Tạp Chí của Hiệp Hội Thận Hoa Kỳ (2012)<br />
<br />
<br />
Các Nguy cơ Trong Chạy Thận: Cơ Hội và<br />
Chiến Lược Để Kiến Tạo Văn Hoá An Toàn<br />
Patient and Facility Safety in Hemodialysis: Opportunities and Strategies to Develop a Culture of<br />
Safety (Edited Translation)<br />
Phan Thị Lan Viên, Phan Thạch Khuê, Lê Ngọc Toàn, Trần Đặng Minh Trí biên dịch<br />
<br />
Tác Giả<br />
● Renee Garrick (Đại Học Y New York, Tổ Chức Y Tế Westchester)<br />
● Alan Kliger (Đại Học Yale, Bệnh Viện Saint Raphael)<br />
● Beth Stefanchik (Đại Học Y New York, Tổ Chức Y Tế Westchester)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1 – Cơ Bản về Quy Trình Chạy Thận Nhân Tạo<br />
<br />
Các Ưu Tiên Trong An Toàn Chạy Thận Nhân Tạo<br />
Các cơ sở lọc máu là những tổ chức phức tạp vì nó liên quan đến nhiều chuyên ngành, sử dụng<br />
công nghệ hiện đại, và chăm sóc những bệnh nhân có nhiều bệnh nặng phức hợp. Do đó, các<br />
nguy cơ (safety-risks) làm gia tăng sai sót và những sự cố (safety-events) tiềm ẩn cần được xác<br />
định và ưu tiên giải quyết.<br />
Một Số Nguy cơ Thường Thấy Ở Các Cơ Sở Lọc Máu<br />
Chúng ta có thể dễ dàng thấy nhiều nguy cơ trong việc chạy thận như: chất lượng nước, việc tái<br />
sử dụng màng lọc và vấn đề kiểm soát nhiễm khuẩn (khiếm khuyết trong thiết kế, vệ sinh tay, máy<br />
hỏng, vệ sinh máy kém).<br />
Tuy nhiên, những nguy cơ khác thì khó thấy hơn, và chỉ có thể được xác định thông qua việc thu<br />
Hội Thảo về Kiến Tạo Văn Hoá An Toàn & Quản Lý Rủi Ro Y Tế 2017 Trang 1<br />
Tạp Chí của Hiệp Hội Thận Hoa Kỳ (2012)<br />
<br />
thập và nghiên cứu dữ liệu. Ví dụ như: các vấn đề về tiếp cận mạch máu, các sai sót về thuốc,<br />
vấn đề đông máu và bệnh nhân té ngã là rất phổ biến. Một báo cáo điều tra cấp quốc gia của Tổ<br />
chức sáng kiến an toàn về bệnh nhân chạy thận (ESRD) cho rằng năm vấn đề an toàn hàng đầu<br />
trong chạy thận là:<br />
1. Bệnh nhân té ngã<br />
2. Sai sót về thuốc men (lệch so với kê toa, phản ứng dị ứng, thiếu thuốc)<br />
3. Các sự cố về tiếp cận tim mạch (access related events) (huyết khối, bội nhiễm, thiếu máu)<br />
4. Sai sót thẩm tách (thiếu chính xác hoặc nhiễm trùng huyết liên quan đến trang thiết bị)<br />
5. Mất máu hay chảy máu kéo dài<br />
Các nguy cơ và rủi ro an toàn cho bệnh nhân chạy thận được tổng kết trong Bảng 1 dưới đây.<br />
Bảng 1: Danh Sách Các Lĩnh Vực về An Toàn Trong Chạy Thận<br />
Nguy cơ an Sai sót trong giao tiếp, tài liệu, tập huấn<br />
toàn cho bệnh Sai sót trong việc tuân thủ các nguyên tắc và quy<br />
nhân trình<br />
Thiết kế các quy định và quy trình kém<br />
Buông lỏng việc giám sát và kiểm soát nhiễm<br />
khuẩn (bao gồm tiến trình, catheter, vệ sinh tay)<br />
Lỗ hổng trong việc thiết kế máy móc<br />
Lỗ hổng trong việc thiết kế cơ sở ( bao gồm cả<br />
hệ thống lọc nước<br />
Sự cố an toàn<br />
cho người<br />
bệnh<br />
Sự cố an toàn chung Nguy cơ té ngã người bệnh<br />
Sai sót về thuốc men<br />
Vấn đề liên quan đến Huyết khối, dòng chảy máu kém<br />
tiếp cận đường mạch Khó khăn trong việc lấy vein<br />
máu Kim bị kẹt / gãy, xuất huyết tại điểm cài kim<br />
Chảy máu kéo dài<br />
Vấn đề trang thiết bị Sai sót trong trang thiết bị chạy thận<br />
Sai sót thiết bị cung cấp nước và thiết bị được tái<br />
sử dụng<br />
<br />
Các Nguy cơ An Toàn<br />
Như được đề cập trong Bảng 1, có nhiều nguy cơ an toàn có liên quan đến chạy thận. Nguy cơ<br />
an toàn là những nguy cơ tiềm ẩn (chưa xảy ra) có thể gây nguy hiểm cho sự an toàn của bệnh<br />
nhân và cơ sở chạy thận nhân tạo.<br />
Giao Tiếp<br />
Các khiếm khuyết trong giao tiếp được ghi nhận là một nguy cơ an toàn chính có thể gây hại cho<br />
bệnh nhân. Theo số liệu từ Joint Commission (tổ chức quản lý bộ tiêu chuẩn chất lược JCI mà có<br />
nhiều BV ở Việt Nam đang theo đuổi) cho thấy khoảng 63% các sự cố nghiêm trọng trong y khoa<br />
là có liên quan đến sai sót trong giao tiếp.<br />
Ở Hoa Kỳ, các cuộc điều tra của tổ chức RPA về thái độ giao tiếp của bệnh nhân và và nhân viên<br />
y tế cho thấy 94% nhân viên y tế cho rằng họ cảm thấy “ dễ” hoặc “ rất dễ” khi giao tiếp với bệnh<br />
nhân. Trong số đó, 63% người cho rằng bệnh nhân thường xuyên chia sẻ với nhân viên y tế về<br />
<br />
Hội Thảo về Kiến Tạo Văn Hoá An Toàn & Quản Lý Rủi Ro Y Tế 2017 Trang 2<br />
Tạp Chí của Hiệp Hội Thận Hoa Kỳ (2012)<br />
<br />
các vấn đề an toàn trong điều trị.<br />
Tuy nhiên khi bệnh nhân được hỏi "anh /chị có cảm thấy thoải mái khi thảo luận các vần đề của<br />
mình không", thì có khoảng 20% "cảm thấy không thoải mái" khi thảo luận với một điều dưỡng,<br />
chuyên gia dinh dưỡng hoặc kỹ thuật viên. 20% bệnh nhân cho biết họ không được nhân viên y tế<br />
hướng dẫn rõ ràng.<br />
Một số nghiên cứu cho thấy rằng nhận thức và trí nhớ của bệnh nhân bệnh thận bị suy giảm, đặc<br />
biệt là trong thời gian chạy thận. Các nghiên cứu khác cho thấy tỷ lệ hiểu biết về chăm sóc sức<br />
khoẻ của bệnh nhân chạy thận còn hạn chế, nó còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố trình độ kiến<br />
thức và thu nhập.<br />
Tổng kết lại chúng ta có thể thấy, khả năng tiếp nhận thông tin của các bệnh nhân có bị thận, đặc<br />
biệt là trong quá trình chạy thận, rất biến thiên và vì vậy làm tăng các nguy cơ trong quá trình giao<br />
tiếp.<br />
Những chuyên gia khác đã chứng minh sự hiểu biết của bệnh nhân và khả năng tham gia vào quá<br />
trình chăm sóc của họ có thể được cải thiện bằng việc sử dụng các thông tin trực quan (biểu đồ,<br />
video, hình ảnh) và các công cụ giáo dục bằng văn bản phù hợp. Do vậy, việc tạo ra bộ công cụ<br />
giáo dục trực quan dành cho bệnh nhân về lọc máu an toàn có thể giúp cải thiện hiệu quả điều trị.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2 – Ví dụ về giáo dục Hình 3 - Ví dụ về giáo dục<br />
bệnh nhân trực quan: “Bệnh bệnh nhân trực quan: “Bạn có<br />
nhân chạy thận nên làm gì chắc là mình uống đủ nước<br />
trong mùa hè: giải khát bằng giữa các lần điều trị? – ví dụ<br />
việc mút các trái cây đông cụ thể các lượng nước:<br />
lạnh (chanh, dứa, đào), uống 1-2-3 kg”<br />
nước chậm rãi thay vì uống<br />
nốc”.<br />
Sai sót giao tiếp các nhân viên lọc máu, và giữa họ với những nhân viên y tế khác, cũng có thể<br />
góp phần cho sự mất an toàn. Việc bàn giao người và kế hoạch chăm sóc giữa các ca cũng làm<br />
tăng nguy cơ của sai sót giao tiếp. Việc bàn giao này khá phổ biến vì bệnh nhân chạy thận phải<br />
<br />
Hội Thảo về Kiến Tạo Văn Hoá An Toàn & Quản Lý Rủi Ro Y Tế 2017 Trang 3<br />
Tạp Chí của Hiệp Hội Thận Hoa Kỳ (2012)<br />
<br />
thực hiện nhiều thủ tục: tiếp nhận, nhập viện, tư vấn chuyên môn.<br />
Các cơ sở y tế cũng cần hướng dẫn giao tiếp theo kịch bản để khai thác được những thông tin<br />
quan trọng của bệnh nhân (xem Bảng 2 & 3). Bệnh nhân nên có bản sao danh sách các vấn đề,<br />
thuốc, dị ứng và các thông tin quan trọng khác để sẵn sàng cung cấp chúng cho người làm<br />
chuyên môn. Hồ sơ này nên được cập nhật thường xuyên, và bệnh nhân cần được giáo dục để<br />
chia sẻ bản sao hồ sơ với các nhân viên y tế.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bảng 2 – Ví dụ bảng thu thập thông tin và phân loại bệnh nhân chạy thận (Tiếng<br />
Anh)<br />
https://www.researchgate.net/publication/272750880_Prediction_of_care_burden<br />
_of_patients_undergoing_haemodialysis_Development_of_a_measuring_tool)<br />
<br />
<br />
Hội Thảo về Kiến Tạo Văn Hoá An Toàn & Quản Lý Rủi Ro Y Tế 2017 Trang 4<br />
Tạp Chí của Hiệp Hội Thận Hoa Kỳ (2012)<br />
<br />
<br />
Bảng 3: Thu Thập Thông Tin và Phân Loại Bệnh Nhân Chạy Thận<br />
NVYT đánh dấu vào các ô có phù hợp<br />
MỨC ĐỘ CHỦ ĐỘNG (INDEPENDENCE)<br />
1. Việc vận động a Đi lại không cần giúp đỡ<br />
b Đi lại cần nâng đỡ, xe đẩy, giường bệnh<br />
c Dùng ghế nâng, cần giúp để lên và xuống giường<br />
2. Những việc bệnh a Có thể chủ động tự làm tất cả các việc<br />
nhân cần làm TRƯỚC b Có thể làm một số việc<br />
và TRONG KHI chạy c Cần được chăm sóc, không làm được việc nào<br />
thận<br />
3. Việc ăn uống a Không cần giúp đỡ<br />
b Cần giúp ăn uống<br />
c Truyền dịch<br />
4. Việc bài tiết a Không cần giúp đỡ<br />
b Cần giúp đi tiêu tiểu, chăm sóc tiểu són (incontinence care)<br />
TIẾP CẬN ĐƯỜNG MẠCH MÁU (VASCULAR ACCESS)<br />
5. Kết nối a Lỗ dò dạng 1<br />
b Lỗ dò dạng 2<br />
c Lỗ dò dạng 3<br />
d Cather loại 1<br />
e Cather loại 2<br />
f Kết hợp lỗ dò và mạch máu nhân tạo (graft)<br />
6. Đóng mạch a Bệnh nhân tự đóng bằng kẹp<br />
b Điều dưỡng đóng<br />
c Bệnh nhân đóng cather<br />
d Bệnh nhân đóng kết hợp lỗ dò và mạch máu nhân tạo (graft)<br />
HỖ TRỢ TÂM LÝ<br />
7. a Bệnh nhân KHÔNG cần sự quan tâm đặc biệt<br />
b Bệnh nhân cần quan tâm đặc biệt (v.d. sợ kim, bị đau)<br />
c Bệnh nhân hoảng sợ / hung hăng / chấn động cảm xúc<br />
d Bệnh nhân bị trầm cảm / loạn thân (demented) / hôn mê<br />
ĐỘ PHỨC TẠP CỦA VIỆC CHẠY THẬN<br />
8. Chạy thận ổn định a Chỉ cần kiểm tra tiêu chuẩn (mỗi 30 phút) (tối đa 1 lần giảm RR/tuần, tối đa 1 lần chảy<br />
máu /tuần)<br />
Chạy thận không b Toàn bộ quy trình chạy thận cần được kiểm soát<br />
ổn định c Bệnh nhân quen thuộc với việc giảm RR >1 lần /tuần<br />
d Bệnh nhân quen thuộc với việc chảy máu >1 lần /tuần<br />
GIAO TIẾP<br />
9. a Gặp bác sĩ<br />
b Gặp bác sĩ thêm và các Nhân Viên Y Tế khác có liên quan<br />
c Thảo luận và ghi vào hồ sơ bệnh nhân những việc làm của điều dưỡng<br />
d Viết thư chuyển (khoa / tổ chức chăm sóc ngoài) / tổ chức cho bệnh nhân nhập viện<br />
e Cung cấp thông tin và giáo dục trực tiếp cho bệnh nhân<br />
f Cung cấp thông tin và giáo dục thông qua gia đình / kịch bản giao tiếp<br />
g Khác biệt ngôn ngữ (cần có thông dịch viên)<br />
h Cần quan tâm đặc biệt (khác biệt văn hoá & trình độ, có bệnh tình khác)<br />
ĐIỀU DƯỠNG CHĂM SÓC<br />
10. a Lấy mẫu máu<br />
b Cấp thuốc liên quan đến chạy thận<br />
c Cấp thuốc KHÔNG liên quan đến chạy thận<br />
d Truyền máu<br />
e Chăm sóc vết thương<br />
f Tức ngực, rối loại nhịp tip, và các can thiệp liên quan (v.d. thở Oxy)<br />
g Điều trị chuột rút<br />
h Kết nối các thiết bị giám sát<br />
i Kiểm tra đường máu >1 lần<br />
j Đo lưu lượng lỗ thông fistula<br />
k Kết nối xe đạp tại chỗ / laptop / TV cho bệnh nhân<br />
l Bệnh nhân cần được cô lập<br />
m Chăm sóc bệnh nhân bị nôn mửa<br />
<br />
<br />
Hội Thảo về Kiến Tạo Văn Hoá An Toàn & Quản Lý Rủi Ro Y Tế 2017 Trang 5<br />
Tạp Chí của Hiệp Hội Thận Hoa Kỳ (2012)<br />
<br />
Sai sót Khi Không Tuân Thủ Những Nguyên Tắc Và Quy Trình<br />
Việc không theo dõi và ghi chép các quy trình cũng là những nguy cơ an toàn tiềm ẩn. Một cuộc<br />
kiểm tra chất lượng của Tổ Chức ESRD gần đây đã phát hiện ra rằng khoảng 4% số hồ sơ chạy<br />
thận không ghi chép màng lọc thận nào đã được dùng. Tại Pennsylvania, việc không tuân theo<br />
các quy trình đã dẫn đến gần 13% các sự cố chạy thận hàng năm được báo cáo. Trong Khảo sát<br />
Sức khoẻ và An toàn của RPA, khoảng 10% bệnh nhân phản hồi rằng trong ba tháng trước, huyết<br />
áp và cân nặng của họ không được đo đầy đủ trước khi lọc máu và 13% nhà chuyên môn thừa<br />
nhận “đôi khi” đã xảy ra việc đó. Gần 60% nhà chuyên môn cho rằng đã xảy ra sự cố trong quá<br />
trình chạy thận trong vòng 3 tháng trước.<br />
Lưu ý, bệnh nhân ít ghi nhận những sai sót này hơn (6%). Có thể sai sót đã được khắc phục<br />
trước khi thực hiện quá trình điều trị, cũng có thể bệnh nhân không nhận thấy được những sai<br />
sót. Ngoài sự an toàn về mặt lâm sàng, việc không tuân theo quy trình cũng góp phần gây ra<br />
những sai sót về kỹ thuật và sự thất bại trong kiểm soát nhiễm khuẩn.<br />
Trong số các nguy cơ khác, việc không tuân thủ những nguyên tắc có thể dẫn đến những sai sót<br />
trong việc tái sử dụng màng lọc máu, thành phần lọc máu và việc lọc nước.. điều này có thể gây<br />
nên những hậu quả nghiêm trọng đối với cơ sở khám chữa bệnh<br />
Việc tuân thủ các nguyên tắc có thể được cải tiến bằng cách ghi nhận những thông tin quan trọng<br />
và kiểm tra bằng bảng kiểm (checklist) (xem ví dụ Bảng số 4 & 5), các lần ghi nhận kép (double<br />
sign-offs, với sự tham gia của hai NVYT để kiểm định chéo) và "các quy tắc đỏ" (red-rules, các<br />
quy định bất khả xâm phạm vì có hậu hả nghiêm trọng) phải được tuân thủ tuyệt đối.<br />
Việc thấu hiểu bệnh nhân đối với bệnh tật của họ, giáo dục họ về việc chuẩn bị và điều trị và<br />
khuyến khích sự tham gia của họ vào chăm sóc cũng có thể cải thiện kết quả điều trị.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bảng 4 – Bảng Kiểm Checklist trước khi đặt mạch máu nhân tạo để chạy thận<br />
(Tiếng Anh)<br />
<br />
Hội Thảo về Kiến Tạo Văn Hoá An Toàn & Quản Lý Rủi Ro Y Tế 2017 Trang 6<br />
Tạp Chí của Hiệp Hội Thận Hoa Kỳ (2012)<br />
<br />
Bảng 5: Bảng Kiểm Checklist trước khi đặt mạch máu nhân tạo để chạy thận (Tiếng Việt)<br />
Điều Dưỡng Đặt Câu Hỏi Bác Sĩ Trả Lời<br />
1 Giới thiệu tên và vị trí của Tôi là BS Steve Miller. Tôi là bác sĩ giải phẫu và BS Mary<br />
mỗi nhân viên y tế trong đội Powel sẽ hỗ trợ tôi. Cô ấy là BS tập sự năm 3. Chuyên<br />
giải phẫu gia gây mê của chúng ta là BS Stein. Hai điều dưỡng<br />
giải phẫu của chúng tôi là Mary và Judy – cả hai đều đã<br />
làm việc thời gian dài với chúng tôi.<br />
2 Chỉ ra thủ thuật đúng Hôm nay chúng tôi sẽ đặt mạch máu nhân tạo (graft) vào<br />
tay trái. Sau khi chúng ta làm checklist xong, Mary và tôi<br />
sẽ kiểm tra các dụng cụ để đảm bảo đầy đủ.<br />
Mạch máu nhân tạo PTFE phù hợp hiện đã có trong<br />
phòng mổ.<br />
3 Xác nhận đúng bên của chi Tôi xin lặp lại, chúng ta sẽ giải phẫu ở cánh tay trái.<br />
được đánh dấu<br />
4 Đơn đồng ý đã được ký Vâng, đã ký.<br />
chưa? Bệnh nhân cần ký<br />
đơn đồng ý cho việc ghép<br />
mạch máu nhân tạo vào tay<br />
trái, và đồng ý gây mê.<br />
5 Chúng ta có cần thuốc Không, chúng ta sẽ không dùng thuốc chẹn beta bởi vì<br />
chẹn beta (beta-blocker)? bệnh nhân có triệu chứng nhịp tim chậm<br />
6 Thế còn dị ứng? Bệnh nhân không có dị ứng.<br />
7 Và kháng sinh? Tôi vừa cho 2g kháng sinh cephalosporin.<br />
8 Bệnh nhân có được đặt Có, tôi đã kiểm tra vị trí của bệnh nhân trước khi rửa tay<br />
đúng vị trí chưa? ngoại khoa (scrubbing)<br />
9 Chúng ta có dự tính truyền Tỉ lệ hồng cầu (hematocrit) là 38%. Chúng tôi dự tính là<br />
máu không? không có chảy máu, và không cần truyền máu hay<br />
plasma.<br />
10 Có dự tính mất máu Mất máu sẽ dưới 20ml.<br />
không?<br />
11 Phòng chống huyết khối Vâng, vớ chống huyết khối (Thrombo-Embolic-Deterrent<br />
tĩnh mạch sâu (DVT)? hoses) đã được mang cho bệnh nhân.<br />
12 Bệnh nhân có được làm ấm Có, chúng tôi có cho thổi khí ấm vào phần trên cơ thể<br />
chủ động không? bệnh nhân.<br />
13 Nguy cơ cháy nổ? Không có nguy cơ cháy nổ, ngoại trừ việc sử dụng thiết<br />
bị đốt điện (bipolar electrocautery) như thường lệ.<br />
Kết Vậy là chúng ta sẵn sàng? Vâng, chúng ta sẵn sàng phẫu thuật.<br />
<br />
<br />
Các Sự Cố An Toàn<br />
Không giống như các nguy cơ an toàn, các SỰ CỐ an toàn (safety events) trong lọc máu là sự<br />
xuất hiện thực tế của các sai sót gây tổn hại đến sự an toàn của bệnh nhân. Vì vậy chúng ta cần<br />
dự đoán các sự cố này và ngăn chặn chúng.<br />
Bệnh Nhân Té Ngã<br />
Các nghiên cứu trước đây đã chứng minh nguy cơ bị ngã ở bệnh nhân lọc máu tăng lên. Các yếu<br />
tố nguy cơ gây té ngã như: tuổi, đái tháo đường, sử dụng thuốc (bao gồm thuốc chống trầm cảm),<br />
<br />
Hội Thảo về Kiến Tạo Văn Hoá An Toàn & Quản Lý Rủi Ro Y Tế 2017 Trang 7<br />
Tạp Chí của Hiệp Hội Thận Hoa Kỳ (2012)<br />
<br />
suy giảm thị lực.<br />
Phòng chống ngã là rất quan trọng vì có nhiều bằng chứng cho thấy rằng tỉ lệ gãy xương hông và<br />
tỷ lệ tử vong liên quan đến gãy xương hông được tăng cao trong các bệnh nhân chạy thận nhân<br />
tạo. Cook và cộng sự nghiên cứu các bệnh nhân lọc máu trên 65 tuổi và cho thấy rằng 47% bệnh<br />
nhân bị té ngã trong một năm, trong đó có 19% bị thương. Trong một nghiên cứu tiền cứu,<br />
Desmet và cộng sự đã báo cáo rằng trong 12 tháng, 12/380 bệnh nhân chạy thận (tuổi trung bình,<br />
70,9) bị ngã gãy xương, và tỷ lệ ngã chung là 1,18 lần/ bệnh nhân/ năm. Tỷ lệ này cao gấp nhiều<br />
lần so với người già không lọc máu (0,32-0,7 lần/bệnh nhân/ năm). Các đợt tụt huyết áp tư thế<br />
đứng (giảm huyết áp tâm thu> 20 mmHg) sau khi chạy thận được theo dõi và báo cáo chi tiết.<br />
Hầu hết các trường hợp ngã (82%) đều xảy ra ở nhà.<br />
Các bệnh nhân cho biết rằng nguyên nhân té ngã thường gặp nhất là chóng mặt, suy nhược, khó<br />
khăn trong việc di chuyển. Khoảng 40% nhân viên y tế không biết nguyên nhân bệnh nhân bị ngã.<br />
Một số chiến lược có thể giúp làm giảm nguy cơ té ngã bao gồm:<br />
● Theo dõi huyết áp qua thiết bị giám sát<br />
● Giáo dục nhân viên<br />
● Sử dụng các công cụ dựa trên bằng chứng để đánh giá nguyên nhân té ngã (như đánh giá<br />
lối đi và thị giác)<br />
● Hỗ trợ đi tiểu cho bệnh nhân có nguy cơ cao<br />
● Kiểm soát sự lộn xộn<br />
● Sử dụng cân đo trên sàn cho bệnh nhân<br />
Thuốc Men<br />
Theo khảo sát RPA, gần một nửa số bệnh nhân dùng 6 -10 loại thuốc mỗi ngày, nhưng hầu hết<br />
bệnh nhân cho biết chỉ "đôi khi" thảo luận về tất cả các loại thuốc của họ với bác sĩ. Trong cuộc<br />
khảo sát năm 2008-2009 của Cơ quan An toàn Bệnh nhân Pennsylvania, các sai sót về thuốc là<br />
phổ biến nhất (28,5%), trong đó hầu hết là các sai sót thiếu sót (48%).<br />
Trong các loại sai sót, việc dùng heparin tiêm tĩnh mạch (cả sự thiếu sót và liều lượng) chiếm<br />
khoảng hơn 11% số sai sót dược phẩm được ghi nhận. Ngoài ra còn có các sai sót liên quan đến<br />
các chất như erythropoietin, vitamin D, và kháng sinh. Thật bất ngờ, theo RPA, hơn một nửa số<br />
người làm chuyên môn tin rằng bệnh nhân không bao giờ dùng thuốc sai hoặc thuốc được cho<br />
vào thời điểm không chính xác.<br />
Ngoài những sai sót về thuốc ở lọc máu, những bệnh nhân này có nguy cơ rất cao về những sai<br />
sót về thuốc bàn giao giữa các ca và những lần cài đặt máy. Các bệnh nhân lọc máu đòi hỏi các<br />
phác đồ đa liều phức tạp. Những bác sĩ không chuyên khoa thận thường không thông thạo về các<br />
loại thuốc men và thay đổi liều dùng theo yêu cầu của các bệnh nhân chạy thận. Ví dụ, trong<br />
nghiên cứu tim mạch can thiệp, tỷ lệ biến chứng xuất huyết cao, mặc dù đã được cảnh báo rõ<br />
ràng rằng 22,3% bệnh nhân chạy thận vẫn được tiêm thuốc chống chỉ định (enoxaparin và<br />
eptifibatide).<br />
Các chiến lược để giảm thiểu các sai sót về thuốc bao gồm việc thường xuyên xem xét danh sách<br />
thuốc của bệnh nhân, giáo dục bệnh nhân chia sẻ hồ sơ bệnh của họ với nhà chuyên môn, giải<br />
thích thuốc khi thay đổi các thiết lập chăm sóc và có sự tham gia của dược sĩ lâm sàng trong việc<br />
xem xét thuốc.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hội Thảo về Kiến Tạo Văn Hoá An Toàn & Quản Lý Rủi Ro Y Tế 2017 Trang 8<br />
Tạp Chí của Hiệp Hội Thận Hoa Kỳ (2012)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 4 – Giải Phẫu Thẩm Phân Phúc Mạc<br />
Các Vấn Đề Liên Quan Đến Tiếp Cận Đường Mạch Máu<br />
Theo RPA, 30% bệnh nhân cho rằng NVYT đã chích kim tiêm ít nhất hai lần, trước khi nhận được<br />
sự trợ giúp từ NVYT khác, và 39% báo cáo đau ở vị trí kim. Phần lớn các kỹ thuật viên chăm sóc<br />
và điều dưỡng cho biết "hiếm khi hoặc không bao giờ" gặp khó khăn trong việc chích kim và 2/3<br />
cho thấy rằng sau hai lần họ gọi là trợ giúp.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 5 – Chuẩn bị lỗ dò (fistula) cho việc chạy thận<br />
Cơ quan An toàn Bệnh nhân Pennsylvania cho biết việc tiếp cận đường mạch máu (thường là lúc<br />
bắt đầu điều trị) chiếm 6,1% các sự cố chảy máu trong một năm và 31/88 tác dụng phụ được báo<br />
cáo trong một khoảng thời gian 18 tháng bởi nhà nghiên cứu Holley.<br />
Trong một nghiên cứu của Lee và các đồng nghiệp, lượng lớn lỗ dò (fistula) cần can thiệp bổ<br />
sung (bao gồm đặt catheter) xảy ra với tỉ lệ 5,2% / năm, phổ biến hơn ở các lỗ dò mới (