước 2) – Tài sản thuần của công ty con Ngày hợp nhất Ngày báo cáo Sau khi hợp nhất $ $ $ Vốn cổ phần X X Dự trữ X X X Lợi nhuận giữ X X X lại X X X Kỹ thuật hợp nhất (Bước 3) – Lợi thế thương mại trong hợp nhất $ Giá trị của khoản đầu tư X Trừ: Giá trị tài sản thuần được (X) mua tại thời điểm hợp nhất (bước 2) X Trừ: Giảm giá trị đến ngày báo (X) cáo X 10
  11. Kỹ thuật hợp nhất (Bước 4) – Lợi ích của cổ đông thiểu số $ Lợi ích của cổ đông X thiểu số trong tài sản thuần vào ngày báo cáo (xem bước 2) Kỹ thuật hợp nhất (Bước 5) – Lợi nhuận giữ lại của tập đoàn $ Lợi nhuận giữ lại của P (100%) X S: Phần chia của tập đoàn từ số lợi nhuận X giữ lại phát sinh sau hợp nhất Trừ: Giảm giá trị lợi thế thương mại đến (X) ngày báo cáo (Bước 3) X Kỹ thuật hợp nhất (Bước 6) – Những khoản dự trữ khác của tập đoàn (khoản đánh giá lại, thặng dư vốn cổ phần) $ Dự trữ của công ty mẹ (100%) X S: Phần chia của tập đoàn từ số dự trữ phát X sinh sau hợp nhất X 11
  12. Minh họa 4 Xem phụ lục Lợi nhuận trước hợp nhất và dự trữ của tập đoàn • Lợi nhuận trước hợp nhất là khoản dự trữ của công ty con tính đến thời điểm hợp nhất. • Lợi nhuận sau hợp nhất là lợi nhuận tạo ra sau thời điểm hợp nhất và được tính vào lợi nhuận giữ lại của công ty con. • Dự trữ của tập đoàn – Khi nhìn vào dự trữ của S vào thời điểm cuối năm (chẳng hạn dự trữ đánh giá lại), cần phải phân biệt Lợi nhuận trước hợp nhất và dự trữ của tập đoàn • Dự trữ của tập đoàn – Khi nhìn vào dự trữ của S vào thời điểm cuối năm (chẳng hạn khoản đánh giá lại), cần phải phân biệt giữa – Khoản dự trữ của S đã tích lũy đến thời điểm hợp nhất và – Khoản dự trữ tăng thêm của S phát sinh sau thời điểm hợp nhất 12
  13. Lợi ích của cổ đông thiểu số • Trong một số trường hợp, công ty mẹ có thể không sở hữu toàn bộ vốn của công ty con – P sở hữu chỉ 80% số cổ phiếu thường của S, do đó lợi ích của cổ đông thiểu số là 20% • Kế toán lợi ích của cổ đông thiểu số: – Tất cả tài sản thuần của S được bao gồm trong báo cáo tài chính hợp nhất – ‘trả lại’ phần tài sản thuần của S thuộc sở hữu của cổ đông thiểu số trong khoản vốn cổ phần và dự trữ trên báo cáo hợp nhất (bước 4) Minh họa 5 Minh họa 5 Báo cáo tình hình tài chính Vốn chủ sở hữu và nợ phải trả 2008 2007 2006 CU000 CU000 CU000 Vốn chủ sỡ hữu Vốn chủ sở hữu thuộc công ty mẹ Vốn cổ phần 13.770 12.000 12.000 Thặng dư vốn cổ phần 19.645 3.050 3.050 Thành phần khác của vốn chủ 621 205 888 Lợi nhuận giữ lại 49.225 36.487 22.739 83.261 51.742 38.677 Lợi ích của cổ đông thiểu số 713 592 476 Tổng vốn chủ sở hữu 83.974 52.334 39.153 13
  14. Giao dịch nội bộ • P và S có thể có nhiều giao dịch với nhau và điều này có thể dẫn đến việc phát sinh vấn đề ở các nội dung: – Các tài khoản thanh toán giữa P và S – Các khoản lãi chưa thực hiện từ các giao dịch bán hàng nội bộ – Các khoản lãi chưa thực hiện từ các giao dịch bán tài sản trong nội bộ – Công ty này nắm giữ trái phiếu do công ty khác phát hành – Cổ tức và các khoản lãi vay Lợi thế thương mại • Lợi thế thương mại là những lợi ích kinh tế trong tương lai từ những tài sản không thể ghi nhận và xác định được một cách riêng biệt. • Lợi thế thương mại được tính là phần chênh lệch của giá phí hợp nhất so với phần sở hữu của bên mua trong giá trị hợp lý thuần của tài sản, nợ phải trả có thể xác định được và và các khoản nợ tiềm tàng Lợi thế thương mại • IFRS 3 quy định về việc hạch toán đối với tất cả các giao dịch hợp nhất ngoại trừ các giao dịch liên doanh (Joint stock ventures) • IFRS 3 quy định về việc xác định: – Giá trị của các khoản chi trả cho việc hợp nhất – Giá trị của các tài sản và các khoản nợ đem trao đổi – Lợi thế thương mại phát sinh (Số chênh lệch) • Kế toán lợi thế thương mại dương: – Vốn hóa như tài sản dài hạn vô hình – Đánh giá lại giá trị hàng năm – Việc trích khấu hao lợi thế thương mại không được chuẩn mực chấp nhận 14
  15. Lợi thế thương mại • Kế toán lợi thế thương mại âm: – Xuất hiện khi chi phí của khoản đầu tư nhỏ hơn giá trị của tài sản thuần đem trao đổi. – Thường là do có sai sót trong việc xác định giá trị hợp lý của tài sản và các khoản nợ phải trả. Vì vậy, chuẩn mực yêu cầu phải xem xét lại việc tính toán. – Ghi nhận trực tiếp vào báo cáo kết quả kinh doanh tất cả các khoản chênh lệch vẫn còn sau khi đã xem xét lại việc tính toán. Giá trị hợp lý • Để đảm bảo việc tính toán chính xác lợi thế thương mại: – Giá trị của các khoản chi trả cho công ty con phải là giá trị hợp lý – Giá trị của tài sản và nợ phải trả có thể xác định của công ty con phải là giá trị hợp lý. • IFRS 3 định nghĩa giá trị hợp lý là “giá trị tài sản có thể được trao đổi hoặc giá trị một khoản nợ được thanh toán một cách tự nguyện giữa các bên không liên quan có đầy đủ hiểu biết trong sự trao đổi ngang giá” Tính toán chi phí đầu tư • Chi phí hợp nhất bao gồm: – Tiền mặt chi trả – Giá trị hợp lý của các khoản chi trả khác – Chi phí chuyên gia và các chi phí tương tự liên quan trực tiếp đến việc hợp nhất. • Các khoản chi trả trong tương lai được tính theo hiện giá, sử dụng lãi suất chiết khấu là lãi suất vay của công ty mua đối với khoản vay tương tự • Tất cả các khoản chi trả tiềm tàng chỉ được tính vào chi phí hợp nhất nếu chúng có khả năng xảy ra và có thể xác định được giá trị một cách đáng tin cậy 15
  16. Minh họa 6 Ngày 31/12/2008, Tommy mua 60% vốn cổ phần của Mandy bằng tiền $100,000. Vào ngày này, tài sản thuần trên bảng cân đối của Mandy là $90,000. Điều tra thêm cho biết giá trị thị trường của đất là $40,000. Đất này có giá trị ghi sổ là $17,000 Tính lợi thế thương mại phát sinh từ giao dịch hợp nhất trên. Giá trị hợp lý • Trên bảng hợp nhất ở bước 2, tài sản thuần phải được điều chỉnh theo giá hợp lý vào ngày hợp nhất và ngày lập báo cáo. Việc điều chỉnh này đảm bảo giá trị hợp lý của tài sản thuần được sử dụng khi tính lợi thế thương mại và lợi ích của cổ đông thiểu số. • Vào ngày báo cáo, thực hiện điều chỉnh trên bảng cân đối khi cộng gộp từng dòng tài sản và nợ phải trả của các công ty Ngày hợp nhất Ngày báo cáo Sau hợp nhất $ $ $ Vốn cổ phần X X Dự trữ X X X Điều chỉnh theo giá X X X hợp lý X X X Thống nhất chính sách kế toán • Nếu công ty con không sử dụng một chính sách kế toán thống nhất với công ty mẹ, sổ sách của công ty con phải được điều chỉnh theo chính sách kế toán thống nhất trước khi thực hiện hợp nhất. • Việc điều chỉnh này được thực hiện bao gồm: – Điều chỉnh số dư tài sản và nợ phải trả trên bảng cân đối của công ty con trước khi cộng gộp theo từng dòng. – Điều chỉnh trên bảng hợp nhất ở bước 2 để thể hiện ảnh hưởng của sự thay đổi chính sách kế toán đối với tài sản thuần của công ty con 16
  17. Lãi chưa thực hiện • Lãi từ các giao dịch nội bộ giữa các thành viên trong tập đoàn: – Được ghi nhận trên tài khoản kế toán riêng của mỗi công ty, nhưng; – Khi xét trên góc độ tổng thể tập đoàn, những khoản lãi đó chưa được thực hiện và phải được loại trừ khỏi báo cáo hợp nhất. • Lãi chưa thực hiện có thể phát sinh trong các tình huống: – Hàng tồn kho, khi các công ty trong tập đoàn mua hàng của nhau – Tài sản dài hạn, khi một công ty trong tập đoàn chuyển nhượng tài sản dài hạn cho một công ty khác Hợp nhất giữa niên độ • Nếu công ty mẹ hợp nhất công ty con vào giữa niên độ, tài sản thuần tại thời điểm hợp nhất của công ty con được tính theo giá trị tài sản thuần vào đầu niên độ và lợi nhuận tính đến ngày hợp nhất Minh họa 7 Xem phụ lục 17
  18. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất Nguyên tắc cơ bản • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất phản ánh lợi nhuận tạo ra từ tất cả các nguồn lực kinh tế được trình bày trong bảng cân đối kế toán hợp nhất. • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất được lập dựa trên những nguyên tắc cơ bản sau: – Từ mục doanh thu đến mục lợi nhuận sau thuế là tất cả các khoản thu nhập và chi phí của P và S (thể hiện sự kiểm soát S) – Sau mục lợi nhuận sau thuế là mục loại trừ lợi ích của cổ đông thiểu số trong tổng lợi nhuận (để phản ánh quyền sở hữu) – Thực hiện điều chỉnh cho các khoản phát sinh từ giao dịch nội bộ chẳng hạn như bán hàng và chia cổ tức. Kỹ thuật hợp nhất • Báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất thường được lập theo các bước chuẩn như sau: – Bảng hợp nhất – Biểu đồ cấu trúc tập đoàn – Tài sản thuần của công ty con tại thời điểm hợp nhất – Tính lợi thế thương mại – Lợi ích của cổ đông thiểu số 18
  19. Bảng hợp nhất • Bảng hợp nhất được sử dụng để cộng các khoản thu nhập và chi phí của P và S, và để thực hiện các điều chỉnh cần thiết. Bảng này bao gồm: – 100% các khoản thu nhập và chi phí của P – 100% các khoản thu nhập và chi phí của S (ngoại trừ trường hợp hợp nhất giữa niên độ phải chia theo tỷ lệ) Bảng hợp nhất P S Đ/ch Tổng Doanh thu X X (X) X Giá vốn hàng bán (X) (X) X (X) Lợi nhuận gộp X Chi phí hoạt động (X) (X) (X) (X) Lợi nhuận trước lãi vay và thuế X Chi phí tài chính (X) (X) (X) Lợi nhuận trước thuế X Thuế thu nhập (X) (X) (X) Lợi nhuận sau thuế X X Lợi ích của cổ đông thiểu số (W) (X) Lợi nhuận trong năm (X) Kỹ thuật hợp nhất • Giảm giá trị lợi thế thương mại – Khoản giảm giá trị sẽ được đưa vào báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất (thường tính vào chi phí hoạt động). • Tổng cộng khoản giảm giá tính đến ngày báo cáo sẽ được điều chỉnh giảm lợi nhuận giữ lại. • Lợi ích của cổ đông thiểu số – Được tính như sau: % sở hữu của cổ đông thiểu số X Lợi nhuận sau thuế của công ty con (Số ở cột S bảng tính hợp nhất) • Cổ tức của S chia cho P phải được loại trừ. 19
  20. Minh họa 8 Xem phụ lục Mua, bán & tồn kho hàng hóa • Ảnh hưởng của giao dịch mua bán nội bộ phải được loại trừ khỏi báo cáo hợp nhất. • Mua và bán: Giao dịch này được ghi nhận trong khoản mục doanh thu của công ty này và khoản mua hàng của công ty khác. –Doanh thu hợp nhất = Doanh thu của P + Doanh thu của S – doanh thu nội bộ –Giá vốn hàng bán hợp nhất (GVHB) = GVHB của P + GVHB của S – doanh thu nội bộ Việc điều chỉnh giảm doanh thu nội bộ ở cả 2 khoản mục trên phải được thể hiện ở cột điều chỉnh của bảng hợp nhất. Mua, bán & tồn kho hàng hóa • Tồn kho hàng hóa Hàng hóa mua bán nội bộ nếu vẫn còn tồn kho cuối kỳ thì sẽ được điều chỉnh theo giá thấp hợn của giá ghi sổ và giá trị thuần của nó đối với tập đoàn. Bút toán điều chỉnh là: Nợ Giá vốn hàng bán của công ty bán: Số lãi chưa thực hiện Có Tồn kho hàng hóa trên bảng cân đối kế toán hợp nhất: Số lãi chưa thực hiện 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2