intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các họ virus gây bệnh cho người (Kỳ 1)

Chia sẻ: Tu Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

311
lượt xem
90
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

VIRUS RNA — Picornaviridae: bao gồm virus polio (gây bệnh sốt bại liệt), virus coxsackie, virus echo, enterovirus, rhinovirus, virus viêm gan A. — Caliciviridae: tác nhân Norwalk, virus viêm gan E. — Togaviridae: virus rubella, virus viêm não ngựa miền đông và VVNN miền tây (Bắc Mỹ). — Flaviviridae: virus sốt vàng, virus dengue, virus viêm não St. Louis, virus viêm gan C và virus VGG. Coronaviridae: coronavirus. Rhabdoviridae: virus bệnh dại, virus viêm miệng mụn nước. Filoviridae: virus Marburg, virus Ebola. Paramyxoviridae: virus phó cúm, RSV (virus hợp bào hô hấp), virus bệnh Newcastle, virus quai bị, virus sởi. Orthomyxoviridae: virus cúm...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các họ virus gây bệnh cho người (Kỳ 1)

  1. Các họ virus gây bệnh cho người (Kỳ 1) VIRUS RNA — Picornaviridae: bao gồm virus polio (gây bệnh sốt bại liệt), virus coxsackie, virus echo, enterovirus, rhinovirus, virus viêm gan A. — Caliciviridae: tác nhân Norwalk, virus viêm gan E. — Togaviridae: virus
  2. rubella, virus viêm não ngựa miền đông và VVNN miền tây (Bắc Mỹ). — Flaviviridae: virus sốt vàng, virus dengue, virus viêm não St. Louis, virus viêm gan C và virus VGG. Coronaviridae: coronavirus. Rhabdoviridae: virus bệnh dại, virus viêm miệng mụn nước. Filoviridae: virus Marburg, virus Ebola. Paramyxoviridae: virus phó cúm, RSV (virus hợp bào hô hấp), virus bệnh Newcastle, virus quai bị, virus sởi. Orthomyxoviridae: virus cúm (A, B, C). Bunyaviridae: hantavirus, virus viêm não California, virus sốt ruồi cát. Arenaviridae: virus viêm màng mạch màng não lympho-bào (viêm màng não lymphô-bào cấp lành tính hay bệnh Armstrong), virus sốt Lassa, virus sốt xuất huyết Nam Mỹ. Retroviridae: HIV, HTLV.
  3. Reoviridae: rotavirus, reovirus, virus sốt ve Colorado. VIRUS DNA Hepadnaviridae: virus viêm gan B. Parvoviridae: parvovirus B19. Papovaviridae: HPV (human papillomavirus, bao gồm virus mụn cóc và mồng gà), polyomavirus (JC, BK). Adenoviridae: adenovirus. Herpesvirudae: virus herpes 1 và 2, VZV (virus zona-thủy đậu), virus Epstein-Barr, cytomegalovirus, virus herpes 6, 7 và 8. Poxviridae: virus đậu mùa, virus Orf, virus u mềm lây (molluscum contagiosum). CÁC VIRUS MỚI NỔI LÊN
  4. Trong các thập niên gần đây, người ta chứng kiến sự xuất hiện nhiều virus mới, như HIV và SARS. Nhưng các nhà khoa học nói rằng các tác nhân này có thể đã hiện hữu từ lâu, từng gây nhiễm cho người hay vật, nhưng ngày nay chúng mới có cơ hội hoành hành rộng rãi - do con người xâm phạm các khu rừng nhiệt đới, sự gia tăng du hành quốc tế, bùng nổ dân số tập trung ở các quốc gia đang phát triển, các yếu tố khí hậu, và sự đột biến của virus. Các nhà virus học ức đoán rằng HIV, virus gây bệnh AIDS, cũng có thể rơi vào loại này - nó xâm nhập vào con người qua tiếp xúc với loài khỉ ở Trung Phi, và có thể nó đã có mặt ở quần thể khỉ từ khoảng 50.000 năm nay. Các virus khác mới nổi lên bao gồm: virus xuất huyết như Ebola, Marburg, Hanta; các virus giống dại Mokola và Duvenhage; virus Junin và Lassa lây truyền từ loài gặm nhấm; virus Nipah lây từ heo; cúm H5N1 từ chim và gia cầm; và virus sốt xuất huyết dengue do muỗi truyền. Khoảng 30 căn bệnh như vậy đã làm chết hàng chục triệu người - chưa nói đến sự trỗi dậy những mối họa cũ, như bệnh lao và viêm gan B, C. Ba mươi năm trước, không ai nghĩ đến một tình hình phức tạp như hiện nay. Khoa học y học lúc ấy đang có những bước tiến vượt bậc chưa từng thấy, và bệnh đậu mùa đã được loại trừ. Nhưng trong khi người ta lạc quan với những thắng lợi trước mầm bệnh, thì các đại đô thị, các nhà máy chăn nuôi, máy bay phản lực và ngân hàng máu đã mở ra những đại lộ mới cho các bệnh nhiễm trùng, đặc biệt là bệnh nhiễm virus. Rất nhiều trong số các mặt cải tiến, tăng cường tiện
  5. nghi cho cuộc sống cũng làm cho nó trở nên nguy hiểm hơn: đó là mặt trái của tiến bộ kinh tế - kỹ thuật. Trong số các nguyên nhân phát sinh bệnh, các nhà sinh thái nhận thấy tầm quan trọng lớn lao của tác động từ bàn tay con người. Bất kỳ hoạt động nào gây xáo trộn môi trường thiên nhiên đều có thể làm tăng tính di động của các tác nhân gây bệnh. Vào những năm 1980, khi các nông dân ở Venezuela khai hoang hàng triệu công đất rừng để biến thành đất trồng, thì các nông trại đã thu hút nhiều người cũng như nhiều chuột, và loài gặm nhấm đã đem đến virus Guanarito, một tác nhân nguy hiểm gây sốt, xuất huyết và gây sốc khiến một phần ba số bệnh nhân tử vong. Năm 1999, những người Malaysia nuôi heo gặp tình huống tương tự khi họ mở rộng đất nông trại tại các khu rừng; các con dơi ăn trái rừng bắt đầu sống bám vào các rui trần nhà, và chúng thả vào nước uống của heo một tác nhân gây bệnh mà các nhà khoa học sau đó đã nhận diện và đặt tên là virus Nipah; các con heo nhiễm bệnh ho thật lớn, vang rất xa (“tiếng ho một - dặm”), qua đó truyền virus sang cho người, gây nên một bệnh viêm não nặng làm chết 40% số bệnh nhân. Cơn bộc phát viêm não chỉ kết thúc sau khi chính quyền Malaysia cho đóng cửa tám nông trại và hạ thủ một triệu heo. Không phải rừng nhiệt đới là nguy hiểm, mà chính sự tác động không cân nhắc làm xáo trộn hệ sinh thái và gây rủi ro cho sức khỏe con người, dù là ở Đông
  6. Nam Á, lòng chảo Amazon hay ở Hoa Kỳ. Khi các nông dân Mỹ khai phá các khu đất rừng ở bang Connecticut, các thú săn mồi như rắn, cáo và linh miêu biến mất, tạo điều kiện cho loài chuột chân trắng cùng các con ve của chúng sinh sôi mạnh bất thường, và khi ve hút máu, chúng truyền vi khuẩn Borrelia burgdorferi cho con người, và bệnh Lyme đã xuất hiện lần đầu tiên ở nơi đây, vào năm 1975. Gần đây hơn, ở bang New Mexico, người ta bắt đầu ghi nhận những ca chết đột ngột vì một hội chứng hô hấp, mà các nhà khoa học đã phải bỏ ra hàng tháng làm việc miệt mài để tìm ra thủ phạm: một thành viên mới của họ hantavirus, vốn là những virus của chuột đôi khi lây lan cho người qua không khí sau khi được thải ra trong nước tiểu loài gặm nhấm. Các cơn bộc phát hantavirus ở người trước đó chỉ xảy ra ở châu Á dưới dạng một hội chứng thận, vậy tại sao hantavirus lại gây bệnh phổi ở Mỹ? Các nhà khoa học tin rằng chuột đã mang virus từ lâu nhưng chưa bao giờ chúng đông đúc đến mức có thể gieo rắc những liều gây bệnh cho con người. Sự mất cân bằng sinh thái - dẫn đến bùng nổ số lượng chuột - còn do sự biến động khí hậu từ hiện tượng El Nino và sự nóng lên của Địa cầu. Điều may mắn là không phải ở đâu con người cũng làm cho bệnh lây lan được! Ngay khi một vi sinh vật nhảy từ chủng loài này sang chủng loài khác, ký chủ mới nhiều khi lại là điểm kết thúc. Cả virus Nipah lẫn Guanarito và hantavirus đều không lây truyền từ người sang người. Cả H5N1 cũng vậy - cho tới nay! Sau khi virus Ebola nhảy từ khỉ sang người, nó thường đi xuyên qua một gia đình, một cộng đồng nhỏ hay một bệnh viện trước khi tự cháy rụi.
  7. Nhưng điều này không xảy ra với HIV: nó vẫn lây lan không ngừng nghỉ sau ba thập niên lây truyền từ người sang người. Kể từ khi nhảy sang người từ loài tinh tinh, HIV đã gây nhiễm cho 70 triệu người, trong đó một nửa vẫn còn sống và tiếp tục là nguồn lây lan. Hiện tượng HIV/AIDS không phải là do thay đổi khí hậu, mà là do chính con người tự đặt mình vào lộ trình của virus, dịch chuyển nó giáp vòng địa cầu. Và chúng ta luôn trong tư thế thích hợp để làm lại điều ấy lần nữa, như việc khiến cho bệnh cúm lan truyền theo tốc độ máy bay phản lực! Các kỹ thuật y học như tiêm chích, truyền máu, thông mạch và ghép tạng làm tăng nguy cơ lây lan các bệnh qua đường máu như AIDS và viêm gan C,B. Kỹ thuật chăn nuôi hiện đại làm phát sinh bệnh bò điên và bệnh CJD (Creutzfeldt-Jacob disease) ở người. HIV sinh ra từ SIV của loài khỉ: HIV-1 từ tinh tinh, HIV-2 (nhẹ hơn và ít gặp hơn) từ khỉ đen mangabey, mà có lẽ các thợ săn châu Phi đã nhiễm phải khi xẻ thịt con mồi rồi lây truyền nó qua hoạt động tình dục. Lẽ ra cái tai nạn do săn thú này chỉ là một mối bất hạnh cục bộ, một bộc phát bệnh trong phạm vi vài làng mạc của một nước châu Phi. Nhưng nó đã biến thành một cuộc tàn sát kinh hồn, không chỉ vì đó là một tác nhân mới, mà còn do sự phát triển mạnh chưa từng thấy các hệ thống đường sá, sân bay, đô thị, sự phá vỡ các truyền thống xã hội, sự ra đời các ngân hàng máu, việc dùng chung kim tiêm… Các yếu tố này làm nên sức công phá mãnh liệt của HIV và tạo điều kiện cho những tác nhân gây bệnh khác lan tràn và len lỏi vào mọi chốn trên hành tinh.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2