![](images/graphics/blank.gif)
Các câu hỏi về Biến đổi khí hậu
lượt xem 141
download
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/images/down16x21.png)
Tài liệu tham khảo về các câu hỏi về Biến đổi khí hậu
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Các câu hỏi về Biến đổi khí hậu
- CÂU HỎI TAI BIẾN MÔI TRƯỜNG Đề tài: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Câu 1: Phân biệt khí hậu và thời tiết? - Thời tiết là tập hợp của các yếu tố khí tượng được quan sát trong một thời điểm hoặc một khoảng thời gian ngắn. - Khí hậu là trung bình của thời tiết trong một thời gian dài dài như vài thập kỷ, vài thế kỷ hay hàng triệu năm Sự khác nhau của thời tiết và khí hậu chỉ là độ dài ngắn của khoảng thời gian xét đến. Câu 2: Giải thích hiện tượng hiệu ứng nhà kính? - Tia bức xạ mặt trời đến bề mặt trái đất bề mặt đất hấp thụ những tia sóng ngắn và phản xạ lại những tia sóng dài. Những tia sóng dài được các loại khí nhà kính (CO2, CH4, CFC, O3, NOx, SO2, hơi nước) hấp thụ làm cho nhiệt độ của khí quyển tăng lên hiệu ứng nhà kính. - Hiệu ứng nhà kính có hai loại: tự nhiên và nhân tạo. HUNK tự nhiên đã được trình bày ở trên. HUNK tự nhiên có lợi cho sự sống của trái đất, nếu không có HUNK tự nhiên nhiệt độ của trái đất là – 180C; HUNK nhân tạo là do những hoạt động của con người làm phát sinh quá nhiều khí nhà kính làm nhiệt độ khí quyển tăng nhanh hơn. - Dự báo vào khoảng năm 2100 với lượng khí nhà kính do con người tạo ra, do một nền kinh tế chậm phát triển thì nhiệt độ trung bình hằng năm
- sẽ tăng 2 - 3 oC, còn nếu với nền kinh tế phát triển nhanh thì nhiệt độ trung bình hằng năm có thể sẽ tăng 5 - 10 oC. Câu 3: Khí quyển của Trái Đất khi xưa có lượng CO2 cao hơn hiện tại rất nhiều, vậy lượng CO2 đó biến đi đâu? Sự thay đổi lượng CO2 là do các quá trình sống, vd: thực vật quang hợp, lấy CO2 từ khí quyển và thải ra O2, một lượng lớn CO2 được giữ trong hệ thực vật (cả thực vật sống và đã chết). Theo thống kê thì lượng CO2 chủ yếu được giữ trong đá vôi (99%). Carbon trên trái đất (gigatons) Khí quyển 740 Đại dương Sinh khối 4 Trầm tích 4900 Những tầng nước đại dương Tầng bề mặt 680 Tầng giữa 8200 Tâng sâu 26000 Lục địa Sinh khối 590 Bề mặt 60 Đất 1670 Nhiên liệu hóa thạch 5000 Đá vôi 20000000
- Câu 4: Vẽ các tầng khí quyển? Câu 5: Bức xạ mặt trời đến trái đất bị ảnh hưởng bởi các yếu tố: băng; bụi núi lửa; CO2; SO2 trong tầng bình lưu… như thế nào? - Bẳng: hấp thụ ít, phản xạ nhiều bức xạ mặt trời - Bụi núi lửa: hấp thụ tia sóng dài - CO2: hấp thụ tia sóng dài - SO2 ở tầng bình lưu: phản xạ những tia sóng ngắn, giảm lượng bức xạ mặt trời đến được bề mặt trái đất Câu 6: Tỷ lệ các đồng vị của Oxy cho ta biết gì về nhiệt độ trái đất?
- - Ôxy 16 (O16 ) thường là nhẹ hơn và do đó bốc hơi dễ dàng hơn, để lại nhiều đồng vị ôxy nặng (O18). Lớp vỏ tạo nên trong nước biển với tỉ lệ O18/O16 nhất định của nước đại dương trong suốt vòng đời của nó tạo thành lớp vỏ chứa CaCO3. Vì vậy, đo tỷ lệ O18/O16 trong lớp vỏ để ước tính nhiệt độ của biển thời cổ đại. Câu 7: Cái gì tạo ra những thời kỳ băng tiến và băng lùi trong suốt kỷ băng hà? - Độ lệch tâm của quỹ đạo Trái đất quanh Mặt trời: Hình dạng của quỹ đạo thay đổi mỗi trăm ngàn năm, từ quỹ đạo gần tròn đến hình dạng ellipse, thời gian dài gần bằng một thời kỳ băng hà lùi hoặc tiến; điều này được dự đoán là do sự lệch tâm đã tạo nên nền tảng cho những vòng tuần hoàn. - Độ nghiêng của trục Trái đất: Sự tự quay của trục Trái đất nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo với một vòng tuần hoàn 41ngàn năm, độ nghiêng đó dao động từ 21.50 đến 24.50. Hiện tại góc nghiêng đó là 23.50. Câu 8: Trong kỷ băng hà, độ sâu của mực nước biển là bao nhiêu? Nó có ảnh hưởng gì đến nhiệt độ và tỷ lệ bốc hơi của nước đại dương? - Trong kỷ băng hà, độ sâu của mực nước biển khoảng 130 m - Mực nước biển thấp Bề mặt Đại dương bị thu hẹp cộng với nước biển lạnh hơn đồng nghĩa với việc lượng bốc hơi ít hơn, sự phản xạ năng lượng Mặt trời tăng, vì vậy mà năng lượng được hấp thụ sẽ ít hơn Câu 9: Khi những khối băng lục địa tan chảy, điều gì sẽ xảy ra đối với: 1) mực nước biển? 2) vòng tuần hoàn của lớp nước sâu dưới đại dương? 3)
- độ mặn của lớp nước bề mặt đại dương? 4) những sinh vật sống gần mặt nước biển? - Khoảng 10% lục địa ngày nay còn giữ 25 triệu km3 băng, ở Nam Cực và Greenland. Nếu những khối băng này tan chảy, mực nước biển sẽ tăng lên khoảng 65 m, và những thành phố lớn của Thế giới sẽ bị nhấn chìm trong biển nước. - Lớp nước lạnh phía trên dày thêm làm cản trở sự tuần hoàn của lớp nước sâu đại dương - Do những khối băng trên lục địa là nước ngọt nên khi tan chảy hoàn toàn làm độ mặn của nước biển giảm - Những sinh vật sống gần bề mặt nước biển sẽ chuyển xuống sống ở những tầng nước thấp hơn hoặc nếu quá nhạy cảm, chúng sẽ bị tuyệt chủng. Câu 10: Nếu như sự phun trào của những vành đai núi lửa xảy ra vào mỗi năm và liên tục trong một thế kỷ thì khí hậu toàn cầu sẽ như thế nào? Câu 11: Những hoạt động của con người như: đốt nhiên liệu hóa thạch, gỗ, khí gas tự nhiên… giải phóng một lượng lớn CO2, liệu những hoạt động của con người có lấn át những ảnh hưởng của hoạt động núi lửa đến khí quyển không?
![](images/graphics/blank.gif)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Một vài câu hỏi thường gặp về Biến đổi khí hậu
5 p |
636 |
247
-
Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với đa dạng sinh học ở Việt Nam
5 p |
261 |
56
-
Sinh viên rèn ý thức bảo vệ môi trường
4 p |
237 |
49
-
Khí nhà kính trong nông nghiệp và các quá trình biến đổi
8 p |
172 |
34
-
Đạo đức sinh thái
34 p |
205 |
15
-
Hội thảo quốc tế về biến đổi khí hậu cơ hội và thách thức cho Việt Nam
0 p |
107 |
15
-
Kịch bản biến đổi của khí hậu: Nước biển dâng cho Việt Nam - TS. Phạm Khôi Nguyên
34 p |
117 |
13
-
Bình đẳng và hiệu quả - Lồng ghép giới vào giảm nhẹ rủi ro thiên tai và thích ứng biến đổi khí hậu: Tài liệu hướng dẫn thực hành
101 p |
101 |
10
-
Đề cương chi tiết học phần: Biến đổi khí hậu
7 p |
73 |
4
-
Bài giảng Cơ sở khoa học của biến đổi khí hậu (Đại cương về BĐKH) – Phần I: Bài giới thiệu chung – ĐH KHTN Hà Nội
7 p |
26 |
4
![](images/icons/closefanbox.gif)
![](images/icons/closefanbox.gif)
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/js/fancybox2/source/ajax_loader.gif)