intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN KHI SỬ DỤNG MÁY TÍNH_CHƯƠNG 3

Chia sẻ: Nguyen Phuong Anh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:0

100
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo tài liệu 'các khái niệm cơ bản khi sử dụng máy tính_chương 3', công nghệ thông tin, phần cứng phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN KHI SỬ DỤNG MÁY TÍNH_CHƯƠNG 3

  1. Chương 3 Phần mềm 3.1 Các kiểu phần mềm 3.1.1 Phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng Hệ điều hành Hệ điều hành là một chương trình đặc biệt, được tải một cách tự động khi máy tính khởi động. Hệ điều hành cho phép quản lý mọi hoạt động của phần mềm và phần cứng máy tính. Hệ điều hành đầu tiên dành cho máy tính PC chính là MS DOS (Microsoft Disk Operating System). Hệ điều hành này bao gồm những chức năng rất cơ bản và người dùng cần phải hiểu một chút về máy tính. Giao diện của hệ điều hành DOS không thân thiện lắm với người sử dụng bởi hệ điều hành này không cung cấp giao diện đồ họa tương tác mà chỉ có thể giao tiếp với máy tính thông qua câu lệnh điều khiển. Sau đó Microsoft giới thiệu Windows và ngày nay hệ điều hành này đã được sử dụng rộng rãi trong PC. Có nhiều phiên bản hệ điều hành Windows khác nhau, phiên bản đầu tiên của Windows được gọi là Windows 3.1. Phiên bản này mạnh hơn DOS và dễ sử dụng bởi nó đa nhiệm và có hỗ trợ giao diện người sử dụng. Người dùng có thể sử dụng bàn phím để nhập liệu và chuột để ra lệnh, điều khiển các thực đơn…Các phiên bản về sau này của Windows gồm Windows 95, Windows NT, Windows 98, Windows 2000, Windows XP và Windows 2003. Các phiên bản của Microsoft Windows hầu hết là trông giống nhau và tất cả đều dễ sử dụng hơn Windows 3.1 rất nhiều. Hình minh họa là biểu tượng của hai hệ điều hành nổi tiếng và thông dụng hiện nay, bên trái là biểu tượng Hệ điều hành Windows XP của Microsoft, bên phải là biểu tượng của Hệ điều hành mã nguồn mở Linux. Hình 3.1.1.1 (Biểu tượng Windows XP và Linux) Chương trình ứng dụng • Chương trình ứng dụng là các phần mềm chạy trên nền của điều hành. Các chương trình ứng dụng giúp cho công việc hàng ngày của người dùng được tự động hóa. Ví dụ chương trình xử lý văn bản, bảng tính, cơ sử dữ liệu và các chương trình đồ hoạ. Tại sao hàng năm luôn xuất hiện các phiên bản mới • Việc xuất hiện các phiên bản mới của các phần mềm hàng năm do nhiều lý do khác nhau. Phía nhà sản xuất luôn cần hoàn thiện sản phẩm của mình, sao cho ít lỗi hơn, mềm dẻo hơn và mang nhiều đặc trưng hơn. Ngoài ra, nhu cầu của con người ngày càng cao, người dùng luôn mong chờ sản phẩm mới có nhiều chức năng và tiện ích hơn. Cũng có trường hợp người dùng chưa sử dụng hết các chức năng của phiên bản cũ thì phiên bản mới đã ra đời. Tuy nhiên, theo xu thế phát triển chung, việc ra 25
  2. đời phiên bản mới của phần mềm là điều tất yếu, chừng nào thị trường còn chấp nhận nó. Muốn biết mình đang sử dụng phần mềm phiên bản gì, thông thường người dùng có thể nhấn vào thực đơn Help và nhấn vào About. 3.2 Hệ điều hành 3.2.1 Các chức năng chính của hệ điều hành.Một số hệ điều hành thông dụng Hệ điều hành • Hệ điều hành là một chương trình đặc biệt, được tải một cách tự động khi máy tính khởi động. Hệ điều hành cho phép người dùng có thể sử dụng các đặc tính ưu việt của máy tính hiện đại mà không cần học tất cả chi tiết phần cứng làm việc như thế nào. Có một số hệ điều hành khác nhau đang được sử dụng rộng rãi. Máy tính IBM PC được sản xuất vào năm 1981 sử dụng hệ điều hành đầu tiên có tên gọi là DOS (Disk Operating System). Hệ điều hành này rất cơ bản và người dùng phải hiểu một chút về máy tính mới có khả năng vận hành do đặc trưng của hệ điều hành này là giao diện dòng lệnh (Command Prompt) nên không thân thiện lắm với người sử dụng. Sau đó Microsoft giới thiệu Windows và ngày nay hệ điều hành này đã được sử dụng rộng rãi trong PC. Có một số các loại Windows khác nhau, phiên bản đầu tiên của Windows được gọi là Windows 3.1. Phiên bản này mạnh hơn DOS và dễ sử dụng do có giao diện người sử dụng có nghĩa là người dùng có thể điều khiển bằng chuột tác động vào các thực đơn hoặc các biểu tượng. Các phiên bản về sau này của Windows gồm Windows 95, Windows NT, Windows 98, Windows 2000, Windows XP và Windows Longhorn. Các phiên bản của Microsoft Windows hầu hết là trông giống nhau và tất cả đều dễ sử dụng hơn Windows 3.1 rất nhiều. IBM cũng đưa ra một hệ điều hành có tên gọi là OS/2 nhưng hệ điều hành này không được phổ dụng cho lắm và chỉ được sử dụng trong một số ít các công ty . UNIX và Linux cũng là các hệ điều hành có thể chạy trên PC. Các loại máy tính khác như những máy được sản xuất bởi Apple có hệ điều hành đặc thù riêng. • Tham khảo thêm thông tin tại các website sau để biết chi tiết về các hệ điều hành thông dụng hiện nay : Microsoft Windows: Microsoft: http://www.microsoft.com IBM OS/2 : http://www.ibm.com/software/os/warp Linux: http://www.www.linux.org UNIX: http://www.www.unix.org 3.3 Phần mềm ứng dụng 3.3.1 Một số phần mềm thông dụng và các ứng dụng. Chương trình ứng dụng (Application Programs) 26
  3. • Chương trình ứng dụng là chương trình được thực thi nhằm giải quyết một công việc nào đó theo nhu cầu của người dùng, sau khi hệ điều hành đã được khởi động. Ví dụ chương trình xử lý văn bản nhằm giúp người dùng có thể viết thư, tạo báo cáo..., bảng tính giúp người dùng có thể tính toán số liệu, cơ sở dữ liệu giúp người dùng tổ chức thông tin và các chương trình đồ hoạ giúp cho người dùng có thể xem ảnh, xử lý ảnh... Chương trình xử lý văn bản (Word processing) • Chương trình xử lý văn bản (như Microsoft Word) cho phép người dùng có thể tạo ra các bức thư hoặc các văn bản một cách dễ dàng. Không những cung cấp chức năng cho phép người dùng nhập vào các ký tự, chương trình xử lý văn bản còn cho phép người dùng sửa chữa các ký tự nhập vào không đúng và có thể in ra sau khi đã chỉnh sửa hoàn tất... • Có rất nhiều các chương trình xử lý văn bản, tiêu biểu như MS Word trong bộ ứng dụng tin học văn phòng (Office) của Microsoft, Lotus Word Pro của hãng Lotus và WordPerfect của hãng Corel... • Thông tin chi tiết có thể tham khảo trên các website Microsoft Word http://www.microsoft.com/office/word/default.htm Lotus Word Pro http://www.lotus.com/home.nsf/welcome/wordpro WordPerfect http://www.corel.com/Office2000 Chương trình bảng tính (Spreadsheets) • Chương trình bảng tính (như Microsoft Excel) cho phép người dùng có thể tính toán thu nhập, chi tiêu của một công ty và từ đó tính toán cân đối. Chương trình bảng tính cho phép người dùng có thể xây dựng loại dự án về tương lai của công ty và dự báo giá cả thay đổi sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty như thế nào... cũng như rất nhiều các chức năng tiện ích khác như tạo biểu đồ, tham chiếu giá trị... • Thông tin chi tiết có thể tham khảo trên các website Microsoft Excel http://www.microsoft.com/office/excel Lotus 123 http://www.lotus.com/home.nsf/welcome/lotus123 Chương trình cơ sở dữ liệu (Databases) • Chương trình cơ sở dữ liệu (database), ví dụ như chương trình Microsoft Access, cho phép người dùng có thể tạo mới thông tin, lưu trữ thông tin và sau đó có thể sử dụng các thông tin đó theo các nhu cầu khác nhau. Sở dĩ có thể làm được như vậy là vì phần mềm CSDL cho phép lưu trữ thông tin theo cấu trúc, giúp cho việc truy xuất thông tin dễ dàng và khoa học. • Thông tin chi tiết có thể tham khảo trên các website 27
  4. Microsoft Access http://www.microsoft.com/office/access Lotus Approach http://www.lotus.com/home.nsf/welcome/approach Chương trình trình diễn (Presentation) • Chương trình trình diễn, như Microsoft PowerPoint, cho phép người dùng tạo ra các bản trình chiếu chuyên dụng, sau đó có thể được sử dụng để trình chiếu bằng máy chiếu qua đầu (overhead) hoặc kết nối với máy chiếu chuyên dụng (projector) để trình diễn trước đông người. Sử dụng phần mềm trình diễn, người dùng có thể hiển thị trực tiếp bản trình bày của mình lên màn hình máy tính hoặc lên bảng trắng nhờ máy chiếu projector. • Thông tin chi tiết có thể tham khảo trên các website Microsoft PowerPoint http://www.microsoft.com/office/powerpoint Lotus Freelance http://www.lotus.com/home.nsf/welcome/freelance Duyệt web (Web browsing) • Các ứng dụng duyệt web cho phép người dùng có thể truy xuất, hiển thị và tương tác với World Wide Web (WWW). • Thông tin về các phần mềm duyệt web tiêu biểu có thể xem tại: Microsoft Internet Explorer http://www.microsoft.com/ie Netscape Navigator / Communicator http://www.netscape.com Thiết kế web (Web authoring) • Các ứng dụng thiết kế web là các phần mềm giúp cho mọi người có thể thiết kế một trang web một cách dễ dàng. • Thông tin về các phần mềm thiết kế web tiêu biểu có thể xem tại: Microsoft FrontPage của hãng Microsoft http://www.microsoft.com/frontpage Macromedia Dreamweaver: http://www.macromedia.com/software/dreamweaver/ 3.4 Giao diện đồ họa người dùng 3.4.1 Thuật ngữ giao diện đồ họa người dùng (GUI) Thế nào là giao diện đồ họa người dùng? • Giao diện đồ họa người dùng (GUI) là một phần của hệ điều hành, cho phép hiển thị cửa sổ, các chức năng kéo thả các thực đơn, và cho phép người dùng điều khiển máy tính bằng chuột . Xu hướng ngày nay là hầu hết các hệ điều hành đều có sử dụng giao diện đồ họa do tính dễ dung và khả năng tương tác với người dùng cao. Ví dụ về hệ điều hành sử dụng GUI là Windows, Linux, OS/2 ... 28
  5. Ưu điểm của GUI • GUI khiến cho hầu hết các chương trình trông tương tự nhau và cách thức xử lý các đối tượng cũng khá giống nhau nên khi người dùng chuyển từ một chương trình được cung cấp bởi một nhà sản xuất này tới một chương trình được cung cấp bởi một nhà sản xuất khác người đó sẽ thấy việc chuyển đổi khá dễ dàng. • GUI cũng cho phép các lập trình viên dễ dàng viết chương trình theo các quy tắc giao diện nhất quán. 3.5 Phát triển hệ thống Thế nào là phát triển hệ thống • Đây là một thuật ngữ được sử dụng để mô tả cách thức các hệ thống, phần mềm từ lúc chuẩn bị triển khai tới lúc xác định, mã hoá, kiểm thử và phân phối cho người sử dụng 3.5.1 Các quá trình phát triển hệ thống máy tính Thế nào là một chu trình phát triển hệ thống • Hầu hết các dự án công nghệ thông tin làm việc trong một chu trình. Bước đầu tiên là phân tích nhu cầu người dùng . Công việc này thường được thực hiện bởi một hệ thống phân tích chuyên nghiệp, cho phép hỏi và tìm hiểu người sử dụng chính xác họ muốn hệ thống làm gì. Bước tiếp theo là bước lên kế hoạch và chỉ ra các công việc sẽ được thực hiện trên hệ thống máy tính thực tế như thế nào. Lập trình viên sẽ lấy các chỉ tiêu kỹ thuật từ phần phân tích hệ thống và sau đó mã hóa, chuyển thành các chương trình máy tính . Bước tiếp theo là vận hành thử và kiểm tra, rà soát lỗi, bổ sung đánh giá, nhu cầu. Bước cuối cùng giới thiệu hệ thống mới và phát hành sử dụng. Phía người dung sẽ bắt đầu sử dụng hệ thống, đánh giá và gợi ý những cải tiến mới và quá trình được bắt đầu lại từ đầu. Có nhiều phương pháp luận xác định quy trình phát triển một hệ thống và thống thường ta sẽ thấy bốn giai đoạn được liệt kê dưới đây. Phân tích, thiết kế, lập trình và kiểm thử 29
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2