intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nuôi cá mú trong lồng

Chia sẻ: Linh Như | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

99
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghề nuôi cá mú lồng xuất khẩu hiện đang thu hút nhiều người dân ở huyện Sông Cầu (Phú Yên) tham gia. Dưới đây là những đúc kết kinh nghiệm trong quá trình nuôi cá mú bằng lồng của một số hộ dân ở đây. Chọn vị trí đặt lồng Chọn nơi vùng biển ven bờ, thường thông thoáng, kín gió, ít bị nhiễm bẩn bởi dầu mỡ và các nguồn nước thải khác. Độ sâu nơi đặt lồng khi triều kiệt tối thiểu là 2m, nhiệt độ nước từ 27- 320C, độ mặn thường từ 25-32%o....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nuôi cá mú trong lồng

  1. Nuôi cá mú trong lồng Nghề nuôi cá mú lồng xuất khẩu hiện đang thu hút nhiều người dân ở huyện Sông Cầu (Phú Yên) tham gia. Dưới đây là những đúc kết kinh nghiệm trong quá trình nuôi cá mú bằng lồng của một số hộ dân ở đây. Chọn vị trí đặt lồng Chọn nơi vùng biển ven bờ, thường thông thoáng, kín gió, ít bị nhiễm bẩn bởi dầu mỡ và các nguồn nước thải khác. Độ sâu nơi đặt lồng khi triều kiệt tối thiểu là 2m, nhiệt độ nước từ 27- 320C, độ mặn thường từ 25-32%o. Làm lồng Vật liệu: Lồng được làm bằng gỗ liên kết thành khung và dùng lưới bao bên trong như sau: Gỗ cây tròn khoảng 48 cây, mỗi cây dài từ 4-4,5m. Lưới nilon khoảng 5kg, kích thước mắt lưới 2a = 2,5cm. Các loại dây giềng lưới, dây cước sươn và dây thép cột lưới. Tiến hành ráp lồng: Mang cây ra địa điểm chọn nuôi, cắm các cọc có vót nhọn một đầu xuống đất để định kích thước lồng, cây cách cây từ 1-2m. Sau khi đóng cọc xong, tiến hành các cột cây ngang làm thành khung lồng (dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật) vững chắc. Tiếp theo, tiến hành giáp lưới theo kiểu sươn ghép, thành hình hộp chữ nhật, đáy gồm 2 lớp lưới (giống như một cái mùng). Đem lưới ráp và định vị phía trong khung gỗ bởi các dây chằng ngang dọc, tạo thành một khung lưới. Phía trên có ghép một lớp lưới bảo vệ, kích thước mắt lưới lớn hơn, có một cửa ra vào để kiểm tra. Thả giống Giống thả đồng cỡ, đồng loại, cá khỏe, không bị sây sát, kích thước từ 9-12cm trở lên. Mật độ thả từ 20-30 con/m2. Thời vụ thả: từ tháng 2- 4 hàng năm. Giống phải được vận
  2. chuyển nhẹ nhàng, đến nơi rửa qua bằng nước ngọt để hạn chế mầm bệnh, sau đó mới thả bằng lồng nuôi. Chăm sóc và bảo quản Hàng ngày cho ăn 2 lần, buổi sáng từ 7- 9 giờ, buổi chiều từ 4- 6 giờ. Khi cho ăn thường xuyên lặn xuống kiểm tra để xác định lượng thức ăn còn thừa, qua đó điều chỉnh lượng thức ăn cho những lần sau. Thức ăn là cua, ghẹ, hàu, cá vụn... băm khúc vừa miệng cá. Trước khi cho ăn rửa qua bằng nước ngọt cho sạch. Cá đói, thường lao lên đớp mồi trên mặt nước, khi thời tiết thay đổi cá thường ít ăn. Những lúc mưa bão nên cho cá ăn vừa phải, thường một lần trong ngày vào lúc sáng. Thường xuyên lặn xuống kiểm tra lồng để phát hiện kịp thời các sự cố và tình trạng sức khỏe của cá cũng như độ bền của khung lồng để kịp thời xử lý. Thu hoạch Trước khi bắt cá, phải cắt bỏ các dây giềng định vị lưới, kéo nhẹ nhàng vào gần bờ, dùng vợt vớt cá ra. Nếu cá nhiều, nặng, ta nên lặn bắt một ít trước cắt dây định vị lồng. Sau 8 tháng nuôi, trừ chi phí, lãi ước tính đạt 18 triệu đồng/lồng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2