intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức công tác kế toán trong môi trường ERP của các trường đại học ngoài công lập tại Tp. Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

65
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là xác định và đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức công tác kế toán trong môi trường ERP của các trường đại học ngoài công lập tại TP.HCM. Nhóm tác giả đã sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng theo mô hình nhân tố khám phá để thực hiện đề tài.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức công tác kế toán trong môi trường ERP của các trường đại học ngoài công lập tại Tp. Hồ Chí Minh

  1. NGH N CỨ C C NH N TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỔ CHỨC C NG T C KẾ T N TR NG M TRƯỜNG RP CỦ C C TRƯỜNG ĐẠ HỌC NG C NG ẬP TẠ TP. HỒ CHÍ MINH Bùi Quang Huy, Nguyễn Thị Kiều Trang, Nguyễn Phạm Nhật Anh Khoa Tài chính - Thương mại, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: PGS.TS. Trần Văn Tùng TÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là xác định và đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức công tác kế toán trong môi trường ERP của các trường đại học ngoài công lập tại TP.HCM. Nhóm tác giả đã sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng theo mô hình nhân tố khám phá để thực hiện đề tài. Kết quả nghiên cứu đã xác định có 6 nhân tố tác động đến tổ chức công tác kế toán trong môi trường ERP của các trường đại học ngoài công lập tại TP.HCM, đó là chính sách nhân sự, năng lực tư vấn, huấn luyện đào tạo, đồng thuận nhân viên, chất lượng phần mềm và môi trường văn hóa. Từ khóa: công tác kế toán, ERP, trường đại học ngoài công lập. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Với một tư duy quản lý mới trong thời đại Cách mạng Công nghiệp 4.0, ERP được xem là một giải pháp tối ưu giúp cho các trường đại học ngoài công lập nâng cao năng lực của mình trong xu thế cạnh tranh gay gắt như hiện nay đang được rất nhiều các trường đại học ngoài công lập quan tâm. Trong hệ thống ERP, phân hệ kế toán được xem là cốt lõi, do đó, yêu cầu đặt ra là cần được tổ chức hiệu quả nhằm tạo ra những thông tin hữu ích, phù hợp với yêu cầu quản lý. Theo Ahmad Al-Hiyari (2013), hoạt động kinh doanh của từng ngành nghề có những đặc thù khác nhau mà việc tổ chức công tác kế toán phải phù hợp, đáp ứng được nhu cầu cung cấp thông tin phục vụ quản lý hiệu quả cho từng ngành nghề đó. Theo đó, hoạt động kinh doanh của các trường đại học ngoài công lập chịu tác động nhạy bén của cơ chế thị trường. Điều này đòi hỏi kế toán với chức năng thu nhận, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin cho nhà quản lý cần thiết phải đáp ứng kịp thời, đầy đủ và chính xác nên trong việc tổ chức công tác kế toán phải hợp lý. Đồng thời, tổ chức bộ máy quản lý và bộ máy kế toán phù hợp với đặc điểm của các trường đại học ngoài công lập sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý của toàn bộ máy các trường đại học ngoài công lập vào nề nếp, giúp cho việc quản lý điều hành hoạt động kinh doanh của ban lãnh đạo được kịp thời và thông suốt để đạt được hiệu quả kinh doanh tốt nhất. 1601
  2. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích đối với các trường đại học ngoài công lập trong môi trường cạnh tranh hiện nay, điều mà các tập đoàn đa quốc gia đã thấy được và đã triển khai áp dụng từ nhiều năm nay, nhưng việc triển khai ứng dụng hệ thống ERP cũng vấp phải không ít khó khăn về vấn đề con người vận hành, chính sách pháp luật kế toán, tư duy của nhà quản lý... tại Việt Nam. Để vận hành hệ thống ERP đòi hỏi phải thu thập số liệu từ nhiều nguồn, nhiều bộ phận trong các trường đại học, trong đó có kế toán tài chính để xử lý. Do đó, việc triển khai ERP thành công cũng sẽ tác động không nhỏ đến chất lượng thông tin kế toán. Vậy tóm lại những nhân tố nào tác động đến chất lượng thông tin kế toán trong môi trường ERP của các trường đại học ngoài công lập và chúng tác động như thế nào đến chất lượng thông tin kế toán. Đó là lý do tác giả chọn đề tài “Ảnh hưởng của môi trường ERP đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán của các các trường đại học ngoài công lập tại TP.HC ” để nghiên cứu làm đề tài nghiên cứu khoa học. 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 Giới thiệu tổng quan về ERP Khái niệm ERP: theo Aernoudts & cộng sự (2005), ERP là một thuật ngữ mà chúng ta đang có nhiều định nghĩa khác nhau. ERP tập hợp tất cả dữ liệu từ các quy trình khác nhau và lưu trữ trong một cơ sở dữ liệu tập trung cho phép sử dụng thông tin theo nhiều cách khác nhau. Do ERP cung cấp thông tin phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau nên đứng ở mỗi gốc độ chúng ta có một định nghĩa riêng, cái nhìn riêng. Theo Olson (2004), dưới giác độ quản lý, ERP được hỗ trợ bởi phần mềm ứng dụng liên chức năng giúp cho doanh nghiệp hoạch định và quản lý những phần quan trọng của quá trình kinh doanh bao gồm lập kế hoạch sản xuất, mua hàng, quản lý hàng tồn kho, giao dịch với nhà cung cấp, cung cấp dịch vụ khách hàng và theo dõi đơn đặt hàng. Còn theo Marnewick and Labuschagne (2005), Nguyễn Bích Liên (2012), từ quan điểm hệ thống thông tin thì ERP là các gói phần mềm cho phép doanh nghiệp tự động và tích hợp phần lớn các xử lý kinh doanh, chia sẻ dữ liệu chung cho các hoạt động toàn doanh nghiệp, tạo ra và cho phép truy cập thông tin trong môi trường thời gian thực. Cấu trúc của hệ thống ERP: đặc trưng của phần mềm ERP là một tổng thể các phân hệ (module). Mỗi một phân hệ là một phần mềm riêng lẻ. Từng phân hệ có thể hoạt động độc lập nhưng do bản chất của hệ thống ERP, chúng kết nối với nhau để tự động chia sẻ thông tin với các phân hệ khác nhằm tạo nên một hệ thống mạnh hơn. Các phân hệ cơ bản của một phần mềm ERP điển hình có thể như sau: kế toán tài chính; quản lý sản xuất; chuỗi cung ứng; quản lý khách hàng và Bộ phận nhân sự (Marnewick and Labuschagne, 2005). Đặc điểm của hệ thống ERP: theo Brazel and Li (2005), EPR là một tổng thể các phân hệ riêng biệt, cho nên việc tuỳ chỉnh cho phù hợp với nhu cầu của DN hoàn toàn có thể, qua đó thể hiện tính linh hoạt trong việc thích ứng thay đổi cho từng giai đoạn là cao. Mặc dù mỗi phân hệ hoạt động độc lập nhưng vẫn có khả năng kết nối với nhau, thế nên tính chia sẻ thông tin và liên kết được thể hiện rất rõ góp phần quan trọng trong việc hỗ trợ tác nghiệp và ra quyết định của nhiều đối tượng khác nhau một cách kịp thời và chính xác. Bên cạnh đó, quy trình làm việc thống nhất và trách nhiệm được xác định rõ ràng trong hệ thống ERP. Bên 1602
  3. cạnh đó, hệ thống ERP có tính linh hoạt thể hiện ERP có khả năng thích ứng với sự thay đổi nhu cầu của tổ chức trong tương lai; tính toàn diện được thể hiện ERP có thể hỗ trợ nhiều quy trình kinh doanh của doanh nghiệp như: bán hàng, quản trị nguyên vật liệu, kế toán tài chính và ERP có tính liên kết thể hiện ở chỗ ERP không chỉ liên kết các chức năng/bộ phận của hệ thống mà còn liên kết với bên ngoài doanh nghiệp. 2.2 Tổ chức công tác kế toán trong môi ường tin học Theo S.Shang và công sự (2005), tổ chức công tác kế toán là một hoạt động được thiết lập nhằm thu thập, lưu trữ, xử lý và cung cấp thông tin kế toán cho doanh nghiệp. Từ quá trình vận hành công tác kế toán, nhóm tác giả Nguyễn Mạnh Toàn và cộng sự (2013) cho rằng, kế toán còn là một hệ thống tích hợp từ các yếu tố liên quan, phù hợp để tạo ra thông tin kế toán chất lượng, và đó là những thành phần về phần mềm, phần cứng, con người, thủ tục, dữ liệu và mạng lưới truyền thông. 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành thông qua nghiên cứu định tính và định lượng: (1) Nghiên cứu định tính bằng xây dựng phát triển hệ thống khái niệm/thang đo và các biến quan sát và hiệu chỉnh biến quan sát phù hợp với thực tế. (2) Nghiên cứu định lượng: sử dụng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha để kiểm định mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau; phân tích nhân tố khám phá (EFA) được sử dụng để kiểm định các nhân tố ảnh hưởng và nhận diện các yếu tố được cho là phù hợp; đồng thời sử dụng phân tích hồi quy tuyến tính đa biến xác định các nhân tố và mức độ tác động của từng nhân tố ảnh hưởng của môi trường ERP đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán của các các trường đại học ngoài công lập tại TP.HCM. Thông qua lược khảo các tài liệu nghiên cứu và tham vấn chuyên gia, bên cạnh đó, tác giả nghiên cứu sử dụng phương pháp thảo luận nhóm để xác định có 5 nhân tố với 22 biến quan sát được cho là có tác động đến các nhân tố và mức độ tác động của từng nhân tố ảnh hưởng của môi trường ERP đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán của các các trường đại học ngoài công lập tại TP.HCM. Nhóm tác giả sử dụng thang đo 5 Likert cho toàn bộ bảng hỏi: 1 – Hoàn toàn không đồng ý, 2 – Không đồng ý, 3 – Bình thường, 4 – Đồng ý, 5 – Hoàn toàn đồng ý. Nhóm tác giả đã gửi 290 bảng câu hỏi từ tháng 12/2020 đến tháng 03/2021 cho các bạn sinh viên, nhân viên, chủ doanh nghiệp, giảng viên ở TP.HCM. Kết quả nhận được 280 phiếu khảo sát, trong đó có 18 phiếu bị loại do không hợp lệ. Do đó, số lượng quan sát còn lại để đưa vào phân tích là 262 phiếu thỏa mãn điều kiện mẫu tối thiểu. 3.2 Mô hình nghiên cứu và hương trình hồi quy Căn cứ vào các lý thuyết nền, tổng quan các công trình nghiên cứu trước, nghiên cứu chuyên gia, nhóm tác giả đã xây dựng mô hình nghiên cứu như Hình 1. 1603
  4. Hình 1. Mô hình nghiên cứu Nguồn: nhóm tác giả đ xuất Mô hình hồi quy: TCKT = β0 + β  CSNS + β2  NLTV + β3  HLDT + β4  DTNV + β  CLPM + β6  MTVH + ε Trong đó: TCKT: biến phụ thuộc mô tả các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức công tác kế toán trong môi trường ERP của các trường đại học ngoài công lập tại TP.HCM. CSNS: chính sách nhân sự; NLTV: năng lực tư vấn; HLDT: huấn luyện đào tạo; DTNV: đồng thuận nhân viên; CLPM: chất lượng phần mềm; MTVH: môi trường văn hóa. β , β2, β3, β4, β : là các hệ số hồi quy. ε: sai số ngẫu nhiên. 4 KẾT LUẬN NGHIÊN CỨU Kiểm định chất ượng thang đ (C n ch’s Alpha) Bảng 1. Kết quả phân tích chất lượng thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha Số biến C n ch’s Hệ số ương qu n- Th ng đ Ghi chú quan sát Alpha biến tổng nhỏ nhất Chính sách nhân sự 4 0.911 0.859 Chấp nhận Năng lực tư vấn 5 0.940 0.915 Chấp nhận Huấn luyện đào tạo 4 0.944 0.915 Chấp nhận Đồng thuận nhân viên 4 0.939 0.901 Chấp nhận Chất lượng phần 5 0.952 0.934 Chấp nhận mềm i trường văn hóa 3 0.820 0.775 Chấp nhận 1604
  5. Qua kết quả kiểm định chất lượng thang đo ở Bảng 1 ta thấy hệ số Cronbach’s Alpha của tổng thể đều lớn hơn 0,6. Như vậy hệ thống thang đo được xây dựng gồm 5 thang đo đảm bảo chất lượng tốt với 25 biến quan sát đặc trưng. Phân tích nhân tố khám phá. Phân tích nhân tố khám phá EFA biến phụ thuộc. Kết quả kiểm định Bartlett's cho thấy giữa các biến trong tổng thể có mối tương quan với nhau (sig = 0.000 0,5), chứng tỏ phân tích nhân tố để nhóm các biến lại với nhau là thích hợp và dữ liệu phù hợp cho việc phân tích. Kết quả cho thấy với phương pháp rút trích Principal components và phép quay Varimax, có một yếu tố được rút trích ra từ biến quan sát. Phương sai trích là 70,30% > 50% đạt yêu cầu. Phân tích nhân tố khám phá EFA biến độc lập. Kết quả phân tích yếu tố có hệ số KMO = 0,703 (nằm trong khoảng từ 0,5 đến 1) và kiểm định Bartlett có ý nghĩa (sig = 0.000 0,5 và hiệu số giữa các thành phần trong cùng yếu tố đều lớn hơn 0,3. Bảng 2. Hệ số KMO và kiểm định Bartlett các thành phần Hệ số KMO 0.703 Giá trị Chi-Square 243.348 Mô hình kiểm tra Bậc tự do 3 Bartlett Sig (p - value) 0.000 Kiểm định mô hình hồi quy tuyến tính đ biến Bảng 3. Thông số thống kê trong mô hình hồi quy bằng phương pháp Enter Hệ số Hệ số chư Thống kê đ cộng chu n chu n hóa Mức ý u ến hóa Mô hình Giá ị t nghĩ Sig. Sai số Hệ số Hệ số B Beta chu n Tolerance VIF 1 (Constant) -1.698 0.278 -6.111 0.000 CSNS 0.229 0.031 0.293 7.375 0.000 0.931 1.074 1605
  6. Hệ số Hệ số chư Thống kê đ cộng chu n chu n hóa Mức ý u ến hóa Mô hình Giá ị t nghĩ Sig. Sai số Hệ số Hệ số B Beta chu n Tolerance VIF NLTV 0.157 0.043 0.158 3.651 0.000 0.782 1.279 HLDT 0.299 0.045 0.280 6.671 0.000 0.833 1.200 DTNV 0.250 0.042 0.245 5.933 0.000 0.866 1.155 CLPM 0.200 0.041 0.207 4.816 0.000 0.798 1.253 MTVH 0.330 0.050 0.267 6.646 0.000 0.913 1.096 Trong bảng số liệu, các biến độc CSNS, NLTV, HLDT, DTNV, CLPM, MTVH đều đạt yêu cầu và các giá trị Sig. thể hiện độ tin cậy khá cao, đều < 0,05. Ngoài ra, hệ số VIF của các hệ số Beta đều nhỏ hơn 10 và hệ số Tolerance đều >0,5 cho thấy không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra. Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình hồi qui tuyến tính đ biến. Kết quả nghiên cứu cho thấy, giá trị hệ số tương quan là 0,797 > 0,5. Do vậy, đây là mô hình thích hợp để sử dụng đánh giá mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập. Ngoài ra hệ số xác định của mô hình hồi quy R2 hiệu chỉnh là 0,625. Nghĩa là mô hình hồi quy tuyến tính đã xây dựng phù hợp với dữ liệu 62,5%. Điều này cho biết khoảng 62,5% sự biến thiên về nhân tố ảnh hưởng của môi trường ERP đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán của các các trường đại học ngoài công lập tại TP.HCM được giải thích bởi 6 biến độc lập, các phần còn lại là do sai sót của các yếu tố khác. Kiểm định Durbin Watson = 1.201 trong khoảng 1< D < 3 nên không có hiện tượng tự tương quan của các phần dư. Phương trình hồi quy. QDTT = CSNS  0,293 + NLTV  0,158 + HLDT  0,280 + DTNV  0,245 + CLPM  0,207 + MTVH  0,267 5 KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ Trong môi trường giáo dục đại học hiện đại, các trường đại học đang gặp rất nhiều thách thức từ áp lực tăng chỉ tiêu tuyển sinh trong khi qui mô về cán bộ giảng dạy, kinh phí cho đào tạo không theo kịp, mở rộng các loại hình đào tạo (từ xa, trực tuyến,…), đổi mới chương trình và phương pháp giảng dạy và học tập theo xu hướng ứng dụng công nghệ thông tin, yêu cầu chuẩn hóa qui trình quản lý, trao đổi thông tin và hội nhập với các trường đại học khác trên thế giới… Từ đó một bài toán đặt ra cho hầu hết các trường đại học là tìm ra mô 1606
  7. hình hiệu quả hỗ trợ nhà trường trong việc tổ chức quản lý và điều hành thống nhất. Phần mềm ERP có thể nói đơn giản đó là chuẩn hóa quy trình quản lý (ISO) trong môi trường công nghệ thông tin (IT). Nói đến ERP, người ta nghĩ ngay đến giải pháp quản lý tổng thể nguồn lực doanh nghiệp dựa vào việc chuẩn hóa qui trình quản lý (ISO) trên nền tảng của công nghệ thông tin. Tuy nhiên, những năm gần đây, xu thế ứng dụng phần mềm ERP vào môi trường đại học đang phát triển mạnh mẽ và mang lại rất nhiều thuận lợi trong công tác điều hành hoạt động của nhà trường. Những nhà cung cấp phần mềm ERP hàng đầu thế giới như ORACLE, SAP, PEOPLESOFT đã và đang thành công với mô hình ERP cho rất nhiều các trường đại học lớn trên thế giới như Anh, Mỹ, Đức,… Theo kết quả kiểm định mô hình nghiên cứu, theo tác giả để có thể nâng cao chất lượng tổ chức công tác kế toán cho các trường như sau: - Sự hỗ trợ của lãnh đạo nhà trường và năng lực, kinh nghiệm từ nhà tư vấn triển khai phần mềm ERP có vai trò quyết định cho việc triển khai thành côn công tác kế toán trong môi trường ERP của các trường. Do vậy, lãnh đạo nhà trường phải cam kết đổi mới phương thức quản lý; sẵn sàng hỗ trợ giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình tổ chức hệ thống thông tin kế toán trong môi trường ERP, sẵn sàng tham gia quyết định, xét duyệt các giải pháp đề nghị từ nhà tư vấn, triển khai phần mềm. Bên cạnh đó, các nhà tư vấn cần đào tạo chuyên gia triển khai ERP có kiến thức nghiệp vụ kế toán lẫn công nghệ giỏi, tư vấn cho nhà trường lựa chọn giải pháp, triển khai ứng dụng ERP phù hợp với lĩnh vực hoạt động giáo dục. - Ngoài ra, nhà trường cần quan tâm cải thiện môi trường văn hóa theo hướng động viên cán bộ, giảng viên, nhân viên sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức về hệ thống giữa các các nhân viên kế toán và các nhân viên giữa các phòng ban trong đơn vị. Những khóa đào tạo thích hợp sẽ khiến nhân viên cảm thấy thoải mái với ứng dụng mới của hệ thống ERP. Nó sẽ ngăn chặn những rủi ro phản kháng, cắt được những nguồn lực dư thừa và hệ thống sẽ phát huy toàn bộ hiệu quả với các chức năng của mình. - Nhà trường cần tìm kiếm nhà cung cấp giải pháp đáp ứng được chất lượng phần mềm ERP với nhu cầu hiện tại của đơn vị. Phần mềm ERP cần có quy trình xử lý đáp ứng nhu cầu xử lý hoạt động và yêu cầu thông tin của đơn vị; đồng thời phần mềm ERP có giao diện thuận tiện cũng như xử lý được các khác biệt trong xử lý của ERP và quy định xử lý của Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Ahmad Al-Hiyari (2013). “Factors that affect accounting information system implementation and accounting information quality: A survey in University Utara Malaysia”, American Journal of Economics. [2] Aernoudts, R.H.R.M., Boom, van der, T., Vosselman, E.G.J.and Pijl, van der, G.J. (05 August 2005). “ anagement Accounting Change and ERP, an Assessment of Research Aernoudts”, Erasmus School of Economics. 1607
  8. [3] Brazel, J. F. & Li, D., (2005). The effect of ERP System Implementation on usefulness of Accounting Information, Journal of Information System,October 2005. [4] Marnewick and Labuschagne (2005). A conceptual model for enterprise resource planning (ERP), RAU Standard Bank Academy for Information Technology, Rand Afrikaans University, Auckland Park, South Africa. [5] Nguyễn Bích Liên, 2012. Xác định và kiểm soát các nhân tố ảnh hưởng chất lượng thông tin kế toán trong môi trường ứng dụng hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) tại các doanh nghiệp Việt Nam, Luận án Tiến sỹ Kinh tế. Trường Đại học Kinh tế TP.HCM. [6] S.Shang and P.B.Seddon (2002), “Assessing and managing the benefits of enterprise systems: the business manager’s perspective”, Information Systems Journal, Vol. 12, Issue 4, page 271-299. 1608
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1