PHẦN III.<br />
MÔI TRƯỜNG THỂ CHẾ KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO<br />
TẠI VIỆT NAM - CƠ HỘI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG<br />
CÁC CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ<br />
DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO TẠI VIỆT NAM<br />
<br />
ThS. Trần Phạm Huyền Trang<br />
ThS. Trần Ngọc Phương Thảo<br />
Trường Cao đẳng Công nghệ Thông tin Hữu nghị Việt - Hàn<br />
<br />
Tóm tắt<br />
Khởi nghiệp sáng tạo đang là trào lưu và phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ<br />
không những ở Việt Nam mà trên toàn thế giới trong những năm gần đây. Số lượng<br />
các doanh nghiệp đăng ký khởi nghiệp ngày càng tăng. Tính đến thời điểm 7 tháng<br />
năm 2019 có tới 79,3 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với quy mô vốn<br />
đăng ký bình quân một doanh nghiệp tăng mạnh, đạt 12,6 tỷ đồng. Tuy nhiên, số<br />
doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, giải thể không ít. Trước thực trạng<br />
như vậy, Chính phủ ta đã đề ra chủ trương khuyến khích và đẩy mạnh quá trình khởi<br />
nghiệp sáng tạo cũng như hoàn thiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp.<br />
Bài viết này nhằm phân tích các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng<br />
tạo tại Việt Nam.<br />
Từ khóa: Khởi nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp.<br />
<br />
1. Cơ sở lý thuyết về khởi nghiệp sáng tạo, chính sách khởi nghiệp<br />
1.1. Khởi nghiệp sáng tạo<br />
Kể từ khi bắt đầu xuất hiện đến nay, có khá nhiều định nghĩa hay cách hiểu<br />
về khởi nghiệp sáng tạo và doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Trong tiếng Anh,<br />
khái niệm startup hoặc start-up được hiểu là việc một cá nhân hay một tổ chức của<br />
con người đang trong quá trình bắt đầu kinh doanh, hay còn gọi là giai đoạn đầu<br />
lập nghiệp.<br />
Như vậy, theo định nghĩa của các học giả phương Tây, doanh nghiệp khởi<br />
nghiệp sáng tạo có thể hiểu là một tập hợp các nguồn lực tạm thời (nhân lực, tiền,<br />
thời gian…) để đi tìm kiếm một mô hình kinh doanh mới và nhanh chóng xây dựng<br />
thành một tổ chức/ doanh nghiệp đạt quy mô, đồng thời có khả năng lặp lại hay<br />
nhân rộng tại các thị trường khác nhau; và thường tận dụng công nghệ làm lợi thế<br />
cạnh tranh.<br />
Tại Việt Nam, theo Luật Doanh Nghiệp Vừa và Nhỏ 2017, khởi nghiệp<br />
sáng tạo (startup) là quá trình khởi nghiệp dựa trên việc tạo ra hoặc ứng dụng kết<br />
quả nghiên cứu, giải pháp kỹ thuật, công nghệ, giải pháp quản lý để nâng cao<br />
<br />
267<br />
năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng của sản phẩm, hàng hóa và có khả năng tăng<br />
trưởng nhanh.[3]<br />
Theo dự thảo Luật Doanh nghiệp, doanh nghiệp vừa và nhỏ định nghĩa,<br />
khởi nghiệp là quá trình thực hiện ý tưởng kinh doanh, bao gồm quá trình thành<br />
lập và vận hành doanh nghiệp trong vòng 5 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng<br />
nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu, chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán.<br />
Đây có thể xem là khởi nghiệp tự doanh, hay nói cách khác là tương tự với khởi<br />
sự doanh nghiệp.<br />
Khởi nghiệp sáng tạo (startup) là khởi nghiệp dựa trên nền của sáng tạo (dựa<br />
trên một công nghệ mới, hoặc tạo ra hình thức kinh doanh mới, hoặc xây dựng một<br />
phân khúc thị trường mới...). Tức là các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo<br />
phải có sự khác biệt không chỉ với các doanh nghiệp ở trong nước, với tất cả các công<br />
ty trước đây và cả với các doanh nghiệp khác trên thế giới. Vì đặc điểm đó nên doanh<br />
nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo nhanh chóng thu hút được đầu tư trong và ngoài<br />
nước để phát triển nhanh, ví dụ như Facebook, Google chỉ trong 2-3 năm đã phát triển<br />
để trở thành các tập đoàn lớn. Tóm lại, khởi nghiệp sáng tạo (startup) là quá trình<br />
khởi nghiệp dựa trên việc tạo ra hoặc ứng dụng kết quả nghiên cứu, giải pháp kỹ<br />
thuật, công nghệ, giải pháp quản lý để nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng<br />
của sản phẩm, hàng hóa và có khả năng tăng trưởng nhanh.<br />
Theo cách hiểu chung, “Startup” hay khởi nghiệp sáng tạo, là quá trình khởi<br />
nghiệp dựa trên các giải pháp kỹ thuật, công nghệ, giải pháp quản lý để nâng cao<br />
năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng của sản phẩm, hàng hóa và có khả năng tăng<br />
trưởng nhanh.<br />
Nói đơn giản, startup phải bảo đảm được hai yếu tố là “start” và “up”. “Start”<br />
có nghĩa là bạn bắt đầu với một ý tưởng mới, hoặc nếu ý tưởng đó không mới thì cách<br />
làm phải đột phá và thường thì gắn với ứng dụng công nghệ. Còn “up” liên quan đến<br />
khả năng thương mại hóa và quy mô của thị trường, nghĩa là ý tưởng đó phải có khả<br />
năng được triển khai trong thực tế, có khách hàng hoặc khách hàng tiềm năng, đồng<br />
thời phải có khả năng mở rộng được để “up” trong thời gian càng nhanh càng tốt. [3]<br />
1.2. Chính sách khởi nghiệp sáng tạo<br />
Chính sách là biện pháp can thiệp của Nhà nước vào một ngành, một lĩnh vực<br />
hay toàn bộ nền kinh tế nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định, với những công<br />
cụ và giải pháp nhất định và trong một thời hạn xác định.<br />
Chính sách khởi nghiệp là công cụ để quản lý doanh nghiệp khởi nghiệp, bao<br />
gồm các chế độ, các biện pháp, các quy định cụ thể về quá trình ươm tạo, hình thành,<br />
doanh nghiệp khởi nghiệp nhằm xây dựng và phát triển các doanh nghiệp khởi nghiệp<br />
<br />
<br />
268<br />
lớn mạnh, hiện đại và đảm bảo đơn giản hóa môi trường pháp lý khiến hoạt động khởi<br />
nghiệp của các doanh nghiệp đơn giản hơn và thân thiện. [3]<br />
2. Phân tích hoạt động khởi nghiệp sáng tạo của các doanh nghiệp Việt<br />
Nam qua các năm<br />
- Trong năm 2017, cả nước có 126.859 doanh nghiệp thành lập mới với số<br />
vốn đăng ký là 1.295.911 tỷ đồng, tăng 15,2% về số doanh nghiệp và tăng 45,4%<br />
về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2016. Tỷ trọng vốn đăng ký bình quân trên<br />
một doanh nghiệp trong năm 2017 đạt 10,2 tỷ đồng, tăng 26,2% so với cùng kỳ<br />
năm 2016.<br />
<br />
Biểu đồ 1. Tình hình doanh nghiệp thành lập mới<br />
giai đoạn 2016 - 2018<br />
<br />
<br />
1600000 1478101<br />
1400000 1295911<br />
1200000<br />
<br />
1000000 891094<br />
800000<br />
<br />
600000<br />
<br />
400000<br />
<br />
200000 110100 126859 131275<br />
0<br />
2016 2017 2018<br />
<br />
DN mới Vốn đầu tư<br />
<br />
<br />
- Năm 2018, cả nước có 131.275 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng<br />
ký là 1.478.101 tỷ đồng, tăng 3,5% về số doanh nghiệp và tăng 14,1% về số vốn đăng<br />
ký. Đây là năm thứ 3 liên tiếp có số lượng doanh nghiệp thành lập mới và số vốn<br />
đăng ký đạt cao nhất trong lịch sử. Tỷ trọng vốn đăng ký bình quân trên một doanh<br />
nghiệp trong năm 2018 đạt 11,3 tỷ đồng, tăng 10,2% so với năm 2017. Tổng số vốn<br />
đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong năm 2018 là 3.886.892 tỷ đồng, tăng 22,8%<br />
so với năm 2017, bao gồm: 1.478.101 tỷ đồng của doanh nghiệp đăng ký thành lập<br />
mới và 2.408.791 tỷ đồng vốn tăng thêm của các doanh nghiệp đang hoạt động[1] với<br />
42.538 lượt đăng ký tăng vốn.<br />
Như vậy, có thể thấy ban đầu trong giai đoạn 2016-2018, đã có sự chuyển biến<br />
tích cực trong việc thành lập doanh nghiệp cả về số lượng lẫn nguồn vốn đầu tư. Qua<br />
<br />
<br />
269<br />
đó, có thể thấy nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn này sôi động hơn những năm<br />
trước. Tuy nhiên, chúng ta dựa vào số liệu ở biểu đồ 2, lại thấy những dấu hiệu cho<br />
thấy sự gia tăng không bền vững của số lượng doanh nghiệp này.<br />
<br />
Biểu đồ 2. Tình hình đăng ký doanh nghiệp<br />
giai đoạn 2016 - 2018<br />
<br />
140000 126859 131275<br />
<br />
120000 110100<br />
<br />
100000<br />
<br />
80000<br />
63525<br />
60000<br />
40750 38869<br />
40000 34010<br />
26689 26448<br />
12478 12113 16314<br />
20000<br />
<br />
0<br />
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018<br />
<br />
DN mới DN quay trở lại hoạt động DN hoàn tất thủ tục giải thể DN tạm ngừng hoạt động<br />
<br />
<br />
- Qua số liệu cụ thể về sự biến động của các doanh nghiệp mới trong giai đoạn<br />
2016-2018, ta có thể thấy trong tổng số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động tỷ lệ<br />
ngày khá cao so với tổng số doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động (năm 2016- 65%,<br />
2017- 68%, 2018-54%). Tuy nhiên nếu xét riêng tiêu chí về doanh nghiệp tạm ngừng<br />
hoạt động thì có thể nói, con số qua 3 năm lần lượt là 36,8%; 30,6% và đặc biệt năm<br />
2018 là 48,4% tương ứng với 63525 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, ngoài ra còn<br />
16.314 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể trong năm. Điều này cho thấy, sự gia<br />
tăng số lượng doanh nghiệp chưa đảm bảo tốc độ phát triển ổn định. Nguyên nhân đó<br />
có thể là do nguồn vốn đầu tư chưa đủ mạnh với quy mô DN, sự cạnh tranh trong<br />
ngành, sự thay đổi xu hướng thị trường…v.v. Đặc biệt, đối với những DN mới gia<br />
nhập thị trường thì chính sách hỗ trợ mang tính định hướng, lâu dài một cách chưa<br />
kịp thời sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự tồn tại của một DN.<br />
3. Hệ thống các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tại<br />
Việt Nam<br />
3.1. Các chính sách huy động vốn<br />
Nghị định 99/2003/NĐ-CP ngày 28/8/1993 về ban hành quy chế khu công nghệ<br />
cao cũng xác định vốn ngân sách nhà nước được bố trí cho xây dựng vườn ươm doanh<br />
nghiệp, trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp, công nghệ cao (Điều 9, khoản d). Đáng chú ý là<br />
việc quy định các quỹ đầu tư mạo hiểm được phép đầu tư vào các hoạt động ươm tạo<br />
công nghệ cao, đầu tư ý tưởng khởi nghiệp, các chương trình dành cho khởi nghiệp để<br />
người khởi nghiệp có thể thực hiện ý tưởng thành hiện thực và được hưởng lợi ích từ các<br />
<br />
270<br />
hoạt động đầu tư. Đồng thời, Nhà nước cũng khuyến khích các quỹ đầu tư nước ngoài<br />
đang hoạt động tại Việt Nam và ở nước ngoài tham gia hoạt động đầu tư mạo hiểm<br />
vào khu công nghệ cao, trung tâm khởi nghiệp, vườn ươm doanh nghiệp, chương<br />
trình hỗ trợ khởi nghiệp… và tạo điều kiện hỗ trợ kinh phí ban đầu để hình thành<br />
quỹ đầu tư mạo hiểm phát triển công nghệ cao và doanh nghiệp công nghệ cao<br />
trong nước (Điều 19).<br />
Các chính sách này đã được ban hành kịp thời nhằm đa dạng hóa hình thức<br />
huy động vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận nhiều hơn với hình<br />
thức huy động vốn hiện nay. Cụ thể:<br />
+ Chính sách huy động vốn qua phát hành trái phiếu doanh nghiệp theo hướng<br />
nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp khi huy động vốn trên<br />
thị trường trái phiếu. Việc hoàn thiện chính sách này đã tác động tích cực đến vấn đề<br />
huy động vốn của doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế; Thị trường trái phiếu<br />
doanh nghiệp đã có sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp và cho thấy sự tăng<br />
trưởng rõ rệt cả về quy mô thị trường và số lượng.<br />
+ Chính sách huy động vốn qua thị trường chứng khoán được xây dựng với<br />
nhiều nội dung đổi mới, phù hợp với thực tiễn phát triển. Hiện tại, khung pháp lý cho<br />
hoạt động của thị trường chứng khoán đã cơ bản hoàn thiện, góp phần thúc đẩy thị<br />
trường chứng khoán phát triển lành mạnh, ổn định, vững chắc, trở thành kênh huy<br />
động vốn trung, dài hạn cho doanh nghiệp.<br />
+ Chính sách tín dụng của Nhà nước đã có nhiều thay đổi quan trọng, được<br />
điều chỉnh, sửa đổi cho phù hợp với biến động của nền kinh tế vĩ mô. Cụ thể, ngày<br />
31/3/2017, Chính phủ ban hành Nghị định số 32/2017/NĐ-CP về tín dụng đầu tư của<br />
Nhà nước, thay thế các văn bản trước đây về chính sách tín dụng đầu tư và tín dụng<br />
xuất khẩu. Theo đó, khách hàng có dự án đầu tư nhóm A, B, C thuộc ngành nghề,<br />
lĩnh vực kết cấu hạ tầng; nông nghiệp, nông thôn, công nghiệp được vay vốn tín dụng<br />
đầu tư của Nhà nước không phân biệt theo địa bàn đầu tư. Mức vốn cho vay tín dụng<br />
đầu tư của Nhà nước tối đa đối với mỗi dự án bằng 70% tổng mức vốn đầu tư của dự<br />
án (không bao gồm vốn lưu động). Thời hạn cho vay được xác định theo khả năng<br />
thu hồi vốn của dự án và khả năng trả nợ của khách hàng, phù hợp với đặc điểm sản<br />
xuất, kinh doanh của dự án (tuy nhiên, không quá 12 năm). Riêng với các dự án đầu<br />
tư thuộc nhóm A thời hạn cho vay vốn tối đa là 15 năm.<br />
Cùng với các chính sách trên, chính sách tín dụng nhà nước cũng được sửa đổi<br />
nhằm phát huy tác dụng đối với những ngành nghề, lĩnh vực quan trọng của nền kinh<br />
tế, góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư, chuyển dịch kinh tế, thúc đẩy hoạt động sản<br />
xuất kinh doanh.<br />
<br />
271<br />
Thông qua hệ thống Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam, nhiều chương<br />
trình, dự án tín dụng chính sách được thực hiện như: Chương trình cho vay phát triển<br />
kinh tế hộ gia đình; Hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn; Chương trình cho vay<br />
thương nhân hoạt động tại vùng kinh tế khó khăn miền núi… Từ đó, tạo điều kiện<br />
thuận lợi cho các đối tượng chính sách được tiếp cận vay vốn để duy trì, phát triển,<br />
mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Về hỗ trợ tín dụng, các nhà đầu tư có dự án<br />
đầu tư tại khu Công nghệ cao được xem xét cho vay tín dụng trung hạn, dài hạn với<br />
lãi suất ưu đãi, được bảo lãnh vay vốn, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư theo quy định hiện<br />
hành và được hưởng ưu đãi của Nhà nước về tín dụng hỗ trợ xuất khẩu khi trực tiếp<br />
xuất khẩu sản phẩm (Quyết định số 53/2004/QĐ-TTg ngày 05/4/2004 của Thủ tướng<br />
Chính phủ quy định một số chính sách khuyến khích đối với các dự án đầu tư tại các<br />
khu Công nghệ cao).<br />
3.2. Chính sách thuế, đất đai đối với hoạt động ươm tạo, cơ sở ươm tạo<br />
doanh nghiệp<br />
Các tư tưởng, quan điểm, chính sách của Đảng về khuyến khích, tạo điều<br />
kiện cho kinh tế tư nhân phát triển đã được thể hiện tại các văn bản quy phạm pháp<br />
luật, nhất là các văn bản về thuế được sửa đổi, bổ sung trong thời gian qua. Cụ thể,<br />
từ năm 2004 đến nay, với việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm<br />
pháp luật về thuế, các chính sách ưu đãi thuế đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư<br />
nước ngoài và doanh nghiệp đầu tư trong nước cơ bản được thống nhất và kiện<br />
toàn, góp phần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính về thuế. Đây là giai đoạn cải<br />
cách thuế được triển khai khá toàn diện, triệt để thể hiện trong việc sửa đổi, bổ<br />
sung, hoàn thiện hệ thống chính sách thuế theo cơ chế kinh tế thị trường, tăng<br />
cường hội nhập với các nền kinh tế khu vực và thế giới.<br />
Về chính sách thuế, cơ sở ươm tạo công nghệ, cơ sở ươm tạo doanh nghiệp<br />
công nghệ, trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp và các doanh nghiệp khởi nghiệp ở những<br />
cơ sở này sẽ được miễn thuế thu nhập trong 4 năm, được giảm 50% thuế thu nhập<br />
phải nộp trong 9 năm tiếp theo và được miễn thuế sử dụng đất (Khoản 8, Điều 44,<br />
Luật chuyển giao công nghệ). Các tổ chức, cá nhân ươm tạo doanh nghiệp tại vườn<br />
ươm doanh nghiệp nằm trong khu công nghệ cao được Ban quản lý khu công nghệ<br />
cao hỗ trợ 50% tiền thuê nhà, xưởng, cung cấp thông tin miễn phí, được cung cấp<br />
các dịch vụ kinh doanh với điều kiện ưu đãi và được hỗ trợ để vay vốn tại các tổ<br />
chức tài chính và quỹ đầu tư (Khoản 2, Điều 20, Nghị định 99/2003/NĐ-CP ngày<br />
28/8/1993).<br />
<br />
<br />
<br />
272<br />
Theo Quyết định số 53/2004/QĐ-TTg ngày 5/4/2004 của Thủ tướng Chính<br />
phủ quy định một số chính sách khuyến khích đối với các dự án đầu tư tại các Khu<br />
công nghệ cao, thị nhà đầu tư có dự án đầu tư tại các Khu công nghệ cao được:<br />
- Hưởng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 10% trong suốt thời gian thực<br />
hiện dự án;<br />
- Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 4 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và<br />
giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo;<br />
- Miễn, giảm thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao để bằng mức thuế<br />
phải nộp án dụng với người nước ngoài có cùng mức thu nhập;<br />
- Chính sách một giá trong thuê đất trực tiếp từ Ban quản lý khu công nghệ cao;<br />
- Thế chấp giá trị quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất trong thời hạn<br />
thuê đất, thuê lại đất tại các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam theo quy định<br />
của pháp luật;<br />
- Miễn tiền thuê đất thực hiện dự án nghiên cứu - phát triển công nghệ hoặc<br />
đào tạo nhân lực khoa học công nghệ trình độ cao theo quy định của Chính phủ.<br />
3.3. Chính sách về thương mại hóa sản phẩm và đảm bảo thực thi quyền sở<br />
hữu trí tuệ<br />
Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001 của Chính phủ về trợ giúp<br />
phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ quy định: Chính phủ khuyến khích việc thành<br />
lập các “vườn ươm doanh nghiệp vừa và nhỏ” để hướng dẫn, đào tạo doanh nhân<br />
trong bước đầu thành lập doanh nghiệp (Điều 4, khoản 4). Nghị định số<br />
56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 khẳng định rõ hơn: Nhà nước khuyến khích thành<br />
lập vườn ươm doanh nghiệp để thực hiện hỗ trợ có thời hạn doanh nghiệp trong<br />
giai đoạn khởi sự theo quy trình và có hệ thống thông qua việc cung cấp cho các<br />
doanh nghiệp được ươm tạo không gian, các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh và các nguồn<br />
lực cần thiết nhằm giúp các doanh nghiệp hiện thực hóa, thương mại hóa các ý tưởng<br />
kinh doanh và công nghệ (Điều 14). Quyết định số 53/2004/QĐ-TTg ngày 5/4/2004<br />
của Thủ tướng Chính phủ quy định nhà đầu tư có dự án đầu tư tại Khu công nghệ<br />
cao được áp dụng chính sách một giá về dịch vụ công do Nhà nước quy định,…<br />
Về quyền sở hữu trí tuệ, Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu đối với vốn đầu tư,<br />
tài sản, lợi nhuận, quyền sở hữu trí tuệ, quyền và lợi ích hợp pháp khác của các tổ<br />
chức, doanh nghiệp, cá nhân hoạt động tại Khu công nghệ cao (Khoản 3, Điều 4,<br />
Nghị định 99/2003/NĐ-CP ngày 28/8/1993 về ban hành quy chế khu công nghệ cao).<br />
<br />
<br />
273<br />
3.4. Chính sách, chế độ kế toán, kiểm toán đối với doanh nghiệp khởi nghiệp<br />
sáng tạo<br />
Để hỗ trợ và khuyến khích sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân, các công<br />
cụ kế toán, kiểm toán cũng được Bộ Tài chính kịp thời hoàn thiện và triển khai áp<br />
dụng cho các doanh nghiệp theo hướng tiệm cận với chuẩn mực quốc tế về kế toán,<br />
kiểm toán. Đối với doanh nghiệp khởi nghiệp quy mô nhỏ và siêu nhỏ, các quy định<br />
về chế độ kế toán riêng cũng được nghiên cứu để ban hành đáp ứng yêu cầu quản lý<br />
kinh tế - tài chính và phù hợp với khả năng trình độ của cán bộ trong doanh nghiệp.<br />
Theo đó, báo cáo tài chính của các doanh nghiệp siêu nhỏ được hướng dẫn đơn giản,<br />
gọn nhẹ giúp doanh nghiệp dễ thực hiện, góp phần tiết kiệm chi phí kế toán và tăng<br />
hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.<br />
4. Một số vấn đề tồn tại của các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp khởi<br />
nghiệp sáng tạo tại Việt Nam<br />
- Chưa có một chính sách đặc thù đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp<br />
nói chung, quy định về chính sách thuế, tài chính đối với doanh nghiệp khởi<br />
nghiệp nói riêng, chưa có sự phân biệt theo hướng dành ưu đãi cao hơn cho các<br />
doanh nghiệp khởi nghiệp.<br />
- Về định mức hỗ trợ cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo đã được quy<br />
định khá rõ trong các nghị định, tuy nhiên hai vấn đề ảnh hưởng tới tính khả thi của<br />
các chính sách hỗ trợ tài chính, đầu tư là: Tiêu chí lựa chọn và sự phối hợp của các<br />
cơ quan nhà nước vẫn còn rất hạn chế.<br />
- Thiếu các thông tin liên quan để kết nối các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp và<br />
các nhà khởi nghiệp<br />
<br />
- Hướng dẫn cụ thể về hỗ trợ kinh phí cho hoạt động khởi nghiệp từ nguồn<br />
ngân sách nhà nước chưa được ban hành, vì vậy các hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp từ<br />
các quỹ có nguồn gốc ngân sách gần như chưa thể triển khai.<br />
- Cơ sở hạ tầng kém phát triển, thủ tục hành chính rườm rà cũng là những rào<br />
cản cho sự phát triển của hoạt động khởi nghiệp.<br />
- Chưa hỗ trợ quá trình đào tạo tài chính cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.<br />
- Chính sách tín dụng khó tiếp cận do hầu hết các doanh nghiệp khởi<br />
nghiệp sáng tạo ban đầu đều có quy mô nhỏ, siêu nhỏ, nguồn vốn nội sinh ít, tài<br />
sản để thế chấp vay ngân hàng hầu như không có. Bên cạnh đó, bản chất của các<br />
doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, đặc biệt là doanh nghiệp khởi nghiệp sáng<br />
tạo là rủi ro cao nên các kênh huy động vốn truyền thống qua các ngân hàng<br />
thương mại rất khó khăn.<br />
<br />
274<br />
5. Kết luận<br />
Hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở Việt Nam tiềm năng phát triển<br />
rất lớn. Tuy nhiên để có thể đạt được những thành công nhất định, hạn chế số<br />
lượng các doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động có rất nhiều giải pháp trong<br />
đó vai trò của các bộ, ngành, địa phương trong việc đưa ra các chính sách hỗ trợ<br />
rất cần thiết. Có như vậy, mới có thể thu hút các nhà đầu tư, khai phá được tiềm<br />
năng phát triển hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở Việt Nam trong bối<br />
cảnh cách mạng công nghiệp 4.0.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Bùi Nhật Quang (2018), “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở Việt Nam trong bối<br />
cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư”<br />
2. Nguyễn Thị Thu Hà. “Bàn về hoạt động khởi nghiệp tại Việt Nam”<br />
3. Nguyễn Đặng Anh Tuấn (2018), “Các nhân tố tác động tới dự định khởi nghiệp<br />
của thanh niên Việt Nam”<br />
4. Nguyễn Văn Trưởng (2018), “Thực hiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp sáng<br />
tạo tại Việt Nam hiện nay: thực trạng và giải pháp”.<br />
5. Trương Đặng Thu Hiền (2018), “Thực hiện chính sách hỗ trợ thanh niên khởi<br />
nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh”<br />
6. https://dangkykinhdoanh.gov.vn<br />
7. http://khoinghiepsangtao.vn/<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
275<br />