intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam tìm hiểu về Hôn nhân và gia đình: Phần 2

Chia sẻ: Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:504

172
lượt xem
43
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nối tiếp nội dung của phần 1 Tài liệu Hôn nhân và gia đình các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, phần 2 giới thiệu tới người đọc các kiến thức về hôn nhân và gia đình người Nùng và người Khơ - Mú. Mời các bạn cùng tham khảo để cùng tìm hiểu thêm về các phong tục và văn hóa của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam tìm hiểu về Hôn nhân và gia đình: Phần 2

  1. HON NHAN VA GIA ĐINH NGƯỜI NÙNG Tác giả: Ths. Nguyễn Thị Ngân Trần Thuỳ Dương
  2. s ự CẦN THIẾT PHẢI NGHIÊN c ữ u VỂ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH CỦA NGƯỜI NÙNG Dân tộc Nùng ở Việt Nam có 856.412 người (theo kết quả điều tra dân số năm 1999 của Tổng cục Thống kê), cư trú ở hầu khắp các địa phương trong cả ,nước, tập trung chủ yếu ở các tỉnh: Lạng Sơn, Cao Bằng , Đăk Lăk, Bắc Giang, Hà Giang, Thái Nguyên . .. Hôn nhân và gia đình của người Nùng biểu hiện rõ sắc thái văn hóa tộc người với nhiều giá trị văn hóa truyền thống. Tuy nhiên, hiện nay nhiều tập tục trong hôn nhân và gia đình của người Nùng đã thay đổi. Những bộ trang phục cô dâu, chú rể đã thay thế bằng những chiếc váy kiểu tây, những bộ comple thời thượng. Nhiều lễ tục tốt đẹp như hát sỉi tìm bạn đời, hát đối trong đám cưới của người Nùng ngày càng vắng bóng... Nhỉều đạo lý, đạo nghĩa trong gia đình bị xáo trộn ... Do đó cần có những công trình nghiên cứu về hôn nhân và gia đình của người Nùng trước khỉ hôn nhân và gia đình của họ bị biến dạng. 373
  3. Nghiên cứu “Hôn nhân và gia đình dân tộc Nùng ” mong muốn cung cấp nguồn tư liệu thực tiễn nhằm góp phần nhận diện đầy đủ về mọi mặt đời sống xã hội của người Nùng thông qua các phong tục tập quấn , các khuôn mẫu ứng xử trong hôn nhân và gia đình của các nhóm Nùng địa phương ỏ Việt Nam. Bên cạnh đó cũng mong muốn góp thêm tư liệu nhằm xây dựng cơ sở khoa học , giúp các nhà quản Ịý có những chủ trương, chính sách cụ thểy nhất là trong ỉĩnh vực hôn nhân và gia đình đ ể phát tĩẻỉển tộc người một cách toàn diện. Mặc dù đã cô' gắng rất nhiều nhưng chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Rất mong nhận được những ỷ kiến đống góp của độc giả . 374
  4. CHƯƠNG I KHÁI QUÁT VỂ DÂN TỘ C NÙNG Ở VIỆT NAM I. DÂN SỔ VÀ TÌNH HÌNH DÂN c ư Dân tộc Nùng có 856.412 người (theo kết quả điếu tra dân số năm 1999 của Tổng cục Thống kê). Đồng bào Nùng cư trú ở hầu khắp các địa phương trong cả nước, nhưng tập trung chủ yếu ở các tỉnh: Lạng Sơn, Cao Bằng, Đăk Lăk, Bắc Giang, Hà Giang, Thái Nguyên, Bắc Kạn... Sự phân bố dân cư tự nhiên theo hình thức cộng*cư và đan xen với các dân tộc láng giềng, đã làm cho một bộ phận không nhỏ dân tộc Nùng chịu sự tác động của giao thoa văn hoá mạnh mẽ. Trong điều kiện giao lưu kinh tế vùng miền thuận tiện như hiện nay, mối quan hệ các tộc người ngày càng gắn bó mật thiết, nhiều khi còn gần gũi hơn nhiều so với đồng bào cùng nhóm tộc người sinh sống ở địa phương khác. Điều đó khiến cho các nhà nghiên cứu khó có thể phân biệt rõ ràng một số hiện tượng văn hoá là của dân tộc nào? Thực tế nhiều yếu tố vãn hoá của người Tày và Nùng chỉ có thể phân biệt mức độ tồn tại ở mỗi dân tộc nhiều hay ít, ngay cả trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình cũng không nằm ngoài qui luật vận hành của mối giao thoa đó. Tuy 375
  5. nhiên không thể phủ nhận sự tồn tại độc lập của một tộc người, đặc biệt trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, nhiều yếu tố tộc người vẫn nổi trội, mang bản sắc văn hoá riêng. Đây không chỉ là quan điểm của một số người nghiên cứu mà còn là quan điểm của đại đa số đổng bào Nùng mà chúng tôi đã có dịp gặp gỡ và trao đổi. Cứ 100 người Nùng được hỏi, thì có tới 70 người khẳng định, hôn nhân của ngirời Nùng không hoàn toàn giống với người Tày, mà có những đặc điểm riêng. Ngày nay, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, các hoạt động dân số, kế hoạch hoá gia đình và công tác y tế cộng đồng đã được đẩy mạnh. Ở hầu hết các địa phương, kể cả những xã vùng sâu, vùng xa, đều có trạm xá đặt tại trung tâm xã, và các trạm y tế thôn bản, cùng đội ngũ cán bộ y tế, bác sỹ, y sỹ, y tá. Nhờ đó rất nhiều đối tượng được khám và cấp thuốc miễn phí, nhiều đối tượng đau ốm, bệnh tật được điều trị kịp thời, đáp ứng phần nào nhu cầu khám chữa bệnh, bảo vệ sức khoẻ cho nhân nhân địa phương. Do vậy, việc cúng bái khi có người đau ốm ở dân tộc Nùng nói riêng, các dân tộc thiểu số nói chung đã được hạn chế. Công tác giáo dục ồ các địa phương đã có những đổi thay đáng kể. Hầu hết các địa phương đều có trường tiểu học và trung học cơ sở, 100% các em ở độ tuổi đi học được đến trường. Tuy nhiên, công tác giáo dục vẫn còn nhiều bất cập. Ở một số địa phương như Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng, Lào Cai, có nơi, trường tiểu học vẫn quá xa khu cư trú, chưa có phân hiệu riêng cho từng vùng cụ thể, nên các em nhỏ vẫn 376
  6. phải đi học xa nhà. Cơ sở vật chất ở rất nhiều trường học còn nghèo nàn, tình trạng thiếu sách vở cho học sinh vẫn còn, một số gia đình Nùng đông con, điều kiện kinh tế gặp nhiều khó khăn, không có điều kiện đóng học phí, nên đây đó hiện tượng bỏ học vẫn xảy ra. Tinh hình an ninh, chính trị ở các vùng cư trú của đổng bào Nùng nhìn chung ổn định, nhân dân tin tưởng vào chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nướcỂCác tổ chức đoàn thể hoạt động rất tích cực như: Hội nông dân, hội phụ nữ, đoàn thanh niên, y tế thôn bản, ban văn hoá... với tính chất phục vụ nhân dân là chính. Các tổ chức này đóng vai trò tích cực trong việc tuyên truyền, hướng dẫn, giúp đỡ nhân dân thực hiện tốt các chính sách của Đảng và Nhà nước, phát huy bản sắc văn hoá tộc người, dù tiếng nói có phần mai một, nhưng một số phong tục tập quán vẫn bảo lưu, đặc biệt trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình. Hầu khắp các địa phương vẫn duy trì quy tắc cộng đồng trong tang ma, hiếu hỉ và ứng xử hàng ngày. Tuy nhiên, trong nhiều thôn bản của người Nùng, nhất là những thôn bản ở vùng gần thị xã, thành phố, gần cửa khẩu biên giới xuất hiện một số đối tượng nghiện hút, mại dâm và buôn lậu, làm ảnh hưởng ít nhiều tới sức khoẻ và đời sống dân cư. II. ĐIỂU KIỆN M ÔI TRƯỜNG T ự NHIÊN 1. Vị trí địa lý Vùng cư trú của dân tộc Nùng có các trục đường giao thông chính nối với thủ đô Hà Nội, đó là quốc lộ 1A, cùng 377
  7. tuyến đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn, tuyến quốc lộ 3 Hà Nội - Cao Bằng, tuyến quốc lộ 2 cùng tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai, tuyến quốc lộ 4 nối liền hai tỉnh Lạng Sơn - Cao Bằng, tuyến quốc lộ 1B chạy từ Đồng Đăng sang Thái Nguyên, tuyến quốc lộ 35 Thái Nguyên - Tuyên Quang - Hà Giang. Hệ thống giao thông liên tỉnh cùng các tuyến đường nội tỉnh, đã tạo nên các trung tâm kinh tế, văn hoá, mở rộng giao lưu trong nước và quốc tế. Các phong tục, tập quán cũng từ đó giao thoa, tiếp biến, tạo nên nhiều nét đổi thay trong đời sống văn hoá cộng đồng. 2. Đặc đỉểm địa hình, khí hậu, thu ỷ văn Người Nùng cư trú ở nhiều địa phương trong cả nước, song tập trung đông nhất ở vùng Đông Bắc. Đồng bào Nùng thường cư trú tập trung ở những nơi có độ cao trung bình từ 100 - 250m so với mặt biển, nơi có nhiều đồi, rừng bao bọc quanh các thung lũng lòng chảo màu mỡ, thuận tiện cho phát triển trồng trọt, chăn nuôi, ruộng, vườn, rừng. Vùng cư trú của đồng bào Nùng nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa, khí hậu phức tạp. Mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều, do chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Nam và Tây Nam. Mùa đông, khí hậu lạnh khô với sự xuất hiện của những đợt gió mùa Đông Bắc, kèm theo sương muối. Thời tiết của từng năm khá thất thường, do sự thay đổi nhịp độ và cường độ của các luồng gió mùa, có khi thời tiết rất lạnh, có lúc lại là những đợt nóng bức kéo dài, đôi khi bị ảnh hưởng của các cơn bão. Những năm gần đây xuất hiện các cơn lốc 378
  8. và lũ quét, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và cuộc sống của cư dân. Nhiệt độ và lượng mưa trung bình năm giữa các tỉnh không giống nhau, chênh lệch nhiệt độ giữa mùa đông và mùa hè tương đối lớn. Xen giữa các cánh cung là các dòng sông lớn như: sông Thương, sông Gâm, sông Lô, sông Chảy, sông Hồng (chảy xuôi về đồng bằng Bắc bộ), sông Kỳ Cùng, sông Bằng Giang (đổ về các dòng sông ở Trung Quốc). Các con sông cùng với hệ thống suối, khe, hàng năm cung cấp thêm lượng phù sa làm giàu chất đất, đồng thời cung cấp nguồn nước tưới tiêu cho các cánh đồng thung lũng, góp phần điều tiết nước, ổn định khí hậu cho các địa phương. Lưu lượng nước ở các dòng sông dao động theo mùa rõ rệt, mùa khô nước cạn, mùa mưa nước lũ, chảy xiếtẾ Vào mùa nước lũ, các dòng sông hung dữ, nhiều khi là tác nhân phá hoại sản xuất và cuộc sống của cư dân. III. ĐẶC ĐIỂM LỊCH s ử , VĂN HOÁ TỘC NGƯỜI • • / ♦ 1. Lịch sử tộc người Dân tộc Nùng ở Việt Nam nói ngôn ngữ Tày - Thái. Người Nùng có nhiều nhóm địa phương, nhưng tộc danh Nùng là tên gọi thống nhất của đồng bào. Ở mỗi địa phương, đồng bào đều ý thức rất rõ ràng về nhóm tộc người của mình: Nùng Phàn Slình, Nùng An, Nùng Cháo, Nùng Giang, Nùng Lòi, Nùng Inh, Nùng Dín, Nùng Quý Rỉnề Nguồn gốc của dân tộc Nùng ở Việt Nam có hai bộ phận. Bộ phận thứ nhất: hai tộc người Tày, Nùng có chung 379
  9. cội nguồn, thuộc nhóm Âu Việt, cư trú ở Bắc Việt Nam và Hoa Nam Trung Quốc, chủ nhân của vương quốc Âu Lạc, đứng đầu là Thục Phán An Dương Vương (thế kỷ III trước Công Nguyên), cư trú ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, được coi là cư dân bản địa. Bộ phận thứ hai là một số nhóm Nùng có tộc danh xác định ở cấp độ các nhóm địa phương mới di cư vào Việt Nam cách đây 300 - 400 năm. Dân tộc Nùng ồ Việt Nam có nhiều nhóm địa phương khác nhau, tên gọi các nhóm Nùng thường được phân biệt theo bốn tiêu chí, đó là: - Gọi theo tên nghề nghiệp và không biết quê hương cũ của mình như: Nùng Nấm (Người Nùng làm ruộng nước), Nùng Sủi mọt (người trồng mía)... - Gọi theo tên địa phương trước khi di cư vào Việt Nam. Theo Cao Bằng tạp chí có tối 13 ngành Nùng khác nhau như: Nùng Nấm (bản xứ), Nùng An đến từ Châu An Kết, Nùng Inh đến từ Long Anh, Nùng Lòi đến từ Hạ Lôi, Nùng Chu đến từ Hà Đông, Nùng Phàn Slình đến từ Vạn Thành, Nùng Hán Xích đến từ La Hồi, Nùng Khen Lài đến từ An Bình, Nùng sẻng đến từ Dưỡng Lợi, Nùng Gửi đến từ Trấn An, Nùng Vảng (Bản xứ), Nùng Giang Viện đến từ Quy Thuận, Nùng Si Kết đến từ Tứ Kết. Qua nghiên cứu thực tế gia phả của người Nùng An, Nùng Phàn Slình ở 4 địa điểm: Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn và Thái Nguyên, chúng tôi biết được: Bộ phận người Nùng Phàn Slình cư trú tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên có nguồn gốc di cư từ Quảng Tây - Trung Quốc vào Văn Quan 380
  10. và Bình Gia - Lạng Sơn rồi tiến xuống định cư ở Thái Nguyên. Hiên nay nhiều gia đình người Nùng Phàn Slình ở xã Hoà Bình vẫn có quan hệ họ hàng với ngưòi Nùng Phàn Slình ở huyện Văn Quan và huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn. Họ đều nhận rằng: Tổ tiên của mình đến từ vùng Châu Vạn Thành (Trung Quốc); người Nùng ở Bắc Kạn di cư từ Cao Bằng xuống và Lạng Sơn sang, người Nùng Yên Bái chủ yếu di cư từ Cao Bằng. Qua khảo sát chúng tôi thấy rằng: Việc ý thức nguồn gốc tộc người của đồng bào Nùng khá rõ ràng, ý thức đó được thông qua gia phả và chính sự giáo dục trong gia đình, dòng họ và cộng đồng. - Gọi theo tên tù trưởng của tộc mình : Nùng Dín (tên tộc trưởng Nùng A Dín) hoặc cả tên một dòng họ lớn như: Nùng Tồn Phúc, Nùng Trí Cao. - Gọi theo đặc điểm trên trang phục , chẳng hạn như: Nùng Khen Lài có ống tay áo trang trí bằng vải khác màu; Nùng Hu Lài đội khăn chàm có đốm trắng, Nùng Slửa Tỉn mặc áo ngắn chấm hông. Tuy nhiên trên thực tế hiện nay, một số nhóm Nùng đã hoà vào nhau, hay chuyển hoá từng bộ phận do quá trình cộng cư lâu đời. Một số nhóm khác như Nùng Hua Lài, Nùng Khen Lài, Nùng Cúm Cọt (Nùng Giang) thực chất đều thuộc nhóm Nùng Phàn Slình. Vì vậy, chúng tôi không nghiên cứu hôn nhân và gia đình của tất cả các ngành nhóm Nùng, chỉ tập trung vào một số nhóm như: Nùng Phàn Slình, Nùng An, Nùng Cháo, Nùng Inh, Nùng Lòi, Nùng Giang, Nùng Dín. 381
  11. 2. Đặc điểm kinh tế tộc người a) Trồng trọt Kinh tế truyền thống của các nhóm Nùng là sản xuất nông nghiệp trồng trọt, nguồn sống chủ yếu dựa vào canh tác lúa nước. Từ lâu cư dân các nhóm Nùng đã có kinh nghiệm canh tác ruộng nước, kỹ thuật canh tác khá cao, sử dụng cày bừa trong khâu làm đất, sử dụng nguồn phân chuồng bón ruộng, để tăng năng suất cây trồng. Đồng bào tuân thủ chặt chẽ yếu tố thời vụ. Ở mỗi vùng, nông lịch của đồng bào Nùng cũng có thay đổi đôi chút, tuỳ theo giống cây trồng, chẳng hạn ở Cao Bằng, Lào Cai': tháng 1, trồng mạch ba góc; tháng 2 trồng ngô rẫy, trỉa ngô ruộng, trồng mía, gieo đỗ tương, trổng chàm nhuộm; tháng 3 vun ngô, trồng bông, trồng vừng, vãi đỗ, làm cỏ mía, trồng đậu * đũa, bừa ruộng, gieo mạ lúa; tháng 4 cấy lúa; làm cỏ mía, thu hoạch mạch ba góc; tháng 5 tiếp tục cấy lúa, thu hoạch ngô ruộng, đỗ tương, đậu đũa; tháng 6 thu hoạch ngô rẫy, trồng ngô vụ đông, gieo đỗ tương, đỗ xanh, trồng chàm nhuộm, gieo lạc, trổng khoai; tháng 7 làm cỏ các loại đỗ, khoai, lạc, trồng cải bắp và su hào, vun ngô, làm cỏ ruộng; tháng 8 làm cỏ các loại hoa màu, thu hoạch bông, trồng các loại cải bắp, su hào, hành tỏi; tháng 9, 10 thu hoạch lúa và các loại hoa màu, ngô đông, trồng khoai tây; tháng 11, 12 thu hoạch ngô đông, mía, đỗ, vừng, khoai tây. Đồng bào Nùng ở Thái Nguyên gieo mạ vụ hè thu vào tháng 3, cấy ỉúa vào tháng 5, thu hoạch khoảng tháng 8 đến tháng 10. Ngoài vụ hè thu, hiện nay còn cấy thêm vụ chiêm vào khoảng 382
  12. đông chí, thu hoạch vào khoảng tháng tư. Việc chọn cấy giống lúa nếp hay lúa tẻ phù hợp với từng loại đất được đổng bào quan tâm thường xuyên. Bên cạnh việc canh tác lúa nước, nương rẫy đóng vai trò kinh tê' quan trọng trong đời sống của đồng bào Nùng. Kỹ thuật canh tác nương rẫy của đồng bào đã đạt đến trình độ nhất định, chỉ cần nhìn vào màu đất, địa thế và độ ẩm, người ta có thể định được cây trồng thích hợp. Nếu đất có màu đen thì gieo lúa; nếu nương lẫn đá có độ phì cao dành để trồng ngô, đỗ sẽ chắc hạt; đối với những nương hốc đá sẽ trồng bầu bí, xen kẽ với các loại rau. Cách canh tác xen canh gối vụ làm đất không bị bỏ hoang hoá, trở thành nương thâm canh, góp phần hạn chế việc chặt phá, đốt rừng làm nương rẫy, huỷ hoại môi trường sống. Để phòng sâu, kiến phá hoại lúa, bảo đảm cho cây mọc đều, đồng bào có kinh nghiệm trộn tro vào hạt giống rồi mới gieo hạt. Trên nương ngoài một vụ lúa nương, đồng bào Nùng còn trồng các loại cây như: ngô, khoai, đậu, bầu, bí, khoai, ngô, lạc, vừng... để tăng sản lượng lương thực và tăng độ mùn cho đất. Ở vùng cư trú của một số nhóm Nùng, như Nùng Dín (Lào Cai), Nùng Ư (Hà Giang), Nùng An (Cao Bằng), đồng bào còn biết kè các bờ đá xung quanh đám ruộng, rẫy của mình, để trâu bò không phá hoại hoa màu cũng như chống rửa trôi đất. Đây có thể coi là một trong những kinh nghiệm quán trọng trong việc cải tạo và chinh phục đất đai vùng đồi núiể 383
  13. Hình thức kinh tế vườn của người Nùng cũng khá phổ biến, nhà nào cũng có vườn gần nhà với các loại cây như: dọc mùng, chuối, rau thơm. Một số nhà trồng thêm cây ăn quả như hồng xiêm, đu đủ, mơ, mận... Ở nhiều nơi, đồng bào còn có vườn xa nhà, để trồng các loại: rau, củ, quả, xen canh với mía và ngôể Đây là loại vườn khá đa dạng về chủng loại, cung cấp nguồn thức ăn chính trong gia đình. Đồng bào Nùng cũng như nhiểu tộc người vùng thung lũng đã biết tận dụng nguồn nước tưới, sáng tạo ra những chiếc cọn quay, các đập tràn thuỷ lợi, mương, phai, lái, lín dẫn thuỷ nhập điền; những cối giã gạo vận hành bằng sức nước, giảm bớt sức lực con ngườiẻ Đặc biệt những năm gần đây, đồng bào còn tận dụng nguồn năng lượng nước xây dựng những trạm thuỷ điện nhỏ phục vụ đời sống và sản xuất. Điều đáng tiếc là hệ thống cọn quay cũng như những chiếc cối giã gạo bằng sức nước ngày càng hiếm, chỉ có đồng bào ở vùng sâu vùng xa, giao thông khó khăn mới vận hành cọn quay đưa nước tưới mộng, còn đại đa số đồng bào đều sử dụng máy bơm và máy xát gạo. Trong quá trình canh tác, đồng bào Nùng hết sức chú ý đến khâu làm cỏ bón phân, và diệt trừ sâu bệnh bằng cách dùng vôi bột hay phân gà trộn tro bếp vãi lên lá vào sáng sớm, lúc hạt sương còn ướt lá. Ngày nay, đồng bào phổ biến dùng các loại thuốc hoá học phòng trừ sâu bệnh. Trước đây, việc thu hoạch lúa ruộng chủ yếu dùng liềm, cắt xong gom thành đống, sau đó dùng néo “phạt chèo” đập lúa vào loóng hay cót quây tại ruộng. Ngày nay, đổng bào đã dùng máy tuốt lúa, giảm bớt công sức lao động. 384
  14. b) Chăn nuôi Đồng bào Nùng chăn nuôi trâu, bò, dê, lợn, gà, vịt, ngỗng... theo hướng kinh tế gia đình. Phương pháp chăn nuôi trâu bò chủ yếu là chăn thả có chủ đi kèm trông nom để không phá hoại mùa màng, chiều tối mới lùa về chuồngẽ Mỗi hộ thường nuôi từ vài con đến vài chục con trâu, bò, để lấy sức kéo, phân bón và bán. Ngoài ra, đổng bào còn chăn nuồi lợn và hàng chục đến hàng trăm con gia cầm khác, phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày và các dịp lễ, tết, hội hè, cưới xin, tang ma, sinh nhậtẵ.. trong năm. Trước kia đàn gia súc gia cầm thường nhốt dưới gầm sàn, ngày nay ở nhiều nơi chuồng trại chăn nuôi đã được làm tách ra ở những khu riêng biệt, bảo đảm vệ sinh môi trường chung. Tuy nhiên, một bộ phận người Nùng ở các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn vẫn nhốt gia súc dưới gầm sànẽ Ở những nơi gần nguồn nước đồng bào Nùng đào ao thả cá, tận dụng nguồn cỏ tự nhiên hoặc phân chuồng, làm thức ần kho cá để nâng cao sản lượng. Nhờ có chính sách khuyến nông, hỗ trợ vốn vay của Nhà nước thông qua các hội, các tổ chức quần chúng để phát triển sản xuất, thu nhập bình quân của các hộ gia đình Nùng ở các địa phương đều đạt trên 500 kg lương thực có hạt trên mỗi đầu người/năm, có nơi đạt trên 600 kg/người/năm hoặc hơn mức này. c) Kinh tế tự nhiên Hái lượm, săn bắn là hình thái kinh tế cổ xưa nhất, vẫn được đồng bào Nùng áp dụng trong nền kinh tế hiện nay. Do 385
  15. đân số tăng nhanh, khai thác nguồn lợi tự nhiên một cách tự phát, của cư dân địa phương trong suốt nhiều thập kỷ qua, các loài thú quý hiếm như hổ, báo, gấu, hươu, nai, lợn rừng... gần như đã mất hết, chỉ còn lại một số loài động vật nhỏ như cầy, cáo, nhím, dúi, tê tê,... Hiện nay, việc săn bắn vẫn diễn ra lẻ tẻ, bằng các phương tiện hiện đại như súng trường, súng hơi... Việc thu hái các loại măng, rau rừng, nấm, mộc nhĩ, mật ong... vẫn được tiến hành thường xuyên. d) Các nghê thủ công Trước đây, các nghề thủ công truyền thống như: dệt, rèn, làm giấy bản, làm ngói, mộc và đan lát của người Nùng khá phát triển. Nổi bật nhất là nghề trồng bông, dệt vải, nhuộm chàm để tự túc vải mặc trong gia đình. Hầu như mọi gia đình Nùng đều có khung dệt vải, thậm chí số khung dệt tính theo số lượng con gái trong gia đinh. Sản phẩm dệt đủ đáp ứng nhu cầu vải mặc trong mỗi gia đình. Ngày nay, do sự mở rộng của nền kinh tế thị trường, hàng hoá, vải vóc, quần áo công nghiệp tràn ngập các sạp hàng ở chợ xã, chợ huyện, giá cả phù hợp với người tiêu dùng, màu sắc và mẫu mã đa dạng, dễ mua, dễ chọn..ễ, nên phần lớn đồng bào đùng vải công nghiệp may y phục. Để dệt được một tấm vải thủ công truyền thống, chị em Nùng hầu như không còn thời gian rảnh rỗi để chăm sóc gia đình, con cái, trong khi đó yêu cầu sự phát triển của xã hội đòi hỏi mỗi người dân phải vươn lên phát triển sản xuất và tri thức, năng động, sáng tạo trong sản xuất, chăn nuôi làm giàu cho gia đình... Đó là những lý do đó đã khiến nghề dệt vải của người Nùng bị mai một. 386
  16. Nghề rèn cũng trong tình trạng tương tự như vậy. Trước dây, đa số công cụ lao động sản xuất và sinh hoạt như: cuốc, liềm, hái, lưỡi rìu, dao, búa, lưỡi cày... đều do đồng bào ở các thôn bản tự làm lấy. Hiên nay, các xã người Nùng không có lò rèn nữa. Có lẽ đo kinh tế hàng hoá phát triển, công cụ lao động bán sẵn ở ngay chợ xã, giá cả phải chăng, đồng bào chỉ cần bán chút ít nồng sản là có thể mua sắm công cụ đầy đủ cho gia đình. Tuy nhiên, nhóm Nùng An ò Phúc Sen, Quảng Uyên, Cao Bằng vẫn phát triển nghề rèn. Các lò rèn gia đình vẫn hoạt động đều và phát triển theo hướng hàng hoá, góp phần nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống, duy trì nghề truyền thống. Một số nghề thủ công đơn giản như đan lát, nghề mộc vẫn được duy trì trong đời sống cộng đổng, vl các ioại sản phẩm như bồ, cót, nong, nia... vẫn rất cần để phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng hàng ngày, bên cạnh đó, ở địa phương dồi dào nguồn nguyên liệu tre nứa, gỗ, dễ khai thác, đễ làm mà không tốn kém về kinh phí. Một số nhóm Nùng ở Cao Bằng, Lạng Sơn còn phát triển nghề làm hương, nghề làm giấy bản từ nguyên liệu tự nhiên như vỏ cây, vầu, nứa... để phục vụ nhu cầu học hành, tôn giáo tín ngưỡng; nhóm Nùng Dín, tỉnh Lào Cai còn phát triển nghề thủ công chạm khắc bạc để làm giàu. 3. Đặc điểm văn hoá tộc người a) Văn hoá vật chất - Làng bản , nhà cửa Bản của các nhóm Nùng phần lớn được xây dựng theo 387
  17. thế đất. Mỗi bản có vài chục nóc nhà, nằm dọc chân đồi hay dọc khe suối, trước bản thường là đất bằng làm ruộng, sau bản là đất dốc làm nương hay trồng cây công nghiệp. Cũng như nhiều nơi khác ờ vùng Đông Bắc Việt Nam, người Nùng tồn tại và phát triển trong mối quan hệ lưỡng hợp với người Tày, do vậy một bản có cả người Tày và Nùng cùng sinh sống là hiện tượng khá phổ biến. Mối quan hệ thân thiện, láng giềng, tối lửa tắt đèn có nhau. Một số nhóm như Nùng An (ở huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng), Nùng Phàn Slình (ở xã Hải Yến, huyện Cao Lộc, tinh Lạng Sơn), Nùng Dín (ở huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai) và một số nơi khác cư trú độc lập, có những xã có 99% người Nùng sinh sống. Mỗi bản người Nùng chia ra nhiều xóm. Mỗi xóm thường có một miếu thờ vị thần cai quản đấtễ Vào những dịp ỉễ, tết, bà con dân bản thường mang lễ vật ra miếu thổ công cầu cúng để tạ ơn và cầu xin thổ công diệt trừ sâu bệnh phá hoại mùa màng, cho dân bản có mùa màng bội thu. Trong bản, ngoài những khu đất đã được khai phá thuộc quyền sở hữu của các gia đình, diện tích đất còn ỉại chưa khai phá đều là sở hữu của làng. Việc sản xuất và khai thác các nguồn lợi tự nhiên cũng chỉ thực hiện trong phạm vi quản lý của bảnẾNgày nay, do chính sách giao đất, giao rừng đến từng hộ gia đình, việc sản xuất và khai thác các nguồn lợi thiên nhiên có phần thu hẹp theo phạm vi gia đình. Đồng bào Nùng quan niệm: “Rườn bưởng nả, mả bưởng lăng”, nghĩa là xây nhà ở trước người ta, đặt mộ phải ở sau 388
  18. mộ nhà khác. Hướng nhà tốt thì gia trung sẽ yên ổn, vị trí mộ đẹp, con cháu sẽ thịnh vượng, ăn nên làm ra. Tuy nhiên, nhà quay về hướng nào, phần lớn là do địa hình quyết định, điều quan trọng nhất là phía sau nhà phải có thế núi để dựa, gia trung mới vững chắcề Nhà ở của dân tộc Nùng có hai loại chính: nhà sàn và nhà đất. Phần lớn ở nhà sàn. Một bộ phận Nùng Phàn Slình, Nùng Inh, Nùng Dín ở các vùng Cao Lộc, Tràng Định, Văn Lãng (tỉnh Lạng Sơn), Yên Thế (tỉnh Bắc Giang), huyện Mường Khương (tỉnh Lào Cai) ở nhà trệt, trình tường, lợp. Đại bộ phận cư dân Nùng ở vùng lòng máng Sông Bằng, tỉnh Cao Bằng ở nhà trệt, tường xây bằng đá hoặc gạch cổ. Loại nhà xây bằng đá thường thấv ở Trùng Khánh, Cao Bằng, với niên đại từ một đến hai trăm năm. Loại nhà này, đồng bào dùng hoàng thổ trộn vôi, mật (đường) trộn cát làm chất kết dính thav vữa. Ngôi nhà sàn của người Nùng ở các địa phương đều có kiến trúc kiểu 4 mái, hai mái dài và hai mái đầu hổi ngắn. Thường nhà rộng từ 1 gian 2 chái, 3 gian 2 chái thậm chí 5 gian 2 chái. Mật độ cột, xà, xuyên, kèo, đòn tay đày đặc. Cấu trúc vì kèo tương ứng với 3 loại nhà: 4 hàng cột, 5 hàng cột, hoặc 7 hàng cột, loại nhà nhỏ ít hàng cột thường có từ 16 đến 30 cột. loại nhà to có tới 56 cột. Mái nhà lợp ngói âm dương hay ngói Đáp Cầu vách thưng bằng gỗ tấm theo chiều dọcễ Toàn bộ hệ thống khung, kèo, cột, vách, sàn đều được làm bằng gỗ tốt: Trai, đinh, nghiến... Hệ thống xuyên xà được bào trơn đóng bén, kết cấu chắc chắn, tạo cho ngôi nhà 389
  19. có độ bền vững, có thể sử dụng cho nhiều thế hệ nối tiếp sinh sống, có những ngôi nhà đã tồn tại 200 - 300 năm. Một đặc điểm chung rất dễ nhận thấy trong ngôi nhà của các nhóm Nùng, dù là nhà sàn hay nhà trệt, đều có bàn thờ tổ tiên và một gian buồng. Bàn thờ được đặt ở trên cao, chính giữa ngôi nhà. Trcn bàn thờ có dán một tờ giấy điều to, viết bằng chữ Hán, gọi ỉà “S/ớ Phi chỏ ” (Thờ ma tổ tiên)ẽ Bố trí mặt bằng ngôi nhà sàn giữa các nhóm Nùng ở các địa phương khá giống nhauế Trong nhà, chiều rộng thường chỉ bằng 3/4 chiều sâu, được bố trí theo 3 cấp độ sử dụng khác nhau: gầm sàn, sàn gác và mặt sàn. Gầm sàn là nơi để củi, nông cụ sản xuất và nhốt gia súc gia cầm. Sàn gác để cất trữ nông sản, lương thực, thực phẩm và những vật dụng cần được bảo quản khô ráo. Mọi sinh hoạt trong gia đình đều ở trên sàn. Mặt sàn lát ván, lát vầu, hay lát bằng cây trúc, tuỳ theo khả năng kinh tế của từng gia đình. Mặt sàn trong nhà được ngăn thành hai phần rõ rệt, vách ngăn nằm ở ngay hàng cột giữa chống tận nóc, để một lối thông giữa hai phần: phần trong có hai bếp, một bếp dùng nấu ăn và sưởi ấm thường đặt ở gian giữa, một bếp dùng để nấu cám lợn thường đặt ở gian bên, xung quanh đó để các dụng cụ chế biến, ãn uống, sinh hoạt. Trên bếp có một cái gác bếp treo lơ lửng gọi là “ăn xá” dùng để sấy thịt trâu, thịt nai làm thức ăn dự trữ. Những khoang còn lại của phần trong được ngăn thành buồng ngủ cho các phụ nữ trong gia đình. Phần ngoài, đặt bàn thờ tổ tiên tại gian chính giữa, dưới bàn thờ thường đặt một bàn uống nước hoặc đặt một hòm thóc. Hòm thóc 390
  20. thường là chiếc áo quan dự phòng cho người già trong gia đình, để mộc, không được sơn son. Trước bàn thờ có bịch thóc hoặc bàn ghế tiếp khách. Hai gian bên là chỗ ngủ của đàn ông. Khách đến chơi nhà, nếu là nam thì ngủ phần ngoài, nếu là nữ thì ngủ phần trong. Phía trước nhà còn có một sàn phơi, có cầu thang lên xuống cửa trước. Cầu thang lên xuống thường được bố trí tiện lợi cho việc đi lạiỂMặc dù khồng có quy định cụ thể, nhưng cầu thang lên nhà sàn của dân tộc Nùng thường có 2 chiếc, bố trí theo chiều dọc hoặc chiều ngang 2 gian đầu hồi nhà. Sàn phơi được làm thấp hơn sàn nhà một chút để phơi thóc, ngởặ quần áo... Trên một góc sàn phơi, rất nhiều gia đình Nùng còn ỉàm một bục gỗ đặt trên đó một bát hương bằng ống tre để thờ vị thần thổ địa, bảo vệ người và gia súc trong ngôi nhà. Đây cũng là nơi họp gia đình và nơi vui chơi của nam nữ thanh niên vào những đêm trăng sáng. Phía sau nhà, liền với cửa ra vào là sàn để nước. Người nhà và khách quen thường lên cửa sau qua bến rửa “slích má” rửa chân trước khi vào nhà. Tại đây có sẵn một loóng nước nhỏ. có hệ thống máng “nước lần” dẫn từ khe suối chảy vào ioóng suốt ngày đêm. Ngày nay, số lượng nhà sàn của dân tộc Nùng đang bị thu hẹp, thay vào đó, đồng bào thường làm những ngôi nhà đất trình tường hay xây gạch, chỉ có hai mái chính. Quan niệm và cách bố trí trong ngôi nhà cũng có sự thay đổi, tuy gian giữa vẫn là nơi tiếp khách, nơỉ đặt bàn thò, nhưng những người phụ nữ cao tuổi cũng có thể ngủ ở hai gian bên phần ngoài. Phần ngoài có kê thêm những chiếc bàn học tập 391
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2