Các chất điện giải
lượt xem 77
download
Điện giải là những chất mà khi đặt trong dung dịch sẽ dẫn truyền dòng điện và mang điện tích dương (Cation) hay âm (Anion) Giá trị của các điện giải trong huyết thanh được diễn đạt theo miliequivalent và miligram. Miliequivalent của các chất điện giải biểu hiện hoạt tính hóa học của ion hơn là trọng lượng của chúng Trong phần này, đề cập đến 6 điện giải : Kali, Natri, Clo, Canxi, Magne và Phospho....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Các chất điện giải
- ______________________________________________________________________________________Caùc chaát ñieän giaûi MỤC LỤC Mở đầu ...................................................................................................................... trang 2 Nội dung I/ ĐỊNH NGHĨA ........................................................................................................ trang 3 II/ VAI TRÒ SINH LÝ CỦA CÁC CHẤT ĐIỆN GIẢI............................................... trang 3 1. Ion dương – Ion âm 2. Đương lượng của chất điện giải 3. Thành phần điện giải của dịch trong cơ thể III/ NHỮNG THAY ĐỔI SINH LÝ CỦA CÁC THÔNG SỐ ĐIỆN GIẢI ................. trang 6 A. Kali : .............................................................................................................. trang 6 Sự phân phối Chức năng Cân bằng (Nhập –Xuất – Điều hòa cân bằng) Giá trị huyết thanh bình thường Bài tiết bình thường qua nước tiểu Nhu cầu hằng ngày. B. Natri - Clo ...................................................................................................... trang 7 C. Canxi ............................................................................................................. trang 8 D. Phospho ......................................................................................................... trang 9 E. Magne ......................................................................................................................trang 10 IV/ NHỮNG THAY ĐỔI BỆNH LÝ CỦA CÁC THÔNG SỐ ĐIỆN GIẢI .............. trang 11 1. Tăng : nguyên nhân – Cơ chế – Biểu hiện lâm sàng 2. Giảm : nguyên nhân – Cơ chế – Biểu hiện lâm sàng V/THUỐC VÀ TÁC DỤNG CỦA THUỐC LÊN CÂN BẰNG ĐIỆN GIẢI ............ trang 35 VI/ KẾT LUẬN ....................................................................................................... trang 37 Tài liệu tham khảo ................................................................................................... trang 38 MỞ ĐẦU Những hợp chất hóa học trở nên tích điện khi hòa tan trong nước và bị phân ly thành những phần riêng biệt gọi là ion. Đây là quy trình ion hóa và hợp chất được biết là những điện giải. 1
- ______________________________________________________________________________________Caùc chaát ñieän giaûi Một số điện giải tích điện dương (cation) trong nước, trong khi một số khác lại tích điện âm (anion). Rối loạn điện giải do nhiều nguyên nhân dẫn đến bất thường nhiều quá trình trong cơ thể. Tác dụng của điện giải trong cơ thể, mất cân bằng điện giải là vấn đề được tìm hiểu trong phạm vi chuyên đề này. Cùng với các xét nghiệm sinh hóa khác, xét nghiệm điện giải cung cấp những kết quả khách quan rất có giá trị cho việc chẩn đoán,theo dõi, đánh giá một cách gián tiếp cho việc điều trị của lâm sàng. 2
- ______________________________________________________________________________________Caùc chaát ñieän giaûi NỘI DUNG I/ ĐỊNH NGHĨA Điện giải là những chất mà khi đặt trong dung dịch sẽ dẫn truyền dòng điện và mang điện tích dương (Cation) hay âm (Anion) Giá trị của các điện giải trong huyết thanh được diễn đạt theo miliequivalent và miligram. Miliequivalent của các chất điện giải biểu hiện hoạt tính hóa học của ion hơn là trọng lượng của chúng Trong phần này, đề cập đến 6 điện giải : Kali, Natri, Clo, Canxi, Magne và Phospho. II/ VAI TRÒ SINH LÝ CỦA CÁC CHẤT ĐIỆN GIẢI Vai trò của các chất điện giải trong cơ thể là hệ thống đệm trong điều hòa cân bằng kiềm – toan, cân bằng áp suất thẩm thấu giữa dịch ngoại bào và dịch nội bào trong cơ thể. Chất đệm là chất có khả năng lấy đi ion H+ hoặc ion OH- khi các ion này xuất hiện trong dung dịch và làm cho pH của dung dịch thay đổi rất ít Hệ thống đệm gồm một acid yếu và muối của nó với kiềm mạnh, ví dụ hệ thống đệm Bicarbonat gồm NaHCO3 / H2CO3. H2CO3 là một acid yếu nên rất ít phân ly ngay thành H+ và HCO3 -. Ngược lại hầu hết H2CO3 trong dung dịch phân ly ngay thành H2O và CO2 hòa tan. Khi đó nồng độ của CO2 hòa tan cao gấp 400 lần nồng độ H2CO3 không phân ly. Phản ứng của một hệ thống đệm được biểu thị bằng phương trình : pH = pK + log (anion của chất đệm / chất đệm) Trong đó pK là hằng số phân ly riêng của từng hệ đệm tùy theo loại acid và muối của nó. PK của hệ đệm Bicarbonat = 6,1 Ap dụng phương trình trên vào hệ đệm bicarbonat, ta có : pH = 6,1 + log (HCO3- / CO2 ) (vì H2CO3 phân ly thành H2O và CO2 ) Đây là phương trình Hendersen-Hasselbalch. Theo phương trình trên đây ta thấy: + Nếu nồng độ của HCO3 – bằng nồng độ của CO2 ta có : pH = 6,1 + log 1 mà log 1 = 0, do đó pH = 6,1, nghĩa là trong một hệ thống đệm, khi nồng độ của 2 thành phần của nó bằng nhau thì pH = pK và khả năng đệm của hệ thống là lớn nhất. 3
- ______________________________________________________________________________________Caùc chaát ñieän giaûi + Khi nồng độ của HCO3 – tăng lên, pH sẽ tăng, gọi là nhiễm kiềm + Khi nồng độ cuả CO2 hòa tan tăng lên thì pH sẽ giảm, gọi là nhiễm toan Bộ máy hô hấp có khả năng làm thay đổi CO2 hòa tan trong dịch ngọai bào bằng cách hoặc giảm thông khí phổi do đó có tác dụng điều hòa pH Thận có khả năng làm tăng hoặc giảm nồng độ HCO3- trong dịch cơ thể nên cũng có tác dụng điều hòa pH. Trong cơ thể có những hệ đệm chủ yếu như sau. Hệ đệm Bicarbonate NaHCO3 / H2CO3 (HCO3- / CO2 ). Hệ đệm Phosphate Na2HPO4/NaH2PO4 (HPO4-/H2PO4). Hệ đệm Proteinat/Protein. 4
- ______________________________________________________________________________________Caùc chaát ñieän giaûi Các chất điện giải chủ yếu gồm : ION DƯƠNG ION ÂM + Na (Natri) Cl- (Clo) K+ (Kali) HCO3- (Bicarbonat) Ca2+ (Can xi) HPO-4 (Phosphat) Mg2+ (Magne) Đương lượng của các chất điện giải : ION TRỌNG LƯỢNG (mg) ĐƯƠNG LƯỢNG (mEq) + Na 23 1 K+ 39 1 Cl- 35 1 Ca2+ 40 2 Mg2+ 24 2 Thành phần điện giải của các dịch khác nhau giữa khoang nội bào và ngoại bào: Ion Dịch Ngoại bào Dịch Nội bào Huyết tương Khoang kẻ Na+ 142 145 10 K+ 5 4 141-150 Cl- 104 116 1 Ca2+ 5 3 2 Mg2+ 2 1 27 HCO-3 27 30 10 HPO42- 2 2 100 Thành phần điện giải của dịch trong cơ thể (mEq/lit) Chú ý: Natri nhiều hơn ở dịch ngọai bào (Huyết tương và khỏang kẻ), còn Kali nhiều hơn ở dịch Nội bào 5
- ______________________________________________________________________________________Caùc chaát ñieän giaûi III/ NHỮNG THAY ĐỔI SINH LÝ CỦA CÁC THÔNG SỐ ĐIỆN GIẢI GIỚI THIỆU CÁC CHẤT ĐIỆN GIẢI CHÍNH 1.KALI: Kali là ion dương có nhiều nhất trong tế bào 97% lượng Kali của cơ thể tập trung trong dịch nội bào và 2-3% có trong dịch ngọai bào, bao gồm dịch trong lòng mạch và dịch trong khoảng kẻ. Kali cũng có nhiều trong ống tiêu hóa. Nồng độ Kali trong tế bào xấp xỉ 150mEq và Kali trong dịch ngọai bào là từ 3,5-5,3 mEq. Vì không thể đo được nồng độ Kali nội bào nên nồng độ Kali được theo dõi qua dịch nội mạch hay huyết tương. Độ dao động bình thường của Kali trong huyt tương hay huyết thanh hẹp, do đó nồng độ Kali huyết thanh nằm ngoài giới hạn bình thừơng có thể đe dọa tính mạng. Nồng độ Kali < 2,5 mEq/L hay > 7,0mEq/L có thể gây ngừng tim vì vậy cần theo dõi chặt chẽ nồng độ Kali. Kali là Cation chính của tế bào. Nồng độ K+ trong hồng cầu nhiều gấp 28 lần so với K+ trong huyết thanh. Kali được lọc ra khỏi huyết tương do niệu cầu và được tái hấp thu hoàn toàn trở lại bởi niệu quản.Kali giữ vai trò điều hòa phân phối nước giữa máu và các mô trong cơ thể. 6
- ______________________________________________________________________________________Caùc chaát ñieän giaûi 2.NATRI VÀ CLO: Natri và Clo là những Ion dương và âm chính trong dịch ngọai bào. Nồng độ Natri và Clo trong cơ thể do thận điều chỉnh và chịu ảnh hưởng của Hormon Aldosteron. Natri chịu trách nhiệm chính cho tình trạng ứ đọng nước và nồng độ thẩm thấu huyết thanh. Ion Clo thường tồn tại ở dạng kết hợp với ion Natri. Nồng độ bình thường của Natri trong dịch ngoại bào là 135-146 mEq/L. Nồng độ Clo bình thường dao động từ 95-108mEq/L. Nồng độ Natri huyết thanh giảm được coi là thiếu Natri hay giảm Natri máu và ngược lại là thừa Natri hoặc tăng Natri máu. Nồng độ Clo huyết thanh giảm hay thiếu Clo máu và nồng độ Clo huyết thanh cao là thừa Clo hay tăng Clo máu. Hai chức năng quan trọng nhất của Natri là : cân bằng nước và họat tính thần kinh cơ. Ion Clo là yếu tố quan trọng trong cân bằng kiềm toan và họat tính của dịch dạ dày. Clo giống như Natri làm thay đổi độ thẩm thấu huyết thanh. Phần lớn khi vào cơ thể được đưa xuống thận và thải ra ngoài qua nước tiểu, mồ hôi. 7
- ______________________________________________________________________________________Caùc chaát ñieän giaûi 3.CANXI: Canxi có cả trong dịch nội bào và ngoại bào, tuy nhiên có phần có phần nào nhiều hơn trong dịch ngoại bào. Khoảng 55% canxi huyết thanh là gắn với Protein và 45% ở dạng ion tự do, chính dạng ion tự do này có hoạt tính sinh lý. Nồng độ Canxi huyết thanh từ 4,5-5,5 mEq/L hay 9-11mg% hay 2,23-2,57 mmol/L. Giảm nồng độ Canxi huyết thanh gọi là giảm canxi máu ngược lại là tăng canxi máu. Các phương tiện phân tích ngày nay cho phép xác định nồng độ Canxi ở dạng ion hóa (viết tắt là iCa) bình thường từ 2,2-2,5 mEq/L (4,25-5,25mg% hay 1,15-1,30 mmol/L). Một số thay đổi về thành phần máu có thể làm tăng hay giảm nồng độ iCa. Khi cơ thể trong tình trạng nhiễm toan, Canxi được giải phóng khỏi Protein huyết thanh và làm tăng iCa. Khi nhiễm kiềm Canxi gắn với Protein và làm giảm iCa. Hấp thụ Canxi từ ống tiêu hóa cần đến Vitamin D, ion âm photpho ức chế hấp thụ canxi. Do đó hai ion này có tác dụng sinh lý đối lập nhau trên cơ thể. Cả Canxi và Phospho đều được dự trữ ở xương và được đào thải qua thận. Tuyến cận giáp tiết ra Hormon cận giáp (PTH) có tác dụng điều hòa nồng độ Ca trong cơ thể. Tuyến cận giáp nằm ở phía sau tuyến giáp. Khi nồng độ Ca huyết thanh thấp, tuyến cận giáp bài tiết nhiều PTH hơn, PTH làm tăng nồng độ Ca do làm tăng giải phóng Ca ở xương khi cần thiết. Calcitonin từ tuyến giáp làm tăng Canxi quay về xương, giảm nồng độ Ca huyết thanh. Canxi còn cần cho họat tính thần kinh cơ, co cơ tim, tính thấm bình thường của tế bào, đông máu, hình thành xương và răng. 8
- ______________________________________________________________________________________Caùc chaát ñieän giaûi 4.PHOSPHO: Phospho là ion âm có nồng độ cao nhất trong dịch nội bào. Phospho và Canxi có những tác dụng giống và đối lập nhau. Cả hai ion này đều cần Vitamin D để hấp thu ở ruột và đều có ở xương và răng. PTH có tác dụng đến Phospho và Canxi khác nhau. Hormon này làm giảm nồng độ phospho máu qua kính thích ống thận đào thải phospho và làm tăng canxi máu qua việc kéo canxi từ xương . Nồng độ bình thường của Phospho trong máu là 1,7-2,6mEq/L hay 2,5-4-5 mg/L. Thiếu phospho gọi là giảm phospho máu ngược lại là tăng phospho máu. Ion Phospho và Phosphat (PO4) được sử dụng thay đổi cho nhau. Phospho được đo trong huyết thanh, nơi mà nó xuất hiện dưới dạng Phosphat. 45% phospho gắn với Protein và 55% ở dạng ion hóa là dạng có hoạt tính sinh lý. Phospho là một yếu tố rất cần thiết để tạo xương, răng và hoạt tính thần kinh cơ, là một yếu tố thiết yếu tạo nên tế bào (Acid Nucleic và màng tế bào) phospho là thành phần của Enzym cần cho chuyển hóa như Adenosin Triphosphat (ATP), là chất truyền đạt các thông tin di truyền và có tác dụng đệm duy trì cân bằng kiềm toan của cơ thể. 9
- ______________________________________________________________________________________Caùc chaát ñieän giaûi 5. MAGNE: Magne là lọai Ion dương có số lượng nhiều thứ hai trong dịch nội bào, nó có chức năng, nguyên nhân và biểu hiện lâm sàng của mất cân bằng kiềm toan giống như Kali. Nồng độ Magne bình thường trong huyết thanh là 1,5-2.5 mEq/L hay 1,8-3,0 mg%. Thiếu hụt Magne được gọi là giảm magne máu, ngược lại là tăng Magne máu. Một phần ba lượng Magne được gắn với Protein và khoảng 2/3 ở dạng ion hóa. Cơ thể có thể sử dụng Magne tự do, Magne được hấp thu ở ruột non. Magne đóng vai trò quan trọng trong họat tính thần kinh cơ, tim và máu. Magne họat động như 1 CoEnzym trong chuyển hóa Carbon Hydrat và Protein. 10
- ______________________________________________________________________________________Caùc chaát ñieän giaûi NHỮNG THAY ĐỔI SINH LÝ CỦA CÁC THÔNG SỐ ĐIỆN GIẢI A.KALI 1.Sự phân phối Kali trong cơ thể: Kali trong có thể tồn tại dưới hai dạng: Dạng có thể trao đổi được (95%) và dạng không thể trao đổi được (5%) 95% Kali nằm trong tế bào phân phối chủ yếu ở hai ngăn ngoại bào và nội bào. 5% Kali nằm trong dịch ngoại bào. Kali có nhiều nhất trong ống tiêu hóa. Hầu hết Kali trao đổi được tập trung trong tế bào. Dạng không trao đổi được tập trung chủ yếu ở các cấu trúc liên kết mô xương và sụn. Tổng lượng Kali của cơ thể là 3000mEq. Phần trao đổi được: 3000 x 95% = 2.850 mEq. Kali dịch ngoại bào: 3000 x1,5% = 45 mEq. Kali dịch nội bào: 2850 – 45 = 2.805 mEq. 2.Chức năng: Thúc đẩy dẫn truyền xung động thần kinh, gây co cơ vân, cơ trơn và cơ tim Tham gia điều hòa độ thẩm thấu của dịch nội bào Tăng cường họat động của men lên chuyển hóa của tế bào. Tham gia duy trì thăng bằng kiềm toan. Thiếu Kali kết hợp với nhiễm kiềm và thừa Kali kết hợp với nhiễm toan. 3.Cân bằng Kali: Nhập: Kali hiện diện hầu như trong tất cả thức ăn. Những thức ăn giàu Kali bao gồm: Rau, hoa quả tươi, hoa quả khô, hạnh nhân, chuối, chà là, đậu nành, nước dừa, nấm… và thịt. Thức ăn nhiều Natri làm tăng đào thải Kali. Vì thế nên thực tế sự thiêu hụt Kali 11
- ______________________________________________________________________________________Caùc chaát ñieän giaûi do chế độ ăn uống là hầu như không thể xảy ra, trừ trường hợp bệnh nhân nhịn đói, hoặc không ăn uống được. Xuất: 80-90% Kali được bài tiết qua thận. 10-20% được bài tiết qua phân. - Điều hòa cân bằng Kali: Sự tái phân phối giữa Kali ngoại bào và nội bào: bình thường lượng Kali nhập vào cơ thể bằng lượng Kali được bài xuất ra. Thận là cơ quan chủ yếu thực hiện nhiệm vụ bài xuất Kali và thiết lập nên sự cân bằng của Kali trong cơ thể. Kali giữa nội bào và ngoại bào được hoán đổi liên tục, tế bào luôn nhận được các ion Kali mới. Thận điều hòa cân bằng Kali trong cơ thể. 4.Giá trị huyết thanh bình thường: 3,5-5,3 mEq/L Giảm khi nồng độ < 3,5 mEq/L. Tăng khi nồng độ > 5,3mEq/L. 5.Bài tiết Kali bình thường qua nước tiểu: 20 – 120 mEq Kali được thận bài tiết vào nước tiểu mỗi ngày. 6.Nhu cầu hàng ngày: Lượng Kali cần thiết bình thường mỗi ngày là 40-60 mEq. Cơ thể dự trữ rất ít Kali do đó hàng ngày cần bổ sung Kali từ bên ngoài vào. B.NATRI VÀ CLO: 1.Sự phân phối Natri và Clo trong cơ thể: Natri tập trung trong dịch ngọai bào. Xương chứa 800 –1000 mEq Natri nhưng chỉ có một phần của Natri là có thể trao đổi ở nhũng phần khác nhau của cơ thể . Clo tập trung cao hơn ở dịch ngọai bào. 2.Chức năng: Natri giữ vai trò quan trọng trong hoạt tính của thần kinh cơ, hoạt động của bơm Natri Kali. 12
- ______________________________________________________________________________________Caùc chaát ñieän giaûi Natri và Clo chịu trách nhiệm chính về độ thẩm thấu của dịch nội mạch và trong điều hòa cân bằng kiềm toan. Clo chịu một phần trách nhiệm về độ toan của dịch dạ dày. 3.Cân bằng: -Nhập: Natri nhập vào cơ thể qua đường thức ăn và nước uống. Lượng Natri nhập vào hàng ngày thay đổi trong một giới hạn rất lớn từ 10-350 mEq. Natri có nhiều trong thịt lợn muối, thịt bò muối, thịt hun khói, khoai tây rán, bánh mì mặn, dưa muối, dầu ô liu, nước ép, cà chua, bánh quy ăn với phô mai. Clo có nhiều trong phô mai, sữa, cà chua, chà là. -Xuất: Natri và clo chủ yếu được bài tiết qua thận, một phần qua mồ hôi và dịch tiết ống tiêu hóa. 13
- ______________________________________________________________________________________Caùc chaát ñieän giaûi Điều hòa cân bằng Natri - Clo: Thành phần Natri của cơ thể dao động trong một giới hạn tương đối nhỏ: nồng độ Natri huyết tương bình thường không vượt quá 150 mEq/L và không nhỏ hơn 130 mEq/L. Mặc dù lượng Natri thu vào hàng ngày có thể thay đổi rất lớn: 10 –130 mEq / ngày. Natri được điều hòa chủ yếu bởi thận dưới tác dụng của ba yếu tố: Sự thay đổi huyết động học. Aldosteron Yếu tố thứ ba: Hormon lợi niệu Natri (ANP) 4.Giá trị huyết thanh bình thường: Nồng độ Natri: 135-146mEq/L hay 135-146 mmol/L. Nồng độ Clo: 95-108 mEq/L hay 95-108 mmol/L. 5.Giá trị bình thường trong nước tiểu: Natri: 40 –220 mEq/L / ngày. 6.Nhu cầu: Natri: 2-4 g/ngày. Clo: 3-9 g/ngày. C.CANXI 1.Sự phân phối Canxi trong cơ thể: Canxi chiếm 1,5 trọng lượng cơ thể 14
- ______________________________________________________________________________________Caùc chaát ñieän giaûi 99% canxi nằm ở xương và răng. 1% nằm ở dịch nội bào và ngoại bào.Trong đó phần lớn nằm ở dịch ngoại bào. 2.Chức năng: Bao gồm hoạt tính thần kinh cơ, duy trì co cơ tim và tính thấm màng tế bào, tăng đông máu và hình thành xương răng. 3.Cân bằng Canxi: -Nhập: Nhu cầu canxi 800 mg/ngày. Vấn đề cung cấp canxi đầy đủ trong chế độ ăn uống, nhất là các nước đang phát triển, là mối quan tâm hàng đầu của Tổ Chức Y tế Thế Giới hiện nay. Nguy cơ thiếu hụt canxi cao nhất so với tất cả các điện giải khác là do những đặc điểm riêng biệt về thành phần trong thức ăn, sự hấp thu, quá trình chuyển hóa, cũng như sự điều hòa canxi trong cơ thể và điều này ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển về thể chất và trí tuệ của trẻ. Canxi hiện diện nhiều trong sữa, lòng đỏ trứng, các loại đậu, cải bắp, cải bông… Canxi cần thiết cho quá trình phát triển của trẻ em. Nhu cầu canxi hàng ngày nếu tính theo cân nặng cao hơn ở người trưởng thành. Một người trưởng thành bình thường cần khoảng 0,8 g/ ngày. Phụ nữ mang thai 3 tháng giữa, 3 tháng cuối hoặc trong thời kỳ cho con bú, nhu cầu canxi cao hơn (khoảng 1,2-1,3 g/ ngày). -Xuất: Canxi trong thức ăn chỉ được hấp thu một phần, trung bình lượng canxi bằng 40-50% lượng canxi ăn vào. 20% được bài tiết qua đường tiểu, số còn lại được bài tiết qua mật, tụy, ruột (theo phân). 15
- ______________________________________________________________________________________Caùc chaát ñieän giaûi Điều hòa cân bằng Canxi: Có ba Hormon chủ yếu điều hòa chuyển hóa canxi trong cơ thể: Hormon tuyến cận giáp: Vitamin D Calcitonin Hormon tuyến cận giáp và Vitamin D tăng huy động canxi từ xương, tăng hấp thu canxi ở ruột và thận. Calcitonin ức chế sự huy động canxi từ xương và tăng bài tiết canxi qua nước tiểu. 4.Giá trị huyết thanh bình thường: Canxi: 4,5-5,5 mEq/L (9-11 mg%) ICa: 2,2-2,5 mEq/L (8,8-10,2 mg%) 5.Giá trị bình thường trong nước tiểu: 100-400mg/24 giờ. (2,5-10 mmol/24 giờ). 6.Nhu cầu hàng ngày: 860 mg/ngày 16
- ______________________________________________________________________________________Caùc chaát ñieän giaûi D.PHOSPHO 1.Sự phân phối phospho trong cơ thể: Phospho chiếm 1% trọng lượng cơ thể. Khoảng 85 % P nằm trong xương, còn 15% nằm trong dịch nội bào. 2.Chức năng: Phospho cần cho hoạt tính thần kinh cơ, sự bền vững của xương và răng, hình thành ATP,sử dụng các vitamine nhóm B, chuyển hóa CHO,protein và mỡ, tham gia vào cân bằng kiềm toan, truyền những đặc điểm di truyền. 3.Cân bằng: -Nhập :38 mmol/ngày. Phospho hiện diện hầu hết trong tất cả thức ăn.Phospho ăn vào cơ thể tùy thuộc vào thói quen ăn uống. Nguồn thức ăn: ngũ cốc, phô mai,sữa, trứng, đậu, thịt bò, thịt lợn, cá và các loại đồ uống có carbonat. -Xuất : 90% được bài tiết qua thận, 10% bị mất qua dịch tiết ở ống tiêu hóa Theo phân : 16 mmol/ngày Theo nước tiểu : 22 mmol/ngày 4.Giá trị huyết thanh bình thường: 1,7 –2,6 mEq/L ( 0,81-1,45 mmol/L) Nhu cầu hàng ngày : 800-2000mg/ngày 17
- ______________________________________________________________________________________Caùc chaát ñieän giaûi E.MAGNE 1.Sự phân phối magne trong cơ thể: 50% magne nằm trong xương, 49% nằm trong dịch nội bào, 1% nằm trong dịch ngoại bào 2.Chức năng: Ảnh hưởng lên hoat tính thần kinh cơ cùng với các điện giải khác, co cơ tim, hoạt hóa nhiều enzyme, ảnh hưởng lên việc sử dụng kali, canxi, protein… 3.Cân bằng: -Nhập : Trong thức ăn như rau xanh,cá biển,lúa mì, ngũ cốc…Cũng như kali, magne hiện diện hầu hết trong các loại thức ăn.Một chế độ ăn uống bình thường không bao giờ xảy ra thiếu hụt magne.Lượng magne nhập vào cơ thể hàng ngày trung bình khoảng 300mg (có thể thay đổi từ 200-400mg) tương đương với 25 mEq. -Xuất : 40% magne ăn vào được hấp thu ở ruột non, số còn lại theo phân ra ngoài.ống tiêu hoa cũng bài tiết một lượng nhỏ magne (# 2mEq) Magne được bài tiết qua nước tiểu trung bình 8 mEq/ngày -Điều hòa cân bằng magne : một số hormon có ảnh hưởng đến sự cân bằng magne như : hormon tuyến giáp, hormon tuyến cận giáp, aldosteron và ADH. 4.Giá trị huyết thanh bình thường: 1,5-2,5 mEq/L ( 0,65-1,1 mmol/L) 5.Giá trị bình thường trong nước tiểu: 120-140 mg/ngày 6.Nhu cầu hàng ngày: Người trưởng thành 300-500 mg/ngày. Trẻ em 150 mg/ngày. 18
- ______________________________________________________________________________________Caùc chaát ñieän giaûi IV/NHỮNG THAY ĐỔI BỆNH LÝ CỦA CÁC THÔNG SỐ ĐIỆN GIẢI A.KALI 1.Nguyên nhân gây giảm kali máu (thiếu hụt kali trong huyết thanh) Nguyên nhân Cơ chế Thay đổi chế độ ăn Suy DD, nhịn đói, nghiện rượu, Cơ thể dự trữ kali kém,thiếu kali chán ăn, tâm thần, chế độ ăn kiêng là do lượng kali đưa vào không mất cân bằng. đủ và kéo dài. Mất theo đường tiêu hóa Nôn, tiêu chảy, hút dịch dạ Kali có nhiều trong ống tiêu dày/ruột, rò ống tiêu hóa,lạm dụng hóa,khi dịch bài tiết trong ống thuốc xổ, thụt tháo, chứng ăn vô tiêu hóa bị mất thì lượng lớn kali độ. mất theo. Mất qua thận Thuốc lợi tiểu, pha đái nhiều của Thận bài tiết 80-90% tổng lượng suy thận cấp,thẩm phân máu và lọc kali mất khỏi cơ thể.Thuốc lợi màng bụng, ảnh hưởng của tiểu là nguyên nhân cơ bản gây hormon, các steroid, hội chứng giảm kali máu, đặc biệt là các Cushing, stress, ăn quá nhiều cam thuốc lợi tiểu thải kali. Các thảo. steroid, đặc biệt là Cortisol và aldosteron gây tăng bài tiết kali và giữ natri. Phá hủy tế bào Phá hủy tế bào và mô gây giải Chấn thương, phẫu thuật, bỏng… phóng kali vào dịch nội mạch, cần nhiều kali hơn để tái tạo mô tổn thương. Phân bổ lại kali Tác dụng của Insulin, tình trạng Insulin làm kali và đường đi vào nhiễm kiềm tế bào. Nhiễm kiềm chuyển hóa cũng thúc đẩy kali đi vào trong tế bào nhiều hơn. 2.Nguyên nhân gây tăng kali máu (thừa kali huyết thanh) Nguyên nhân Cơ chế 19
- ______________________________________________________________________________________Caùc chaát ñieän giaûi Dùng quá nhiều kali Bổ sung kali theo đường miệng, truyền Tốc độ dùng kali lớn hơn tốc độ đào kali theo đường tĩnh mạch. thải kali làm tăng nồng độ kali huyết thanh.Phải duy trì thể tích nước tiểu thỏa đáng khi bổ sung kali. Chức năng thận suy giảm Suy thận cấp, suy thận mãn. Vì kali chủ yếu được đào thải qua nước tiểu, vô niệu hay thiểu niệu làm tăng kali trong huyết tương Thuốc lợi tiểu không thải kali Loại thuốc này có thể gây thiếu hụt aldosteron,gây ứ đọng kali. Chức năng tế bào thay đổi Chấn thương nặng Tổn thương tế bào làm tăng giải phóng kali do tế bào bị phá hủy.Bài tiết kali có thể lớn hơn tái hấp thu kali của cơ thể.Kali có thể tích lũy trong huyết tương Nhiễm toan chuyển hóa Trong tình trạng toan hóa, ion hydro đi vào tế bào và kali ra khỏi tế bào, qua đó làm tăng kali huyết tương Truyền máu đã để lâu(1-3 tuần) Với máu dự trữ, có hiện tượng tan máu xảy ra, kali từ tế bào hồng cầu được giải phóng vào huyết tương Thiếu hụt hormon Bệnh Addison Giảm bài tiết hormon vỏ thượng thận làm ứ đọng kali và mất natri. Giả tăng kali máu Tan máu Khi tan máu, hồng cầu vỡ giải phóng kali vào dịch ngọai bào Dùng garô lấy máu tĩnh mạch Buộc dây garô quá chặt hay rút máu nhanh bằng kim có lòng nhỏ có thể làm tăng kali máu giả trong mẫu máu . 2. Biểu hiện lâm sàng của mất cân bằng Kali Liên quan của Giảm kali máu Tăng kali máu cơ thể Bất thường về tiêu Chán ăn. Buồn nôn hóa Buồn nôn. Nôn Nôn-tiêu chảy. Co thắt cơ thành bụng Chướng bụng. Ruột giảm nhu động, hay liệt ruột. Bất thường về 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Hóa Sinh học đại cương: Phần 2
115 p | 607 | 257
-
Giáo trình Điện Hóa Học chương 1: Dung dịch chất điện li và lý thuyết điện ly Arrhesninus
9 p | 640 | 163
-
CHƯƠNG 6: SINH LÝ HỌC CÂN BẰNG NƯỚC VÀ CÁC CHẤT ĐIỆN GIẢI
5 p | 341 | 156
-
Sinh lý Máu
25 p | 185 | 29
-
CHUYỂN HÓA NƯỚC ĐIỆN GIẢI
69 p | 140 | 14
-
Bài giảng chuyển hóa các chất - Đại cương chuyển hoá & sự oxy hoá khử sinh học part 3
5 p | 87 | 10
-
Giáo trình Vật lý điện từ: Phần 1
126 p | 32 | 6
-
Tính chất hóa lý và điện hóa của hệ điện giải trên cơ sở chất lỏng ion bis(trifluoromethanesulfonyl)imidur 1- (2,2,2-trifluoroethyl)-3-methylimidazolium
10 p | 72 | 6
-
Bài giảng Hóa học: Phần 2 - ThS. Từ Anh Phong
80 p | 39 | 5
-
Giáo trình phân tích lượng khánh sinh diệt vi khuẩn bội nhiễm đường ruột xảy ra trên lớp biểu mô của vách ruột p1
5 p | 90 | 3
-
Nghiên cứu quá trình hấp phụ và giải hấp phụ của probe biến đổi thiol trên điện cực vàng bằng phương pháp quét thế vòng tuần hoàn
9 p | 90 | 3
-
Tính năng phóng sạc của vật liệu cathode NaNi1/3Mn1/3Co1/3O2 trong pin sạc Na-ion hoàn chỉnh với các hệ điện giải chứa chất điện giải carbonate
9 p | 18 | 3
-
Hiện trạng và biến động các chất dinh dưỡng đa lượng đạm, lân và kali trong đất trồng lúa tỉnh Thái Bình
10 p | 72 | 3
-
Sử dụng phương pháp phổ để giải phương trình Boltzmann cho các chất khí có độ nhớt trong không gian 3 chiều
8 p | 65 | 2
-
Khảo sát tính chất hoá lý và điện hoá của các hệ điện giải nồng độ cao với muối LiBF4 ứng dụng cho pin sạc Li-ion điện thế cao 5V
5 p | 36 | 2
-
Đặc điểm hình thái và chất lượng quả cà chua chuyển gen CTB (Cholera Toxin B Subunit)
7 p | 78 | 1
-
Tổng hợp carbon nano sợi trên các chất mang có cấu trúc
4 p | 61 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn