Các biện pháp kỹ thuật cơ bản nuôi cá a-
lượt xem 5
download
Cho ăn và bón phân Nguyên tắc của việc bổ sung thức ăn và bón phân mà người nuôi cá cần phải luôn quan tâm và thực hiện cho đúng là cho cá ăn nhiều lần, mỗi lần một lượng nhỏ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Các biện pháp kỹ thuật cơ bản nuôi cá a-
- Các biện pháp kỹ thuật cơ bản nuôi cá a- Cho ăn và bón phân Nguyên tắc của việc bổ sung thức ăn và bón phân mà người nuôi cá cần phải luôn quan tâm và thực hiện cho đúng là cho cá ăn nhiều lần, mỗi lần một lượng nhỏ. Điều này cần phải được thực hiện một cách linh hoạt và mềm dẻo tùy thuộc vào điều kiện thời tiết, hoạt động bắt mồi của cá, chất lượng nước và sự thay đổi mùa vụ,... Một số nội dung cần chú ý khi cho cá ăn: - Tăng lượng thức ăn lên khi ta thấy mà chúng ta đưa vào được cá ăn hết nhanh, hoặc phải giảm đi khi thấy lượng thức ăn còn dư thừa của ngày hôm trước. - Cho cá ăn nhiều vào ngày thời tiết đẹp, và cho ăn ít vào ngày thời tiết xấu, hoặc trước khi mưa. Vào ngày nắng nóng, nhiệt độ cao thì cho ăn nhiều vào buổi sáng và chiều mát. Trái lại những ngày lạnh
- nhiệt độ môi trường xuống thấp thì cho cá ăn nhiều lần vào buôi trưa. - Cho ăn nhiều khi cá khỏe mạnh, hoạt động tốt và cho cá ăn ít khi dịch bệnh xuất hiện. - Cho ăn nhiều ở ao nghèo dinh dưỡng, không được bón phân. Cho ăn ít ở ao giàu dinh dưỡng và được bón phân. * Những điều cần lưu ý khi bón phân: * Đối với phân hữu cơ: - Bón đúng số lượng và đúng yêu cầu kỹ thuật (tức việc bón phân phải được rải đều trong ao vào lúc nhiệt độ thấp trong ngày và khi cá không bị nổi đầu) - Không được bón một lần với liều lượng lớn mà phải bón làm nhiều lần mỗi lần với một lượng nhỏ. - Phân nên được ủ kỹ để giảm khả năng nhiễm bệnh và tăng hiệu quả sử dụng phân. * Đối với phân vô cơ:
- - Hòa tan vào nước trước khi tưới đều ra ao. - Chỉ được bón vào buổi sáng từ 9-10h khi mặt trời đã mọc. - Phải căn cứu vào màu nước ao để việc bón phân có hiệu quả - Để nâng cao hiệu quả của việc bón phân vô cơ thi khi bón phải ngừng việc xáo trộn nước để TVPD có thể hấp thụ tốt. b- Ngăn ngừa độc tố * Phòng ngừa thuốc bảo vệ thực vật: - Dụng cụ phun thuốc sâu không được rửa trong ao nuôi cá. - Khi việc phun thuốc sâu được thực hiện ở đồng ruộng thì nguồn nước có thuốc sâu không được dẫn vào ao nuôi cá. * Phòng ngừa chất thải độc hại từ nhà máy công nghiệp
- Các chất thải độc hại của các nhà máy công nghiệp không được sử dụng đưa vào ao nuôi cá. Đặc biệt lưu ý là nước thải của nhà máy hóa chất, nhà máy giấy, nhà máy sắt và nhà máy sản xuất thuốc trừ sâu. c- Phòng ngừa sự biến đổi chất lượng nước do bọ nước phát triển quá mạnh. Sự biến đổi chất lượng nước thường được thực hiện ở những ao đáy cát vào những ngày u ám, có mưa nhỏ vào cuối Xuấn hoặc đầu mùa Hè. Điều này được nhận biết nước trong ao rất trong sạch và có thể nhìn thấy tận đáy ao. THực sự đó là do hàm lượng Oxy hòa tan trong ao giảm xuống dưới 1mg/l. Cá bơi lội lờ đờ trên mặt nước của ao xuốt cả ngày, và những con bọ nước được tìm thấy rất nhiều ở những mép bờ ao, thực vật phù du rất kém phát triển. Nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng này là do thành phần cá mè hoa thả trong ao nuôi quá ít, và
- điều đó cũng đống nghĩa với việc không hạn chế được sự phát triển quá mức của các loài bọ nước. Bọ nước đã ăn hết thực vật phù du và sự cân bằng giữa các nhóm sinh vật và các điều kiện môi trường lí hóa bị phá vỡ. Bởi vì hàm lượng Oxy hòa tan trong môi trường nước được cung cấp chủ yếu bởi quá trình quang hợp của thực vật thủy sinh. * Phương pháp hạn chế: - Vào mùa Đông nên lấy bớt lớp bùn thải trong đáy ao ra khỏi ao làm cho môi trường nước luông luôn trong sạch. - Cá mè hoa nên được thả vào nuôi với giống cỡ lớn và mật độ thích hợp, hoặc thả từ 1500 - 2000 cá rô phi đực cho 1 ha ao nuôi ghép để hạn chế sự phát triển của bọ nước. * Phương pháp xử lý: - Tăng lượng Oxy hòa tan bằng cách liên tục đảo trộn và bổ sung thêm nước.
- - Diệt các loại bọ nước bằng cách rải 1,5kg hóa chất dipterex cho 1 ha. Việc rải nên thực hiện ở vùng nước ven bờ ao. - Thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của thực vật phù du bằng cách bổ sung một lượng phân bón thích hợp (chủ yếu là phân vô cơ) d- Ngăn cản hiện tượng nở hoa của nước Hiện tượng nở hoa của nước là khi trên bề mặt của ao xuất hiện một lớp vảng màu xanh lục hoặc xanh nâu, đôi khi là mầu nâu (tùy thuộc vào loài tảo nào chiếm ưu thế). Và từ nguồn nước này có mùi hôi khó chịu bốc ra. * Nguyên nhân chính gây tình trạng nước nở hoa là do chúng ta thả quá ít cá mè trắng, mè hoa vào ao, và điầu đó đã làm cho không thể quản lí được sự phát triển quá mức của của các loài tảo có hại như: Mycrocystis; Anabaena; Oscilatoria,... sau khi những loại tảo này chết sẽ tạo ra chất độc cho cá.
- * Phương pháp phòng ngừa: - Thả cá mè trắng, mè hoa có kích kỡ lớn với mật độ thích hợp. - Diệt tảo để hạn sự phát triển quá mạnh của chúng bằng cách sử dụng CuSO4 với liều lượng 1,5 - 3,0kg/ha. Nên rải ở vùng cuối gió (nơi tập trung nhiều tảo bị chết và thối). - Rải vôi sống, vôi bột để gây độc cho tảo vào những lúc mà hoạt động sinh sản của tảo này xảy ra, làm hạn chế sự phát triển của chúng đến mức tối thiểu.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Biện pháp kỹ thuật lâm sinh cơ bản - Cây keo lá chàm: Phần 2
50 p | 89 | 15
-
Kỹ thuật canh tác, thu hoạch ngô sinh khối và chế biến phục vụ chăn nuôi: Phần 1
104 p | 99 | 10
-
Đặc điểm thực vật học và một số biện pháp kỹ thuật trồng cà gai leo tại Gia Lâm, Hà Nội
9 p | 132 | 9
-
Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật trồng đến khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây sâm Lai Châu (Panax vietnamensis var fuscidicus K. Komatsu, S. Zhu & S.Q. Cai) tại Lai Châu
6 p | 101 | 4
-
Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc trạng thái rừng IIa và IIIa2 làm cơ sở đề xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm quản lý rừng bền vững tại huyện Sơn Động tỉnh Bắc Giang
14 p | 90 | 4
-
Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật tổng hợp tiết kiệm chi phí đầu vào đối với cà phê ở Tây Nguyên
9 p | 50 | 3
-
Nông dân sáng tạo - Những giải pháp kỹ thuật (Tập 1): Phần 1
98 p | 29 | 3
-
Nghiên cứu ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật chăm sóc tới sinh trưởng và phát triển của giống hoa hồng Bishop’s Castle tại Thái Nguyên
5 p | 75 | 3
-
Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật phòng trừ mọt đục quả cà phê chè tại vùng Tây Bắc
6 p | 8 | 2
-
Kết quả khảo nghiệm và một số biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp cho giống cỏ stylo (Stylosanthes guianensis CIAT 184) tại các tỉnh Nam Trung Bộ
7 p | 24 | 2
-
Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác giống đậu tương DT2010 tại Vĩnh Phúc
6 p | 45 | 2
-
Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật xử lý ra hoa, nâng cao năng suất giống nhãn T6 trồng tại Hưng Yên
0 p | 27 | 2
-
Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật gieo trồng cây Vân mộc hương (Saussurea lappa Clarke) phục vụ sản xuất hạt giống tại Sa Pa, Lào Cai
0 p | 29 | 2
-
Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác cho các giống đậu tương mới tại Vĩnh Phúc
0 p | 60 | 2
-
Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc lan Đai Châu (Rhynchostylis gigantea) tại Điện Biên
5 p | 65 | 2
-
Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật tổng hợp trong tái canh cà phê vối ở Tây Nguyên
8 p | 36 | 1
-
Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhân giống vô tính bằng củ Tam thất gừng (Stahlianthus thorelii Gagnep)
9 p | 6 | 1
-
Ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật trồng đến sinh trưởng rừng trồng Sa mộc (Cunninghamia lanceolata (Lamb.) Hook) ở Quảng Ninh
9 p | 5 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn