intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các loài bào ngư ở Việt Nam, tiềm năng phát triển cho nghề nuôi biển

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

6
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Các loài bào ngư ở Việt Nam, tiềm năng phát triển cho nghề nuôi biển trình bày sơ lược về phân bố các loài bào ngư kinh tế ở vùng biển Việt Nam để xác định vùng nuôi phù hợp; Kết quả nổi bật trong nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm bào ngư ở Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các loài bào ngư ở Việt Nam, tiềm năng phát triển cho nghề nuôi biển

  1. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CÁC LOÀI BÀO NGƯ Ở VIỆT NAM, TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN CHO NGHỀ NUÔI BIỂN Lại Duy Phương1 TÓM TẮT Việt Nam là quốc gia có nhiều tiềm năng phát triển nghề nuôi trồng thủy sản trên biển và ven đảo. Trong số các đối tượng phù hợp cho nghề nuôi biển thì bào ngư là loài hải sản được biết đến như là một sản vật quý, có giá trị dinh dưỡng cao. Do nhu cầu tiêu thụ và hiện trạng khai thác quá mức nên nguồn lợi bào ngư ngoài tự nhiên đã bị suy giảm. Để hạn chế sự lệ thuộc vào nguồn lợi khai thác tự nhiên, trong thời gian qua, nước ta đã có sự đầu tư nghiên cứu nhằm chủ động sản xuất ra con giống và công nghệ nuôi thương phẩm để chuyển giao sản xuất. Nhờ có sự đầu tư, áp dụng những tiến bộ khoa học công nghệ, đến nay chúng ta đã làm chủ được công nghệ sản xuất giống, thức ăn và nuôi thương phẩm loài bào ngư ở quy mô đại trà. Tuy nhiên đến nay, nghề nuôi bào ngư ở nước ta vẫn chưa thực sự phát triển, sản xuất vẫn còn mang tính tự phát, manh mún. Nguyên nhân là chưa có sự đầu tư thỏa đáng về cơ sở hạ tầng, chưa có quy hoạch vùng nuôi tập trung, công nghệ sản xuất giống và nuôi chưa được lan tỏa rộng khắp đến các doanh nghiệp và các hộ nuôi. Vì vậy, để thúc đẩy nghề nuôi bào ngư thì việc quy hoạch vùng nuôi biển tập trung, thực thi chính sách giao mặt biển cho doanh nghiệp, hộ dân, tăng cường công tác khuyến ngư và tạo cơ chế hỗ trợ, thu hút các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ gia đình tham gia mô hình nuôi để tạo sản phẩm quy mô hàng hóa một cách bền vững, có thương hiệu là cần thiết. Từ khóa: Bào ngư Việt Nam, tiềm năng nuôi bào ngư ở Việt Nam. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 34F đảo thuộc vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Với lợi thế về điều kiện tự nhiên, nước ta là một trong những quốc gia có tiềm năng phát triển nghề Do nhu cầu tiêu thụ cũng như sức ép khai thác, nuôi biển và hải đảo. Trong thời gian qua, nhờ áp trong những năm qua, nguồn lợi bào ngư khai thác dụng những tiến bộ khoa học công nghệ, nuôi tự nhiên ngày một suy giảm. Nếu như năm 1970 sản trồng thủy sản (NTTS) biển Việt Nam đã có sự lượng khai thác trên toàn thế giới đạt 19.720 tấn, chuyển biến tích cực, ngoài các đối tượng nhuyễn đến năm 2002 khai thác giảm còn 10.146 tấn thì đến thể, giáp xác đã nuôi nhiều năm, thì cá biển, rong, năm 2013 chỉ khai thác được 7.486 tấn [10]. Trước tảo biển đã phát triển khá mạnh, qua đó góp phần áp lực khai thác như trên, nguồn lợi các loài bào quan trọng vào quá trình phát triển nuôi biển trong ngư đặc hữu phân bố ở vùng biển Việt Nam cũng thời gian qua đồng thời tạo tiền đề thuận lợi cho giai không là ngoại lệ. đoạn tiếp theo. Để hạn chế sự lệ thuộc vào nguồn lợi khai thác Trong số các đối tượng NTTS trên biển tiềm tự nhiên, thời gian qua, nước ta đã có sự đầu tư cho năng thì bào ngư (Haliotis spp) được biết đến như các đề tài, dự án nghiên cứu nhằm chủ động sản là một sản vật quý, có giá trị dinh dưỡng cao đối với xuất ra con giống và công nghệ nuôi thương phẩm con người. Ở Việt Nam có 4 loài bào ngư có giá trị để chuyển giao sản xuất đại trà. Nhờ có sự đầu tư, áp thương mại phân bố [6]., bao gồm bào ngư chín lỗ dụng những tiến bộ khoa học công nghệ, nghề nuôi (Haliotis diversicolor Reeve, 1846), bào ngư dài (H. bào ngư ở nước ta đã có những bước tiến bộ đáng kể. varia Linnaeus, 1758 ), bào ngư bầu dục (H. ovina Một số mô hình nuôi của cơ quan nghiên cứu, các Gmelin, 1791) và bào ngư vành tai (H. asinina doanh nghiệp đã xuất hiện, bước đầu đã cho hiệu Linnaeus, 1758). Trong tự nhiên, quần thể các loài quả kinh tế. Mô hình nuôi bào ngư cho phép nuôi bào ngư này có khu vực phân bố không liên tục ở trên các vùng sinh thái rạn đá ngầm xa bờ, thân thiện trung và dưới triều dọc theo các bờ biển nơi có các với môi trường và sẽ tạo ra bước đột phá trong sản rạn san hô, bãi đá ngầm ven biển và quanh các quần lượng nuôi và giá trị xuất khẩu. Đây cũng là xu hướng tất yếu để nâng tầm nghề nuôi bào ngư, giải 1 Viện Nghiên cứu Hải sản 352 TẠP CHÍ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - THÁNG 12/2021
  2. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ quyết được áp lực lên sản lượng khai thác, góp phần 2. SƠ LƯỢC VỀ PHÂN BỐ CÁC LOÀI BÀO NGƯ KINH TẾ Ở VÙNG BIỂN phát triển kinh tế nghề nuôi biển. VIỆT NAM ĐỂ XÁC ĐỊNH VÙNG NUÔI PHÙ HỢP Bài viết này sẽ tổng quan những kết quả KHCN Xét trên diện rộng, sự phân bố của bào ngư phụ đã đạt được, những vấn đề còn tồn tại và đề xuất các thuộc nhiều vào yếu tố độ mặn và nhiệt độ [7], và nội dung nghiên cứu, chuyển giao công nghệ trong trong phạm vi hẹp yếu tố quyết định chủ yếu là địa lĩnh vực nghề nuôi bào ngư giai đoạn tới. hình và sinh cảnh (Hình 1). Hình 1. Sơ đồ phân bố theo vùng địa lý giống bào ngư Haliotis (Nguồn: http://www.vetigastropoda.com/ABMAP/text/worldmap.html) Địa hình nền đáy là các rạn đá ngầm, san hô miền Trung từ Quảng Nam đến huyện Côn Đảo (Bà ven đảo, nguồn thức ăn và giá thể phù hợp để bám Rịa - Vũng Tàu). và ẩn nấp khỏi kẻ thù là yếu tố khống chế diện tích Với kết quả trên cho thấy, trong tương lai để phát phân bố của quần thể bào ngư ngoài tự nhiên [11]. triển nuôi đối tượng này thì việc lựa chọn loài phù hợp Các yếu tố môi trường và sinh cảnh (biotop) tác cho từng khu vực vùng biển trên phạm vi toàn quốc động lên vòng đời của các loài bào ngư không phải để phát huy hiệu quả trong sản xuất là cần thiết. là đơn lẻ mà là một tổ hợp tác động đồng thời trong 3. KẾT QUẢ NỔI BẬT TRONG NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG CÔNG một hệ sinh thái. Kết quả khảo sát về hiện trạng NGHỆ SẢN XUẤT GIỐNG VÀ NUÔI THƯƠNG PHẨM BÀO NGƯ Ở VIỆT phân bố quần thể bào ngư trong phạm vi vùng biển NAM Việt Nam cho thấy, có 4 loài bào ngư có giá trị thương mại phân bố trên các vùng địa lý khác nhau, 3.1. Tình hình nghiên cứu trong đó: loài bào ngư chín lỗ (H. diversicolor • Nghiên cứu về tình hình khai thác và sử dụng Reeve, 1846) phân bố tập trung chủ yếu ở vùng biển nguồn lợi: Việc nghiên cứu về tình hình khai thác và vịnh Bắc bộ; loài bào ngư dài (H. varia Linnaeus, sử dụng nguồn lợi bào ngư được bắt đầu từ khá lâu 1758) và vành tai (H. asinina Linnaeus, 1758) tập nhưng chưa có hệ thống và nguồn lợi bào ngư khi trung nhiều từ vùng biển Nam Trung bộ đến phía đó được xếp chung trong những nghiên cứu về Đông và Tây Nam bộ; loài bào ngư bầu dục (H. nhóm nhuyễn thể. Tổng hợp các kết quả nghiên ovina Gmelin, 1791) tập trung chủ yếu ở vùng biển cứu từ trước cho thấy: Các hoạt động khai thác quá mức và thương mại bào ngư là một trong những TẠP CHÍ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - THÁNG 12/2021 353
  3. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ nguyên nhân chính làm suy giảm nguồn lợi, qua đó giờ, trứng thụ tinh nở thành ấu trùng bánh xe làm suy giảm chất lượng hệ sinh thái rạn san hô. (Trochophore) và sau 25 ngày - 40 ngày xuất hiện bào Hoạt động lặn bắt bào ngư là một nghề được hình ngư giống với đặc điểm có 1 lỗ hô hấp đầu tiên trên thành từ đầu những năm 1980, nhưng đã phát triển rất vỏ. Kết quả cũng cho thấy, các loại tảo Silic sống đáy nhanh và đem lại nhiều lợi nhuận cho ngư dân, đặc như Navicula, Nitzschia là thức ăn thích hợp cho ấu biệt là những người nghèo có thu nhập thấp ở các thể bám bào ngư sau khi xuống sống đáy. vùng ven biển, hải đảo có các rạn san hô phân bố. Tóm lại, cho đến nay những nghiên cứu về kỹ Kết quả của công tác điều tra 10/1999 [8] cho thuật sản xuất giống bào ngư ở Việt Nam nói chung thấy, ở các vùng biển nghiên cứu (từ Quảng Ninh đã có những phát triển đáng kể so với các nước và đến Khánh Hòa), một số chất độc đã được người vùng lãnh thổ như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, dân sử dụng trong khi khai thác các loài hải sản quý v.v.. Tuy nhiên, để đẩy mạnh sản lượng con giống trong đó có bào ngư. Mặt khác, các chuyên gia thúc đẩy hơn nữa nghề nuôi bào ngư, trong thời gian cũng nhận thấy, công tác quản lý và việc cưỡng chế tới cần tập trung công tác chuyển giao, lan tỏa công thi hành các điều luật đối với các hoạt động khai nghệ đến người dân và các doanh nghiệp sản xuất. thác có tính hủy diệt nguồn lợi hải sản còn nhiều • Những nghiên cứu về bảo tồn, tái tạo nguồn bất cập. Từ các kết quả nghiên cứu của các chuyên lợi: Cũng như nhiều nước khác trên thế giới, Việt gia SEAFDEC (2002) [10], Viện Nguồn lợi Thế giới Nam đang phải đối mặt với một loạt các vấn đề về [World Resources Institute] (2002) và các nhà khoa việc sử dụng kém hiệu quả nguồn lợi sinh vật, môi học trong nước [8]. cho thấy, mức độ đe dọa và tàn trường và tài nguyên biển. Để giải quyết các vấn đề phá các vùng rạn đã và đang diễn ra rất gay gắt. đó, trong những năm gần đây, việc nghiên cứu xây Nhà sinh thái học Spalding cho rằng: “nếu tình dựng các giải pháp phục hồi, tái tạo và phát triển trạng khai thác vẫn diễn ra như hiện nay, Việt Nam nguồn lợi hải sản đang trở thành vấn đề cấp bách sẽ mất đi không chỉ những rạn san hô hấp dẫn, mà mang tính toàn cầu (Kế hoạch hành động đa dạng còn mất đi cả nhóm sinh vật phong phú sống trong sinh học, 2002). Những giải pháp hữu hiệu đang khu vực đó” [9]. được triển khai hiện nay là (1) thành lập các khu Hậu quả của các hoạt động săn bắt và buôn bán bảo tồn nguyên vị (in-situ) nguồn lợi ngoài tự nhiên bào ngư làm thay đổi và giảm chất lượng môi như bảo vệ các bãi đẻ, đường di cư ..; (2) bảo tồn ở trường nước, khai thác không hợp lý và không có sự điều kiện nuôi giữ nhân tạo trong các bể nuôi cá quản lý đồng bộ, sử dụng các phương thức hủy diệt, (ex-situ); (3) sản xuất giống thả ra tự nhiên để tăng tàn phá các vùng sinh sống. Mức sống người dân cường và bổ sung nguồn giống; (4) phát triển các thấp, sự phụ thuộc quá nhiều vào nguồn lợi tự nhiên mô hình nuôi trồng thủy sản có hiệu quả kinh tế và thiếu nhận thức đã gây nên mất mát về đa dạng cao nhằm tăng sản lượng phục vụ nhu cầu xuất sinh học ở nhiều vùng biển Việt Nam [5]. Một yêu khẩu và tiêu thụ nội địa; (5) nâng cao nhận thức cầu đặt ra là cần có sự phối hợp nghiên cứu và quản cộng đồng trong việc bảo vệ nguồn lợi và (5) triển lý nhằm bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi các khai các mô hình bảo vệ, phục hồi tái tạo nguồn lợi loài bào ngư đang bị cạn kiệt, góp phần cải thiện hệ thủy sản có sự tham gia của cộng đồng. sinh thái rạn san hô đang bị xuống cấp hiện nay. 3.2. Kết quả nổi bật • Những nghiên cứu về sản xuất giống: Kết quả • Những nghiên cứu về sinh học, sinh sản: Để nghiên cứu của Hà Đức Thắng và cộng sự (1996) [1], có cơ sở khoa học cho việc nuôi, bảo tồn, phục hồi Nguyễn An Chung và cs (1996) [3], Lê Đức Minh và nguồn lợi cho đối tượng bị khai thác quá giới hạn cs (1999), Lại Duy Phương và cs (2013) [2] về sinh cho phép như loài bào ngư thì các nghiên cứu liên sản nhân tạo và thử nghiệm sản xuất giống các loài quan đến sinh sản của chúng là rất cần thiết. Từ bào ngư chín lỗ, bào ngư bầu dục và bào ngư vành tai những năm 1990 đến nay, Việt Nam đã có rất nhiều đã đưa ra 3 phương pháp kích thích bào ngư sinh sản công trình nghiên cứu nhằm xây dựng cơ sở khoa nhân tạo có hiệu quả là chiếu tia cực tím vào nguồn học để giải quyết vấn đề này. Cụ thể như những nước trước khi cấp vào bể đẻ, kết hợp tăng, giảm nhiệt nghiên cứu về đặc điểm sinh học và sinh thái; cấu độ nước và thay đổi chu kỳ chiếu sáng. Sau 10 giờ - 13 354 TẠP CHÍ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - THÁNG 12/2021
  4. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ trúc quần thể và mối tương quan của chúng với môi dự án, Viện Nghiên cứu Hải sản đã tiến hành thu trường sống; nguồn thức ăn và mối đe dọa từ địch gom đàn giống bố mẹ ngoài tự nhiên sử dụng trong hại; độ tuổi và tốc độ tăng trưởng; tập tính bắt mồi và nghiên cứu. Qua quá trình nghiên cứu thực nghiệm, đặc điểm sinh học sinh sản v.v.. Kết quả của những Viện đã hoàn toàn làm chủ được kỹ thuật thuần hóa, nghiên cứu này cơ bản đã giúp các nhà khoa học lưu giữ tạo đàn giống gốc bố mẹ từ nguồn giống tự hiểu rõ về các loài bào ngư đặc hữu phân bố ở vùng nhiên đạt tỷ lệ sống trên 85% và đàn giống gốc bố biển Việt Nam, đây là những kết quả tạo tiền đề cho mẹ đó đã cho sinh sản ổn định ở mức >60%. Đến những nghiên cứu tiếp theo về đối tượng này. nay, các công trình nghiên cứu trong nước cũng đã • Về công nghệ sản xuất giống: Một trong thành công trong việc hoàn thiện kỹ thuật nuôi vỗ những khâu quan trọng trong quá trình sản xuất đàn bố mẹ từ thế hệ F1 với tỷ lệ tham gia sinh sản con giống đó là việc phải hoàn thiện được kỹ thuật đạt trên 75%. Đây là một trong những thành công từ thuần hóa, lưu giữ đàn giống gốc bố mẹ. Để làm các công trình nghiên cứu khoa học trong việc tạo được điều đó, trong quá trình triển khai các đề tài, nguồn bố mẹ phục vụ sản xuất con giống nhân tạo. Hình 2. Bể lưu giữ, thuần hóa đàn bào ngư bố mẹ (A), bào ngư bố mẹ thuần hóa từ nguồn giống tự nhiên (B) và đàn bố mẹ được nuôi vỗ từ thế hệ F1 (C). Hình 3. Hình ảnh minh họa các giai đoạn sản xuất giống (kích thích sinh sản (A), thu trứng (B), ấu trùng (C), bào ngư giống (D) và bể nuôi tảo làm thức ăn (E). TẠP CHÍ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - THÁNG 12/2021 355
  5. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ Đối với công nghệ sản xuất con giống, đến nay công nghệ nuôi thương phẩm loài bào ngư chín lỗ đã nghiên cứu hòa thiện và làm chủ được công (trên bể xi măng, nuôi trên bãi tự nhiên, nuôi lồng bè nghệ sản xuất con giống. Công nghệ này bao gồm trên biển) cũng được nghiên cứu thực hiện. Công các khâu kỹ thuật như: kỹ thuật kích thích sinh sản nghệ nuôi thương phẩm với thời gian nuôi khoảng 24 (đạt tỷ lệ đẻ trên 75%), kỹ thuật ấp nở và ương nuôi tháng cho tỷ lệ sống >75%, chiều dài vỏ >5 cm; khối lên con giống cấp I (đạt tỷ lệ sống ổn định >7%), lượng >40 g/cá thể. Các công nghệ được hoàn thiện song song với việc đó, kỹ thuật sản xuất sinh khối qua quá trình triển khai các nhiệm vụ khoa học đã tảo đáy làm thức ăn cho bào ngư giống cũng đã đạt ngang tầm kỹ thuật trong khu vực như: Trung được nghiên cứu thành công và đang áp dụng trọng Quốc, Đài Loan, v.v. Với kết quả này, ngành Thủy thực tiễn sản xuất. sản nước ta đã hoàn toàn làm chủ được công nghệ về đối tượng nuôi mới này và sẵn sàng chuyển giao đến Song song với việc nghiên cứu hoàn thiện công các doanh nghiệp, hộ cá thể để mở rộng quy mô sản nghệ sản xuất giống, việc nghiên cứu hoàn thiện xuất tạo khối lượng sản phẩm lớn. Hình 4. Hệ thống bể nuôi bào ngư thương phẩm (A) và bào ngư thương phẩm nuôi trên bể (B) • Về thức ăn nhân tạo: Để chủ động nguồn xuất con giống và nuôi thương phẩm), từ năm 2013 thức ăn, trong thời gian qua, Viện Nghiên cứu Hải đến nay, Viện Nghiên cứu Hải sản đã và đang thực sản đã chủ động nghiên cứu thành công sản phẩm hiện chuyển giao cho các trạm, trại cũng như các cơ thức ăn nhân tạo từ nguồn nguyên liệu sẵn có trong sở sản xuất giống, nuôi hải sản trên một số địa nước, với 2 sản phẩm thức ăn viên (cho bào ngư phương ven biển và hải đảo khu vực Tây vịnh Bắc giống và bào ngư thương phẩm) từ nguồn nguyên bộ, và khu vực Nam Trung bộ như: Quảng Ngãi, liệu chính là các loài vi tảo và rong biển (như: rong Khánh Hòa, Ninh Thuận... Các công nghệ chuyển câu, rong mơ, rong sụn...). Sản phẩm thức ăn nhân giao đã và đang được các cơ sở sản xuất phát huy, tạo này đã giúp cho nghề nuôi bào ngư ở nước ta bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế cho các hộ chủ động được nguồn thức ăn, giúp người nuôi nuôi trồng hải sản vùng ven biển/hải đảo. Thông giảm chi phí sản xuất, kiểm soát được chế độ dinh qua đó phát triển mở rộng và nhân rộng các mô dưỡng và rút ngắn thời gian nuôi. hình hiệu quả cho người dân khu vực xung quanh, tạo cho người dân có nghề nuôi mới, ổn định để • Về chuyển giao công nghệ: Sau khi nghiên cứu phát triển sản xuất. hoàn thiện và làm chủ được các công nghệ (sản 356 TẠP CHÍ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - THÁNG 12/2021
  6. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ Hình 5. Nghiên cứu thức ăn công nghiệp (thức ăn viên) phục vụ ương nuôi giai đoạn con non và nuôi bào ngư thương phẩm. Hình 6. Hoạt động tập huấn lý thuyết trên lớp và tham quan học tập tại mô hình sản xuất giống bào ngư thuộc hoạt động của dự án. Hình 7. Hình ảnh tham quan Trung tâm sản xuất giống bào ngư tại Bạch Long Vĩ (Hải Phòng) và Ninh Hải (Ninh Thuận). TẠP CHÍ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - THÁNG 12/2021 357
  7. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ Các nghiên cứu do Viện Nghiên cứu Hải sản triển khai các công trình nghiên cứu trong thời gian qua đã khai đã góp phần cung cấp kiến thức, kỹ thuật cho góp phần tuyên truyền nâng cao nhận thức của người người dân và cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý tại địa dân trong việc tuân thủ các quy trình kỹ thuật bảo vệ phương. Thông qua đó, người dân có thể chủ động tái tạo nguồn lợi, bảo vệ môi trường sinh thái biển, hạn sản xuất con giống tại chỗ, hạn chế việc phụ thuộc chế được dịch bệnh trong quá trình sản xuất và giảm nguồn giống tự nhiên và nhập nội. Ngoài ra, việc triển các tác động tiêu cực đến môi trường nuôi. Hình 8. Hoạt động thả giống tuyên truyền bảo vệ nguồn lợi bào ngư tại vùng biển Bạch Long Vĩ. 4. CÁC ĐIỂM MẠNH, HẠN CHẾ - TỒN TẠI 4.1. Điểm mạnh xuất thức ăn tươi sống, đảm bảo về số lượng và chất lượng nhằm nâng cao tỉ lệ sống trong giai đoạn - Về giá trị thương mại, so với các đối tượng nuôi ương từ ấu trùng lên con giống. Cùng với thành biển khác (ngao, sò, hàu, vẹm xanh, tu hài, trai ngọc, công trong sản xuất giống, quy trình công nghệ ốc hương,..), bào ngư là loài nhuyễn thể có giá trị nuôi thương phẩm bào ngư trong lồng trên biển, kinh tế cao có thể phát triển nuôi thương mại ở các trên bể xi măng hoặc nuôi thả đáy vùng dưới triều vùng trung và dưới triều dọc theo các bờ biển/hải cũng đã được nghiên cứu và áp dụng vào thực tiễn đảo nơi có các rạn san hô, bãi đá ngầm phân bố. Là sản xuất, góp phần phát triển nghề nuôi biển ở nước đối tượng nuôi mới, thân thiện môi trường, vì vậy, ta trong những năm vừa qua. đây là đối tượng thủy sản phù hợp với định hướng, chiến lược nuôi biển trong thời gian tới. 4.2. Hạn chế - tồn tại - Về tiềm năng diện tích nuôi, Việt Nam có tiềm - Nghề nuôi bào ngư còn mang tính tự phát, năng lớn về diện tích nuôi biển. Theo Tổng cục Thủy chưa có quy hoạch cho các vùng nuôi để làm cơ sở sản, tổng diện tích tiềm năng nuôi vùng vũng vịnh, eo cho việc giao quyền sử dụng khu vực biển cho các ngách và ven đảo khoảng 80.000 ha, đây là những cơ sở nuôi biển, điều kiện cơ sở hạ tầng còn nhiều vùng tiềm năng cho phát triển nuôi bào ngư. Với tiềm hạn chế, trình độ kỹ thuật sản xuất của người dân năng diện tích như trên, đây cũng là một trong số chưa đáp ứng được yêu cầu, dẫn đến sản xuất kém những điểm mạnh cho việc phát triển nghề nuôi bào hiệu quả. ngư ở nước ta. - Mô hình sản suất giống chưa được nhân rộng - Thành công trong sản xuất giống nhân tạo đại trà, lượng giống sản xuất ra hiện nay ở quy mô bào ngư đã chủ động được nguồn con giống cho nhỏ chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu nuôi thương nuôi thương phẩm. Các vấn đề khoa học công nghệ phẩm. Đầu tư cho việc lưu giữ, nuôi dưỡng đàn đã được giải quyết như: Thiết lập, quản lý đàn bào giống gốc, giống bố mẹ tốn kém do đó chưa thu hút ngư bố mẹ (gồm thu thập, quản lý giới tính, nuôi được đầu tư vào sản xuất giống. vỗ) và xây dựng thành công quy trình sinh sản nhân - Công nghệ nuôi và hệ thống lồng phục vụ tạo nguồn giống. Chủ động trong công nghệ sản chuyên nuôi bào ngư chưa phát triển, trong khi các 358 TẠP CHÍ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - THÁNG 12/2021
  8. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ vùng sinh thái nuôi bào ngư nằm trong các khu vực - Triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu tạo con thường xuyên chịu ảnh hưởng bão gió, áp thấp giống kháng bệnh, tăng trưởng nhanh nhằm rút nhiệt đới với tần suất cao, vùng biển phía Bắc chịu ngắn thời gian nuôi. Tiếp tục nghiên cứu và chuyển tác động của mùa đông lạnh kéo dài, nên đã gây bất giao công nghệ sản xuất, cung ứng thức ăn từ lợi cho việc phát triển nuôi đối tượng này. nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước. - Nguồn thức ăn công nghiệp cho nuôi thương - Triển khai các dự án hỗ trợ khuyến khích các phẩm chưa được chủ động do chưa có doanh nghiệm doanh nghiệp sản xuất cung ứng vật tư đầu vào đầu tư dây truyền sản xuất. Nguồn thức ăn chính (sản xuất thức ăn công nghiệp, lồng bè nuôi biển), được cung cấp chủ yếu dựa vào lượng rong khai thác hình thành được chuỗi giá trị, các dịch vụ phụ trợ, ngoài tự nhiên theo mùa vụ. Vì vậy, không chủ động xây dựng chỉ dẫn địa lý, thương hiệu cho các vùng nguồn cung đặc biệt là mùa rong tàn lụi, mưa bão. nuôi tập trung. - Bào ngư nuôi trên biển cần vốn đầu tư lớn, 6. KẾT LUẬN thời gian nuôi dài, nhưng rủi ro trong sản xuất lại Tiềm năng phát triển nghề nuôi bào ngư biển cao nên các thành phần kinh tế tham gia vào lĩnh trên biển ở Việt Nam còn rất lớn. Nghiên cứu khoa vực nuôi còn hạn chế vì vậy đã ảnh hưởng đến phát học công nghệ trong lĩnh vực nuôi bào ngư ở nước triển nuôi trong thời gian qua. ta đã có những bước tiến đáng kể trong sản xuất 5. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP TRONG THỜI GIAN TỚI giống nhân tạo và công nghệ nuôi thương phẩm. Qua đó đã bổ sung thêm đối tượng nuôi mới cho Để phát triển nghề nuôi bào ngư bền vững, đạt nghề nuôi, góp phần thúc đẩy nghề nuôi biển bền quy mô sản xuất sản phẩm hàng hóa, bù đắp sản vững của Việt Nam trong giai đoạn tới. Tuy nhiên, lượng khai thác bị giảm xuống. Trong giai đoạn tới nghề nuôi bào ngư hiện nay đang đối mặt với nhiều cần thực hiện được mục tiêu, các nhiệm vụ và giải thách thức cần giải quyết để phát triển bền vững, pháp đồng bộ sau: đóng góp nhiều hơn trong cơ cấu sản lượng, giá trị • Mục tiêu: Hình thành được các vùng sản xuất của ngành Thủy sản. Khoa học công nghệ là một tập trung, thu hút các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ trong những giải pháp cần thực hiện đồng bộ với gia đình tham gia mô hình nuôi để tạo sản phẩm các giải pháp khác (cơ chế chính sách, quy hoạch, quy mô hàng hóa một cách bền vững, có thương đầu tư,…) để thúc đẩy nghề nuôi bào ngư phát triển hiệu, cung cấp cho thị trường trong nước, tiến tới tương xứng với tiềm năng lợi thế sẵn có của loài hải xuất khẩu. sản có giá trị thương mại cao này. • Nhiệm vụ: TÀI LIỆU THAM KHẢO - Tăng cường công tác khuyến ngư nhằm chuyển giao sâu, rộng công nghệ sản xuất giống và nuôi 1. Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2011. Chiến thương phẩm đến các doanh nghiệp, hộ cá thể nhằm lược Quốc gia về đa dạng sinh học đến năm thu hút đầu tư phát triển nghề nuôi đối tượng này. 2020, tầm nhìn đến năm 2030. - Thực hiện chính sách giao mặt biển tạo vùng sản 2. Hà Đức Thắng và cộng sự, 1996. Nghiên cứu xuất tập trung, khuyến khích đầu tư công nghệ cao. kỹ thuật sản xuất giống và nuôi trai ngọc - bào - Tạo cơ chế hỗ trợ, khuyến khích các doanh ngư. Phần đầu: Một số đặc điểm sinh học và sản nghiệp cung ứng vật tư đầu vào, hình thành được xuất giống bào ngư (H. diversicolor Reeve, 1846). chuỗi giá trị, các dịch vụ phụ trợ phục vụ cho nghề Các công trình nghiên cứu khoa học Công nghệ nuôi đối tượng này. Thủy sản (1991 - 1995). Trung tâm Thông tin • Giải pháp trong thời gian tới: Khoa học và Kinh tế Thủy sản. Hà Nội, 81-84. - Cần thực hiện nhiệm vụ khảo sát, quy hoạch 3. Lại Duy Phương, Nguyễn Văn Hiếu, Đỗ Anh chi tiết vùng sản xuất tập trung; Duy, 2013. Một số đặc điểm sinh học bào ngư chín lỗ (Haliotis diversicolor Reeve, 1846) tại - Tăng cường triển khai công tác khuyến ngư vùng biển ven đảo Bạch Long Vĩ, Hải Phòng. nhằm chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, mở rộng và Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nhân rộng quy mô sản xuất; Số 12/2013: 183-191. TẠP CHÍ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - THÁNG 12/2021 359
  9. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 4. Lê Đức Minh, 1999. Ứng dụng một số phương shore population of the onner, Haliotis tuberculata. pháp kích thích Bào ngư Bầu Dục (Haliotis J. Mar. Bioi. Assoc. U. K. 60: 431-437. ovina Gmelin) đẻ nhân tạo trong phòng thí 11. International Marinelife Alliance (IMA), 2001. nghiệm. Tuyển tập nghiên cứu biển, tập IX. Vietnamese live reef fish trade (LRFT) Trang 313-317. Workshop Proceedings. The International 5. Nguyễn Chính, 1996. Một số loài động vật Marinelife Alliance (IMA). 23 April 2001, Ha nhuyễn thể (Mollusca) có giá trị kinh tế ở biển Noi. 36pp. Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 12. Lauretta Burke, Elizabeth Selig and Mark Hà Nội, 132 tr. Spalding, 2002: Research Report: Reefs at Risk 6. Lê Đức Minh, 2000. Sinh học và kỹ thuật sản in Southeast Asia. The World Resources xuất giống Bào ngư Vành tai (Haliotis asinina Institute. 10 G Street NE, Washington Linne). Nhà xuất bản Nông nghiệp, thành phố DC,USA. ISBN: 1-56973-490-9. Library of Hồ Chí Minh. 51 trang. Congress Control. 72 pp. 7. Nguyễn Huy Yết và nnk, 2010. Đánh giá mức 13. SEAFDEC, 2002. Fishing gears and methods in độ suy thoái các hệ sinh thái ven bờ biển Việt Southeast Asia: IV. Vietnam. Nam và đề xuất các giải pháp quản lý bền vững. 14. Tegner, M. J. & Butler, R. A., 1989. Abalone đề tài cấp Nhà nước giai đoạn 2009 - 2010. seeding. In: Handbook of culture of abalone and 8. Nguyễn Chu Hồi và nnk. (2000). Cơ sở khoa other marine Gastropods. Pp 157-182. (Ed.) K. học quy hoạch hệ thống các khu bảo tồn biển O. Hahn. CRC Press, Boca Raton, Florida. Việt Nam, Tài nguyên và Môi trường biển. 15. Vo Si Tuan, 1998. Coastal and marine NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. conservation in Vietnam. Proceeding of the 9. Cook, P.A, 2014. The Worldwide Abalone European-Asia Workshop on Investigation and Industry. Modern Economy 5, 1181-1186. Management of Mediterranean and South 10. Hayashi, I., 1980b. Structure and growth of a China Sea Coastal Zone. 9-11 November 1998. Hong Kong: 37-44. ABALONE SPECIES IN VIETNAM, DEVELOPMENT POTENTIAL FOR MARINE AQUACULTURE Lai Duy Phuong Summary Vietnam has excellent potential for developing aquaculture both offshore and coastal areas. Among the suitable objects for aquaculture, abalone is a precious seafood species with high nutritional value. Unfortunately, the natural resources of abalone have been reduced due to high demand and over- exploitation. In order to limit dependence on natural resources, in recent years, research has been carried out to produce seed and growth-out systems for technological transfer. Thanks to the investment and application of scientific and technological advances so far, our country has mastered the technology of seed production, feed and commercial farming of abalone species on a mass scale. However, abalone farming in Vietnam has not really developed, and production is still spontaneous and fragmented. The reasons for this under-development in abalone farming are no adequate investment in infrastructure, no planning for zoning farming areas, and seed production technology. Therefore zoning, imposing allocation of the sea surface using policy, strengthening the fishery extension creating a support mechanism to attract households and businesses to participate in the farming model to create products on a sustainable, branded scale. Keywords: Abalone Vietnam, abalone farming potential in Vietnam. Người phản biện: TS. Vũ Văn In Ngày nhận bài: 14/7/2021 Ngày thông qua phản biện: 13/8/2021 Ngày duyệt đăng: 20/8/2021 360 TẠP CHÍ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - THÁNG 12/2021
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2