intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các món canh – trà tiêu thử, giải nhiệt

Chia sẻ: Pham Bibo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

64
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Có thể “hạ nhiệt” bằng những món ăn, thức uống đơn giản ngay trong gia đình. Trà xanh – chanh có tác dụng tiêu thử giải nhiệt Các món canh Vào mùa nóng nực, trong bữa cơm hằng ngày của gia đình rất cần có canh. Chúng tôi giới thiệu một số món canh và thức uống giúp ích cho việc “hạ nhiệt” trong những ngày nóng nực này. .Cải xà lách soong khoảng 50g, nấu với thịt heo 100g. Cải xà lách soong có công dụng làm mát phổi và dạ dày, làm sạch máu. Vào những ngày khí trời quá nóng,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các món canh – trà tiêu thử, giải nhiệt

  1. Các món canh – trà tiêu thử, giải nhiệt Có thể “hạ nhiệt” bằng những món ăn, thức uống đơn giản ngay trong gia đình. Trà xanh – chanh có tác dụng tiêu thử giải nhiệt Các món canh Vào mùa nóng nực, trong bữa cơm hằng ngày của gia đình rất cần có canh. Chúng tôi giới thiệu một số món canh và thức uống giúp ích cho việc “hạ nhiệt” trong những ngày nóng nực này.
  2. Cải xà lách soong khoảng 50g, nấu với thịt heo 100g. Cải xà lách soong có công dụng làm mát phổi và dạ dày, làm sạch máu. Vào những ngày khí trời quá nóng, nếu dùng canh cải xà lách soong để làm mát phổi và dạ dày, dù có bị các loại bệnh nhiệt, vẫn có khả năng tránh được sốt cao; nếu có ho, cũng sẽ dễ khỏi. Trường hợp trẻ nhỏ không thích ăn cải xà lách soong, có thể dùng cải trắng phơi khô. Nếu gặp dịch cảm cúm, nên dùng loại canh sau: bí đao (để nguyên vỏ), lá sen tươi hoặc gương sen tươi, đậu ván, đậu đỏ hạt nhỏ, tỳ giải (mua ở tiệm thuốc bắc). Những vị thuốc này đều mát, lạnh, có tính thanh nhiệt tốt nhưng người dạ dày yếu dùng nó dễ bị tiêu chảy hoặc lạnh bụng. Để khắc phục tình trạng bị lạnh dạ dày, nên nấu nhỏ lửa nhiều tiếng đồng hồ, người có sức khỏe kém, dùng cũng không có hại. Người dân miền Trung nếu bị ảnh hưởng của luồng hơi nóng (như gió Lào), thường làm cho trong người bực bội, cả người nóng ran khó chịu, da bị rít chịt, không nên dùng các loại canh nấu bằng thịt, mỡ, mà tốt nhất nên dùng canh nấu bằng củ sắn (củ đậu) và đậu đỏ hạt nhỏ. Loại canh này mùi vị thơm, ngọt, lại có công dụng trừ thấp, giải nhiệt. Củ đậu có công dụng giải nhiệt, làm đổ mồ hôi rất tốt. Nó có thể khiến cho bắp thịt thư giãn, tuyến mồ hôi bài tiết bình thường. Thường thì lúc nóng nực, tâm trạng người ta dễ sinh bực bội là do các bắp thịt đều căng thẳng, tinh thần cũng căng thẳng, ảnh hưởng đến việc bài tiết mồ hôi không được bình thường mà ra. Củ đậu có thể làm cho bắp thịt thư giãn, cho nên có công dụng gián tiếp, làm cho tâm trạng bớt bực bội.
  3. Đậu đỏ hạt nhỏ giàu dinh dưỡng, có công dụng tiêu thấp, tiêu viêm, lợi tiểu tiện. Người có sức khỏe kém lâu ngày, vào mùa nóng dùng nó để lợi tiểu tiện, trừ thấp nhiệt, không ảnh hưởng gì đến sự thèm ăn, lại không gây ra chứng thiếu khí. Nếu phối hợp nó với củ đậu, chỉ cần nấu cho đủ lửa, người sức khỏe kém vẫn có thể dùng. Những ngày nghỉ hè, nếu đi du ngoạn ở vùng quê trở về, được uống thứ nước củ đậu nấu với đậu đỏ nhỏ hạt, sẽ tiêu thử giải nhiệt rất tốt. Những người thường bị đau cổ họng (viêm họng), đến mùa oi nóng rất dễ bị tái phát. Nên uống nước canh dưa leo già, nấu với thịt heo nạc để đề phòng, có hiệu quả khá tốt. Theo Đông y, dưa leo già có tác dụng thanh nhiệt, giải trừ nắng nóng, làm hết khát, lợi tiểu tiện, tiêu viêm. Nếu dùng để giải nhiệt, đề phòng viêm họng, thì không nên nấu với thịt, mà nên dùng dưa leo già (hoặc chín), thêm vào một ít trần bì, đổ nhiều nước, nấu nhỏ lửa vài tiếng đồng hồ, hiệu quả điều trị sẽ càng cao. Trà cho người cao tuổi Vào những ngày nắng nóng, giới trẻ có thể dễ dàng lướt qua, những các cụ lớn tuổi, sức đề kháng yếu thì nắng nóng sẽ là kẻ thù luôn rình rập các cụ, cần có biện pháp hạ nhiệt cho các cụ. Dưới đây là vài thức uống có thể giúp các cụ khá hiệu quả trong những thời điểm nắng nóng này. Trà xanh – chanh: 250g trà (chè) xanh, một quả chanh, bốn thìa cà phê đường. Đun sôi 200ml nước. Trà xanh rửa thật sạch, ngâm với nước muối pha loãng khoảng 5 phút, để ráo rồi vò sơ cho giập, bỏ vào ấm lớn, cho nước sôi vào để khoảng 30 phút (không nên nấu vì sẽ khiến trà có màu đỏ nâu, không sánh vàng) chắt lấy nước, để nguội. Kế tiếp cho đường, nước cốt
  4. chanh, và nước lạnh vào bình lắc cho hòa tan đều. Trà này có tác dụng giải nhiệt, giải độc cơ thể tốt. Mía lau – hoa cúc: 50g hoa cúc, 50g mía lau, 100g đường phèn. Mía rửa sạch, dùng dao róc sạch vỏ, chẻ mỏng, cho vào 150ml nước, đun sôi 30 phút. Hoa cúc khô rửa sơ qua với nước lạnh rồi ngâm nước ấm khoảng 5 phút. Đường phèn giã thật nhuyễn. Cho đường và hoa cúc vào nước mía lau đang sôi, đun khoảng 5 phút. Tắt lửa. Cho vào ly đá uống ngay hoặc đợi nước nguội, cho vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 15 phút rồi uống. Trà này giúp giải nhiệt, giảm nhức đầu, thanh lọc cơ thể, trị cao huyết áp. Cần tây – cà chua: Hai cây cần tây, 2 quả cà chua, 20g đường, 2g muối. Cho cần tây và cà chua vào máy ép lấy nước. Sau đó cho hỗn hợp vào máy xay sinh tố, thêm đường và nước lạnh vào xay đến khi đường hòa tan. Sinh tố này có tác dụng kích thích thần kinh và bổ dưỡng cho cơ thể. Ngoài ra cần tây cũng giúp điều hòa lượng huyết áp cho các cụ (dễ bị tăng lên theo nhiệt độ nắng nóng). Mía lau – rễ cỏ tranh: Mía lau 20g rửa sạch, chặt khúc 10cm, chẻ làm 4. Rễ tranh 20g, rửa sạch, giã dập. Đun sôi với 1,2 lít nước. Khi nước sôi, để lửa nhỏ thêm 15 phút. Để nước nguội, lược qua rây, lấy nước trong, cho vào ngăn mát tủ lạnh. Rễ cỏ tranh, nếu đập dập sẽ tăng tác dụng thanh nhiệt mạnh hơn là không đập dập. Trà hạ – tang – cúc: hạ khô thảo, lá dâu tằm ăn (tang diệp), cúc hoa, mỗi vị 20g. Nấu với 1,5 lít nước, còn 1 lít, lọc lấy nước uống dần trong ngày. Trà này thanh nhiệt, mát gan, làm nhẹ đầu, sáng mắt, sảng khoái tinh thần
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2