CÁC MÓN ĂN HÀNG NGÀY TRONG ẨM THỰC NAM BỘ<br />
<br />
NG Y N TH TH O(*)<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
<br />
Ẩm thực Nam bộ mang những đặc trưng riêng, được hình thành do các đặc điểm về điều<br />
kiện tự nhiên, các yếu tố lịch sử và là sự tổng hòa của các nền văn hóa khác nhau. Những<br />
món ăn Nam bộ xuất phát từ thưở ban đầu khai phá, dù rất đơn sơ, hoang dã nhưng nó<br />
vẫn tồn tại đến ngày nay và không ngừng phát triển, hoàn thiện. Các món ăn hàng ngày<br />
của người dân Nam bộ ngoài các món cơm, canh như phần lớn cư dân Việt, còn mang<br />
đặc trưng riêng qua các món ăn hoang dã và các món khô, mắm nhờ nguồn thủy hải sản<br />
dồi dào. Ngày nay n t đặc sắc của các món ăn Nam Bộ thời khẩn hoang có phần nào<br />
giảm đi nhưng vẫn mang đặc trưng chung là sự phối hợp kinh nghiệm và truyền thồng về<br />
văn hóa ẩm thực của các vùng miền, địa phương và của các dân tộc khác nhau.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
<br />
The distinctive features of the food and drink of the Southern part come from natural<br />
conditions, history, and the intergration of different cultures. The Southern food and<br />
drink were very simple and natural from the reclamation days and have been maintained<br />
and developed perfectly since then. The everyday dishes of the southern people include<br />
rice and soup like ones of most Vietnamese people and some unique food such as natural<br />
food, sundried seafood, and fermented seafood due to its abundant supply of aquatic<br />
products. The distinctiveness of the southern food nowadays is not as much as it used to<br />
be on reclamation days but it<br />
<br />
Ẩm thực Nam Bộ tuy xuất phát từ cuộc sống khó khăn trong quá trình khai hoang của<br />
người lao động, nhưng do điều kiện thiên nhiên ưu đãi nên mang đậm nét đặc trưng<br />
hoang dã và hào phóng. Văn hoá ẩm thực Nam Bộ là kết quả của quá trình cư dân Nam<br />
Bộ xử lí các mối quan hệ về văn hóa và từ thái độ ứng xử của con người với thiên nhiên.<br />
Xét về yếu tố văn hóa thì văn hoá Óc Eo ảnh hưởng khá sâu rộng vào văn hoá dân gian<br />
Nam Bộ, trong đó có cả văn hoá ẩm thực. Nhìn chung, thực phẩm và món ăn của người<br />
dân Nam bộ khá dồi dào, trong đó cơm là thành phần lương thực, cung cấp chất bột chủ<br />
yếu cho người dân Nam Bộ – bao gồm các dân tộc như dân tộc Khơ-me, dân tộc Kinh,<br />
dân tộc Chăm, dân tộc Hoa, dân tộc Xtiêng, dân tộc Mạ, dân tộc Chơ-ro,... Số lượng bữa<br />
cơm trong ngày có thể là hai đến ba bữa, tùy thuộc do lượng lúa gạo nhiều hay ít và cũng<br />
tùy theo tập quán của người dân ở mỗi cộng đồng khác nhau. Ngoài cơm là món chính,<br />
ngoài ra có nhiều thức ăn và trái cây tráng miệng khác. Rượu là món uống khá thông<br />
dụng. Ẩm thực Nam Bộ đồng thời mang đậm nét đặc trưng hoang dã và hào phóng, xuất<br />
phát từ cuộc sống khó khăn trong quá trình khai hoang, do điều kiện địa lí, kinh tế – xã<br />
hội của vùng.<br />
1. NHỮNG NÉT ĐẶC TRƯNG CỦA BỮA CƠM NAM BỘ<br />
Người miền Nam cũng như các miền khác, bữa ăn hàng ngày dùng lương thực chính là<br />
cơm. Ở miền Nam, đôi khi bữa cơm được thay thế bằng bữa bún hay bữa cuốn bánh<br />
<br />
*<br />
TS, Khoa Sư phạm Kỹ thuật, Trường Đại học Sài Gòn<br />
tráng. Dù vậy, cơm và các món ăn như canh, mặn, rau cải vẫn là bữa ăn chính của người<br />
Việt Nam nói chung và người Nam Bộ nói riêng, chỉ khác trong cơ cấu các món ăn và<br />
đặc điểm các món ăn với cơm.<br />
Không chỉ riêng ở Nam Bộ mà Trung Bộ và Bắc Bộ cũng có các món kho, nấu nhưng<br />
món kho – nấu của Trung Bộ và Bắc Bộ khác biệt so với Nam Bộ. Ở Nam Bộ các món ăn<br />
kho – nấu thường có vị ngọt, mặn và sử dụng nhiều chất béo (của dừa hay dầu mỡ), còn<br />
Trung Bộ và Bắc Bộ chỉ có vị mặn và không béo. Dù là kho hay nấu, người Nam Bộ<br />
thường có thói quen dùng nước cốt dừa làm chất béo thay cho dầu mỡ, nhất là đối với<br />
những vùng trồng nhiều dừa như Tiền Giang, Bến Tre,... người ta dùng dừa kho cá, rim<br />
tôm, kho thịt, nấu các món hầm, món khìa, thậm chí sử dụng dừa trong nấu xôi, nấu cháo,<br />
nấu cơm. Món cá khô tộ được ăn kèm với rau luộc hoặc bầu non luộc, hay với các loại<br />
rau khác. Món tôm rang với nước cốt dừa có vị ngọt và béo ngậy cũng là món ăn mà<br />
người dân Nam Bộ nào cũng thích, là món đặc trưng của miền đất trồng nhiều dừa như<br />
Bến Tre.<br />
Miền Nam có khí hậu nắng nóng, nhiệt độ và độ ẩm khá cao, nên ngoài món kho, nấu,<br />
bao giờ cũng có thêm món canh trong bữa ăn. Trong bữa ăn hằng ngày, các món ăn này<br />
được chế biến từ các loại thực phẩm động thực vật khác nhau, có cả những món ăn được<br />
chế biến từ các loại hải sản biển tươi sống: tôm, cua, cá, mực,...<br />
Ngoài những món ăn trong bữa cơm như đã kể trên, thức uống của người miền Nam cũng<br />
rất phong phú và có nhiều điểm khác biệt với các miền khác. Cũng uống trà, nhưng trà<br />
của miền Nam thường không được pha đặc, uống trong ly lớn, có hoặc không thêm đá,<br />
với mục đích giải nhiệt là chính. Trà miền Nam thường được ướp lài để lấy hương thơm.<br />
Ngoài ra còn có các loại nước nấu từ hỗn hợp các loại cây, hoa có mùi thơm, thường gọi<br />
là “nước sâm”, trong đó có các loại rễ tranh, mía lau, lá huyết dụ, bông ngò, lá thuốc<br />
dòi.... Các loại lá và hoa này được rửa sạch, nấu kỹ và để nguội, uống mát. Bên cạnh đó<br />
còn là các loại nước nấu từ rong biển, hoặc đậu đỏ, đậu xanh rang thơm và nấu lấy nước,<br />
thêm vài viên đường phèn nhỏ để có độ ngọt thanh cho loại nước này.<br />
Bữa cơm của người miền Nam không kiểu cách, không khách sáo. Ở thôn quê thì người<br />
ta thường dọn cơm ra tấm phản, cả nhà quây quần ăn cơm chung. Một số gia đình khác<br />
và cư dân thành thị thì cũng dọn cơm ra bàn ăn, nồi cơm thường đặt cạnh mâm cơm. Khi<br />
ăn, con cháu hoặc người nhỏ tuổi mời ông bà, cha mẹ và người lớn tuổi. Người miền<br />
Nam có tính hiếu khách. Khách đến nhà chơi đúng bữa cơm, chủ nhà đã mời thì nhất<br />
định khách phải ngồi xuống dùng chung, không được khách sáo. Người ta quan niệm:<br />
“chỉ là thêm cái chén, đôi đũa...”. Nếu khách từ chối có thể bị chủ nhà buồn, giận, cho là<br />
bị coi thường!!!<br />
2. CÁC MÓN ĂN TỪ CÔN TRÙNG VÀ ĐỘNG VẬT HOANG DẠI<br />
Do đặc điểm là vùng đất có được do khẩn hoang, sản vật thiên nhiên phong phú, người<br />
dân ở đây sử dụng mọi sản vật có trong tự nhiên để chế biến món ăn, từ các loại côn<br />
trùng hay những loài động vật nhỏ sống hoang dại. Đặc biệt đối với các loại côn trùng<br />
như đuông, ong, dế cơm là những nguyên liệu chế biến món ăn rất đặc sắc mà một số<br />
nước lân cận Việt Nam cũng có thói quen sử dụng, thậm chí phát triển thành một ngành<br />
công nghiệp chế biến các món ăn từ côn trùng như Thái Lan, Cam pu chia. Ở Việt Nam,<br />
một số nguyên liệu loại này từ lâu đã được sử dụng trong dân gian, tuy chưa phát triển<br />
thành một ngành công nghiệp như các nước lân cận, tuy vậy đây vẫn là những món ăn<br />
đặc sắc có tính truyền thống của Nam Bộ. Đuông là một loại ấu trùng được xem là món<br />
ăn vừa ngon vừa bổ, rất được ưa thích của miền Tây Nam Bộ. Đuông sống trong ngọn<br />
cây dừa, cây chà là, cây đủng đỉnh. Người ta còn nuôi đuông ở cây mía để ăn. Đuông ăn<br />
mầm non tinh chất và tươi nhất, chỉ sống bằng chất bổ dưỡng của cây nên thịt đuông<br />
ngọt, có vị béo và rất thơm. Có thể chỉ cần nhúng đuông vào nước mắm hoặc bột và<br />
chiên bơ hoặc nướng trên lửa than và ăn chung với các loại rau dại. Cũng có thể dùng<br />
đuông nấu cháo với nước cốt dừa hoặc hấp với xôi. Dế cơm được bỏ chân, cánh, dồn đậu<br />
phộng vào bụng rồi đem chiên. Chuột đồng là nguồn thực phẩm rất dồi dào ở miền Nam,<br />
tập trung nhiều nhất và nổi tiếng nhất là ở những vùng chuyên canh lúa của đồng bằng<br />
sông Cửu Long như Đồng Tháp, An Giang, Long An,... Từ chuột đồng, người ta chế biến<br />
nhiều món như chuột xé phay, chuột ướp ngũ vị, chuột khìa nước dừa, chuột đút lò và có<br />
cả mắm chuột, khô chuột. Vào mùa mưa, thịt chuột được sơ chế và được bày bán khắp<br />
các chợ quê và chợ tỉnh của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Dơi tập trung ở những vùng<br />
trồng nhiều cây ăn trái. Thịt dơi rất thơm ngon sau khi loại bỏ các hạch xạ ở nách và dưới<br />
cánh. Dơi được chế biến thành các món ăn như: dơi xào lăn, bằm viên ướp sả,.... Dơi có<br />
nhiều ở tỉnh Sóc Trăng, đặc biệt là địa danh chùa Dơi. Hiện nay việc săn bắt và dùng dơi<br />
làm thực phẩm đang bị nghiêm cấm do dơi là loài bắt chuột, có lợi cho môi trường. Việc<br />
săn bắt dơi làm thức ăn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và cân bằng sinh<br />
thái. Rùa có nhiều ở Nam Bộ, đặc biệt là ở Rạch Giá có loại rùa vàng nổi tiếng là thịt<br />
ngon. Người ta rang rùa trong nồi muối để thịt rùa săn chắc, sau đó cạy mai, bỏ ruột, lóc<br />
thịt ra để làm món xé phay, cuốn bánh tráng kèm với đậu phộng, rau răm, chấm nước<br />
mắm ớt. Hoặc thịt rùa cũng được khìa trong nước dừa. Trứng rùa là một món ăn ngon và<br />
rất bổ. Tuy nhiên ngày nay rùa đã dần không còn nữa vì sự săn bắt quá nhiều. Rắn có<br />
nhiều ở những nơi rậm rạp, đầm lầy, kênh rạch nhiều cá, chuột, ếch, nhái,... nên loài rắn có<br />
nhiều ở vùng đồng điền Nam Bộ, nhất là vùng Minh khi xưa. Người dân Nam Bộ từ lâu đã<br />
coi rắn là một loại động vật trị chứng bệnh nhức mỏi, và còn là nguồn thực phẩm ngon, bổ.<br />
Các loại rắn càng độc như: hổ đất, hổ hành, ri cốc, ri cá, bông súng,... thì thịt của nó càng<br />
thơm ngon. Rắn được nấu cháo với đậu xanh ăn rất mát hoặc um nước dừa với rau ngổ.<br />
3. CÁC MÓN KHÔ, MẮM<br />
Địa hình vùng Nam Bộ bao gồm hệ thống sông ngòi dày đặc và giáp biển (Vũng Tàu,<br />
Kiên Giang,...) nên nguồn thực phẩm thủy hải sản rất dồi dào. Vào mùa đánh bắt được<br />
nhiều, nguồn thực phẩm nhiều, ngoài việc ăn tươi sống các ngư dân còn tồn trữ bằng<br />
cách phơi khô để dành cho những mùa không đánh bắt được. Do khí hậu nắng nóng<br />
quanh năm, việc dự trữ thực phẩm bằng cách làm khô rất thuận tiện. Người ta có thể phơi<br />
khô ngay từ khi còn trên thuyền trong quá trình đánh bắt, sau đó đem về đất liền tiếp tục<br />
phơi khô hoàn toàn để có thể dự trữ. Món khô được dùng làm nguồn lương thực dự trữ<br />
phòng khi mùa màng thất bát, những lúc thiếu thức ăn, khi không đánh bắt được hay do<br />
thời tiết không cho phép ra ngoài, khi lỡ việc hoặc dùng làm thương phẩm. Đây cũng là<br />
món ăn khá phổ biến của miền Nam do đó có rất nhiều chủng loại khô, tùy theo loại cá<br />
đánh bắt được.<br />
“Khô” không phải là một hình dung từ mà là danh từ, khô là một biến thể chứ không phải<br />
là một trạng thái; khô là một thực thể chứ không phải là một phương pháp. Thực vậy, ăn<br />
khô là ăn rất nhiều thứ, vì có bao nhiêu sinh cầm, gia súc mà ta ăn thịt được cũng tức là<br />
có bấy nhiêu loại khô. Ngoài các loại khô bò, khô nai, loại khô được người miền Nam<br />
thưởng thức nhiều và yêu thích nhất là tôm khô và cá khô. Hai loại này được chia ra<br />
thành nhiều loại theo chủng loại: cá thì gồm cá sông, cá biển; tôm cũng vậy. Khô đồng<br />
gồm các loại: khô cá lóc, khô cá tra, khô cá sặc, khô cá bống kèo,... Khô biển là khô được<br />
phơi từ cá biển như khô cá khoai, khô cá đuối, khô cá chim. Các loại khô này đều có thể<br />
dự trữ và dùng làm món mặn trong gia đình, chế biến đơn giản là chiên hoặc nướng để<br />
làm chín, cầu kì hơn, có thể dùng làm các món gỏi.<br />
Ngoài món khô, người ta còn dự trữ thực phẩm bằng cách làm mắm. Mắm và khô đều là<br />
hình dự trữ thực phẩm bằng cách muối ướp, tuy nhiên khô được làm mất nước để vi sinh<br />
vật không làm phân hủy thực phẩm, còn mắm cũng là muối ướp nhưng không làm mất<br />
nước mà được ủ kín, tạo điều kiện cho thực phẩm lên men yếm khí. Các vi sinh vật lên<br />
men yếm khí sẽ tạo mùi vị đặc trưng cho món ăn đồng thời ngăn cản các vi sinh vật có<br />
hại khác phát triển. Ở Việt Nam có rất nhiều vùng sử dụng mắm để ăn nhưng ở miền<br />
Nam việc sử dụng mắm trong ăn uống rất đa dạng, chủ yếu là họ ăn mắm sống. Đây là<br />
nét riêng biệt của thói quen ăn mắm ở Nam Bộ.<br />
Do món mắm Nam Bộ có rất nhiều chủng loại, được làm từ nhiều nguồn nguyên liệu<br />
khác nhau, chủ yếu là các loại thủy sản, và cũng có những cách chế biến, muối ướp khác<br />
nhau nên thành phẩm rất đa dạng, rất khác nhau về màu sắc, mùi vị. Người Khơ-me có<br />
nhiều loại mắm đặc trưng: mắm bò hóc, mắm lào le, mắm poliang,... Người Chăm thì có<br />
mắm salac, mắm gền, mắm cá lóc, mắm pá,... Còn đối với người Việt thì chủng loại mắm<br />
còn đa dạng hơn. Mỗi địa phương có loại mắm đặc sắc riêng, ch ng hạn như ở vùng<br />
Châu Đốc nổi tiếng về mắm thái cá lóc; Đồng Tháp thì chuyên về mắm ruột cá lóc; Kiên<br />
Giang, Vũng Tàu địa hình giáp biển, nổi tiếng về mắm ruốc. Còn Gò Công thì chuyên về<br />
mắm còng, mắm tôm chà,... Ngoài các loại mắm nổi tiếng của từng vùng kể trên thì còn<br />
nhiều loại mắm ở nhiều địa phương cũng khá phổ biến như: mắm cá lóc, mắm tôm, mắm<br />
cua, mắm lòng, mắm tôm đỏ, mắm tôm chua, mắm ba khía, mắm cá linh, mắm cá trèn,...<br />
Mỗi loại mắm có cách chế biến riêng và có hương vị riêng của nó.<br />
Mắm Nam Bộ nổi tiếng ở khắp nơi, đối với người Việt thì nó có vai trò khá quan trọng<br />
trong việc cung cấp một lượng lớn đạm động vật cho bữa ăn hằng ngày của người lao<br />
động. Mắm Nam Bộ được sử dụng dưới nhiều hình thức chế biến và mang mùi vị đặc<br />
trưng, có thể chế biến thành các món mắm kho quẹt, mắm chiên, mắm chưng, mắm nấu,<br />
mắm kho..., phối hợp với các loại thực phẩm khác nhau. Mắm ăn sống thường được ăn<br />
kèm với rất nhiều loại rau tươi được trồng trong vườn nhà hoặc hái ngoài đồng, ven kênh<br />
rạch, ao hồ,... như các loại rau thơm, đọt cải, đọt xoài, rau ngổ, bông súng, kèo nèo, rau<br />
má, trái bần, trái khế. Món mắm thì không dùng với rau luộc vì nếu ăn rau luộc sẽ làm<br />
dậy mùi tanh và mất mùi vị thơm ngon. Đây là cách ăn mắm khá phổ biến của người Việt<br />
ở vùng đất Nam Bộ.<br />
Trên đây là một vài giới thiệu về một số món ăn hàng ngày trong ẩm thực Nam Bộ, phần<br />
nào cũng cho thấy sự đa dạng, phong phú về nguyên liệu sử dụng và cách chế biến. Nét<br />
nổi bật của các món ăn của vùng đất Nam Bộ với nguồn thủy sản phong phú thể hiện sự<br />
hào phóng và hoang dã, thu hút người phương xa. Các món ăn của Nam Bộ thể hiện<br />
phong cách sống của người dân nơi đây từ khi tìm ra vùng đất mới khai hoang và lập<br />
nghiệp – một cuộc sống gần gũi gắn liền với thiên nhiên, sông nước và cũng chính thiên<br />
nhiên, sông nước ấy đã nuôi sống họ. Trong thực đơn phong phú, đa dạng của món ăn<br />
Nam Bộ ngày nay, nét đặc sắc của những món ăn từ thời khẩn hoang có phần nào giảm đi<br />
do nguồn nguyên liệu từ thiên nhiên dần dần được thay thế bằng các nguyên liệu nuôi,<br />
thả; điều kiện thực hiện theo kiểu công nghiệp cũng không cho phép. Tuy vậy, những<br />
món ăn miền Nam vẫn mang đặc trưng chung tính là tổng hợp và biến hoá, phối hợp từ<br />
kinh nghiệm và truyền thồng về văn hóa ẩm thực của các vùng miền, địa phương và của<br />
các dân tộc khác nhau.<br />
<br />
TÀ L THAM KH O<br />
<br />
1. Trần Quốc Vượng. Cơ sở văn hoá Việt Nam. NXB Giáo dục, 1997.<br />
2. Nguyễn Thừa Hỉ. Lịch sử văn hoá Việt Nam. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 1999.<br />
3. Nguyễn Thị Diệu Thảo. Món ăn miền Nam được ưa chuộng. NXB Phụ nữ, 2003.<br />
4. Nguyễn Thị Diệu Thảo. Giáo trình Văn hóa ẩm thực Việt Nam. NXB Đại học Sư<br />
phạm Hà Nội, 2007.<br />