intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các nhân tố ảnh hưởng đến tình trạng việc làm phi chính thức của lao động Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu tập trung đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố đến tình trạng việc làm phi chính thức của lao động tại Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng bộ số liệu điều tra lao động việc làm LFS 2022. Bên cạnh đó, nghiên cứu này cũng đã lượng hóa được ảnh hưởng của các yếu tố nhân khẩu học, thời gian thường trú và một số yếu tố về trình độ học vấn đến tình trạng lao động phi chính thức tại Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các nhân tố ảnh hưởng đến tình trạng việc làm phi chính thức của lao động Việt Nam

  1. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH TRẠNG VIỆC LÀM PHI CHÍNH THỨC CỦA LAO ĐỘNG VIỆT NAM Nguyễn Thị Tuyết Mai Lê Thị Thu Giang Trần Anh Tuấn Trường Đại học Thương Mại Email: tuyetmainguyen@tmu.edu.vn, lethugiang@tmu.edu.vn, trananhtuan@tmu.edu.vn Tóm tắt: Nghiên cứu của chúng tôi tập trung đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố đến tình trạng việc làm phi chính thức của lao động tại Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng bộ số liệu điều tra lao động việc làm LFS 2022. Sử dụng mô hình hồi quy logistic, chúng tôi đã phân tích và đánh giá tình trạng lao động làm việc phi chính thức tại Việt Nam và các vùng kinh tế năm 2022. Bên cạnh đó, nghiên cứu này cũng đã lượng hóa được ảnh hưởng của các yếu tố nhân khẩu học, thời gian thường trú và một số yếu tố về trình độ học vấn đến tình trạng lao động phi chính thức tại Việt Nam. Từ khóa: tình trạng việc làm, phi chính thức, hồi qui logistic, khảo sát lao động việc làm, LFS 2022. 1. Đặt vấn đề Vấn đề lao động việc làm là một trong những lĩnh vực quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của một quốc gia. Lí do là vì vấn đề lao động việc làm gắn bó mật thiết với việc phát triển nguồn nhân lực phục vụ tăng trưởng kinh tế đất nước. Trong quan điểm lãnh đạo của mình, Đảng Cộng sản Việt Nam đã luôn khẳng định phát triển kinh tế là do con người và vì con người. Phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế, hay con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực trong phát triển kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là một trong những quan điểm cốt lõi, xuyên suốt trong đường lối lãnh đạo chính trị của Đảng cộng sản Việt Nam. Tuy nhiên, trong bối cảnh nước ta hiện nay, vấn đề chất lượng việc làm vẫn còn đang có nhiều bất cập. Theo đó lực lượng người lao động tham gia thị trường lao động ở Việt Nam rất lớn nhưng một vài chính sách phúc lợi cũng như các quy định về bảo hiểm xã hội còn chưa theo kịp, đặc biệt là đối với lao động trong khu vực phi chính thức. Lao động phi chính thức là một trong những đối tượng dễ bị ảnh hưởng trước các sự thay đổi trong xã hội do ít được tiếp cận với các nguồn trợ giúp chính thống của nhà nước, mặc dù có tỉ lệ cao trong lực lượng lao động Việt Nam. Nhóm lao động này thường không được tính vào nhóm lao động thất nghiệp bởi họ vẫn có việc làm và có lương nhất định. Tuy nhiên các phúc lợi và các chính sách ưu đãi của nhà nược thường hạn chế với nhóm lao động này. Họ cũng chính là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nếu xảy ra khủng hoảng kinh tế, hay ảnh hưởng của dịch bệnh. Chỉ có những hiểu biết đầy đủ về khu vực việc làm phi chính thức mới cho phép đề xuất các chính sách nhằm tính toán đầy đủ lao động khu vực này và hoàn thiện cơ chế hoạt động của khu vực phi chính thức, cũng như cải thiện điều kiện sống của người lao động và đặc biệt là trong bối cảnh của Việt Nam hiện nay. Nghiên cứu này đánh giá tác động của của các nhân tố đến tình trạng việc làm phi chính 165
  2. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 thức của lao động Việt Nam, thông qua phương pháp hồi qui logistic dựa trên bộ điều tra Khảo sát lao động việc làm LFS 2022. Nghiên cứu này thực hiện các mục tiêu sau: - Tìm hiểu thực trạng việc làm phi chính thức tại Việt Nam năm 2022. - Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng việc làm phi chính thức tại Việt Nam năm 2022. 2. Tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 2.1. Tổng quan nghiên cứu Chủ đề lao động phi chính thức đã được đề cập đến trong rất nhiều các nghiên cứu quốc tế. Các nghiên cứu của Maloney 2004; de Mel, McKenzie, và Woodruff 2010; La Porta và Shleifer 2014) nhấn mạnh việc phân loại các cá nhân vào khu vực chính thức và phi chính thức theo giáo dục, nhất quán với lý thuyết (Lucas 1978; Rauch 1991). Các kết quả đều cho thấy, hầu hết các doanh nghiệp nhỏ lẻ, phi chính thức ít có tiềm năng chuyển đổi sang khu vực chính thức. Điều này khiến tỉ lệ lao động phi chính thức vẫn còn ở mức cao. Tuy nhiên, những cá nhân làm việc trong đó có thể chuyển sang khu vực chính thức khi nền kinh tế thu nhập thấp phát triển (Lucas 1978; Gollin 2008). Nghiên cứu của McCaig và Pavcnik (2015) cho thấy có sự chuyển dịch nhanh chóng của lao động từ khu vực việc làm phi chính thức sang khu vực chính thức ở Việt Nam giai đoạn 1999-2009. Tuy nhiên, tỉ lệ lao động phi chính thức ở Việt Nam vẫn ở mức cao so với các nước khác. Người lao động chính thức có nhiều khả năng được giáo dục tốt hơn, trẻ hơn, là nam giới, không phải dân tộc thiểu số và thành thị hơn người lao động trong khu vực phi chính thức. Ngoài ra, nghiên cứu còn đưa ra một số kết luận quan trọng: Thứ nhất, những người lao động trẻ, đặc biệt là những người đã di cư, có nhiều khả năng làm việc trong khu vực chính thức và ở lại đó lâu dài. Thứ hai, sự suy giảm tỷ trọng của việc làm phi chính thức xảy ra thông qua những thay đổi giữa và trong các nhóm tuổi. Thứ ba, lao động trẻ, có trình độ học vấn cao hơn, nam giới và thành thị có nhiều khả năng chuyển sang khu vực chính thức hơn những lao động khác. Thứ tư, chính thức hóa gắn liền với việc nâng cấp nghề nghiệp. Tại Việt Nam, các nghiên cứu định lượng về vấn đề lao động phi chính thức không quá phổ biến. Nguyễn Hữu Tài & Trương Khánh Vọng (2018) đã tìm hiểu về thực trạng của lao động phi chính thức tại Việt Nam năm 2016. Kết quả cho thấy quy mô của nhóm lao động phi chính thức chiếm tỉ lệ cao ở cả khu vực thành thị và nông thôn và trong hầu hết các độ tuổi lao động, các nhóm ngành nghề. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê và ILO (2017), tỉ lệ lao động phi chính thức chiếm tới 78,6% trên tổng số lao động tại Việt Nam. Mặc dù tỉ lệ này đã giảm trong một số năm tiếp theo nhưng đang có xu hướng tăng trở lại, đặc biệt từ sau đại dịch Covid 19 với tỷ lệ lao động phi chính thức năm 2021 là 68,5%, tăng 0,3 điểm phần trăm so với năm 2020. Chính vì vậy, đề tài về lao động và việc làm phi chính thức nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trong nước, đặc biệt là trong những năm gần đây. Có thể kể đến các nghiên cứu của Nguyễn Hữu Tài & Trương Khánh Vọng (2018), Tô Trọng Hùng (2021) về thực trạng và giải pháp; Nguyễn Thị Quỳnh Anh (2021), Nguyễn Hữu Dũng (2023) về an sinh xã hội cho lao động phi chính thức; Vũ Trường Sơn (2021), Đỗ Thị Thu và các cộng sự (2022) về các nhân tố ảnh hưởng tới lao động phi chính thức. Qua những nghiên cứu này, có thể thấy lao động phi chính thức đóng một vài trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của đất nước, vì vậy cần có những chính sách phù hợp hỗ trợ cho khu vực lao động này. Đồng thời, các nghiên cứu cũng cho thấy có rất nhiều yếu tố tác 166
  3. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 động tới nhóm lao động phi chính thức, nổi bật là trình độ học vấn, độ tuổi, giới tính, khu vực sinh sống, tình trạng hôn nhân... Tuy nhiên, những nghiên cứu kể trên hầu hết dựa vào các kết quả định tính và thống kê mô tả chứ không sử dụng các mô hình kinh tế lượng để đánh giá các yếu tố tác động tới tình trạng việc làm phi chính thức tại Việt Nam trong những năm gần đây. 2.2. Khái niệm việc làm phi chính thức Lao động phi chính thức có thể hiểu là những người đang có việc làm phi chính thức. Nhóm này bao gồm những lao động trong khu vực phi nông, lâm nghiệp và thủy sản hoặc lao động trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản có đăng ký kinh doanh, thuộc một trong bốn nhóm sau: lao động gia đình không được hưởng lương, chủ cơ sở hoặc lao động tự làm trong khu vực phi chính thức, người làm công ăn lương không được ký hợp đồng lao động hoặc được ký hợp đồng có thời hạn nhưng không được cơ sở tuyển dụng đóng bảo hiểm xã hội theo hình thức bắt buộc và xã viên hợp tác xã không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc (theo Tổng cục thống kê). Một khái niệm khác về lao động với việc làm phi chính thức là nhóm người bao gồm cả người lao động làm việc trong khu vực phi chính thức và người lao động làm việc phi chính thức tại khu vực chính thức. Trong đó, việc làm phi chính thức bao gồm tất cả các thỏa thuận việc làm mà không trang bị cho cá nhân người lao động sự bảo vệ về mặt pháp lý hoặc xã hội thông qua công việc của họ, do đó khiến họ dễ gánh chịu các rủi ro kinh tế (theo Tổ chức lao động quốc tế, ILO). Căn cứ vào các khái niệm như trên, cách tiếp cận của nhóm tác giả về lao động phi chính thức dựa trên dữ liệu LFS như sau: lao động có việc làm là lao động có làm hoặc có tham gia một công việc từ một giờ trở lên trong bảy ngày để được nhận tiền công, tiền lương; hoặc có giúp thành viên của hộ hoặc của gia đình trong công việc họ được nhận tiền công/tiền lương hoặc thu lợi nhuận thậm chí chỉ trong một giờ; hoặc mặc dù không làm việc trong bảy ngày trước đó nhưng vẫn có công việc được trả công/trả lương hoặc công việc sản xuất kinh doanh. Trong đó, lao động phi chính thức là lao động có việc làm nhưng thuộc hộ nông lâm thủy sản hoặc làm việc cơ sở không có đăng kí kinh doanh hoặc có đăng kí kinh doanh nhưng không được kí hợp đồng lao động, không được đóng Bảo hiểm xã hội ở nơi làm việc. 2.3. Mô hình hồi qui Logistic đa biến Mô hình hồi qui logistic đa biến nhằm xem xét mối liên hệ giữa các biến độc lập 𝑋1 , 𝑋2 , … , 𝑋 𝑘 với biến phụ thuộc Y là biến nhị phân (binary). Theo đó, mô hình hồi qui logistic được sử dụng nhằm ước lượng xác suất xảy ra của ra sự kiện 𝑝 = 𝑃(𝑌 = 1). Khi đó, mô hình hồi qui logistic đa biến có dạng 𝑝 𝑙𝑜𝑔 ( ) = 𝛽0 + 𝛽1 𝑋1 + 𝛽2 𝑋2 + ⋯ + 𝛽 𝑘 𝑋 𝑘 + 𝜀. (1) 1− 𝑝 hay exp(𝛽0 + 𝛽1 𝑋1 + 𝛽2 𝑋2 + ⋯ + 𝛽 𝑘 𝑋 𝑘 ) 𝑝 = 𝑃(𝑌 = 1|𝑋1, 𝑋2 , … , 𝑋 𝑘 ) = . (2) 1 + exp(𝛽0 + 𝛽1 𝑋1 + 𝛽2 𝑋2 + ⋯ + 𝛽 𝑘 𝑋 𝑘 ) Trong đó, - 𝛽0 gọi là hệ số chặn. - 𝛽1 , 𝛽2 , … , 𝛽 𝑘 là các hệ số góc. 167
  4. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 - 𝜀 là phần dư. 𝑝 Tỉ số = 𝑜𝑑𝑑𝑠: được gọi là số chênh, phản ánh xác suất xảy ra của biến cố (𝑌 = 1) 1−𝑝 gấp bao nhiêu lần so với xác suất xảy ra biến cố (𝑌 = 0). 𝑝 Ta thấy, hệ số chặn 𝛽0 cho biết giá trị của 𝑙𝑜𝑔 (1−𝑝) = 𝑙𝑜𝑔(𝑜𝑑𝑑𝑠) khi các biến độc lập 𝑋1 , 𝑋2 , … , 𝑋 𝑘 đều bằng 0. Để đánh giá ý nghĩa của các hệ số 𝛽 𝑗 , 𝑗 = 1,2, … , 𝑘 ta xét hai quan sát (𝑋1 , 𝑋2 , … , 𝑋 𝑘 ) ứng với xác suất 𝑝 và (𝑋1 , 𝑋2 , … , 𝑋 𝑗 + 1, … , 𝑋 𝑘 ) ứng với xác suất 𝑝 𝑗 . Khi đó 𝑜𝑑𝑑𝑠 𝑗 𝑙𝑜𝑔 ( ) = 𝛽𝑗. (3) 𝑜𝑑𝑑𝑠 hay 𝑜𝑑𝑑𝑠 𝑗 = 𝑒𝑥𝑝(𝛽 𝑗 ). (4) 𝑜𝑑𝑑𝑠 𝑝 𝑗 𝑝 Trong đó, 𝑜𝑑𝑑𝑠 = 1−𝑝 ; 𝑜𝑑𝑑𝑠 𝑗 = 1−𝑝 . 𝑗 Như vậy, khi biến 𝑋 𝑗 tăng thêm 1 đơn vị và các biến còn lại giữ nguyên thì số chênh 𝑜𝑑𝑑𝑠 𝑗 gấp 𝑒𝑥𝑝(𝛽 𝑗 ) lần số chênh 𝑜𝑑𝑑𝑠. Nếu 𝛽 𝑗 > 0 thì số chênh (𝑜𝑑𝑑𝑠 𝑗 ) tăng lên so với ban đầu, và ngược lại. 𝑜𝑑𝑑𝑠 𝑗 Tỉ số còn được gọi là tỉ số chênh. 𝑜𝑑𝑑𝑠 2.4. Áp dụng mô hình hồi qui logistic trong đánh giá các nhân tố ảnh hưởng lên tình trạng việc làm phi chính thức. Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả sử dụng mô hình hồi qui logistic đa biến có dạng với biến phụ thuộc là Y là biến nhị phân (Y= 0 nếu lao động có việc làm chính thức, Y= 1 nếu lao động có việc làm phi chính thức), 𝑋 𝑖 là các biến thể hiện đặc điểm của người lao động, cụ thể bao gồm các biến: giới tính, nhóm tuổi chủ hộ, nơi sống, tình trạng hôn nhân, trình độ, học nghề, thời gian thường trú. Mô hình nghiên cứu có dạng: 𝑝 𝑙𝑜𝑔 ( ) = 𝛽0 + 𝛽1 𝑋1 + 𝛽2 𝑋2 + ⋯ + 𝛽 𝑘 𝑋 𝑘 + 𝜀. 1− 𝑝 với 𝑝 = 𝑃(𝑌 = 1|𝑋1 , 𝑋2 , … , 𝑋 𝑘 ) là xác suất để một lao động đang có việc làm phi chính thức. 3. Kết quả nghiên cứu 3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu này dựa trên dữ liệu khảo sát thứ cấp từ điều tra lao động việc làm năm 2022. Đối tượng khảo sát là người lao động trong các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế xã hội. Bộ dữ liệu bao gồm các thông tin chi tiết và phong phú về đặc điểm kinh tế xã hội của người lao động như đặc điểm nhân khẩu học, tình trạng việc làm, tiền lương, mức sống...và có tính đại diện cao giữa các vùng trên cả nước. Dữ liệu năm 2022 gồm hơn 800 nghìn quan sát. Sau khi xem xét chọn lọc các đối tượng lao động hiện đang làm việc tại Việt Nam và đang trong độ tuổi lao động, tập dữ liệu nghiên cứu còn lại 472208 quan sát. Độ tuổi lao động được tính từ 15 đến 60 đối với nam và từ 15 đến 168
  5. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 55 đối với nữ (nguồn Tổng cục thống kê). Bảng 1 thể hiện thông tin chung về đối tượng nghiên cứu, được chia theo 6 vùng kinh tế của Việt Nam. Bảng 1: Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu Bắc Trung Đồng bằng Trung du và Đông bộ và Duyên Đồng bằng Tây Nguyên sông Cửu miền núi Nam bộ Đặc điểm hải miền sông Hồng (n = 35825) Long phía Bắc (n Trung (n = 68539) (n = 66135) (n = 85678) =49095) (n = 76196) Giới tính Nữ 46.54% 41.19% 46.00% 47.32% 47.89% 45.35% Nam 53.46% 58.81% 54.00% 52.68% 52.11% 54.65% Nhóm tuổi Từ 15-24 13.74% 9.37% 8.50% 11.27% 7.58% 10.49% Từ 35-44 29.25% 31.84% 29.12% 31.06% 32.45% 31.29% Từ 25-34 27.13% 22.49% 25.78% 27.00% 27.27% 29.52% Từ 45+ 29.88% 36.30% 36.60% 30.67% 32.70% 28.71% Tình trạng hôn nhân Khác 4.78% 6.15% 5.24% 5.11% 4.27% 5.77% Đã kết hôn 77.63% 74.96% 78.26% 82.64% 82.37% 69.60% Chưa kết hôn 17.59% 18.89% 16.50% 12.25% 13.36% 24.63% Nơi sống Thành thị 41.04% 37.62% 44.47% 32.97% 43.49% 57.85% Nông thôn 58.96% 62.38% 55.53% 67.03% 56.51% 42.15% Trình độ Cao đẳng – 12.82% 10.59% 17.64% 16.34% 23.32% 16.76% Đại học Không bằng 77.88% 81.84% 69.33% 71.23% 58.95% 72.00% cấp Sơ-Trung cấp 8.83% 7.09% 12.20% 11.57% 15.91% 10.75% Trên Đại học 0.47% 0.49% 0.82% 0.85% 1.82% 0.49% Học nghề Khác 0.92% 0.81% 1.01% 1.59% 0.67% 0.92% Có 0.20% 0.26% 0.22% 0.24% 0.10% 0.16% Không 98.88% 98.93% 98.77% 98.17% 99.23% 98.92% Công việc thứ hai Khác 0.92% 1.15% 2.66% 13.77% 2.59% 0.51% Có 11.17% 6.88% 9.05% 10.47% 3.12% 1.62% 169
  6. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 Bắc Trung Đồng bằng Trung du và Đông bộ và Duyên Đồng bằng Tây Nguyên sông Cửu miền núi Nam bộ Đặc điểm hải miền sông Hồng (n = 35825) Long phía Bắc (n Trung (n = 68539) (n = 66135) (n = 85678) =49095) (n = 76196) Không 87.91% 91.97% 88.29% 75.76% 94.28% 97.88% Con nhỏ Khác 31.12% 31.70% 30.21% 28.74% 26.30% 26.64% Có 7.22% 4.55% 8.09% 7.76% 9.02% 5.48% Không 61.65% 63.75% 61.69% 63.50% 64.68% 67.88% Thời gian thường trú Dưới 1 năm 0.41% 0.74% 0.76% 0.51% 1.19% 2.56% Từ 1 đến 5 1.60% 3.17% 3.15% 2.26% 4.76% 8.02% năm Trên 5 năm 97.99% 96.09% 96.09% 97.23% 94.05% 89.42% Nguồn: Nhóm tác giả tính toán từ dữ liệu LFS 2022. Bảng 1 cho biết thông tin chung về đối tượng nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu là người lao động tại Việt Nam. Xét về giới tính, dữ liệu thể hiện sự khá đồng đều ở tỉ lệ nam nữ lao động. Về cơ cấu nhóm tuổi, ngoại trừ nhóm từ 15 đến 24 tuổi chiếm tỉ lệ nhỏ, vì ở tuổi này có rất nhiều người vẫn đang đi học trong các hệ thống giáo dục, ba nhóm tuổi còn laị có sự phân bố khá đồng đều vể tỉ lệ. Đa phần các lao động trong khảo sát đều đã kết hôn (tỉ lệ gần 70% trở lên). Trong các vùng, tỉ lệ lao động sống ở nông thôn đều nhiều hơn lao động sống ở thành thị, ngoại trừ khu vực Đông Nam bộ. Phần lớn người lao động trong bộ dữ liệu khảo sát này là lao động ở nhóm không có trình độ. Trong đó, tỉ lệ các lao động này cao nhất là tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long với 84,81% và thấp nhất ở Đông bằng sông Hồng với 58,95%. Chỉ có một số ít lao động có trình độ trên đại học được khảo sát trong bộ dữ liệu này, chủ yếu dưới 0,5 %, và cao nhất là 1,82% tại Đồng bằng sông Hồng. Vấn đề học nghề và vấn đề có hay không công việc thứ hai, hay lao động có sống cùng con nhỏ dưới ba tuổi hay không cũng được đề cập tới, tuy nhiên phần lớn các câu trả lời là không tại cả sáu vùng miền kinh tế. 3.2. Thực trạng việc làm phi chính thức ở Việt Nam Hình 1 thể thiện tình trạng việc làm phi chính thức phân chia theo khu vực thành thị và nông thôn. Theo đó, số lượng lao động phi chính thức ở nông thôn cao hơn nhiều so với thành phố, trong khi số lượng lao động có việc làm chính thức gần như bằng nhau dẫn đến tỉ lệ giữa lao động phi chính thức và chính thức giữa hai khu vực có sự khác biệt rõ rệt. Nếu tính theo tỉ lệ phần trăm, lao động phi chính thức ở nông thôn là khoảng 72,2%, ở thành thị là khoảng 57,5%. Xét trên quy mô cả nước, tỉ lệ này là 66%. 170
  7. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 Hình 1: Tình trạng việc làm phi chính thức khu vực nông thôn, thành thị Nguồn: Nhóm tác giả tính toán từ dữ liệu LFS 2022. Hình 2 so sánh số lượng lao động phi chính thức giữa các vùng miền. Trong đó, số lượng này đạt giá trị cao nhất ở ba vùng: Đồng bằng sông Cửu Long, Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung, và Trung du và miền núi Phía Bắc. Ở khu vực Tây Nguyên, mặc dù xét về số lượng, dữ liệu việc làm phi chính thức có giá trị không lớn, nhưng so về tỉ lệ lại cao nhất trong các vùng kinh tế của cả nước. Tỷ lệ lao động phi chính thức này hoàn toàn phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội của các vùng. Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Hồng là hai vùng có nền kinh tế phát triển nhất cả nước nên tính chính thức trong lao động được đảm bảo hơn các vùng khác. Trong khi đó, Đồng bằng Sông Cửu Long, Tây Nguyên là hai vùng kinh tế còn nhiều khó khăn, đời sống và trình độ dân trí người dân còn thấp nên tỷ lệ lao động phi chính thức cao hơn các vùng còn lại. Hình 2: Tình trạng việc làm phi chính thức theo các vùng miền Nguồn: Nhóm tác giả tính toán từ dữ liệu LFS 2022. 171
  8. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 Kết quả ước lượng mô hình nghiên cứu Bảng 3: Bảng hệ số hồi quy Hệ số Sai số Biến quan sát ước z- value p-value chuẩn lượng Hệ số chặn -20.118 28.863 -0.697 0.486 Giới tính 0.547 0.009 58.935 0.000 (***) (Mặc định: Nữ) Nhóm tuổi (35 đến 44) 0.593 0.026 22.762 0.000 (***) Nhóm tuổi (25 đến34) 0.357 0.025 14.210 0.000 (***) Nhóm tuổi (45+) 0.990 0.022 45.522 0.000 (***) Tình trạng hôn nhân (Đã kết -0.170 0.021 -8.087 0.000 (***) hôn) Tình trạng hôn nhân (Chưa kết -0.162 0.025 -6.529 0.000 (***) hôn) Nơi sống 0.191 0.009 20.315 0.000 (***) Mặc định (Thành thị) Trình độ (Không bằng cấp) 2.982 0.013 235.467 0.000 (***) Trình độ (Sơ-Trung cấp) 1.754 0.015 116.303 0.000 (***) Trình độ (Trên đại học) -1.992 0.093 -21.420 0.000 (***) Học nghề (Có) -0.227 0.110 -2.065 0.039 (*) Học nghề (Không) -0.364 0.048 -7.592 0.000 (***) Công việc thứ 2 (Có) 20.504 28.862 0.710 0.477 Công việc thứ 2 (Không) 19.490 28.862 0.675 0.499 Vùng (Đồng bằng sông Cửu -0.840 0.021 -39.332 0.000 (***) Long) Vùng (Bắc Trung bộ và Duyên -0.779 0.021 -37.484 0.000 (***) hải miền Trung) Vùng (Trung du và miền núi -0.779 0.021 -37.518 0.000 (***) phía Bắc) Vùng (Đồng bằng sông Hồng) -1.628 0.021 -79.306 0.000 (***) Vùng (Đông Nam bộ) -1.937 0.021 -91.427 0.000 (***) Con nhỏ (Có) -0.226 0.025 -9.162 0.000 (***) Con nhỏ (Không) -0.356 0.018 -20.229 0.000 (***) 172
  9. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 Thường trú (Từ 1 đến 5 năm) -0.207 0.045 -4.604 0.000 (***) Thường trú (Trên 5 năm) 0.121 0.041 2.975 0.003 (**) R^2 0.35 Chú thích: *, ** và *** lần lượt biểu diễn các mức ý nghĩa 10%, 5% và 1%. (R^2 trong mô hình hồi quy logistic là Pseudo-𝑅 2 ) Nguồn: Nhóm tác giả tính toán từ bộ số liệu LFS 2022. Dựa vào bảng trên ta thấy hầu như các hệ số hồi quy đều có ý nghĩa thống kê ở mức p
  10. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 triển kinh tế - xã hội, đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Nghiên cứu của chúng tôi đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng lao động có việc làm phi chính thức, sử dụng phương pháp hồi quy logistic đa biến. Dữ liệu sử dụng nghiên cứu là bộ dữ liệu lao động việc làm nắm 2022, là bộ dữ liệu mới nhất tính tới thời điểm hiện nay. Các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng lao động phi chính thức có ý nghĩa thống kê bao gồm: giới tính, trình độ, nhóm tuổi, nơi sống, vùng miền, thời gian thường trú. Ngoài ra nghiên cứu cũng đề cập đến các yếu tố như tình trạng học nghề, có công việc thứ hai hay yếu tố con nhỏ dưới ba tuổi đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng đến xác suất phi chính thức của lao động. 174
  11. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Bùi Quang Tuyến, Đỗ Vũ Phương Anh (2021). Chất lượng nguồn nhân lực và việc làm của người lao động trong các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam. Tạp chí kinh tế và phát triển, 288 (54-63). [2]. Đỗ Thị Thu, Nguyễn Thị Thu Hường, Đỗ Thị Huyền, Nguyễn Trung Kiên (2022), Các yếu tố tác động đến thu nhập của lao động phi chính thức ở Việt Nam, Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng, 247. [3]. Nguyễn Hữu Dũng (2023), Bảo đảm an sinh xã hội cho lao động khu vực phi chính thức - Vấn đề và giải pháp, Tạp chí cộng sản, 4. [4]. Nguyễn Thị Quỳnh Anh (2021) Mở rộng diện bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với khu vực phi chính thức tại Việt Nam. Tạp chí tài chính, 6(1). [5]. Nguyễn Hữu Tài, Trương Khánh Vọng (2019), Lao động phi chính thức ở Việt Nam: Thực trạng và một số định hướng chính sách. Tạp Chí Nghiên cứu Khoa học Công đoàn, (14), 50. [6]. Tô Trọng Hùng (2021), Khu vực kinh tế phi chính thức ở Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị. Tạp chí tài chính, 6(2). [7]. Vũ Trường Sơn (2021), Kinh tế phi chính thức ở Việt Nam và hàm ý chính sách, Tạp chí Ngân hàng, 19. [8] Báo cáo Điều tra Lao động việc làm Quý 4 năm 2017, Tổng cục Thống kê, ILO. [9]. Báo cáo điều tra Lao động và việc làm năm 2021, Tổng cục Thống kê, ILO. [10]. de Mel, Suresh, David McKenzie, and Christopher Woodruff. 2010. “Who are the Microenterprise Owners? Evidence from Sri Lanka on Tokman versus De Soto.” In International Differences in Entrepreneurship, edited by Josh Lerner and Antoinette Schoar, 63–87. Chicago: University of Chicago Press. [11]. La Porta, Rafael, and Andrei Shleifer. 2014. “Informality and Development.” Journal of Economic Perspectives 28 (3): 109–26. [12]. Lucas, Robert E., Jr. 1978. “On the Size Distribution of Business Firms.” The Bell Journal of Economics 9 (2): 508–23. [13]. Maloney, William F. 2004. “Informality Revisited.” World Development 32 (7): 1159– 78. [14]. Gollin, Douglas. 2008. “Nobody’s Business but My Own: Self-Employment and Small Enterprise in Economic Development.” Journal of Monetary Economics 55 (2): 219–33. [15]. McCaig, B. và Pavcnik, N.(2015), “Informal Employment in a Growing and Globalizing Low-Income Country”, American Economic Review: Papers & Proceedings 2015, 105(5): 545–550. [16]. Rauch, James E. 1991. “Modelling the Informal Sector Formally.” Journal of Development Economics 35 (1): 33–47 175
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2