Các câu hỏi nhận định về phần chung tư pháp quốc tế
lượt xem 88
download
Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ giữa các bên có quốc tịch khác nhau.Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự có ít nhất một trong các bên tham gia là cơ quan.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Các câu hỏi nhận định về phần chung tư pháp quốc tế
- Các câu hỏi nhận định về phần chung tư pháp quốc tế Những nhận định sau đây đúng hay sai? Vì sao? 1- Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ giữa các bên có quốc tịch khác nhau. Nhận định trên là sai theo điều 758 Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự có ít nhất một trong các bên tham gia là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc là các quan hệ dân sự giữa các bên tham gia là công dân, tổ chức Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài. 2- Tư pháp quốc tế thực chất là ngành luật dân sự có yếu tố nước ngoài. Nhận định trên là sai vì tư pháp quốc tế là ngành luật điều chỉnh mang bản chất dân sự có yếu tố nước ngoài. 3- Tất cả các quan hệ có yếu tố nước ngoài đều thuộc đối tượng điều chỉnh tư pháp quốc tế Nhận định trên là sai chỉ có các quan hệ mang bản chất dân sự có yếu tố nước ngoài mới thuộc đối tượng điều chỉnh tư pháp quốc tế 4- Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ có tài sản liên quan đến quan hệ nằm ở nước ngoài. Nhận định trên là sai ngoài quan hệ có tài sản liên quan đến quan hệ nằm ở nước ngoài còn có các quan hệ dân sự giữa các bên tham gia là công dân, tổ chức Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước
- ngoài, phát sinh tại nước ngoài . 5- Tất cả các quan hệ dân sự đều thuộc đối tượng điều chỉnh tư pháp quốc tế. Nhận định trên là sai Tất cả các quan hệ dân sự mang yếu tố nước ngoài đều thuộc đối tượng điều chỉnh tư pháp quốc tế. 6- Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài luôn được hiểu là quan hệ dân sự có ít nhất một trong các bên tham gia là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Nhận định trên là sai theo điều 758 Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự có ít nhất một trong các bên tham gia là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc là các quan hệ dân sự giữa các bên tham gia là công dân, tổ chức Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài 7- Quan hệ dân sự giữa công dân, tổ chức Việt Nam không thể chịu sự điều chỉnh của tư pháp quốc tế Việt Nam Nhận định trên là sai quan hệ dân sự giữa các bên tham gia là công dân, tổ chức Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài điều thuộc đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế Việt Nam 8- Xung đột pháp luật phát sinh khi các bên trong quan hệ dân sự có quôc tịch khác nhau. Nhận định trên là sai xung đột pháp luật phát sinh khi có đủ 2 điều kiện sau: - Phải có quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài phát sinh trên thực tế cần điều
- chỉnh - Phải có sự khác biệt về nội dung cụ thể giữa các hệ thống pháp luật có liên quan. Nhận đinh trên chưa thỏa mãn đầy đủ 2 điều kiện trên để phát sinh xung đột pháp luật 9- Xung đột pháp luật phát sinh khi tài sản liên quan đến quan hệ dân sự nằm ở nước ngoài. Nhận định trên là sai Xung đột pháp luật phát sinh khi tài sản liên quan đến quan hệ dân sự nằm ở nước ngoài và Phải có sự khác biệt về nội dung cụ thể giữa các hệ thống pháp luật có liên quan 10- Sự tồn tại của quy phạm thực chất trong điều ước quốc tế làm mất đi hiện tượng xung đột. Nhận định trên là sai hiện tượng xung đột mất đi khi không còn điều kiện làm phát sinh xung đột. 11- Quy phạm xung đột một bên không thừa nhận việc áp dụng pháp luật nước ngoài Nhận định trên là đúng quy phạm xung đột một bên là quy phạm chỉ ra việc áp dụng pháp luật của chính quốc gia ban hành ra quy phạm đo đó quy phạm xung đột một bên không thừa nhận việc áp dụng pháp luật nước ngoài 12- Luật do các bên được lựa chọn đương nhiên được áp dụng. Nhận định trên là sai Luật do các bên được lựa chọn đương nhiên được áp dụng khi hội đủ các điều kiện sau - Phái có sự thỏa thuận giữa các bên. - Luật do các bên thỏa thuận không được trái với các nguyên tắc cơ bản của điều
- ước quốc tế mà các bên là thành viên, không trái với pháp luật quốc gia mà các bên mang quốc tịch. - Luật được lựa chọn phải là những qui phạm trực tiếp giải quyết vấn đề. 13- Luật do các bên lựa chọn để giải quyết vấn đề quyền và nghĩa vụ các bên trong hợp đồng đương nhiên được áp dụng. Nhận định trên là sai Luật do các bên lựa chọn để giải quyết vấn đề quyền và nghĩa vụ các bên trong hợp đồng phải - Luật do các bên thỏa thuận không được trái với các nguyên tắc cơ bản của điều ước quốc tế mà các bên là thành viên, không trái với pháp luật quốc gia mà các bên mang quốc tịch. - Luật được lựa chọn phải là những qui phạm trực tiếp giải quyết vấn đề. 14- Theo tư pháp quốc tế Việt Nam bồi thường ngoài hợp đồng luôn được pháp luật của nước xảy ra hành vi vi phạm hoặc nơi hiện diện hậu quả hành vi. Nhận định trên là sai theo Điều 773 BLDS Việt Nam: Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng "1. Việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được xác định theo pháp luật của nước nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại hoặc nơi phát sinh hậu quả thực tế của hành vi gây thiệt hại. 2. Việc bồi thường thiệt hại do tàu bay, tàu biển gây ra ở không phận quốc tế hoặc biển cả được xác định theo pháp luật của nước mà tàu bay, tàu biển mang quốc tịch, trừ trường hợp pháp luật về hàng không dân dụng và pháp luật về hàng hải của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quy định khác. 3. Trong trường hợp hành vi gây thiệt hại xảy ra ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà người gây thiệt hại và người bị thiệt hại đều là công dân hoặc pháp nhân Việt Nam thì áp dụng pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam."
- 15- Các điều ước về tư pháp quôc tế mà Việt Nam là thành viên là nguồn có hiệu lực pháp lý cao nhất của tư pháp quốc tế Việt Nam Nhận định trên là đúng theo khỏan 2 điều 759 BLDS 2. Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Bộ luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó. 16- Chỉ cần áp dụng 1 hệ thuộc trong việc giải quyết xung đột pháp luật Nhận định trên là sai vì mỗi hệ thuộc chỉ có 1 phạm vi áp dụng nhất định do đó việc giải quyết xung đột pháp luật áp dụng nhiều hệ thuộc khác nhau 17- Phải áp dụng tất cả các hệ thuộc trong việc giải quyết xung đột pháp luật Nhận định trên là sai 18- Không có hệ thuộc nào là quan trọng nhất trong việc giải quyết xung đột pháp luật Nhận định trên đúng vì mỗi hệ thuộc chỉ có 1 phạm vi áp dụng khác nhau nên Không có hệ thuộc nào là quan trọng nhất trong việc giải quyết xung đột pháp luật 19- Khi pháp luật các nước quy định khác nhau về một vấn đề cụ thể sẽ làm phát sinh xung đột pháp luật Nhận định trên là sai xung đột pháp luật phát sinh khi có đủ 2 điều kiện sau: - Phải có quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài phát sinh trên thực tế cần điều chỉnh - Phải có sự khác biệt về nội dung cụ thể giữa các hệ thống pháp luật có liên quan. Do đó Khi pháp luật các nước quy định khác nhau về một vấn đề cụ thể giữa các hệ thống pháp luật có liên quan về các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài mới
- phát sinh xung đột pháp luật. Pháp luật các nước quy định khác nhau một vấn đề cụ thể về quan hệ hành chính, quan hệ hình sự thì không làm phát sinh xung đột pháp luật. 20- Chỉ khi nào áp dụng quy phạm xung đột mới làm phát sinh xung đột pháp luật Nhận định trên là sai xung đột pháp luật phát sinh khi có đủ 2 điều kiện sau: - Phải có quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài phát sinh trên thực tế cần điều chỉnh - Phải có sự khác biệt về nội dung cụ thể giữa các hệ thống pháp luật có liên quan. 21- Trong các kiểu hệ thuộc cơ bản hệ thuộc nhân thân là quan trọng nhất Nhận định trên là sai Trong các kiểu hệ thuộc cơ bản không có hệ thuộc nào quan trọng nhất. 22- Hệ thuộc nhân thân chỉ được áp dụng để điều chỉnh các quan hệ nhân thân Nhận định trên là sai Hệ thuộc nhân thân được áp dụng để điều chỉnh các quan hệ nhân than và quan hệ thừa kế 23- Việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng luôn được xác định theo pháp luật nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại Nhận định trên là sai theo Điều 773 BLDS Việt Nam: Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng "1. Việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được xác định theo pháp luật của nước nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại hoặc nơi phát sinh hậu quả thực tế của hành vi gây thiệt hại 24- Khi giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài Tòa án chỉ áp dụng quy phạm xung đột trong pháp luật nước mình
- Nhận định trên là sai ngoài ra còn áp dụng các quy phạm xung đột được các quốc gia thỏa thuận xây dựng trong các điều ước quốc tế hoặc qua thừa nhận các tập quán quốc tế 25- Khi áp dụng quy phạm xung đột để giải quyết xung đột pháp luật thì quy phạm pháp luật xung đột sẽ dẫn chiếu đến quy phạm thực chất hoặc quy phạm pháp luật trong nước. Nhận định trên là sai các quy phạm pháp luật quốc gia được áp dụng để điều chỉnh quan hệ của tư pháp quốc tế khi có sự dẫn chiếu của quy phạm xung đột của tư pháp quôc tế. Còn các quy phạm thực chất của tư pháp quốc tế trực tiếp được áp dụng nhằm điều chỉnh quan hệ tư pháp quôc tế mà không cần sự chỉ dẫn của quy phạm xung đột. 26- Việc áp dụng pháp luật nước ngoài là kết quả của việc áp dụng quy phạm xung đột để chọn luật áp dụng Nhận định trên là sai, về nguyên tắc khi quy phạm xung đột trong pháp luật quốc gia hoặc quy phạm xung đột trong điều ước quốc tế dẫn chiếu đến pháp luật nước ngoài thì thì pháp luật nước ngoài sẽ được áp dụng. tuy nhiên pháp luật nước ngoài chỉ được áp dụng trong các trường hợp trên nếu hậu quả của việc áp dụng pháp luật nước ngoài đó không làm ảnh hưởng đến trật tự công cộng của quốc gia. Nếu hậu quả của việc áp dụng pháp luật nước ngoài ảnh hưởng đến trậ tự công cộng của quốc gia thì cơ quan có thẩm quyền của quốc gia phải từ chối áp dụng pháp luật nước ngoài
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tổng hợp các câu hỏi nhận định môn giao dịch dân sự về nhà ở
15 p | 1510 | 227
-
Bảng câu hỏi Nhận Định LLNN
12 p | 319 | 101
-
Câu hỏi nhận định đúng hoặc sai về Luật ngân sách nhà nước
7 p | 834 | 85
-
Tiêu chí tổng kết việc thi hành quy định về tổ chức và hoạt động của Bộ máy nhà nước trung ương qua bốn bản hiến pháp
14 p | 142 | 38
-
Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế: Cơ hội và thách thức - Hai năm nhìn lại
16 p | 133 | 16
-
Các nhân tố tác động đến kết quả xuất khẩu của các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê nhân Việt Nam
18 p | 64 | 10
-
Trách nhiệm hình sự về tội nhận hối lộ quy định tại Điều 354 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017
5 p | 17 | 7
-
Phát triển kinh tế - xã hội vùng Đông Nam bộ giai đoạn 2010-2020: Thực trạng và những vấn đề đặt ra
9 p | 14 | 5
-
Quy định về miễn hình phạt đối với pháp nhân thương mại và một số kiến nghị hoàn thiện
7 p | 49 | 5
-
Điểm nhấn định hướng và chính sách phát triển bền vững ở Việt Nam
13 p | 9 | 4
-
Nghị quyết Trung ương 5 khóa XII - Bước đột phá trong tư duy của đảng về kinh tế tư nhân ở nước ta
8 p | 42 | 3
-
Một số mô hình xác định tác động của các nhân tố đến chuyển dịch cơ cấu
13 p | 13 | 3
-
Tội vi phạm các quy định về cạnh tranh - một số vấn đề khi hình sự hóa hành vi vi phạm
4 p | 26 | 3
-
Đào tạo nguồn nhân lực hội nhập toàn cầu
7 p | 5 | 3
-
Hiệp định EVFTA: Nhận thức về cơ hội và thách thức của doanh nghiệp ngành gỗ
7 p | 41 | 2
-
Quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại của doanh nghiệp là bên kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân
9 p | 6 | 2
-
Công nghiệp các ngành văn hóa và vai trò của nhà nước
16 p | 4 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn