intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các câu hỏi Khoa học đố vui trong các hoạt động tập thể

Chia sẻ: Ha Quynh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

58
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

1/ Có bao giờ nhìn vào gương ta thấy đảo lộn trên thành dưới không? (Thường khi nhìn vào gương, ta thấy đảo lộn trái phải) Có chứ, khi gương ở trên trần nhà.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các câu hỏi Khoa học đố vui trong các hoạt động tập thể

  1. Các câu hỏi Khoa học đố vui trong các hoạt động tập thể 1/ Có bao giờ nhìn vào gương ta thấy đảo lộn trên thành dưới không? (Thường khi nhìn vào gương, ta thấy đảo lộn trái phải) Có chứ, khi gương ở trên trần nhà. 2/ Khi ánh sáng đỏ và ánh sáng xanh đồng thời truyền tới mắt ta, não ta sẽ ghi nhận đó là ánh sáng màu gì? Màu vàng 3/ Tại sao chim không thể thoát khỏi giếng cạn? Chim không thể bay theo phương thẳng đứng như ruồi hay chuồn chuồn được 4/ Có 2 thanh giống hệt nhau, 1 thanh sắt bình thường và một thanh kim loại nhiễm từ. Hãy tìm cách xác định thanh bị nhiễm từ nhanh nhất có thể? Đặt đầu thanh này vào phần giữa của thanh kia. Tính chất từ của thanh nhiễm từ khiến nó hút rất mạnh ở đầu thanh như rất yếu ở giữa thanh, do vậy; nếu đầu thanh nào đặt vào giữa thanh kia cho lực hút mạnh thì thanh ấy là thanh nhiễm từ. 5/ Tại sao cốc lại đựng được nước?
  2. Vì khoảng cách giữa cách phân tử cốc bé hơn kính thước của phân tử nước 6/ Tại sao khi ném một hòn đá hình dạng bất kỳ xuống nước (cục gạch) thì cuối cùng ta cũng sẽ vẫn thấy các sóng nước có dạng hình tròn? Mỗi điểm trên vật sẽ tạo ra sóng tròn với tâm hình tròn là chính điểm đó. Khi sóng lan rộng, kích thước của vật sẽ có thể coi là rất nhỏ so với kính thước của sóng, tức là coi như các sóng đồng tâm; thế nên ta thấy sóng có dạng hình tròn. 7/ Một hộp đen có chứa một thiết bị quay theo một chiều nhất định sau khi bật công tắc ở trên hộp. Làm thế nào để xác định chiều quay của thiết bị bên trong đó. Có nhiều cách, nhưng cơ bản thì nếu ta treo hộp bằng một số dây rồi bắt đầu bật công tắc, thiết bị bên trong bắt đầu quay sẽ làm cho hộp quay (nhưng theo chiều ngườc lại), do đó chỉ cần xem hộp quay thế nào là biết được chiều quay của thiết bị. 8/ Tại sao nước chảy ra từ vòi, càng xuống thấp thì tiết diện dòng chảy lại càng nhỏ? VÌ càng xuống thấp nước chảy càng nhanh, mà lưu lượng của dòng chảy là không đổi cho nên tiết diện của dòng chảy bị nhỏ đi 9/ Tại sao khi đốt 1 que diêm đang đặt nằm ngang trong không khí thì nó sẽ bị cong lên phía trên? Ta biết là không khí nóng nhẹ hơn không khí lạnh, ngọn lửa làm không khí xung quanh nó nóng hơn và bay lên trên (hiện tượng Ác-si-mét) và kéo theo que diêm làm nó có xu hướng bị cong lên. 10/ Tại sao bóp đá bào thì chúng sẽ dính với nhau thành 1 khối? Khi có áp suất lớn tác dụng, đá bào sẽ bị tan ra; khi ta bóp thì một phần đá sẽ tan ra thành nước để rồi khi ta bỏ tay, phần nước này đông đặc lại và như thành một chất kết dính các hạt đá bào nhỏ lại với nhau thành 1 khối
  3. 11/ Tại sao giày trượt băng nghệ thuật lại có gắn 1 lưỡi kim loại mỏng? Như ta biết, khi áp suất lớn tác dụng lên mặt băng thì băng sẽ tan ra, do vậy, với lưỡi kim loại mỏng ta giảm diện tích tiếp xúc của bàn chân với mặt bằng -> tăng áp suất -> băng tan ra -> nước làm cho sự trượt trơn và dễ dàng hơn. 12/ Kéo vật trên mặt băng phẳng hay hơi mấp mô (chỉ hơi gồ ghề thôi nhé) thì dễ dàng hơn? Như đã nói ở câu 11, diện tích tiếp xúc nhỏ thì băng càng dễ tan hơn. Theo lý thuyết, cùng một vật đè nặng lên diện tích càng nhỏ, thì áp suất nó gây ra càng mạnh. Vậy thì, vật sẽ tác dụng một áp suất lớn hơn khi trên băng phẳng lỳ hay khi đứng trên băng mấp mô? Rõ ràng là khi đứng trên băng mấp mô. Bởi vì ở đây, vật chỉ đè lên một diện tích rất nhỏ chỗ nhô lên hay lồi ra của mặt băng mà thôi. Mà áp suất trên băng càng lớn, thì băng tan càng nhanh, và do đó băng càng trơn. Do vậy kéo vật trên băng hơi mấp mô dễ hơn. 13/ Tại sao khi quạt lại thấy mát? Khi phe phẩy quạt, chúng ta đã xua đuổi lớp không khí nóng ở mặt đi và thay thế nó bằng lớp không khí lạnh. Tới lúc lớp khí mới này nóng lên thì nó lại được thay thế bằng một lớp không khí chưa nóng khác... Chính vì thế, ta luôn cảm thấy dễ chịu. Trên thực tế, đúng như Nguyễn Công Hoan đã nói, "quạt" đơn giản là "đổi hơi bức chỗ này lấy hơi bức chỗ khác" 14/ Đoạn thẳng ngắn nhất chia hình vuông có mỗi cạnh là 1cm thành 2 phần có diện tích bằng nhau dài bao nhiêu? Chính bằng 1 cm 15/ Cắt 1 cái bánh gato bằng 3 nhát cắt thì ta được nhiều nhất bao nhiêu miếng? 8 miếng (MP cắt qua 3 mặt phẳng vuông góc với nhau trong không gian) 16/ 1 thanh ống thuỷ tinh dài có 1 giọi thuỷ ngân ở chính giữa thanh, trong ống toàn là chân không. Đốt 1 đầu thanh (bên phải, giả sử thế) thì giọt thuỷ ngân dịch
  4. đi đâu? Dịch về bên phải, vì bên trong thanh là chân không nên áp suất 2 phía của ống thuỷ tinh (so với giọt thuỷ ngân) luôn bằng nhau nên giọt thuỷ ngân luôn ở giữa thanh. Đốt thanh thì đầu thanh bên phải giãn nỡ ra, thanh dài ra về phía bên phải nên giọt thuỷ ngân dịch sang bên phải. 17/ Có 2 vật nặng nhẹ khác nhau, thả chúng từ cùng một độ cao xuống mặt đất thì vật nào sẽ chạm mặt đất trước? Vật thả trước chạm mặt đất trước. -------------------------------------------------------------------------------- Các câu 18, 19 và 20 là những câu khó hơn hẳn và cần có kiến thức Vật Lý xác định để giải quyết: 18/ Khi nhìn cờ Việt Nam qua một kính lọc sắc màu đỏ thì ta thấy có cờ trông thế nào? Qua kính lọc sắc màu đỏ, mọi ánh sáng có màu đỏ sẽ đi qua. Nếu lý luận như vậy, thế thì ở ngôi sao vàng bước sóng vàng sẽ không đi qua được thấu kính và ta sẽ thấy cờ Việt Nam nền đỏ và sao đen. Nhưng hiện tượng không đơn giản như vậy. Mắt ta nhận biết màu vàng khi các ánh sáng có bước sóng đỏ và xanh đồng thời chiếu đến mắt, tức là ngay ở màu vàng của cờ đỏ sao vàng ban đầu, nó thuong đã là tổng hợp lại của cả 3 màu xanh, đỏ và vàng rồi; vậy khi qua kính lọc sắc đỏ, tuy ánh sáng bước sóng vàng và xanh không đi qua, bước sóng đỏ trên ngôi sao vẫn đi qua, cho nên khi nhìn qua kính lọc sắc đỏ cờ Việt Nam ta thấy là 1 tấm màu đỏ. Mặc dù vậy, cũng có những trường hợp cá biệt khi ngôi sao chỉ đơn thuần phản xạ lại đúng bước sóng màu vàng, khi đó qua kính lọc cờ nước nhà có nền đỏ sao đen. 19/ Khi các xe đua bị non lốp một chút thì theo kinh nghiệm của các tay đua, nếu tăng tốc xe tới một vận tốc nhất định nào đó thì xe sẽ chạy tốt ngang như nếu xe không bị xịt lốp. Hãy giải thích tại sao?
  5. Lốp xe có khối lượng. Khi mà lốp xe quay đủ nhanh, thì lực quán tính ly tâm của lốp xe sẽ đủ lớn và nó sẽ làm cho lốp xe có vẻ "căng" hơn, tức là ảnh hưởng của sự non lốp sẽ bị triệt tiêu rất nhiều, và nếu vận tốc cao hơn nữa thì có thể nói xe chạy tốt gần bằng lúc chưa bị xịt lốp. 20/ Tại sao áo hay vải khi bị thấm nước thì màu trông có vẻ sẫm hơn? Khi bị thấm nước, các vật liệu như giấy, vải, ... sẽ có 1 lớp nước bao xung quanh vật liệu. Khi nó khô, ánh sáng chiếu vào sẽ bị hấp thụ 1 phần và phản xạ 1 phần, và hiện tượng chỉ vậy thôi; nhưng nếu khi nó ướt, hiện tượng phức tạp hơn: ánh sáng đi vào nước, phản xạ 1 phần và khúc xạ 1 phần (cũng như sẽ bị nước hấp thụ 1 chút), sau đó mới tới vật liệu và phản xạ lại 1 phần. Chưa kẻ các tia phản xạ lại của vật liệu lại tiếp tục đi qua lớp nước, 1 phần sẽ ló ra ngoài, nhưng 1 phần sẽ bị phản xạ lại và tiếp tục quá trình phản xạ đi lại liên tục ... do đó độ sáng của tia phản xạ truyền từ vật tới mắt sẽ kém hơn, và do vậy ta thấy nó mờ hơn. Nếu các bạn sử dụng các câu hỏi này, xin nêu rõ nguồn là từ CLB Vật Lý & Tuổi Trẻ. Cảm ơn sự hợp tác cuả các bạn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2