intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các kỹ thuật nuôi cá song (cá mú)

Chia sẻ: Linh Như | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

68
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

I. GIỚI THIỆU Cá song thuộc loài cá vùng nước ấm, phân bố ở biển nhiệt đới, á nhiệt đới, phân bố rất ít ở vùng ôn đới. Vùng biển Thái Bình Dương có tới 37 loài, Trung Quốc có 31 loài, Nhật Bản có 25 loài, Đài Loan có 27 loài, Hồng Kông có 17 loài. Ở nước ta cá song (còn gọi là cá mú) có trên 30 loài (theo Viện Hải Dương Học Nha Trang), trong đó có các loài có giá trị kinh tế, giá trị xuất khẩu cao là: 1. Cá song đỏ Epinephelus akaara...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các kỹ thuật nuôi cá song (cá mú)

  1. Kỹ thuật nuôi cá song (cá mú) I. GIỚI THIỆU Cá song thuộc loài cá vùng nước ấm, phân bố ở biển nhiệt đới, á nhiệt đới, phân bố rất ít ở vùng ôn đới. Vùng biển Thái Bình Dương có tới 37 loài, Trung Quốc có 31 loài, Nhật Bản có 25 loài, Đài Loan có 27 loài, Hồng Kông có 17 loài. Ở nước ta cá song (còn gọi là cá mú) có trên 30 loài (theo Viện Hải Dương Học Nha Trang), trong đó có các loài có giá trị kinh tế, giá trị xuất khẩu cao là: 1. Cá song đỏ Epinephelus akaara 2. Cá song hoa nâu E. fuscoguttatus 3. Cá song vạch E. brunneus 4. Cá song chấm tổ ong E. merra 5. Cá song mỡ E. tauvina 6. Cá song đen E. heeberi 7. Cá song cáo E. megachir - Vùng biển vịnh Bắc bộ có cá song mỡ, song đen, song cáo. - Vùng biển miền Trung có cá song đỏ. - Vùng biển Đông và Tây Nam bộ có song đỏ, song mỡ. Cá song thường sống ở các hốc đá, các áng, vùng ven bờ quanh các đảo có rạn đá san hô, thường ở độ sâu từ 10 - 30m, chịu đựng được độ mặn rộng từ 11 - 41‰. Phạm vi nhiệt độ thích hợp từ 22 - 28oC thích hợp nhất là từ 25-28oC, ở nhiệt độ 18oC cá bắt đầu ít ăn, ở nhiệt độ 15oC, cá gần như ngưng hoạt động.
  2. Cá song thuộc nhóm cá dữ ăn mồi động vật. Thường rình bắt mồi ở nơi yên tĩnh. Cá song tranh ăn dữ dội, con lớn lấn át con bé, khi đói thiếu mồi ăn, chúng ăn lẫn nhau. Đặc tính này thể hiện ngay ở giai đoạn cá con, vì vậy trong quá trình nuôi phải thường xuyên san cỡ đồng đều nuôi riêng. Cá song đẻ trứng nổi, có hạt dầu ở trong. Mùa đẻ của cá song vùng phía Bắc vào tháng 5,7. Vùng miền Trung vào tháng 12,3. Cá song thuộc nhóm cá chuyển giới tính đực cái, khi còn nhỏ đều là cá cái, khi lớn đều là cá đực như cá song mỡ, cá dưới 50cm đều là cá cái, khi đạt 70cm trở lên chuyển thành cá đực. Cá song mới nở ăn động vật phù du. Cá lớn ăn tôm, cá con. Cá thường rình bắt mồi sống, không ăn mồi chết, không ăn mồi chìm ở đáy. Nuôi trong lồng thường cho ăn thức ăn hồn hợp. Dùng thịt nhuyễn thể, thịt cá, cua tươi xay nhuyễn hoặc băm nhỏ để cho ăn. Nguồn cá song giống được khai thác từ tự nhiên. Với cá cỡ nhỏ từ 1-2cm gọi là “cá hạt dưa”. Ương nuôi lên giống 8-12cm nuôi trong 8-10 tháng đạt cỡ trên 500g thì xuất bán. II. ƯƠNG NUÔI CÁ SONG GIỐNG Cá song giống cỡ 9-12cm bắt trong tự nhiên đưa vào lồng nuôi thành cá thịt thương phẩm thường là quy cỡ không đều, số giống gom không tập trung, thời vụ thả giống kéo dài. Mặt khác, quá trình khai thác vận chuyển cá thường bị sây sát. Trong những năm gần đây, ngư dân miền Trung đã có kinh nghiệm gom cá song nhỏ, “cá hạt dưa” cỡ 1-2cm để ương thành cá giống lớn, cung cấp số lượng giống nhiều, tập trung đúng thời vụ, cá đồng cỡ, khoẻ mạnh cho các lồng nuôi cá thịt. 1. Ương cá giống trong ao: * Địa điểm làm ao: Chọn vùng bãi triều đáy là cát bùn, nước có độ mặn từ 10‰ trở lên, có điều kiện thay nước thuận lợi để làm ao. * Diện tích ao: Từ 100-500m2, mực nước sâu từ 1-1,5m. Tuỳ theo nguồn giống thu được thường xuyên ít hay nhiều để xác định diện tích ao.
  3. * Cống ao: Ao có cống lấy và tháo nước để thường xuyên có thể thay nước. Phía trước cống đào sâu hơn đáy ao từ 25-33cm với diện tích bằng 1/10 - 1/15 diện tích đáy để khi tháo nước thu hoạch cá sẽ tập trung ở đây. * Vệ sinh ao, bón lót: Bón lót: 100m2 ao, dùng 7-15kg vôi để diệt cá tạp, sinh vật có hại và cải tạo nền đáy ao, ao chua có thể dùng nhiều vôi hơn. Để khi thả cá xuống ao cá có mồi ăn ngay, tẩy vôi được một ngày sau lấy nước vào ao (20-30 cm), bón lót phân chuồng cứ 100m2 ao bón 30-40kg phân hữu cơ, sau đó dâng dần mức nước lên, 3 ngày sau thả cá. * Mật độ thả: 30-50 con/m2 * Cho ăn, chăm sóc, quản lý: Sau khi bón lót, hàng tuần bón thúc một lần phân chuồng với lượng 10-15kg/100m2. Hàng ngày cho ăn thức ăn thịt nhuyễn thể, cá tươi, tôm tươi nghiền nhuyễn, có thể vớt ruốt tươi rửa sạch cho ăn. Ngày cho ăn 3-4 lần, lượng cho ăn bằng 5-10% trọng lượng cá, cần theo dõi: sức ăn của cá, thời tiết để điều chỉnh lượng thức ăn hàng ngày. Khi cho ăn vãi từ từ, hạn chế thức ăn chìm xuống đáy, cho ăn ở 2-3 điểm. Hàng ngày thay khoảng 20-30% nước ao. Theo dõi hoạt động của cá. * Thu hoạch: Ương được 2-3 tháng cá đạt cỡ 9-12cm bắt đầu thu. Lúc đầu có thể thả bóng, lờ, ống nhựa để thu tỉa, sau đó rút nước thu ở khu tập trung. 2. Ương giống trong lồng: * Chọn vùng ương: chọn vùng ven bờ eo, vịnh, đầm áng khuất gió, sóng nhẹ, yên tĩnh, nguồn nước không bị ô nhiễm, điều kiện chăm sóc quản lý thuận tiện. Độ mặn của nước dao động từ 10‰ trở lên. Độ sâu nơi đặt lồng khi triều kiệt là 2m. Nhiệt độ nước từ 20oC trở lên, thích hợp nhất là 25-28oC.
  4. * Thiết kế lồng nuôi: Dùng gỗ chịu mặn có đường kính 8-10cm, dài 4-4,5m làm cọc đống sâu xuống nền đáy theo hình chữ nhật hoặc hình vuông. Mỗi cọc cách nhau 1-2m. Đóng cọc đứng xong đóng nẹp ngang để giữ cho khung cọc vững chắc. Dùng lưới nylon sợi thô (1-2mm) không có gút, mắt lưới nhỏ hơn chiều cao thân cá. Cỡ cá (cm) Kích thước mắt lưới (2a=cm) 2-5 0,5 6-15 1,0 16-30 2,0 31-50 5,0 Trên 50 8,0 Lưới may thành giai, cột cố định trong khung gỗ. Mặt trên của giai có nắp bằng lưới mắt thưa. Đáy giai may 2 lớp lưới. Chiều cao của giai 2m khi cố định giai vào cọc phải cách đáy ít nhất 40cm, phần ngập trong nước là 1,5m, phần cao hơn mặt nước 0,5m. Diện tích lồng có thể làm to nhỏ tuỳ theo nguồn giống thường xuyên gom được. Thường làm kích cỡ lồng: (4 x 2 x 2); (3 x 1,5 x 2); (10 x 5 x2) Hoặc: (2 x 2 x 2); (3 x 3 x 3). * Mật độ thả: 50-70 con/m3 Thường thả cá giống vào tháng 12,1 và 2. Trước lúc thả giống thường tắm cho cá bằng thuốc xanh malaxit (Malachite green) với nồng độ 5-10 ppm (thuốc này đã bị cấm sử dụng theo QĐ 20/2003/QĐ-BTS) trong 5-10 phút. * Cho ăn, chăm sóc, quản lý: Dùng thịt nhuyễn thể, cá, tôm tươi nghiền nhuyễn cho ăn, có thể vớt ruốc, tép tươi rửa sạch cho ăn. Ngày cho ăn 3-4 lần, lượng cho ăn bằng 5-10% trọng lượng cá. Cần theo dõi sức ăn của cá, theo dõi thời tiết để điều chỉnh lượng cho ăn hàng ngày, khi cho ăn vãi từ từ, hạn chế thức ăn chìm xuống đáy, cho ăn ở 2-3 chỗ trong lồng.
  5. Ương được 15-20 ngày phải phân cỡ san cá một lần. * Thời gian ương: Ương khoảng 1,5-2 tháng sau cá đạt 8-10cm thì thu hoạch. III. NUÔI CÁ SONG THỊT TRONG LỒNG 1. Chọn vùng nuôi: Chọn các vùng eo, vịnh, đầm, phá khuất gió, sóng nhẹ. Nước độ mặn dao động từ 10- 33‰, nhiệt độ nước từ 20oC trở lên. Mức nước sâu khi triều kiệt là 1-2m, nguồn nước trong sạch không bị ô nhiễm bởi nước thải công nghiệp, thuốc trừ sâu... để nuôi. 2. Thiết kế lồng nuôi: a. Lồng lưới cố định: Dùng gỗ chịu mặn có đường kính 10 -15cm, dài 4 - 4,5m đóng cọc xuống nền đáy nền đáy theo hình vuông hoặc hình chữ nhật, tuỳ theo diện tích nuôi. Mỗi cọc cách nhau từ 1- 2m sau khi đóng cọc, đóng các nẹp gỗ ngang để giữ cố định các cọc. Dùng lưới nylon sợi thô 1-2mm, mắt lưới 2a = 2-8cm may thành giai. Đáy giai có hai lớp lưới để bảo vệ. Nắp giai là lưới thưa và có cửa ra vào để kiểm tra. Giai được cố định trong khung gỗ bởi các dây giềng ở các góc. Đáy giai cách nền đáy 40- 60cm, phần ngập trong nước là 1,5m, phần cao hơn mặt nước là 0,5m. Mỗi giai có thể tích 30-70m3. b. Lồng lưới trên bè: Kết cấu lồng nuôi yêu cầu như đối với lồng lưới cố định. Về kích cỡ, lồng nuôi cá giống, thường là 2 x 2 x 2m hoặc 3 x 3 x 3m. Kích cỡ lồng nuôi cá thịt thường là 3 x 3 x 3m hoặc 4 x 4 x 3m. - Cấu trúc bè nuôi: (1) Khung bè: Là gỗ ván xẻ chịu nước thuộc nhóm gỗ 2 hoặc 3. Ván xẻ dài khoảng 8m, rộng 0,20m, dày 1,2 - 1,5cm. Ván gỗ ghép nối với nhau bằng bu lông 10 -12cm, 12 thanh
  6. xà ghép lại thì được một ô lồng gồm 4 lồng lưới (hình 1a, b). Nhiều ô lồng ghép lại thành bè. (2) Phao: Khung bè được nâng nổi lên trên mặt nước nhờ hệ thống phao. Phao là thùng nhựa hoặc phao xốp. Phao 200 lít dùng 5-7 chiếc cho một ô lồng. Phao xốp 80 x 60 x 50cm có sức nổi 250kg. Phao buộc dưới gỗ ván (3) Neo: 4 góc bè có neo cố định (25-50kg/cái), dùng dây nylon Æ = 25-30mm để neo bè. Trên bè dành một diện tích nhất định làm kho chứa (thức ăn, lưới cụ, máy bơm...), nhà làm việc (kiểm tra môi trường, dịch bệnh, theo dõi thời tiết...) và lán bảo vệ. Bè nuôi cá biển như một xí nghiệp nuôi thu nhỏ đồng thời có thể di chuyển, tổ chức nuôi ở vùng nước sâu, nuôi nhiều loài cá, nuôi nhuyễn thể (trai cấy ngọc). c. Lồng tre: Ngư dân vùng đầm phá Tam Giang - Thừa Thiên Huế có kinh nghiệm làm lồng bằng tre là nguồn nguyên liệu sẵn có của địa phương. Giá thành làm lồng hạ. Nan tre dày 1cm, rộng 3-4cm, dài 1,5-2m tuỳ theo độ sâu nơi đặt lồng, chiều cao của nan có thể từ 1,5-2m. Lồng làm theo hình tròn có đường kính 2,5-2,8m, cao 1,5m. Các nan tre bện cước Æ = 0,18cm, nan cách nan 1,2cm, mỗi đường bện cách nhau 20cm, gồm 3 đường bện, đáy lồng là sạp tre đan khít. Nắp lồng là một cửa rộng kích thước 60 x 60cm để ra vào kiểm tra bên trong. Có nơi làm lồng theo hình bầu dục, lồng cao 0,9-1,8m. Đáy lồng là sạp tre, nắp lồng bằng lưới. Với lồng cao 1,8m thì phân nửa dưới lồng bằng tre cao 90cm, phần trên là lưới cao 90cm. Chính giữa nắp lưới ở trên có một ống nhựa để thả thức ăn vào lồng, không làm cửa. + Vị trí đặt lồng:
  7. Đặt lồng nơi có dòng chảy nhẹ, có lưu tốc 0,2-0,4m/giây, mức nước sâu 2,5m. Nước sạch không bị ô nhiễm bởi nước thải công nghiệp, hoá chất độc hại. Lồng được treo trên 4 cọc, cách đáy 0,4-0,5m, cách mặt nước 0,3-0,4m. 3. Vận chuyển giống: a. Xử lý cá trước khi vận chuyển: * Xả hơi trong bong bóng cá: Cá song giống khai thác ở độ sâu khoảng 8m nước. Vì vậy để giảm chênh lệch về áp suất bên ngoài với cơ thể cá, phải dùng kim châm chọc vào bóng hơi để xả hơi trong bóng hơi cho cá thích nghi với áp suất bên ngoài. Dùng kim chọc qua gốc vây ngực với độ nghiêng 1,5-2,5cm (tuỳ cỡ cá to nhỏ) về phía lưng, thấy có tiếng xì hơi là được. * Nuôi tạm: Cá bắt được nuôi tạm 1-2 tuần trong lồng hoặc thuyền thông thuỷ 1-2 tuần rồi vận chuyển. Hai ngày đầu không cần cho ăn, từ ngày thứ 3 bắt đầu cho ăn, lúc đầu cho ăn ít, sau tăng dần. Trong lúc vận chuyển phải cho cá nhịn ăn 2 ngày và phải tắm phòng bệnh cho cá. * Tắm phòng bệnh: Tắm trong dung dịch Furacin 0,05% từ 3-5 phút. Tắm trong dung dịch KMnO4 0,15 ppm 5-10 phút. Tắm nước ngọt sạch 10-15 phút. Loại bỏ những con bị sây sát nặng, cơ thể yếu. b. Vận chuyển: * Vận chuyển bằng túi nylon: Thời gian vận chuyển dưới 12 giờ có thể dùng túi nylon. Mật độ: với cỡ cá 4cm - cá tráp đóng 400-600 con/ túi; cá vược 200-300 con/túi.
  8. * Vận chuyển bằng thuyền thông thuỷ: thời gian vận chuyển khoảng 24 giờ dùng thuyền thông thuỷ để vận chuyển. Thời gian quá 24 giờ phải thay nước trong thuyền. Nước dùng để thay phải đảm bảo có độ mặn, nhiệt độ phù hợp với nước trong thuyền. Mật độ vận chuyển: Cá song cỡ 100-150g/con thả 70-75 con/m3. Cá tráp, cá vược cỡ 4cm thả 1.000 - 1.500 con/m3. 4. Giống nuôi: Chọn giống khoẻ mạnh, sắc cá đẹp, không xây sát. 5. Mật độ thả: Phân loại nuôi theo từng lồng với cỡ đều nhau. - Vùng Thừa Thiên Huế thường nuôi cá song ghép với cá hồng, cá dìa, mật độ nuôi từ 30- 45 con/m3. Lồng 6-9m3 ương 200-300 con/lồng. Trong đó cá song cỡ 8cm, nặng 70-100g, cỡ 12cm nặng 150g, cá dìa cỡ 2cm nặng 1,3g, cá hồng 6cm nặng 50g. - Vùng sông Cầu nuôi trong lồng lưới chỉ nuôi cá song và thả với mật độ thưa: cỡ 8-12cm thả 15-30 con/m3. - Vùng có nhiệt độ thấp phía Bắc, thả với mật độ dày hơn 40-50 con/m3, trung bình 1m3 nước có thể thả 8-12kg cá giống. Thường thả giống vào sáng sớm hoặc chiều mát. Trước khi cho cá vào lồng cần tắm phòng cho cá bằng thuốc xanh (Malachite green) với liều lượng 5-10g/m3 nước (thuốc này đã bị cấm sử dụng theo QĐ 20/2003/QĐ-BTS), tắm trong 15-20 phút. 6. Cho ăn: Cho ăn nhuyễn thể tươi, cua, ghẹ, cá băm nhỏ, lượng cho ăn bằng 5-10% trọng lượng cá. Ngày cho ăn hai lần vào sáng sớm và chiều tối. Khi cho ăn vãi thức ăn chậm, hạn chế thức ăn chìm xuống đáy, cho ăn ở 2-3 điểm hoặc rải đều khắp lồng.
  9. Cá đói thường lao lên mặt nước bắt mồi, cá no, thời tiết thay đổi đột ngột thường ít ăn. Những ngày mưa bão có thể cho ăn một lần trong ngày. Hệ số thức ăn (tươi) với cá song thịt là 7,2 - 11,6. 7. Chăm sóc, quản lý: - Hàng ngày theo dõi sức ăn, hoạt động của cá và môi trường nước. Khoảng 3-5 ngày cọ rửa lưới một lần cho thông thoáng nước, tăng sức nổi của lồng. Với lồng tre 10 -15 ngày cọ rửa đáy lồng một lần. - Hàng tháng phải phân lọc con lớn trội nuôi riêng do cá mú tranh ăn mạnh, con lớn át con bé. Khi thiếu mồi ăn, đói, chúng ăn lẫn nhau. - Vào những ngày khí áp thấp, cá bị ngột phải dùng mái chèo khuấy nước, chùi rửa lồng cho thông thoáng. - Khi có dự báo bão phải di chuyển bè đến nơi an toàn. Buộc chặt lưới, che nắp lồng và gia cố thêm neo bè.. IV.PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH CHO CÁ 1. Trước lúc thả giống nuôi phải tắm trong dung dịch xanh Malaxit (Malachite green) với nồng độ 5-10 ppm (5-10g thuốc cho 1m3 nước) (thuốc này đã bị cấm sử dụng theo QĐ 20/2003/QĐ-BTS) . Tắm trong 10-15 phút. 2. Không cho cá ăn tất cả các loại thức ăn đã ươn thối, đã lên mốc. 3. Vệ sinh lồng lưới: Trung bình một chu kỳ nuôi phải thay lưới, làm vệ sinh lưới 3-4 lần. Lưới thay ra giặt sạch rồi ngâm vào nước ngọt cho chết hết rong rêu, đập lưới cho rong rêu rụng ra và rửa lại bằng nước ngọt cho sạch rồi ngâm vào dung dịch nước rửa (100 lít nước + 1 kg sulfat đồng) trong 2-3 ngày. Rửa lại bằng nước ngọt và phơi khô. - Vợt vớt cá và các dụng cụ vận chuyển cá phải thường xuyên làm vệ sinh sạch sẽ. 4. Phòng trị các bệnh thường gặp: Bệnh đốm đỏ, xung huyết do vi khuẩn gây nên:
  10. Dấu hiệu bệnh: thân cá, gốc vây ngực, vây lưng, đuôi có nhiều đốm đỏ, lở loét, hậu môn sưng đỏ, con bị nặng rụng vẩy, có nhiều chỗ lở loét và chết. Chữa trị: Tắm cho cá trong dung dịch thuốc kháng sinh oxy tetraxycline với liều lượng 10g/m3 nước trong 5 -10 phút. Dùng dung dịch thuốc tím KMnO4 (10 ppm) rửa sạch vết thương cho cá, sau đó bôi thuốc mỡ tetraxycline. Điều trị liên tục trong 3 ngày. Trộn thuốc oxy tetraxycline với liều lượng 0,5g/kg thức ăn cho ăn trong 7-8 ngày. Bệnh hoại sơ: Sau khi đánh bắt hoặc vận chuyển cá bị nhiễm trùng vết thương. Vết thương có mủ trắng, thịt bị loét, lan rộng ra toàn thân. Cá bỏ ăn, bơi lờ đờ rồi chết. Cách phòng trị: tắm trong dung dịch oxy tetraxycline 25ppm 5-10 phút, mỗi ngày một lần. Rửa vết thương bằng dung dịch Furacin 0,05% 3-5 phút, cách một ngày tắm một lần. Rửa vết thương bằng dung dịch KMnO4 0,01%, sau đó lau khô và bôi mỡ tetraxycline vào vết thương. Trộn sulfamid vào thức ăn: 100 - 200mg sulfamid cho 1kg cá hoặc 20-50mg thuốc kháng sinh cho 1kg cá. Bệnh vi khuẩn đường ruột: Do vi khuẩn Aeromonas gây nên. Cá bỏ ăn, bơi lờ đờ, ruột sưng to, cá bị nặng chảy máu ruột rồi chết. Cách phòng trị: Trộn thuốc vào thức ăn cho cá ăn 5-7 ngày. Liều dùng 100-200mg sulfamid cho 1 kg cá, hoặc 20-25mg thuốc kháng sinh cho 1kg cá. * Bệnh đốm trắng: Do tiêm mao trùng Ciliata gây nên. Đu và mang cá có nhiều nhớt, cá khó thở bơi lờ đờ trên mặt nước. Bệnh lây lan nhanh và gây chết nhiều. Cách phòng trị: Ngâm cá trong dung dịch 2ppm sulfat đồng pha nước biển trong 2 giờ. Mỗi ngày ngâm một lần cho đến khi khỏi bệnh.
  11. - Ngâm cá trong nước ngọt 3 ngày liền, mỗi ngày một lần, mỗi lần ngâm 4-5 phút. - Ngâm cá vào dung dịch Chlorine hoặc KMnO4 5-8 ppm pha với nước ngọt. Ngâm trong 2-3 phút, cách ngày làm một lần. THU HOẠCH: Nuôi được 6-8 tháng sau cá đạt 500-800g/con thì thu hoạch. Cần thu hoạch trước mùa lạnh vì ở nhiệt độ 18oC cá ngừng ăn, không lớn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2