CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN<br />
TRONG DẠY HỌC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG<br />
TRẦN MINH HÙNG<br />
Trường Đại học Đồng Nai<br />
Tóm tắt: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá đúng thực trạng công<br />
tác quản lý ứng dụng Công nghệ thông tin (CNTT) trong dạy học ở các<br />
trường trung học phổ thông hiện nay, chúng tôi đề xuất và tiến hành khảo<br />
nghiệm được một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả của việc ứng<br />
dụng CNTT vào dạy học. Các biện pháp đó là: Nâng cao nhận cho đội ngũ<br />
giáo viên; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ; tổ chức, chỉ đạo các tổ<br />
chuyên môn ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp dạy học; đảm bảo<br />
các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị CNTT và tổ chức xây dựng môi<br />
trường dạy học đa phương tiện.<br />
<br />
1. NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP<br />
Muốn đề xuất được các biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học trung học phổ<br />
thông (THPT) mang tính hiệu quả và khả thi, trước hết cần thống nhất các nguyên tắc:<br />
thiết thực, phù hợp với điều kiện thực tế của trường THPT; phải bảo đảm tính đồng bộ;<br />
phải bảo đảm tính hiệu quả và phải đảm bảo hài hòa các lợi ích.<br />
- Thiết thực, phù hợp với điều kiện thực tế ở trường THPT là nguyên tắc cơ bản trong<br />
khi đề xuất các biện pháp quản lý. Nếu biện pháp đó không thiết thực thì không thể triển<br />
khai được. Muốn cho các biện pháp phải phù hợp với điều kiện thực tế ở trường THPT<br />
thì hiệu trưởng cần phải có khảo sát để nắm rõ thực trạng về việc ứng dụng CNTT trong<br />
dạy học của đội ngũ giáo viên (GV) về nhận thức, trình độ ứng dụng CNTT của GV, cơ<br />
sở vật chất (CSVC), thiết bị về CNTT... của nhà trường. Từ đó, mới phát huy hết khả<br />
năng tác động của các biện pháp và đem lại hiệu quả cao. [1]<br />
- Nguyên tắc phải đảm bảo tính đồng bộ. Trong quản lý, khi nhà quản lý đề xuất các<br />
biện pháp để đạt được mục tiêu nào đó thì phải đảm bảo tính đồng bộ của nó. Điều này,<br />
cho thấy trong quản lý việc ứng dụng CNTT trong dạy học, các biện pháp do hiệu<br />
trưởng trường THPT đề xuất phải có mối liên hệ với nhau, tác động tương hỗ lẫn nhau.<br />
Mỗi biện pháp có sự tác động, điều chỉnh riêng, nhưng phải nằm trong hệ thống nhất<br />
của các biện pháp.<br />
- Nguyên tắc phải đảm bảo tính hiệu quả. Bất kỳ công việc hay hoạt động nào của con<br />
người thì bao giờ cũng phải tính đến hiệu quả. Trong công tác quản lý, nhà quản lý càng<br />
phải chú trọng điều này. Đây chính là thước đo năng lực các nhà quản lý. Thực chất của<br />
nguyên tắc này là với nguồn nhân lực, tài lực và điều kiện nhất định, trong thời gian cho<br />
phép, nhà quản lý tạo ra kết quả cao nhất, có chất lượng nhất. Tính hiệu quả phải được<br />
xác định từ việc đầu tư, trang bị CSVC, thiết bị CNTT hiện đại, các phòng học đa<br />
phương tiện, phòng học bộ môn... đến việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ ứng<br />
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế<br />
ISSN 1859-1612, Số 04(20)/2011: tr. 152-158<br />
<br />
CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN...<br />
<br />
153<br />
<br />
dụng CNTT cho đội ngũ GV, để họ có thể sử dụng, bảo quản một cách tốt nhất các<br />
trang thiết bị CNTT này. Từ đó, đội ngũ GV mới chủ động, tích cực ứng dụng CNTT<br />
trong hoạt động dạy học góp phần nâng cao chất lượng dạy học.<br />
- Nguyên tắc phải đảm bảo hài hoà các lợi ích. Lợi ích vừa là mục tiêu, vừa là động lực<br />
thúc đẩy đối với con người [3]. Trong quản lý nếu hiệu trưởng không biết kết hợp một<br />
cách hài hòa các lợi ích thì khó có được thành công.<br />
2. CÁC BIỆN PHÁP<br />
Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về ứng dụng CNTT cho đội ngũ GV trường THPT<br />
- Tổ chức cho đội ngũ GV học tập, quán triệt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính<br />
sách của Nhà nước về tăng cường ứng dụng CNTT trong giáo dục nói chung và trong<br />
dạy học nói riêng [2]. Việc triển khai, phổ biến các văn bản về tăng cường ứng dụng<br />
CNTT có thể bằng nhiều hình thức như phổ biến trực tiếp trong các buổi học tập chính<br />
trị, sinh hoạt chuyên môn tập trung toàn trường; gửi các văn bản của cấp trên cũng như<br />
kế hoạch ứng dụng CNTT của trường về cho các tổ chuyên môn triển khai cho GV<br />
trong tổ; hướng dẫn GV xem các văn bản trên trang web của nhà trường hay của Sở<br />
GD&ĐT, Bộ GD&ĐT...<br />
- Tổ chức các hội nghị, buổi thảo luận chuyên đề về ứng dụng CNTT để nâng cao hiệu<br />
quả hoạt động dạy học. Trong năm học, các đợt hội giảng cần khuyến khích, ưu tiên cho<br />
những tiết có ứng dụng CNTT, sử dụng giáo án điện tử (GAĐT). Thậm chí, nếu có điều<br />
kiện, nhà trường tổ chức hội giảng chuyên đề “Ứng dụng CNTT trong dạy học”. Qua<br />
đó, giúp GV thấy được vai trò, ý nghĩa của việc ứng dụng CNTT, cũng như việc cần<br />
thiết phải ứng dụng CNTT trong dạy học.<br />
- Tổ chức cho GV dự giờ ứng dụng CNTT một cách hiệu quả của đồng nghiệp, từ đó<br />
GV sẽ bị thuyết phục bằng những điều mắt thấy tai nghe.<br />
- Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn của nhà trường, của tổ chuyên môn cần quan<br />
tâm thảo luận chủ đề về việc ứng dụng CNTT của đội ngũ GV đối với việc nâng cao<br />
chất lượng dạy học của nhà trường. Từ đó, giúp GV có những suy nghĩ, định hướng<br />
đúng đắn trong việc ứng dụng CNTT.<br />
- Thường xuyên theo dõi tình hình tư tưởng, thái độ của đội ngũ GV trong việc ứng<br />
dụng CNTT trong dạy học để có sự điều chỉnh kịp thời.<br />
Biện pháp 2: Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ ứng dụng CNTT cho đội ngũ GV<br />
Đội ngũ GV chính là yếu tố quyết định đến chất lượng và hiệu quả dạy học trong nhà<br />
trường. Theo xu thế phát triển của thời đại ngày nay, người GV phải luôn thường xuyên<br />
trau dồi, nâng cao trình độ chuyên môn, đặc biệt là phải nâng cao trình độ ứng dụng<br />
CNTT thì mới có thể đáp ứng yêu cầu của công việc. Để làm tốt việc xây dựng đội ngũ<br />
GV có trình độ về CNTT, Hiệu trưởng cần phải tiến hành các công việc sau.<br />
- Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng;<br />
<br />
154<br />
<br />
TRẦN MINH HÙNG<br />
<br />
- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng tại trường;<br />
- Tạo điều kiện và cử GV tham gia các khoá đào tạo, bồi dưỡng;<br />
- Tổ chức triển khai, phổ biến nội dung các buổi hội thảo, tập huấn về ứng dụng<br />
CNTT để đổi mới PPDH ở từng bộ môn;<br />
- Chỉ đạo, định hướng việc tự bồi dưỡng, tự nghiên cứu về ứng dụng CNTT;<br />
- Xây dựng các yêu cầu, cũng như chế độ chính sách ưu tiên cho GV trong việc<br />
nâng cao trình độ ứng dụng CNTT.<br />
Biện pháp 3: Tổ chức, chỉ đạo các tổ chuyên môn ứng dụng CNTT trong đổi mới<br />
PPDH<br />
Để tăng cường vai trò, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chuyên môn trong quản lý việc ứng<br />
dụng CNTT trong dạy học đối với GV, cũng như đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong<br />
dạy học của đội ngũ GV, Hiệu trưởng phải quản lý các nội dung sau.<br />
- Định hướng việc ứng dụng CNTT để đổi mới PPDH;<br />
- Chỉ đạo xây dựng chuẩn đánh giá giờ dạy có ứng dụng CNTT theo hướng kết hợp<br />
kỹ năng sử dụng CNTT và vận dụng kiến thức, kỹ năng sư phạm;<br />
- Chỉ đạo ứng dụng CNTT vào việc soạn giáo án, đặc biệt là GAĐT, sử dụng các<br />
phần mềm dạy học phù hợp với từng bộ môn;<br />
- Tổ chức dự giờ có sử dụng CNTT;<br />
- Tổ chức hội giảng chuyên đề “Ứng dụng CNTT trong đổi mới PPDH”;<br />
- Chỉ đạo ứng dụng CNTT để đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học<br />
sinh;<br />
- Tổ chức tốt công tác thi đua khen thưởng việc ứng dụng CNTT trong dạy học.<br />
Biện pháp 4: Đảm bảo các điều kiện về CSVC, thiết bị CNTT<br />
Để đội ngũ GV ứng dụng được CNTT trong dạy học, trước hết phải đảm bảo các điều<br />
kiện hỗ trợ cho việc ứng dụng CNTT, mà CSVC, thiết bị CNTT, sản phẩm phần mềm là<br />
những điều kiện hỗ trợ thiết yếu. Do vậy, Hiệu trưởng cần tiến hành quản lý các nội<br />
dung sau.<br />
- Đẩy mạnh xã hội hoá các nguồn lực đầu tư về CNTT;<br />
- Đầu tư, xây dựng hạ tầng, CSVC, thiết bị CNTT, sản phẩm phần mềm đáp ứng<br />
yêu cầu ứng dụng CNTT trong dạy học;<br />
- Xây dựng quy định, nội quy sử dụng phòng máy tính, thiết bị CNTT;<br />
- Xây dựng chế độ, quy định về bảo quản, bảo trì, bảo hành các thiết bị CNTT.<br />
Biện pháp 5: Tổ chức xây dựng môi trường dạy học đa phương tiện<br />
<br />
CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN...<br />
<br />
155<br />
<br />
Để tạo môi trường dạy học đa phương tiện có tính tương tác cao, cần thực hiện các nội<br />
dung cơ bản sau.<br />
- Xây dựng thư viện học liệu điện tử phục vụ hoạt động dạy học;<br />
- Tổ chức hình thức học tập qua mạng, nhất là mạng Internet.<br />
Hiệu trưởng cần tổ chức xây dựng thư viện học liệu điện tử phục vụ dạy học của trường<br />
mình; chỉ đạo cho các tổ chuyên môn đưa học liệu mà tổ và GV sưu tầm, tham khảo hay<br />
tự thiết kế ra phục vụ dạy học vào thư viện này. Để tất cả GV có thể tham khảo mọi lúc,<br />
mọi nơi và sử dụng trong quá trình giảng dạy, nhà trường phải phổ biến thư viện học<br />
liệu này bằng nhiều hình thức khác nhau như:<br />
Một là, đưa lên website của nhà trường. Đây là hình thức phục vụ rất hiệu quả để thực<br />
hiện quá trình dạy học đa phương tiện. Vì ngoài việc tham khảo mọi lúc, mọi nơi để<br />
soạn bài, GV có thể sử dụng trực tuyến thư viện học liệu điện tử trong quá trình giảng<br />
dạy trên lớp.<br />
Hai là, lưu trữ trên các thiết bị di động như đĩa CD-ROM, thẻ nhớ (USB)... đưa về cho<br />
các tổ chuyên môn và yêu cầu GV sao chép làm tư liệu phục vụ cho việc giảng dạy bộ<br />
môn mà mình phụ trách.<br />
Để xây dựng thư viện học liệu điện tử của trường phục vụ hoạt động dạy học, hiệu<br />
trưởng nên phân công cho phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn trực tiếp theo dõi. Chỉ<br />
đạo cho một GV tương đối thành thạo về CNTT, mà tốt nhất là GV giảng dạy môn tin<br />
học, chịu trách nhiệm tập hợp các sản phẩm học liệu phục vụ dạy học của GV trong<br />
trường, đồng thời sưu tầm, tải một số học liệu cần thiết trên mạng Internet để xây dựng<br />
thư viện học liệu cho trường mình. Sau đó, một mặt đưa thư viện học liệu này lên<br />
website của nhà trường, mặt khác lưu trữ trên các thiết bị di động như đĩa CD-ROM, thẻ<br />
nhớ (USB)... Cần chú ý rằng, thư viện học liệu điện tử của nhà trường phải được cập<br />
nhật thường xuyên, liên tục để đáp ứng ngày càng hiệu quả cho hoạt động dạy học có<br />
ứng dụng CNTT.<br />
Như vậy, với việc ứng dụng CNTT để xây dựng thư viện học liệu điện tử của nhà<br />
trường, cùng với các thư viện học liệu giáo dục miễn phí trên mạng Internet, trong quá<br />
trình dạy học GV sẽ dễ dàng tạo ra môi trường đa phương tiện, có tính tương tác cao.<br />
Nó làm tăng tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS trong quá trình tư duy lĩnh hội tri<br />
thức mới.<br />
Biện pháp 6: Thường xuyên thu thập thông tin phản hồi, kiểm tra, đánh giá, cải tiến<br />
quản lý và chất lượng ứng dụng CNTT trong dạy học<br />
Kiểm tra, đánh giá là một chức năng quan trọng không thể thiếu của nhà quản lý.<br />
Thường xuyên thu thập thông tin phản hồi, kiểm tra, đánh giá sẽ giúp hiệu trưởng xác<br />
định được mức độ, hiệu quả quá trình ứng dụng CNTT trong dạy học trong nhà trường.<br />
Qua đó, hiệu trưởng đề ra các biện pháp điều chỉnh cụ thể, phù hợp, kịp thời, chính xác<br />
để việc ứng dụng CNTT mang lại hiệu quả thiết thực cho hoạt động dạy học. Để đánh<br />
<br />
156<br />
<br />
TRẦN MINH HÙNG<br />
<br />
giá được chính xác cần phải coi trọng cả kiến thức, kỹ năng và thái độ ứng dụng CNTT<br />
trong dạy học.<br />
Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm việc ứng dụng CNTT trong dạy học ở nhà<br />
trường. Vì vậy, hiệu trưởng cần phải đầu tư thời gian để nghiên cứu về đặc điểm, bản<br />
chất của tiết dạy có ứng dụng CNTT, cũng như phương pháp của nó, đồng thời tham<br />
khảo ý kiến của các tổ chuyên môn. Từ đó, mới có thể đưa ra tiêu chí của việc kiểm tra,<br />
đánh giá một cách phù hợp, khoa học và chính xác.<br />
Nhà trường phải đưa ra tiêu chí cụ thể của việc kiểm tra, đánh giá ứng dụng CNTT như:<br />
- Lấy số lượng giáo án có ứng dụng CNTT, GAĐT làm tiêu chí đánh giá tinh thần<br />
đổi mới PPDH bằng việc ứng dụng CNTT;<br />
- Lấy chất lượng của tiết dạy có ứng dụng CNTT, GAĐT làm tiêu chí đánh giá<br />
trình độ ứng dụng CNTT, cũng như trách nhiệm tự bồi dưỡng nâng cao trình độ<br />
ứng dụng CNTT trong dạy học của GV;<br />
- Thống nhất việc ứng dụng CNTT trong dạy học phù hợp với đặc thù từng bộ môn;<br />
- Đề ra các chế độ để tạo điều kiện, động viên, khuyến khích GV phát huy sáng<br />
kiến, sáng tạo trong việc ứng dụng CNTT vào hoạt động dạy học.<br />
Tùy vào điều kiện của nhà trường, nhưng hiệu trưởng nên ban hành chế độ về việc ứng<br />
dụng CNTT trong dạy học để tạo điều kiện thuận lợi, đồng thời khuyến khích, động<br />
viên tập thể, cá nhân GV tích cực trong việc ứng dụng CNTT vào hoạt động dạy học.<br />
Chẳng hạn, sắp xếp thời khóa biểu thật hợp lý dành thời gian, ưu tiên dành các máy<br />
tính, phòng học của nhà trường cho GV nghiên cứu, soạn giáo án, chuẩn bị tiết dạy; xét<br />
tặng các danh hiệu thi đua; ưu tiên trong việc đề bạt, bổ nhiệm cán bộ, GV; quy định<br />
việc khen thưởng bằng tài chính...<br />
3. KHẢO NGHIỆM VỀ TÍNH CẦN THIẾT VÀ KHẢ THI CỦA CÁC BIỆN PHÁP<br />
Các biện pháp mà chúng tôi đưa ra là kết quả của quá trình nghiên cứu cơ sở lý luận,<br />
tìm hiểu phân tích thực trạng công tác quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở các<br />
trường THPT. Để khẳng định tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp, chúng tôi<br />
đã tiến hành khảo sát bằng phương pháp chuyên gia. Chúng tôi đã gửi phiếu trưng cầu ý<br />
kiến đến 60 chuyên gia là BGH các trường THPT, Ban giám đốc và lãnh đạo các phòng<br />
của Sở GD&ĐT Đồng Nai.<br />
Trong các phiếu trưng cầu ý kiến, mỗi biện pháp hỏi về mức độ cần thiết, khả thi chúng<br />
tôi quy định cho điểm như sau:<br />
+ Rất cần thiết, rất khả thi<br />
<br />
: 10 điểm;<br />
<br />
+ Cần thiết, khả thi<br />
<br />
: 5 điểm;<br />
<br />
+ Không cần thiết, không khả thi : 0 điểm.<br />
Mức điểm bình quân của mỗi biện pháp: (10+5+0)/3 = 5 điểm.<br />
<br />